Chỉ trong hơn nửa năm 2014, hàng loạt các diễn biến khủng hoảng gần đây ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á cho thấy chiến tranh tất yếu sẽ đến.
Động lực tham vọng tạo ra khủng hoảng, thúc đẩy tiến trình chiến tranh đều có đầu nguồn từ đệ nhị siêu cường Trung Quốc.
Tranh chấp
Trung Quốc muốn đoạt cửa ngõ sinh tồn và khu vực tranh chấp sinh lợi bằng quyền lực cứng, ngay trong một thời đại mà quyền lực mềm tỏ ra hiệu quả hơn bao giờ hết.
Nước Mỹ và Khối EU dù chưa áp dụng tổng lực quyền lực mềm, nhưng qua sự kiện nước Nga sáp nhập Crimea của Ukraine, chỉ cần sử dụng quyền lực mềm có giới hạn, họ cũng đã làm nguội những cái đầu nóng ở điện Kremli
Với tốc độ và chất lượng từ các cổng thông tin điện tử toàn cầu như hiện nay, có thể nói công dân của từng quốc gia đều có cơ sở thông tin để trở thành nhà bình luận chính trị, quân sự có tầm cỡ.
Một trong những nhận định đáng chú ý nhất tại thời điểm này là Trung Quốc không chỉ đang bị bao vây, cô lập bởi những cánh cửa tự vệ từ các nước láng giềng.
Thực ra, Bắc Kinh đang chống chọi quyết liệt trước tiến trình sụp đổ.
Có nhận định cho rằng, Trung Quốc quyết không rút giàn khoan đang xâm lăng chủ quyền biển của Việt Nam, chính là một trong những bước sửa sai chiến lược cứng.
Và nếu cả khi họ thỏa hiệp để rút giàn khoan thì cũng thuộc sách lược toàn cục nhằm giữ cho Bắc Kinh phần nào đó khỏi thế cô lập để chống chọi, cầm cự giảm thiểu tốc độ tiến trình tan rã.
Mầm mống phát sinh tiến trình sụp đổ của Trung Quốc thuộc về những vấn đề bệnh lý nội tại toàn diện của chính quyền Bắc Kinh và xã hội của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn khôi phục ‘Giấc mơ Trung Quốc’
Nhưng chính sự nôn nóng, quá chủ quan thể hiện chiến lược cứng để thực hiện tham vọng “Giấc mơ Trung Quốc”, cụ thể là kéo giàn khoan cùng binh đoàn giàn khoan hùng hậu xuống biển nam đã làm bít cửa sinh tồn của chính họ.
Nếu Bắc Kinh sụp đổ?
Diễn biến chuyện Bắc Kinh sụp đổ cụ thể ra sao?
Có lẽ cộng đồng quốc tế và từng công dân đa quốc gia sẽ đưa những chủ kiến riêng, nhưng ngay lúc này việc xây dựng những kế hoạch dự phòng cho từng dân tộc có chung biên giới với Trung Quốc là việc hết sức thiết thực.
Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, đồng minh lâu đời của Bắc Kinh, đã chủ động đề nghị Đại Hàn Dân Quốc hình thành một nhà nước liên bang.
Nước Nhật thông qua luật Quyền tự vệ tập thể và có những bước liên minh quân sự, an ninh chiến lược toàn diện kéo dài đến Úc, Tân Tây Lan…
Ngay cả khi chưa có vụ giàn khoan HD 981 xâm lăng chủ quyền biển Việt Nam, Miến Điện cũng đã thức tỉnh trước Trung Quốc.
Chính thể Hà Nội sẽ làm gì? Ngay cả khi Trung Quốc không tiến hành chiến tranh trên bộ với các nước láng giềng, sự sụp đổ của Bắc Kinh đồng thời sẽ có những binh đoàn hùng hậu mất chủ cùng với dân tị nạn tràn qua biên giới thì thể chế Hà Nội sẽ làm gì?
Dư luận cho rằng đó sẽ là cơ hội để Việt Nam thu hồi thực địa chủ quyền Hoàng Sa, Gạc Ma… và các phần đất biên giới bị cướp. Nhưng liệu cơ hội đó có trong tầm suy nghĩ và dũng khí của chính thể Hà Nội không?
Thật khó trả lời cho các tiền đề hệ trọng, như làm cách nào giữ được chủ quyền nếu bùng nổ quá trình Trung Quốc sụp đổ mà họ vẫn nhất quyết không buông Việt Nam?
Làm cách nào ngay cả khi chính quyền cộng sản Bắc Kinh mất hết thực quyền và chạy xuống phía nam nắm chắc Việt Nam? Làm cách nào khi chính thể mới lập ở Bắc Kinh để cho Việt Nam thoát Trung?
Làm cách nào mà khi Trung Quốc tan rã thành nhiều quốc gia nhỏ, trong số những quốc gia đó vẫn ngang nhiên, phi pháp tuyên bố Giàn khoan và binh đoàn giàn khoan đang thực hiện quyền khai thác trên chủ quyền lãnh hải của họ?
Trong suốt quá lịch sử, các chính thể cầm quyền Việt Nam luôn luôn sáng rõ ý thức chủ, khách, bạn, thù của dân tộc Vận mạng dân tộc hiện sinh đến ngày nay đã là minh chứng mạnh mẽ nhất cho ý thức độc lập dân tộc.
Nếu chính thể Hà Nội hôm nay không có những quyết sách mạnh mẽ trước cận cảnh sụp đổ của Trung Quốc, thì chính sự sụp đổ của chính quyền Bắc Kinh sẽ biến thể chế Hà Nội thành bạn đồng hành.
Trần Tiến Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét