Thứ Hai, 1 tháng 12, 2014

Đội quân bất khả chiến bại của Đế quốc Ba Tư


Bốn chiến binh trong bộ phim “The Immortals”(chiến binh bất tử), khắc họa trên hàng trụ gạch tráng men nổi tiếng được phát hiện ở Apadana (Cung điện của Đại đế Darius) ở Susa, hiện đang được đặt tại bảo tàng Louvre ở Pháp. (Dynamosquito từ Wicơkimedia Commons)
Bốn chiến binh thuộc về “The Immortals”(chiến binh bất tử), khắc họa trên hàng trụ gạch tráng men nổi tiếng được phát hiện ở Apadana (Cung điện của Đại đế Darius) ở Susa, hiện đang được đặt tại bảo tàng Louvre ở Pháp. (Dynamosquito từ Wikimedia Commons)
Đế quốc Ba Tư đầu tiên (550 TCN-330 TCN), cũng được gọi là Đế quốc Achaemenid, đã rất nổi tiếng vì có một đội quân tinh nhuệ. Được nhà sử học Herodotus gọi là “những chiến binh bất tử” (Immortals), đội quân này gồm có 10.000 lính bộ binh hạng nặng với đặc điểm là chưa từng giảm thiểu về số lượng hay sức chiến đấu. Đội quân chiến binh bất tử đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử đế quốc Ba Tư, khi vừa là Cấm Vệ Quân vừa là quân đội thường trực trong thời kỳ mở rộng lãnh thổ của đế chế Ba Tư cũng như trong các cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư.
Những chiến binh bất tử được đặt tên theo cách đội quân này được hình thành. Khi một thành viên của đội quân gồm 10.000 lính tinh nhuệ bị giết chết hoặc bị thương, anh ta sẽ ngay lập tức được thế chỗ bởi một người khác. Điều này cho phép đội quân trở nên gắn kết và nhất quán về số lượng, bất kể chuyện gì đã xảy ra. Vì vậy, dưới con mắt của một người ngoài cuộc, có vẻ như mỗi thành viên của đội quân đều là “bất tử”, và việc thế chỗ thành viên của nó có lẽ biểu thị một dạng thức của sự phục sinh.
Những thanh niên trong trang phục “Những chiến binh bất tử” tại lễ hội được tổ chức vào tháng 10/1971 để kỷ niệm 2.500 năm từ khi Cyrus Đại Đế thành lập lên Đế chế Ba Tư (nền quân chủ người Iran). (Wikimedia Commons)
Họ vô cùng thiện chiến, được trang bị đầy đủ khí giới và áo giáp của họ lấp lánh ánh vàng. Trong miêu tả của nhà sử học Herodotus, vũ khí của họ gồm có khiên chắn bằng liễu gai, giáo ngắn, gươm hay dao găm lớn, cùng với cung tên. Họ mang một loại khăn trùm đầu đặc biệt, được cho là mũ phớt Ba Tư. Loại mũ này thường được miêu tả là một loại mũ có thể che kín mặt để bảo vệ mặt khỏi bụi bẩn. Nhiều người cho rằng, so với quân đội Hy Lạp, những chiến binh bất tử được “trang bị vũ khí nặng hơn”. Và khi thiếu vũ khí, họ sẽ dùng chiến tranh tâm lý, vì khí thế của một đội quân được thiết lập và huấn luyện chuyên nghiệp cũng đủ để reo rắc nỗi sợ hãi cho kẻ thù.
Khi di chuyển, họ mang theo những chiếc xe ngựa, trong đó chở phụ nữ và người hầu, cũng như nhu yếu phẩm. Để trở thành một phần của đội quân này là vô cùng khó khăn. Đàn ông phải đăng ký để gia nhập, và nếu được chọn thì đây sẽ là một vinh dự lớn lao.
Đội quân chiến binh bất tử đóng một vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến. Thứ nhất, họ là lực lượng chủ chốt khi Cyrus Đại đế xâm chiếm thành Babylon vào năm 539 trước Công Nguyên (TCN). Đội quân này cũng đóng vai trò trong cuộc chiến với vua Cambyses đệ nhị ở Ai cập vào năm 525 TCN, và trong cuộc chiếm đóng miền tây Punjab, Sindh, và Scythia vào những năm 520 TCN và 513 TCN. Đội quân chiến binh bất tử cũng tham gia trận Thermopylae vào năm 480 TCN.  Trong trận này, quân đội Hy Lạp đã ngăn chặn một cuộc xâm chiếm của quân Ba Tư bằng cách chặn đứng một con đường hẹp. Đội quân chiến binh bất tử đã đi theo một con đường khác, và tấn công quân đội Hy Lạp từ phía sau. Họ cực kỳ mạnh, và được rất nhiều người nể sợ vì sức mạnh, khả năng bổ sung lực lượng nhanh, chiến thuật sắc xảo và kỹ thuật chiến đấu tuyệt vời.
Không may, các kiến thức sử học về đội quân chiến binh bất tử lại bị giới hạn trong tài liệu của nhà sử học Herodotis, và rất khó để kiểm chứng nhiều chi tiết trong đó. Các nhà sử học của Alexander Đại Đế đã kể về một đội quân thiện chiến được biết đến với cái tên Những người mang Táo. Họ được gọi như vậy bởi vật đối trọng hình táo trên thanh giáo của họ. Một số học giả tin rằng, họ chính là đội quân chiến binh bất tử.
Trong khi đó, hiện tồn tại không nhiều xác nhận về các chi tiết của đội quân chiến binh bất tử, họ vẫn là một biểu tượng của sức mạnh quân sự vào thời cổ đại. Bên cạnh đó, đội quân này thường được miêu tả trong các tác phẩm đương đại, như bộ phim năm 1963 “300 chiến binh (The 300 Spartans),” cuốn truyện tranh năm 1998 “300”, và bộ phim chuyển thể của nó, cùng với một bộ phim tài liệu trên kênh History Channel có tựa đề Chốt Chặn Cuối Cùng (Last Stand of the 300). Thông qua những bộ phim ấy, di sản của đội quân chiến binh bất tử sẽ sống trong lòng công chúng thêm rất nhiều năm nữa.
Tái bản với sự cho phép từ trang Ancient Origins. Đọc bản gốc tiếng Anh ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét