Những tảng đá chênh vênh đỉnh núi
Cappadoccia, Thổ Nhĩ Kỳ. Những khối đá khổng lồ chênh vênh trên đỉnh núi kiểu này có mặt khắp thế giới. Rốt cuộc, chúng là tự nhiên hay nhân tạo?
Euseigne, Pháp. Là một kỳ quan đáng chú ý nhất trên dãy Alps. Trên chóp của 2 ngọn tháp là 2 tảng đá khổng lồ nằm thăng bằng bất kể thời gian. Không ai biết chúng đã được tạo ra bằng cách nào, từ bao giờ, và bởi nền văn minh nào
Derinkuyu là 1 trong 5 thành phố ngầm trong lòng đất tại Cappadoccia, gồm rất nhiều phòng ốc, hành lang, đường ngầm bao phủ phạm vi rộng lớn, gồm nhiều tầng, và được tạc trong đá. 5 thành phố ngầm này đều thông với nhau, tạo thành một hệ thống thành phố ngầm rất lớn với sức chứa lên tới 100.000 người.
Derinkuyu thuộc Cappadocia là một khu định cư khổng lồ cổ xưa nằm trong lòng đất, được tạc từ một kiến tạo địa chất đơn nhất, mà nhiều phần trong số chúng sau này được tái sử dụng rộng rãi bởi các nền văn hóa đến sau.
Hơn 200 tổ hợp thành phố ngầm, mỗi cái sâu ít nhất 2 tầng đã được khám phá trong khu vực giữa Kayseri và Nevsehir, và khoảng 40 trong số này có ít nhất 3 tầng. Các thành phố tại Derinkuyu và Kaymaklı là 2 trong số các ví dụ điển hình.
Thành phố ngầm Derinkuyu là lớn nhất tại Cappadocia gồm 20 tầng (có thể hơn), sâu khoảng 100m, có hệ thống cung cấp nước ngọt, các đường thông khí, các gian phòng được tách riêng cho sử dụng cá nhân, các cửa hàng, các phòng công cộng chung, giếng nước, mồ mả, kho chứa, lối thoát hiểm, vv… Nó đủ chỗ sinh sống cho 20.000 người. Phức hợp này được điều hòa không khí tổng thể, với rất nhiều đường thông khí sâu hàng chục mét…
Derinkuyu được mở cửa cho du khách vào năm 1965 nhưng cho đến nay người ta mới chỉ được phép tham quan có 10%. Một địa đạo ở tầng 3 của phức hợp này nối liền với thành phố ngầm khác tại Kaymakli cách đó 5km.
Thử so sánh thành phố ngầm này với địa đạo Củ Chi lừng danh của Việt Nam: Địa đạo Củ Chi được tạo ra vào thế kỷ 20, chỉ có 2 hay 3 tầng, sâu 12m, đào trong đất. Còn thành phố ngầm cổ đại nhiều ngàn năm tuổi Derinkuyu có 20 tầng, sâu đến 100m, phần lớn tạc trong đá, hơn nữa còn hết sức rộng lớn, đủ sức chu cấp chỗ cư trú cho hàng chục ngàn người.
Tại đây người ta tìm thấy dấu vết của nhiều dân tộc và nền văn hóa thuộc những thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở những tầng sau cùng có dấu vết của những người theo Thiên chúa giáo thời kỳ đầu. Có văn bản nói rằng nó do người Phrygia (tồn tại vào khoảng 1.200 TCN – 700 TCN) xây dựng vào thế kỷ 7 và 8 trước công nguyên. Nhưng lại có một số dấu tích đặc trưng của người Hittite (tồn tại khoảng 1.900 TCN – 1.200 TCN) tại đây. Không ai biết chắc liệu người Hittite có phải là chủ nhân nguyên thủy của hệ thống thành phố ngầm này hay không. Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Hittite cũng như người Phrygia và người Thiên chúa giáo… đều chỉ thừa kế công trình bí ẩn vĩ đại này vào các thời kỳ khác nhau mà thôi.
Collins Wilson, tác giả của cuốn “Bản thiết kế Atlantis”, cho biết “có bằng chứng địa chất rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã rơi vào một thời đại băng hà ngắn, trong khoảng 500 năm, giữa thiên niên kỷ thứ 9 trước Công nguyên… Nếu cảnh quan bị băng tuyết bao phủ và chìm trong gió lạnh, thì một thành phố ngầm sẽ thoải mái…”. Nhà khảo cổ học Thổ Nhĩ Kỳ Omer Demir nới với Collins rằng ông tin những phần cổ nhất của thành phố được xây dựng vào khoảng 10.500 năm trước, bởi 2 chủng người khác nhau, và những người tạo dựng phần cổ xưa nhất thì cao hơn nhiều so với chủng người kia, do đó họ xây trần phòng cao hơn.
Tại khu vực Cappadocia có trên 200 khu định cư ngầm, nhưng rất ít khu mở cửa cho công chúng tham quan.
Thành phố ngầm Kaymakli
Nằm cách Derinkuyu 10km về phía bắc, có 5 tầng ngầm được mở cửa cho khách tham quan.
Thành phố ngầm Özkonak
Phần lớn di tích này được tạc trong lòng đá granite núi lửa.
Özkonak được khám phá vào năm 1972 nhờ một nông dân địa phương tên là Latif Acar. Ngày đó, ông rất tò mò khi thấy nước thừa của vụ mùa không biết chảy đi đâu mất. Latif khám phá ra một phòng ngầm dưới đất mà sau này khi được khai quật đã phát lộ cả một thành phố rất lớn, đủ khả năng cung cấp nơi ở cho 60.000 người trong vòng 3 tháng. Phức hợp này gồm 10 tầng, xuống tới độ sâu 40m, hiện nay có 4 tầng mở cửa đón khách tham quan.
Những cánh cửa đá hình tròn như hình dưới có mặt ở tất cả các di tích ngầm tại khu vực Cappadoccia. Chúng được sử dụng bằng cách lăn qua chặn lối và đóng kín tách biệt bên trong với bên ngoài. Tại Derinkuyu, mỗi tầng cũng có thể được khóa riêng biệt như vậy.
Một số hình ảnh thêm về các thành phố ngầm bí ẩn
Có hay không nền văn minh trong lòng đất?
Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã che giấu bí mật về những bức ảnh chụp trái đất từ vũ trụ. Ở những bức ảnh này có thể nhìn thấy rõ một hố đen lớn tại vùng cực Bắc, tương tự như hố đen mới được phát hiện trên sao Kim. Liệu có một nền văn minh đang tồn tại trong lòng trái đất?
Từ chuyến bay vào lòng trái đất
Năm 1947, Phó Đô đốc Hải quân Mỹ Richard Bird thực hiện chuyến bay nghiên cứu ở cực Bắc. Khi đến gần vùng cực ông nhận thấy có một điểm bất thường phối hợp nhiều màu sắc: vàng, đỏ, tím. Bay trên điểm này ông nhìn thấy cái gì đó giống như những rặng núi, rừng, sông suối, đồng cỏ và những động vật giống loài voi mamút. Ông còn thấy cả các cỗ máy bay kỳ lạ và một thành phố với những toà nhà xây bằng phalê... Nhiệt kế khí trên máy bay bắt đầu nhích lên và dừng lại ở con số +23oC, điện đài nối với căn cứ bay không hoạt động.
Trong nhật ký, Bird cho biết đã tiếp xúc với người thuộc nền văn minh trong lòng đất. Đó là một nền văn minh phát triển vượt chúng ta hàng nghìn năm, cư dân có hình dáng giống con người trên mặt đất nhưng đẹp hơn. Cuộc sống nơi đó không có chiến tranh, người dân tìm thấy các nguồn năng lượng mới dùng cho động cơ xe cộ, tiếp nhận thức ăn và ánh sáng từ thinh không. Họ nói với Bird rằng họ đã cố gắng liên hệ với cư dân trên bề mặt trái đất nhưng đều bị từ chối, các cỗ máy bay của họ bị bắn. Cư dân trong lòng trái đất còn đưa Bird đi thăm các thành tựu văn minh rồi sau đó hộ tống viên phi công về lỗ hổng ở vùng cực để quay trở về với thế giới bên ngoài. Trên đường trở về Bird phát hiện máy bay đã ngốn hết lượng nhiên liệu đủ dùng cho quãng đường dài 2.750km so với chuyến bay bình thường.
Các quan chức đã yêu cầu viên Phó Đô đốc giữ bí mật về thế giới mà ông tận mắt chứng kiến và đặt ông dưới sự kiểm soát chặt chẽ trong suốt phần đời còn lại.
Đến chuyện về Thung lũng chết
Trong cuốn Những con người của Thung lũng chết của Bourke Lee đề cập đến câu chuyện của Jack và Bill thuộc tộc dân ở Thung lũng chết (Mỹ). Họ kể rằng sau khi đi bộ khoảng 20 dặm về phía Bắc sâu vào trong dãy núi Panamint, họ bị rơi vào một hang thiên tạo ngầm dưới lòng đất. Tuy nhiên đấy không phải là một hang động lớn mà là một thành phố cổ đại. Họ thấy nhiều "xác ướp" được bảo quản hoàn hảo, với hệ thống ngầm trông rất cổ xưa, những hầm rượu bằng đá và các ngăn kéo đầy ắp vàng thỏi, đá quý đủ loại...
Câu chuyện trên đã được Bourkle Lee thuật lại, nhưng những bằng chứng lại không có tính thuyết phục khi những người này nói họ đã lấy một ít châu báu từ đó nhưng đã bị một "người bạn" đánh cắp mất. Khi các nhà khoa học đến nơi xác minh thì họ không thể chỉ được lối vào. Giải thích điều này, họ nói rằng những trận mưa lớn bất thần vào thời gian đó đã xoá sạch mọi dấu vết và làm thay đổi toàn bộ cảnh quan khiến chúng không còn như cũ. Để chứng minh họ đã tiến hành một chuyến du khảo về sườn dốc phía Đông dãy núi Paramint nhằm tìm ra cửa hầm hoặc bến cảng ở phía dốc đứng của dãy núi. Thế nhưng, từ đó Bourkle Lee không nghe thấy tin tức gì về những con người này nữa.
Vào năm 1946, F. Bruce Russel tự xưng là tiến sĩ vật lý đã nghỉ hưu kể một câu chuyện về việc tìm thấy những căn phòng ngầm kỳ lạ dưới đất tại Thung lũng chết vào năm 1931. Ông kể về một căn phòng lớn có nhiều đường hầm toả về các hướng, trong đó có đường dẫn đến căn phòng có chứa ba xác ướp. Điểm kỳ lạ là những xác ướp có chiều cao gần 2.5m.
Tiến sĩ Russel cùng một số nhà đầu tư lập một nhóm có tên "Liên hợp khám phá điều kỳ lạ" nhằm cung cấp thông tin và những ích lợi từ công cuộc tìm kiếm đặc biệt này. Mặc dù đích thân Russel dẫn họ tới, nhưng Russel đã biến mất và không ai tìm thấy chiếc hang cũng như những đường hầm. Sa mạc luôn lừa gạt những ai không quen việc đi lại. Mấy tháng sau, người ta tìm thấy ô tô của Russel bị bỏ lại ở một vùng hẻo lánh tại Thung lũng chết với bộ tản nhiệt đã bị nổ tung. Chiếc cặp của ông ta vẫn còn nguyên trong xe.
Và học thuyết...
Nhà vật lý học Nga Fedor Nevolin trở nên nổi tiếng sau khi đưa ra học thuyết về "Ngành vật lý học mới". Theo ông, ban đầu trái đất là một khối lạnh lớn trôi trong vũ trụ. Khi bị tác động từ mặt trời và năng lượng vũ trụ, khối lạnh này bị đốt nóng lên chuyển thành dung nham, sau đó nguội dần. Lớp vỏ bên ngoài bao phủ lên trái đất, trong khi đó lớp quặng trong vỏ tiếp tục được đốt nóng chuyển thành dạng khí. Khí phình lên khi bị đốt nóng. Trong lòng trái đất hình thành nên một khoảng không trống rỗng và một phần luồng khí lớn phun ra ngoài ở vùng cực Bắc và Nam, tại đó các lỗ đen lớn được hình thành... Ông khẳng định bên trong Trái đất hoàn toàn rỗng và có cả mặt trời.
Đến nay có nhiều ý kiến cho rằng trong lòng trái đất chắc chắn có các lỗ lớn, có mặt trời, khí hậu ôn hoà, có động thực vật độc đáo và một nền văn minh đặc biệt. Còn các nhà địa lý học lại giải thích lỗ đen trên ảnh là hiện tượng hoàn toàn bình thường, vì các bức ảnh được chụp vào ngày 23/11, trong khi vùng cực Bắc có một lỗ đen từ ngày 22/9 đến 22/3 là do hiện tượng đêm cực, mặt trời không thể chiếu rọi khu vực này bởi thời gian đó trục xích đạo nghiêng. Có thể các nhà địa lý đúng. Nhưng nếu nhìn lại các bức ảnh này thì cái gì ở phía sau của đêm cực? Liệu đó có phải là con đường đi vào lòng đất mà các nhà khoa học chưa khám phá ra?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét