Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Nhận biết Nhiễm Xạ ARS

Cách nhận biết bị nhiễm phóng xạ

Một liều lượng đồng vị phóng xạ rất nhỏ đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Ninh Thuận..., song, theo các chuyên gia, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 
Nghiên cứu dưới đây từ trang WikiHow (http://www.wikihow.com/), chỉ ra, mỗi năm, một người bình thường nhận được khoảng 3 đến 4 μSv từ các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo (1 μSv = 1 / 1000 Sv).

Bức xạ được đo bằng đơn vị: Roentgen (R), grey (Gy), và Sievert (Sv). Gy và Sv tương tự nhau.

Một người thường sẽ bị vô sinh khi nhận một liều 3 Gy (300 rad) đến tinh hoàn và Gy 2 (200 rad) vào buồng trứng (1 Gy = 100 rad). Đối với một người sống sót khi tiếp xúc với bức xạ, các tế bào máu sẽ bắt đầu tự bổ sung sau 4 - 5 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ mệt mỏi, thờ ơ và yếu trong một số tháng tiếp sau.                             
 
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho ngày 4/4. (Ảnh: CTBTO)
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho ngày 4/4. (Ảnh: CTBTO)
 
Làm thế nào để nhận biết bệnh bức xạ?
Bệnh bức xạ, theo y khoa được gọi là hội chứng phóng xạ cấp tính (ARS) và thường được gọi là ngộ độc phóng xạ hoặc độc tính phóng xạ, là một tập hợp các triệu chứng xảy ra sau khi tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Bệnh bức xạ thường được kết hợp với phơi nhiễm cấp tính và có một loạt triệu chứng xuất hiện có trật tự.
Nguyên nhân gây bệnh bức xạ
Bệnh bức xạ gây ra bởi bức xạ ion hóa. Đây là loại bức xạ có thể dưới dạng tia X, tia gamma và bắn phá hạt (nơtron chùm, chùm electron, proton, meson, và những loại khác). Bức xạ ion hóa gây ra các hiệu ứng hóa học ngay trên mô của người. Có hai loại phơi nhiễm là chiếu xạ và nhiễm xạ. Chiếu xạ liên quan đến việc tiếp xúc với các sóng bức xạ theo chỉ định, trong khi nhiễm xạ liên quan đến việc tiếp xúc với bụi hay chất lỏng phóng xạ. Bệnh cấp tính bức xạ chỉ xảy ra với chiếu xạ, trong khi nhiễm xạ đến từ sự hấp thụ chất phóng xạ xuyên qua da và chuyển đến tủy xương, nơi có thể dẫn đến ung thư.

(Bức xạ không ion hóa ở dạng ánh sáng, sóng radio, sóng vi ba, và radar, không gây thiệt hại cho cơ thể).
Sự phát triển của bệnh bức xạ. Bệnh bức xạ thường bắt đầu khi cả cơ thể (hay phần lớn cơ thể) tiếp xúc với một liều lượng rất cao bức xạ khiến nó thâm nhập vào người, đến cơ quan nội tạng, trong một khoảng thời gian ngắn (thường là trong vòng vài phút).
- Liều cao (> 8 Gy hoặc 800 rad) bức xạ toàn bộ cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn, xảy đến tử vong sau một vài ngày đến vài tuần.
- Liều vừa phải (1 - 4 Gy hoặc 100 – 400 rad) bức xạ có thể gây ra các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng sẽ phát triển một cách khá dễ dự đoán và có cơ hội sống, đặc biệt khi được chăm sóc y tế kịp thời. Tuy nhiên những người tiếp xúc với liều lượng như trên có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
- Liều thấp (<0,05 Gy hoặc 5 rad) bức xạ, không bị bệnh bức xạ và có thể không ảnh hưởng sức khỏe sau này, mặc dù có thể nguy cơ cao bị ung thư (so với mức trung bình dân số).
Khi cơ thể tiếp xúc nhanh với một liều duy lớn duy nhất có thể gây tử vong, nhưng cũng với liều lượng tương tự nhiễm trong khoảng thời gian vài tuần hoặc một tháng thì cơ thể ít bị ảnh hưởng hơn nhiều.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm phóng xạ cấp tính.
Các triệu chứng sau đây là khá chuẩn trong chẩn đoán một người bị bệnh phóng xạ cấp tính:
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài ngày sau khi tiếp xúc với bức xạ; chúng được gọi là "tiền triệu chứng". Những triệu chứng này có xu hướng xảy ra 2 - 12 giờ sau khi tiếp xúc với một lượng 2 Gy hoặc nhiều hơn bức xạ (hội chứng tạo máu).
- Trong khoảng 24 đến 36 giờ, các triệu chứng có thể đến và đi và một giai đoạn “miễn triệu chứng” có thể xảy ra trong một tuần, được gọi là "giai đoạn ủ bệnh". Người nhiễm bệnh thường trông khỏe mạnh và cảm thấy khỏe trong một thời gian ngắn, sau đó họ sẽ bị bệnh lại với các triệu chứng: chán ăn, mệt mỏi, khó thở, yếu toàn thân, tái da, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và thậm chí có thể co giật và hôn mê. Trong tuần lễ "khỏe mạnh", các tế bào máu của bệnh nhân trong lá lách, xương, tủy và các hạch bạch huyết mất đi mà không được thay thế, gây suy giảm nghiêm trọng về số lượng tế bào bạch cầu, tiểu cầu và tế bào hồng cầu.
- Các tổn hại về da cũng có thể xảy ra với các biểu hiện như sưng, ngứa và đỏ (như vết cháy nắng). Da đỏ thường xảy ra với khoảng một liều Gy 2. Có thể có rụng tóc. Cũng giống như các triệu chứng tiêu hóa được đề cập ở trên, các biểu hiện về da xuất hiện rồi biến mất, da dường như khỏe lại trong một thời gian ngắn, và sau đó các biến chứng xuất hiện trở lại.
- Khi máu từ một người tiếp xúc với bức xạ được kiểm tra, thường thấy sự suy giảm các tế bào máu, gây nguy cơ lớn cho các bệnh nhiễm trùng do các tế bào bạch cầu thấp, chảy máu do tiểu cầu thấp, và thiếu máu do các tế bào hồng cầu thấp.
- Tiếp xúc với một lượng 4 Gy hoặc nhiều hơn bức xạ sẽ gây ra hội chứng tiêu hóa, khi đó, người bệnh trở nên mất nước nghiêm trọng trong 2 ngày đầu tiên, 4 đến 5 ngày sau, bệnh nhân "cảm thấy khỏe", nhưng sau đó lại bị mất nước, tiêu chảy ra máu khi vi khuẩn từ đường tiêu hóa bắt đầu xâm nhập tất cả các của cơ thể, tạo ra nhiễm trùng.
- Một người bị hội chứng mạch máu não (não) là kết quả của việc tiếp xúc với lượng bức xạ cao 20-30 Gy một liều duy nhất, có thể sẽ trải qua cảm giác bối rối, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, và sốc. Huyết áp giảm xuống trong vài giờ và cuối cùng, không chịu nổi, bệnh nhân co giật và hôn mê và chết trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Bức xạ cấp tính không lây nhiễm hoặc chuyển sang chỗ khác.

(Tìm sự chăm sóc y tế lập tức nếu bạn tin rằng bạn hoặc người khác đã tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ. Ngay cả khi bạn chưa trải qua các triệu chứng trên, luôn là khôn ngoan nếu đi xét nghiệm càng sớm càng tốt).
Cách chữa bệnh nhiễm xạ
Không có cách chữa bệnh nhiễm xạ,  với liều lượng xác định, khoảng 6 Gy hoặc nhiều hơn, thường bệnh nhân sẽ chết. Đối với một người bị ngộ độc bức xạ nghiêm trọng, thường phải điều trị hỗ trợ. Có nghĩa, người chăm sóc y tế sẽ kê toa thuốc hoặc thực hiện các phương pháp làm giảm triệu chứng. Trong trường hợp tiếp xúc với bức xạ nghiêm trọng mà cái chết gần như chắc chắn, gia đình và bạn bè cần phải được chuẩn bị để dành thời gian cho bệnh nhân (nếu được phép) và thực hiện bất cứ hỗ trợ nào nhằm giảm cơn đau của bệnh nhân.
- Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm máu, các nhân tố kích thích nội tại, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc nếu khám lâm sàng chỉ định. Những người đang được điều trị thường sẽ được cách ly để tránh lây nhiễm các tác nhân gây nhiễm xạ  (thậm chí không được ngồi cạnh giường ngủ). Thuốc có thể được cấp khi có các cơn động kinh và làm giảm bớt sự lo lắng để các bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
- Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân tử vong do bệnh bức xạ là xuất huyết trong và nhiễm trùng.
- Đối với một người sống sót khi tiếp xúc với bức xạ, các tế bào máu sẽ bắt đầu tự bổ sung sau 4 - 5 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ mệt mỏi, thờ ơ và yếu trong một số tháng tiếp sau.
- Số lượng tế bào bạch huyết của một người 48 giờ sau khi tiếp xúc với bức xạ càng thấp, thì các cơ hội sống sót càng ít.
Khả năng nhiễm xạ mãn tính, ảnh hưởng của phơi nhiễm bức xạ
Ngay cả sống sót sau khi bị bệnh bức xạ cấp tính, một người vẫn có thể bị bệnh mãn tính như ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng bức xạ nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh gây ra bởi các tế bào chiếu xạ sinh sản, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh trên người.
 Tế bào bị phá hỏng bởi bức xạ ion hóa tương tự như sự hư hỏng nhiễm sắc thể (AND), gây ra bởi các quá trình trao đổi chất hàng ngày (các gốc tự do gây tổn hại các tế bào và chất chống oxy hóa có thể giúp khắc phục những hư hại này). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra cho đến nay, có một số sự phá hủy do bức xạ phức tạp hơn so với những tổn thương ADN hằng ngày, và do đó, cơ thể chúng ta không dễ dàng phục hồi.
Bức xạ được đo bằng các đơn vị: Roentgen (R), grey (Gy), và Sievert (Sv). Trong đó, Gy và Sv tương tự nhau.
Mỗi năm, một người bình thường nhận được khoảng 3 đến 4 mSv từ các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo (1 μSv = 1 / 1000 Sv).
Một số bộ phận của cơ thể dễ bị bức xạ hơn những bộ phận khác. Đây là lý do tại sao các khu vực nhất định của cơ thể, chẳng hạn như khu vực sinh sản, được che chắn khi điều trị phóng xạ cho bệnh ung thư… Các cơ quan sinh sản, các mô và cơ quan trong đó các tế bào nhân lên nhanh chóng thì dễ bị tổn thương bức xạ hơn so với các phần khác của cơ thể.
Một người thường sẽ bị vô sinh với một liều 3 Gy (300 rad) đến tinh hoàn và Gy 2 (200 rad) vào buồng trứng (1 Gy = 100 rad.).
Giai đoạn ủ bệnh càng ngắn, lượng bức xạ nhận được càng cao.                                      
Tại trạm Hà Nội, tính đến ngày 4/4, đã đo được các đồng vị I-131, Cs-137 và Cs-134 trong không khí nhưng hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong mẫu son khí (đo tại trạm Hà Nội)
Loại đồng vị
Hàm lượng (mBq/m3)
Mức phông /
Ngưỡng phát hiện
I-131
45,7±3,8
10-6 Bq/m3
Cs-137
10,0±1,1
10-6 Bq/m3
Cs-134
7,7±0,7
10-6 Bq/m3
K-40
19,3±12,3
30- 91 μBq/m3
Be-7
3306,2±259,6
500-5000 μBq/m3
U-238
3,8±1,5
1,8-10 μBq/m3
Th-232
4,6±2,3
0,3- 10 μBq/m3
(Nguồn Website Bộ Khoa học và Công nghệ)

Hoạt độ đồng vị phóng xạ I-131 đo được trong mẫu son khí tại Đà Lạt, Ninh Thuận và TP HCM lần lượt là 75,6±27,3; 47,4±17,1; và 68,5±12,7 μBq một m3. Các thông số này, theo Tổ công tác xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, là rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo kết quả đo được tại trạm quan trắc của Viện Khoa học và Ký thuật hạt nhân, xuất liều gamma đo được trong không khí tại trạm Hà Nội trung bình là 0,15 μSv.

Các ngày tới tại vùng Đông Nam Á có thể vẫn ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí nhưng với nồng độ rất thấp, không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại Nhật Bản, ngày 2/4, lượng phóng xạ I-131 đo được trong đất tại 7 tỉnh dao động từ 4-95 Bq/m2 và Cs-137 tại 6 tỉnh dao động từ 15-47 Bq/m2. Tại 7 điểm cách nhà máy Fukushima I từ 32-62km về phía Bắc và Tây Bắc, IAEA đã đo được suất liều dao động từ 0,6-4,5 μSv/h; nhiễm bẩn bêta-gamma từ 0,09-0,46 MBq/m2.
Đến 2/4, hầu hết các khuyến cáo hạn chế sử dụng nước uống đã được dỡ bỏ, chỉ còn khuyến cáo việc hạn chế dùng nước uống cho trẻ sơ sinh tại một làng ở tỉnh Fukushima, mặc dù nồng độ I-131 trong nước uống tại đây đã giảm xuống dưới 100 Bq/l.
 
 
Theo Hiền Minh
Đất Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét