Thẩm phán Tây Ban Nha thông qua lệnh bắt giam nguyên lãnh đạo Trung Quốc
Sau vài tháng trì hoãn, Tòa án tối cao Tây Ban Nha đã yêu cầu bắt giữ năm cựu quan chức cấp cao của Trung Quốc, bao gồm cả nguyên lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân, và yêu cầu trát bắt giữ phải được gửi đến Interpol. Trát bắt giữ này có thể không tồn tại lâu, nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xử lý theo cách của mình.
Vào ngày 18 tháng Mười Một 2013, Tòa án Quốc gia đã ra trát lệnh truy tố tội diệt chủng, tra tấn, và tội chống lại loài người được cho là được tiến hành trong thời gian Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng. Trong vụ kiện này, tòa án truy tố cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào vì tội diệt chủng ở Tây Tạng.
Phán quyết trên khiến các nhà ngoài giao của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phản ứng gay gắt. Vào thứ Ba, đáp trả lại trát của tòa, đại sứ của Trung Quốc tại Madrid đã đệ đơn “phản đối mạnh mẽ ” với chính phủ Tây Ban Nha, theo tờ báo El Pais .
Tại cuộc họp báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Ba, phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói: ” Trung Quốc cực kỳ không đồng tình và kiên quyết phản đối những hành động sai trái của Tòa án Tây Ban Nha khi không quan tâm đến thể diện của Trung Quốc . Cho dù có hay không thì vấn đề này nên được giải quyết phù hợp vì nó liên quan đến mối quan hệ giữa hai nước”
Theo tờ El Paris, Thẩm phán Ismael Moreno chần chừ trong việc ra trát hầu tòa bởi vì quan tâm đến “sự cực kỳ khó chịu” của Đại diện Trung Quốc. Sau khi thảo luận căng thẳng với tòa, thẩm phán quyết định ký trát hầu tòa, đảm bảo rằng vụ kiện sẽ được tiến hành ít nhất là tại thời điểm hiện tại.
Đảng Nhân dân – hiện đang cầm quyền – đưa ra một sắc lệnh trước Quốc hội hôm thứ Ba để ngăn chặn tòa án tiếp tục vụ kiện này, và những vụ kiện nhân quyền khác dựa trên sự giải thích mở rộng về thẩm quyền phổ quát được tôn trọng trong luật pháp Tây Ban Nha.
Thẩm quyền phổ quát là một nguyên tắc của pháp luật quốc tế, theo đó một quốc gia có thể kiện một cá nhân vì hành vi phạm tội nếu đủ nghiêm trọng, cho dù hành vi ấy diễn ra ở đâu.
Tất cả các đảng đối lập tuyên bố họ sẽ bỏ phiếu chống lại dự luật mới, nhưng ngay cả khi họ đồng loạt bỏ phiếu chống, thì vẫn không đủ khả năng ngăn chặn việc sắc lệnh này trở thành luật, nếu Đảng Nhân dân vẫn một mực muốn thông qua.
Ngoài cựu lãnh đạo chế độ Giang Trạch Dân, trát hầu tòa cũng bao gồm Lý Bằng, cựu thủ tướng, được gọi là “đồ tể của Bắc Kinh” vì vai trò của ông ta trong vụ thảm sát sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989. Lý cũng bị dính líu vì ông là thủ tướng trong giai đoạn đàn áp đẫm máu ở Tây Tạng trong những năm 1980 và 1990.
Những quan chức khác bao gồm Kiều Thạch, cựu giám đốc an ninh và người đứng đầu Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc trong thời gian thiết quân luật tại Tây Tạng vào cuối những năm 1980, Trần Khuê Nguyên, Bí thư Đảng ủy Tây Tạng 1992-2001, được biết đến với đường lối cứng rắn, Bành Bội Vân, Bộ trưởng Kế hoạch Gia đình vào những năm 1990.
Khi Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha truy tố Hồ Cẩm Đào về tội diệt chủng, Alan Cantos giám đốc của Ủy ban Hỗ trợ Tây Tạng, nói với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng quyết định của tòa án là “một chiến thắng lớn của công lý Tây Ban Nha vì nó đứng về phía sự thật, nguyên tắc và pháp luật chứ không ngả về bên kia do chịu áp lực ngoại giao và quyền thế của Trung Quốc.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét