Mọi thứ vì quyền lực: Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân ở Trung Quốc – Phần kết
Vào một ngày trong tương lai, Liên minh Toàn cầu Đưa Giang ra Công lý,
với sự cộng tác của quan tòa từ nhiều nước khác nhau sẽ hình thành nên
một bồi thẩm đoàn, ở ngay giữa quảng trường Thiên An Môn mà tiến hành
công thẩm với Giang Trạch Dân.
Hoàng Sơn lão tăng giải rõ nhân duyên; Giang quỷ bị tống vào Ngục Vô Gián
Vào đầu xuân năm Ất Dậu âm lịch (giữa tháng 2 năm 2005), người ta đã
phát hiện thấy hoa Ưu Đàm Bà La (Udumbara) nở ở hai nơi tại Hàn Quốc –
Chùa Yongjusa trên núi Gwanaksan, ở Uiwang-si, Gyeonggi-do, và ở Thiền
viện Sumi tại Haeryong-myeon, ở Suncheon-si, Jeollanam-do. Đây là một
loại hoa mọc trên lá (epiphyllum) rất hiếm gặp, và nó đã xuất hiện trên
mặt của các bức tượng Phật bằng đồng ở đó. Người Trung Quốc có câu thành
ngữ: “Đàm Hoa nhất hiện” (Hoa Ưu Đàm chỉ nở một lần). Và hoa Ưu Đàm Bà
La không phải là một loại hoa Ưu Đàm thông thường: nó chỉ nở một lần
trong ba ngàn năm. Theo Kinh Phật thì hoa Ưu Đàm Bà La nở là dấu hiệu
Pháp Luân Thánh Vương, hay “Chuyển Luân Thánh Vương” đã tới thế giới con
người truyền Pháp.
Tin tức về hoa Ưu Đàm nở truyền tới huyện Kỳ Môn, tỉnh An Huy, Trung
Quốc. Trong huyện có một người nông dân họ Văn, tên Truyền Đăng, là
người sống một mình trong căn nhà đơn sơ. Sau khi nghe tin tức về hoa Ưu
Đàm Bà La, Truyền Đăng tự hỏi: “Người ta nói rằng hoa Ưu Đàm Bà La khai
nở báo hiệu Phật Di Lặc đã đản sinh. Mình thành tâm hướng Phật đã lâu,
còn cha mẹ mình cũng vừa mới qua đời. Tại sao mình không bỏ lại căn nhà
này và đi vân du bốn biển? Biết đâu mình lại được một cao tăng đắc đạo
nhận làm đồ đệ, và có thể dành phần đời còn lại thành tâm kính Phật. Có
khi mình còn được nghe Phật Di Lặc giảng Pháp, và đó là một hạnh phúc
lớn lao.” Nhìn quanh nhà, anh không thấy đồ đạc nào có giá trị ngoài một
thanh bảo kiếm do tổ tiên truyền lại. Thanh kiếm này dài một thước hai
tấc, sắc bén dị thường, có thể dùng làm một món quà ra mắt sư phụ.
Truyền Đăng mang theo thanh bảo kiếm cùng một chút tiền và lên đường tới
dãy Hoàng Sơn [1] mong tìm được một cao nhân đắc Đạo.
Sau khi trèo lên đỉnh Quang Minh, một thắng cảnh trên ngọn núi, Truyền
Đăng trông thấy một hướng dẫn viên du lịch đang thuyết minh cho đoàn
khách của anh ta. Anh lắng tai nghe lời thuyết minh. Người đó nói: “Vài
năm trước người ta phát hiện được một hang đá tự nhiên tại dãy Hoàng
Sơn, bên trong có sảnh lớn, thạch trụ, thạch thất, ao nước và cả bích
họa – tất cả đều là thiên nhiên tạo thành.” “Nếu quý vị có thời gian,
tôi có thể dẫn quý vị đi thưởng ngoạn.” Cả đoàn khách hứng khởi và đồng ý
ngay lập tức với lời đề xuất của người hướng dẫn viên, rồi đi theo
đường mòn xuống núi. Truyền Đăng lúc ấy rỗi rãi chẳng còn việc gì làm
nên đã bám theo họ.
Trong hang, người hướng dẫn viên giới thiệu: “Hang đá này được phát hiện
ra vào năm 1999. Nó khá kỳ lạ. Đầu tiên, người ta phát hiện thấy rất
nhiều đá vỡ ngoài cửa động, và điều này khiến họ tò mò đào sâu vào
trong. Ngạc nhiên thay, càng đào vào sâu bao nhiêu thì người ta thấy
càng nhiều đá vỡ bấy nhiêu. Không những vậy, họ còn tìm thấy nhiều xương
trâu trong đống đá, khiến những người công nhân cảm thấy khó hiểu.
Không ai có thể lý giải được tại sao cái hang lại chứa đầy đá vỡ và
xương trâu như vậy. Dân vùng đó bèn đặt tên nó là ‘Thiên niên mê quật’
(Hang đá kỳ bí ngàn năm). Thêm vào đó, những bức bích họa đá trong hang
thì không ai có thể lý giải được. Vào năm 2001, Giang Trạch Dân nghe nói
về hang đá kỳ lạ này và đã có một chuyến đi đặc biệt tới đây.”
Sau khi người hướng dẫn viên nói xong, đoàn khách tản ra và đi ngắm các
bức bích họa. Tuy đang là đầu xuân nhưng bên trong động lại rất lạnh
lẽo. Khi Truyền Đăng nhìn thẳng vào những bức bích họa, anh thấy thanh
bảo kiếm đeo bên hông bắt đầu lay động và kêu vo ve. Thấy quá lạ, anh
bèn rút kiếm ra thì thấy nước đang chảy trên thân kiếm, khắp từ chuôi
cho đến mũi. Tiếng kêu ngày càng to, liên miên không dứt như thể thanh
kiếm chỉ trực tuột khỏi tay anh và phóng lên. Truyền Đăng lạnh đến dựng
cả tóc gáy. Anh sợ rằng người khác có thể trông thấy cảnh tượng dị
thường này, nên vội tra kiếm vào bao và bước vội vã ra khỏi động.
Khi vừa ra tới cửa động, Truyền Đăng rẽ qua bên phải thì bị vấp vào thứ
gì đó và ngã nhào xuống đất. Ngước nhìn lên, anh trông thấy một lão tăng
mặc áo cà sa màu vàng đang đứng cạnh cửa động, để tay trước ngực trong
thế đơn thủ lập chưởng. Truyền Đăng vội vàng xin lỗi vì sự bất cẩn của
mình.
Lão tăng dường như chẳng hề bực dọc, nhẹ nhàng hỏi: “Thí chủ cớ sao hoảng hốt như vậy?”
“Không có gì đâu”, Truyền Đăng đáp. “Chỉ là bên trong động lạnh thấu
xương nên tôi muốn ra ngoài để lấy một chút ánh nắng mặt trời.”
Lão tăng trầm ngâm một lúc rồi nói: “Thật khó tin. Thế nhân trong cõi mê
đâu biết được sự nguy hiểm của cái động này. Họ thậm chí còn coi nó là
thắng địa để du ngoạn. Duy chỉ có thí chủ căn cơ phi phàm mới có thể
thấy được và kịp thời rời khỏi động.”
Truyền Đăng thấy lời lão tăng nói vừa rõ ràng vừa huyền hoặc, mới biết
ông không phải là người thường. Truyền Đăng nói: “Tôi không biết được
đây là nơi hung hiểm, duy chỉ có thanh kiếm gia truyền của tôi rung lên
và phát ra tiếng kêu. Tôi sợ người ta biết được nên mới rời khỏi động.”
“Bần tăng có thể mượn xem thanh kiếm được chứ?”, lão tăng nói.
Truyền Đăng không hề do dự, cầm thanh bảo kiếm đưa cho lão tăng. Lão
tăng rút kiếm ra khỏi vỏ rồi quan sát nét chạm khắc trên đó. Rồi lão
tăng hỏi: “Thí chủ có biết lai lịch của thanh kiếm này không?”
“Không”, Truyền Đăng đáp. “Nhưng đây là vật báu gia truyền qua nhiều thế hệ trong gia tộc tôi – có khi phải đến 2.500 năm rồi.”
Lão tăng gật đầu rồi hỏi: “Thí chủ họ Văn phải không?”
Truyền Đăng thấy thật kỳ lạ. “Phải! Sao sư phụ biết?”
Lão tăng bèn giải thích: “Thanh kiếm này có lai lịch đấy. Vào thời Xuân
Thu (770-476 trước Công nguyên), có một thợ rèn kiếm tên là Âu Dã Tử đã
rèn được ba thanh bảo kiếm cho Sở Vương, một là Long Uyên, hai là Thái
A, ba là Công Bố. Ba thanh kiếm này được đưa cho Sở Bình Vương, Ngũ Tử
Tư và Ngô Vương Phù Sai (Ngô Vương Phu). Nước Ngô và nước Việt thời ấy
đang tranh chấp với nhau. Việt Vương Câu Tiễn bị Ngô Vương Phù Sai bắt
được và phải sống ba năm trong căn nhà đá nuôi ngựa trước khi được trở
về nước, và ông luôn nuôi hận báo thù. Câu Tiễn có hai đại tướng là Phạm
Lãi và Văn Chủng. Văn Chủng đã hiến bảy kế sách nhưng Câu Tiễn chỉ dùng
ba kế để tiến đánh nước Ngô. Phạm Lãi nhận binh đánh Ngô, sau đó vây
hãm Ngô Vương Phù Sai, và Ngô Vương Phù Sai đã phải dùng thanh kiếm Công
Bố để tự vẫn. Trước lúc lâm chung, ông đã để lại những chữ sau cho Phạm
Lãi: “Giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh, phi điểu tận, lương cung tàng, địch
quốc phá, mưu thần vong [2]” (Thỏ khôn chết, chó săn vào nồi, chim bay
hết, cung tốt cất đi, địch bị phá, mưu thần chết). Phạm Lãi lấy được bảo
kiếm rồi, sau khi xem di ngôn của Ngô Vương bèn khuyên Văn Chủng: “Việt
Vương có tướng cổ dài và miệng như mỏ quạ, có thể nhẫn nhục nhưng đố kỵ
với công lao của kẻ khác, có thể cùng chung hoạn nạn nhưng không thể
cùng hưởng yên ổn. Giờ hai chúng ta đại sự đã xong, không bằng nên quy
ẩn.” Văn Chủng không nghe. Phạm Lãi bèn để lại thanh kiếm Công Bố cho
Văn Chủng rồi cùng nàng Tây Thi [3] vượt ba con sông và chu du Ngũ Hồ,
cùng nhau hưởng cảnh thanh bình tự tại. Sau đó quả nhiên Việt Vương Câu
Tiễn tâm địa hẹp hòi đã đố kỵ với tài năng của Văn Chủng và hại chết ông
ta. Lão tăng nghe kể thanh bảo kiếm này là vật gia truyền nên mới đoán
thí chủ lại mang họ Văn. Đây chính là thanh kiếm Công Bố và nó mang theo
linh khí.”
Truyền Đăng nghe lão tăng giải thích như vậy liền nảy sinh lòng kính
ngưỡng. Anh hỏi: “Tại sao thanh kiếm này lại kêu và rung lên khi ở trong
động? Sư phụ ám chỉ điều gì khi nói ‘Thật khó tin. Thế nhân trong cõi
mê đâu biết được sự nguy hiểm của cái động này.’?”
Lão tăng đáp: “Đây là thiên cơ, chỉ có thể tiết lộ cho những người thành tâm hướng Phật.”
Truyền Đăng chắp tay trước ngực trong thế hợp thập rồi nói: “Chẳng giấu
gì sư phụ, con mang theo thanh kiếm này đi vân du với hy vọng tìm được
một vị cao tăng có thể giúp con hiểu được gốc gác và câu chuyện đằng sau
nó. Nếu sư phụ chẳng từ, con nguyện làm môn hạ của sư phụ. Con không có
vật gì quý giá ngoài thanh bảo kiếm này, xin dâng sư phụ làm lễ ra
mắt.”
Lão tăng cười nói: “Ta hiểu con nghĩ gì. Con là người không tham phú quý
tiền tài, ta không ngại khi nói với con, nhưng ta không thể là sư phụ
của con được. Trên thế gian này duy chỉ một người có thể cứu độ con
thôi.”
Lão tăng ngưng thần, đưa ánh mắt nhìn ra xa trước khi tiếp tục.
“Việc hoa Ưu Đàm Bà La khai nở trên tượng Phật ở Hàn Quốc ứng với sự
kiện Chuyển Luân Thánh Vương lấy danh hiệu Di Lạc hạ thế truyền Pháp.
Không ai biết được lai lịch của người là Chuyển Luân Thánh Vương. Phật
Thích Ca thời ấy gọi Ngài là “Vô Thượng Vương, Vương của vạn Vương.” Khi
truyền Pháp tại Ấn Độ cổ thời bấy giờ, Phật Thích Ca gọi Ấn Độ là “ngũ
độc ác thế” (thế giới với năm thứ độc). Hai nghìn năm trăm năm đã qua
đi, tất cả tôn giáo trên thế giới đều đã tiến nhập vào thời Mạt Pháp, xã
hội hiện đại đã là thập ác câu toàn rồi (đầy đủ mười điều ác). Nhân
gian bất quá chỉ là biểu tượng mà thôi. Cả nhân gian, Thần giới lẫn Pháp
giới, tầng tầng lớp lớp thương khung trong vũ trụ đều đang trong thời
Mạt Kiếp. Tất cả sinh mệnh bên trong vũ trụ đều không có khả năng cứu
vãn vũ trụ này. Duy chỉ có một vị Thần nằm ngoài vũ trụ với Pháp lực
hồng đại mới có thể tái tạo càn khôn. Chuyển Luân Thánh Vương là hy vọng
được cứu duy nhất của toàn vũ trụ.”
Sững sờ trước lời tiết lộ của lão tăng, Truyền Đăng hỏi tiếp: “Vậy thì
Chuyển Luân Thánh Vương, cũng giống như Phật Thích Ca Mâu Ni, sẽ chuyển
sinh xuống nhân gian chứ?”
“Không phải vậy”, lão tăng đáp. “Khi người ta thấy hoa Ưu Đàm Bà La khai
nở, người ta nghĩ rằng Chuyển Luân Thánh Vương vẫn chưa xuất thế. Thực
ra Ngài đã ở trên thế gian giảng Pháp được 13 năm rồi.”
Truyền Đăng bấm ngón tay tính toán rồi thất kinh: “Không phải sư phụ nói đến Pháp Luân Đại Pháp đấy chứ?” [4]
“Nhụ tử khả giáo” (Thằng bé này dạy dỗ được đấy), lão tăng nói kèm theo
một nụ cười. “Con sẽ hiểu rõ hơn khi con tự suy xét. Bây giờ hãy nói về
‘hang đá kỳ bí ngàn năm’ này. Khi Pháp Luân Thánh Vương truyền Pháp,
những sinh mệnh bại hoại trong vũ trụ đã hình thành nên một cựu thế lực
cực kỳ tà ác. Để gây trở ngại cho Chính Pháp [5], chúng đã tạo ra Giang
Trạch Dân để điên cuồng hành ác với Đại Pháp tại nhân gian. Nguyên thần
của Giang Trạch Dân là một con cóc. ‘Hang đá kỳ bí’ này kỳ thực là một
động cóc. Cửa vào động trông dẹt dẹt bằng bằng như hình cái chậu úp
ngược, chính là miệng của con cóc, còn [sảnh lớn] bên trong chính là
bụng của con cóc. Phần đỉnh lồi lên hình vòm của chiếc hang với màu xanh
lục chính là lưng của con cóc. Sở dĩ thí chủ run lên vì lạnh ở trong
hang là vì âm khí ở đó rất nặng, và ở đó tụ tập rất nhiều lạn quỷ mà
không thể trông thấy bằng mắt thường. Thanh bảo kiếm rung lên vì nó muốn
chém những thứ yêu tà này.”
Truyền Đăng đột nhiên ngộ ra khi ngẫm nghĩ về các bức bích họa ở trong
động, và thấy nó quả nhiên liên quan tới con cóc. Rồi anh hỏi: “Người
hướng dẫn viên nói rằng Giang Trạch Dân đã từng tới đây du ngoạn và đã ở
trong động một thời gian lâu.”
“Đúng như vậy”, lão tăng đáp. Khi đàn áp Pháp Luân Công, nguyên khí của
Giang Trạch Dân đã bị tổn thương nặng nề. Hồi tháng 5 năm 2001, cái bộ
da người của Giang Trạch Dân chỉ còn thoi thóp nên hắn đã phải tới động
cóc này ở dãy Hoàng Sơn để bổ sung năng lượng đen. Quân vương tàn bạo và
chẳng đoái hoài gì tới dân thì dân chúng phải chịu khổ. Sự kiện Giang
Trạch Dân du Hoàng Sơn trong 5 tháng vào hạ tuần đã tiêu tốn 200 triệu
nhân dân tệ, và rất đông dân chúng thất nghiệp ở khu Hoàng Sơn này đã
phải đi xây đắp đường cái. Chỉ riêng chi phí vận chuyển hoa quả bằng
đường không tới cho ông ta đã lên tới 10 vạn nhân dân tệ. Vô số cảnh sát
vũ trang đã được triển khai dọc theo con đường mòn dẫn tới cái động
này. Giang Trạch Dân đã vượt qua con đường mòn trên một chiếc ghế làm từ
tre và dây thừng, được thiết kế đặc biệt dành cho ông ta.”
Truyền Đăng vốn đã không có cảm tình với Giang Trạch Dân, nay nhân cơ hội hỏi: “Giang Trạch Dân rồi sẽ có kết cục ra sao?”
Lão tăng trả lời: “Quả báo đã ở nhãn tiền rồi. Chuyển Luân Thánh Vương
là đức Phật Chủ từ bi vô lượng, tuy Giang đã bức hại Pháp Luân Công
nhưng vẫn được cấp cho cơ hội để hối cải. Tuy vậy Giang đã chọn cách gây
thêm tội nghiệp. Đến tháng 9 năm 2000, ông ta đã tự mình đoạn đứt cơ
hội bằng chính hành vi của mình. Phật Pháp là từ bi, song cũng rất uy
nghiêm. Nguyên thần của Giang đã bị triệt để đả nhập vào Ngục Vô Gián
trong tháng 9 năm đó. Cái vẫn đang hoạt động trên thế gian hiện nay bất
quá chỉ là bộ da người của hắn, được thao túng bởi đám lạn quỷ. Các đệ
tử Pháp Luân Công đều biết thiên cơ nên gọi hắn là ‘Giang quỷ.’ Cái bộ
da người hiện tại của Giang đang bị bệnh hoàng đản (chứng tắc mật khiến
da vàng khè) và bệnh hắc thối. Hắn đã gần mù một mắt và bị què một chân.
Hắn sẽ phải chịu đại nghiệp báo mãi không dứt. Từ xưa đến nay, kẻ nào
bức hại Phật Pháp sẽ bị tống vào cửa Vô Sinh, vĩnh viễn không được siêu
sinh.”
Truyền Đăng nói: “Thế thì Giang quỷ giờ cũng giống họa bì nữ quỷ [6] trong Liêu Trai Chí Dị.”
Lão tăng nghe vậy bèn cười nói: “Con quỷ đó ít nhất cũng khoác vào bộ da
của mỹ nữ, trong khi cái thân thể xú uế của Giang thì phục phịch và
kệch cỡm giống như một con cóc khổng lồ. Đám lạn quỷ chống đỡ cho hắn ta
phải khó khăn hơn rồi.”
Lão tăng trầm ngâm một lúc rồi nói tiếp: “Đám lạn quỷ này có sự phân
công – con thì biết nói thuyết, con thì biết hát, con thì biết chơi nhạc
khí – bình thường thì không có vấn đề gì với hắn. Bởi vì Giang quỷ
không có hồn phách gì hết, nên hắn ta thường xuất hiện trạng thái tinh
thần hoảng hốt. Mỗi khi phải gặp nguyên thủ nước ngoài hay tạo thế trấn
áp Pháp Luân Công, đám lạn quỷ cùng nhau chống đỡ nhục thân của Giang
quỷ, khiến hắn phun ra những lời vu khống, lại còn vừa hát hò vừa nhảy
múa.”
Truyền Đăng hỏi: “Lưu lại con yêu quái ấy là có dụng ý gì?”
Lão tăng đáp: “Con người chỉ nhìn những gì trước mắt, còn Trời nhìn xa
hơn nhiều. Với một người tu luyện, trí tuệ siêu phàm thì nhìn lịch sử
mấy ngàn năm qua của nhân loại như là một vở kịch. Hiện tại tên hề vẫn
chưa đóng xong vai của hắn; hắn cần diễn nốt cảnh cuối cùng của vở
kịch.”
Truyền Đăng hiếu kỳ bèn hỏi: “Khi nào thì đến lúc ấy?”
Lão tăng đáp: “Đạo Trời vi diệu và huyền bí. Đến lúc đó thí chủ tự nhiên sẽ biết.”
Truyền Đăng vẫn muốn hỏi thêm: “Sư phụ từng nói về ‘Ngục Vô Gián’. Con xin hỏi Ngục Vô Gián là gì?”
“Ngục Vô Gián cực rộng và cực lớn”, lão tăng đáp. “‘Vô Gián’, có nghĩa
là hình phạt vĩnh viễn không bị gián đoạn. Vô Gián có năm phương diện:
Thứ nhất, là vô thời gian, tức là thời gian không bị gián đoạn, kẻ thụ
hình phải chịu tội ngày đêm, vĩnh viễn không bao giờ dừng. Thứ hai, vô
không gian, kẻ thụ hình toàn thân chỗ nào cũng bị tra tấn, không chỗ nào
không bị động tới. Thứ ba, tội khí vô gián, tức là các dụng cụ tra tấn
không bị gián đoạn, không ngừng bị tra tấn bởi các phương thức khác
nhau. Thứ tư, bình đẳng vô gián, tức là không phân biệt nam nữ, không
phân biệt thân phận, đều phải chịu thụ hình như nhau. Thứ năm, sinh tử
vô gián, kẻ thụ hình mỗi thời khắc đều phải chịu thống khổ cho đến chết,
chỉ giữ lại chút ý thức để tiếp tục chịu tra tấn. Sinh mệnh phải chịu
thống khổ khi bị tận diệt từng lớp từng lớp, vĩnh viễn không bao giờ
dừng, trong vũ trụ này không có chuyện gì đáng sợ hơn.”
Một cơn ớn lạnh chạy khắp người Truyền Đăng, khí lạnh như chỉ trực chạy xuất ra khỏi cơ thể anh.
Lão tăng nói: “Thí chủ vừa bị nhiễm âm khí, có rất nhiều sự hỗn tạp ở
nơi đây. Chi bằng thí chủ lên đỉnh Liên Hoa để nghỉ ngơi, tối nay lão
tăng sẽ hộ pháp. Sáng hôm sau thí chủ hãy hạ sơn và đi tìm Pháp Luân
Phật Pháp.”
Buổi sáng hôm sau, Truyền Đăng tỉnh dậy lúc mặt trời mọc thì không biết
lão tăng đã đi hướng nào. Đưa mắt nhìn bốn phía, Truyền Đăng thấy những
đỉnh núi được bao phủ bởi cả một biển mây. Đỉnh Thiên Đô ở đằng xa như
đang tắm trong muôn vàn ánh nắng. Truyền Đăng nghĩ rằng đây là điềm của
thiên địa phục minh (trời đất sáng tỏ trở lại). Đối với những lời lão
tăng nói, Truyền Đăng tin tưởng mà chẳng chút nghi ngờ, nên đã xuống núi
và tìm cuốn sách Chuyển Pháp Luân [7], và bước đi trên con đường tu
luyện từ đó.
* * * * *
Vào một ngày trong tương lai, Liên minh Toàn cầu Đưa Giang ra Công lý,
với sự cộng tác của quan tòa từ nhiều nước khác nhau sẽ hình thành nên
một bồi thẩm đoàn, ở ngay giữa quảng trường Thiên An Môn mà tiến hành
công thẩm (xét xử công khai) với Giang Trạch Dân. Lúc ấy chân tượng về
Pháp Luân Công đã thật sự minh bạch trong toàn thiên hạ. Bồi thẩm đoàn
tuyên đọc bản cáo trạng dài hơn nghìn trang đối với Giang Trạch Dân,
tuyên hắn án tử hình vì tội phản quốc, tham ô, tra tấn, tội ác chống lại
nhân loại, diệt chủng cùng nhiều tội danh khác.
Ngay khi đọc xong bản cáo trạng, từ trên không trung đột nhiên xuất hiện
một sợi dây thừng trói chặt Giang từ đầu tới chân, treo hắn lơ lửng
trên một cái móc ở giữa không trung. Gió và sấm chớp nổi lên ầm ầm. Hàng
vạn tia sét đồng thời đánh vào Giang, đánh vào mỗi tấc trên cơ thể hắn.
Khói phun ra mù mịt. Y phục, đầu tóc, da thịt, nội tạng và xương cốt
của Giang đều cháy thành tro. Trong phút chốc toàn thân Giang đã bị lửa
thiêu trụi không còn chút gì.
Vào lúc ấy, Văn Truyền Đăng đã tu luyện được một thời gian và đang chứng
kiến kết cục của Giang trên quảng trường Thiên An Môn. Vô cùng hạnh
phúc và biết ơn khi đắc được Đại Pháp và tu luyện trong thời Pháp Luân
Thánh Vương truyền Pháp, Truyền Đăng đã làm bài thơ sau đây:
Chuyển thế nhân gian bất kế xuân,
Cơ hồi thương hải biến thành trần,
Hạnh kết Pháp duyên triều Phật Chủ,
Nhẫn khổ tinh tiến hỉ quy chân,
Tu đắc trường sinh thiên cổ tú,
Luyện tựu kim cương bất hoại thân,
Trợ Sư chuyển luân liễu hồng nguyện,
Tảo diệt quần ma chính càn khôn.
Diễn nghĩa:
Luân hồi chuyển thế trong nhân gian biết bao nhiêu mùa xuân,
Bao lần biển xanh đã biến thành cát bụi,
May được kết duyên với Pháp trong thời Phật Chủ,
Tinh tấn chịu khổ để phản bổn quy chân trong niềm hân hoan,
Tu luyện để đắc được sự trường sinh và thanh tú mãi mãi,
Luyện được thân thể kim cương bất hoại,
Hoàn thành hồng nguyện trợ giúp Sư phụ chuyển Pháp Luân,
Tiêu diệt ma quỷ, chính lại càn khôn.
Tạm dịch:
Luân hồi chuyển thế biết bao xuân,
Biển xanh phong hoá đã bao lần,
May đắc Đại Pháp thời Phật Chủ,
Tinh tấn chịu khổ để quy chân,
Tu đắc trường sinh mãi thanh tú,
Luyện thành kim cương bất hoại thân,
Trợ Sư Chính Pháp hoàn thệ ước,
Tái tạo càn khôn, diệt ma quân.
Khi đang ngâm nga bài thơ, trong tâm rất cao hứng, Truyền Đăng đột nhiên
giật mình bởi tiếng âm thanh huyên náo của pháo hoa, chiêng và trống.
Khắp thành phố, người người đều vui mừng như mở hội. Truyền Đăng giờ đã
thật sự minh bạch câu nói của lão tăng ở núi Hoàng Sơn: “Tên hề vẫn cần
đóng nốt vai của hắn.” Đang nghĩ ngợi, Truyền Đăng đột nhiên trông thấy
một dải lụa vàng từ giữa trời hạ xuống và rơi xuống ngay trước mặt mình.
Bắt lấy dải lụa trong tay, Truyền Đăng thấy một bài thơ sáu chữ như
sau:
Sửu giác
Tam cước thiềm thừ hiện thế sửu,
Thập ác câu toàn tận âm mưu,
Thử tà tận tố đâu nhân sự,
Vô đức vô tài trang phong lưu,
Trung Hoa ngũ thiên văn vật tề,
Chỉ khiếm thử sửu hí trung tú.
Diễn nghĩa:
Tên hề
Con cóc ba chân hiện thành một tên hề,
Đầy đủ cả thập ác, giờ đã tận hết âm mưu,
Bao nhiêu việc tà ác mà nó đã làm,
Vô đức, vô tài tại lại được phong lưu,
Trung Hoa năm nghìn năm văn vật đầy đủ,
Chỉ thiếu một vai hề để diễn kịch.
Tạm dịch:
Tên hề
Cóc ba chân hoá tên hề,
Tích mười điều ác, cạn về âm mưu,
Hành ác, nhân sự tối ưu,
Vô tài, vô đức, phong lưu hơn đời,
Ngàn năm văn vật tựu rời,
Riêng vai hề đó ai thời đóng thay.
Ban biên tập Thời báo Đại Kỷ Nguyên
Ngày 6 tháng 10 năm 2005
—
Ghi chú của người dịch:
[1] Hoàng Sơn: Một dãy núi ở phía nam tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc.
Dãy núi này nổi tiếng vì có cảnh quan đẹp, với những vách đá cheo leo,
rừng thông và đỉnh núi phủ đầy mây, và là một trong những điểm du lịch
hấp dẫn nhất Trung Quốc. Người Trung Quốc có câu: “Ngũ Nhạc quy lai bất
khán sơn, Hoàng Sơn quy lai bất khán Nhạc.” (Đến Ngũ Nhạc rồi thì không
muốn xem núi nào nữa, đến Hoàng Sơn rồi thì lại không muốn xem Ngũ
Nhạc). Liên Hoa, Quang Minh và Thiên Đô là tên ba đỉnh núi cao nhất của
dãy Hoàng Sơn.
[2] Chữ ‘vong’ ở đây vừa có nghĩa là chết, vừa có nghĩa là chạy trốn.
Phạm Lãi sau khi đọc di ngôn của Ngô Vương thì thấy nó hàm ý rằng Việt
Vương sẽ trở mặt giết hại công thần, đồng thời cũng khuyên mưu thần nên
bỏ trốn để bảo toàn mạng sống.
[3] Tây Thi: Trong 7 kế mà Văn Chủng hiến cho Việt Vương để đánh Ngô thì
có “mỹ nhân kế” – dâng người đẹp làm Ngô Vương mê đắm mà bỏ bê việc
chính sự. Tây Thi là người đẹp nhất trong số 2.000 mỹ nữ được dâng cho
Ngô Vương. Sau khi nước Ngô bị diệt, Phạm Lãi đã dẫn Tây Thi bỏ trốn vào
vùng Ngũ Hồ (năm hồ nước là thắng cảnh vùng Giang Nam).
[4] Câu chuyện này xảy ra vào năm 2005. Sư Phụ Lý Hồng Chí bắt đầu
truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng từ năm 1992, tính đến năm 2005
là tròn 13 năm.
[5] Chính Pháp: Quá trình làm chính lại Pháp của vũ trụ sau khi các sinh
mệnh và vật chất trong toàn vũ trụ đã bị biến dị và sai lệch khỏi Pháp.
[6] Họa bì nữ quỷ: Con quỷ đội lốt mỹ nhân trong truyện ngắn “Họa bì”,
thuộc tác phẩm Liêu Trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh. “Họa bì” có nghĩa là
lớp da người được con quỷ (trong truyện) dùng bút vẽ thành mỹ nhân trước
khi nó khoác vào.
[7] Chuyển Pháp Luân: Cuốn sách chính yếu chỉ đạo cho tu luyện của Pháp
Luân Đại Pháp . Bản tiếng Việt có tại:
http://phapluan.org/book/zfl_html/index.html
—-
Xem bản gốc tiếng Hán tại đây: http://www.dajiyuan.com/b5/5/6/24/n963853.htm
Xem bản tiếng Anh tại đây: http://www.theepochtimes.com/news/5-10-6/33008.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét