Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Giải thích về Thành ngữ "Tài Cao Bát Đẩu"

Tài cao bát đẩu – 才高八斗


Tào Phi và Tào Thực là con của Tào Tháo, vua của nước Ngụy. Sau khi Tào Phi lên ngôi, hắn âm mưu xử trảm người em của mình, đã ra lệnh cho Tào Thực phải làm xong một bài thơ trong bảy bước chân, nếu không tính mệnh của ông sẽ gặp nguy hiểm. (Zhiqing Chen, Epoch Times)
Tào Thực là một nhà thơ sống vào thời Tam Quốc (220-280 sau Công Nguyên). Ông là con thứ tư của Tào Tháo, vua nước Ngụy, một trong những nhân vật lịch sử của thời kì đó.
Tào Thực rất tài năng và ứng đối nhanh nhạy, chưa đầy 10 tuổi ông đã có thể viết ra những bài văn xuất chúng.
Sau khi Tào Tháo qua đời, người anh ruột của Tào Thực là Tào Phi lên ngôi. Ghen tị với tài năng của Tào Thực, Tào Phi luôn cố gắng tìm mọi cách để triệt hạ nhà thơ, nhưng bị mẫu thân ngăn cản.
Một ngày nọ, Tào Phi ra lệnh cho Tào Thực phải làm xong một bài thơ chỉ trong bảy bước chân. Phi nói rằng nếu Thực làm không được, thì mạng sống sẽ bị đe dọa và không trách được ai
Tào Phi đặt ra chủ đề là “tình huynh đệ”, nhưng quy định rằng không được dùng bất kì từ nào hoặc một ký tự Trung Hoa liên quan đến “huynh đệ”. Tào Thực chỉ còn cách tuân theo. Ông bước đi và suy nghĩ…
Khi Tào Thực bước đến bước thứ sáu, ông đã hoàn thành bài thơ, mà sau này được biết đến với tên gọi “Thất Bộ Thi”
Chử đậu trì tác canh,
Lộc thị dĩ vi trấp,
Cơ tại phủ há nhiên.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.
Dịch:
Nấu đậu để làm canh,
Hạt bỏ vào nồi nấu,
Cành ở dưới mà đun.
Đậu ở trong nồi khóc,
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau.
Bài thơ dùng ẩn dụ để nói với Tào Phi rằng huynh đệ là người cùng một nhà, sao Phi lại hãm hại ông.
Đọc thơ của Tào Thực, một học giả đời nhà Tấn đã ca ngợi ông: “Tài năng trong thiên hạ mới có một thạch (tức 10 đẩu), Tào Thực độc chiếm 8 đẩu.”
Câu chuyện trên được ghi trong “Thế thuyết tân ngữ” (1) được biên soạn vào thời Nam Bắc Triều (420-589).
Ngày nay, khi nói ai đó có “tài cao bát đẩu” (才高八斗, cái gāo bā dǒu) nghĩa là người đó có tài năng văn chương xuất chúng.
Ghi chú:
1. Sách “Thế thuyết tân ngữ” (世說新語) được soạn và biên tập bởi Lưu Nghĩa Khánh (403-444), gồm 1130 mẩu chuyện lịch sử và phác họa chân dung của khoảng 600 Văn sĩ, Nhạc sĩ và Họa sĩ sống trong khoảng từ thế kỉ thứ 2 đến thứ 4.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét