Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Ngày Pháp Luân Đại Pháp 2015 tổ chức tại Quảng trường Nhân quyền ở Paris

Chia sẻ bài viết này
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Paris đã tổ chức hoạt động chào mừng kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Tháp Eiffel ngày 13 tháng 5 năm 2015 (Epoch Times)
Múa sư tử với âm thanh của trống, chũm chọe, sáo Trung Quốc, múa truyền thống, v.v., là một trong nhiều chương trình văn hóa đã diễn ra chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2015 vào chủ nhật vừa rồi tại Quảng trường Nhân quyền, Trocadero ở Paris. Đây là lễ kỷ niệm ngày 13 tháng 5 năm 2015 –  ngày Pháp Luân Đại Pháp và cũng là ngày sinh của người sáng lập Ngài Lý Hồng Chí; qua đó cho thấy sự đánh giá cao lợi ích của pháp môn cổ xưa này đối với người tập. Các học viên theo tập Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức kỷ niệm ngày 13 tháng 5 ở khắp mọi nơi trên thế giới, dẫu cho môn tập này đang bị đàn áp tại Trung Quốc.
Theo các diễn giả của sự kiện này, Pháp Luân Công (tên gọi khác của Pháp Luân Đại Pháp) là một môn khí công cổ xưa, được truyền cho công chúng bởi Ngài Lý Hồng Chí vào năm 1992. Đặc điểm của nó là đưa con người tìm về các giá trị đạo đức truyền thống thông qua các giáo lý đề cao tâm tính và kết hợp với việc thực hành thiền định và luyện các bài công pháp, tu luyện bản thân. Ba nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là: Chân, Thiện, Nhẫn (hay Zhen, Shan, Ren phiên âm theo tiếng Trung Quốc).
“Một mục tiêu của các bài luyện tập này là tăng cường năng lực của các học viên và các cơ chế năng lượng. Đây là một hệ thống thực hành hoàn chỉnh của cơ thể và tâm trí khi tiến hành đồng thời việc tập luyện cơ thể và “tu luyện” bản thân, trong đó ưu tiên tu trước luyện sau. Các kinh sách, video hướng dẫn luyện công và nhạc nền có thể được truy cập miễn phí tại trang web của Pháp Luân Đại Phápwww.falundafa.org
Một phần ít được biết đến nhưng cần thiết phải nói đến trong câu chuyện này là sự đón nhận tuyệt vời của Pháp Luân Công tại Trung Quốc, kể từ khi được truyền ra công chúng vào năm 1992. Trong năm 1997, chính quyền Trung Quốc đã thống kê 70 triệu học viên thực hành môn tu luyện này, thậm chí còn ca ngợi những lợi ích của môn này đối với sức khỏe và đạo đức trong các tổ chức trong nước và ở nước ngoài.
Tuy nhiên, vào năm 1999 dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công bắt đầu bị bức hại nặng nề. Trước số lượng các học viên lớn hơn nhiều so với số lượng các đảng viên Cộng sản và trước mong muốn của người sáng lập, ngài Lý Hồng Chí, cho thực hành miễn phí và rộng mở cho tất cả, Giang Trạch Dân đã quyết định mà không cần sự đồng ý của Bộ Chính trị về việc cấm Pháp Luân Công và huy động tất cả các nguồn lực của nhà nước để “hủy hoại thể chất, thanh danh và tài chính” của các học viên.
Vào thời điểm đó, cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã được tuyên truyền  khắp trong và ngoài nước theo cách làm riêng của chế độ cộng sản Trung Quốc. Kết quả: hàng trăm ngàn học viên bị giam, hàng chục ngàn người trong số họ trở thành nạn nhân của việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở các bệnh viện quân đội Trung Quốc và hàng ngàn cái chết chính thức do bị tra tấn; tình hình này vẫn đang tiếp tục đến ngày hôm nay với hơn 500 trường hợp học viên được thống kê bị bắt giữ trong tháng 4 năm 2015.
Tuy nhiên, trước bộ máy tuyên truyền và đàn áp khổng lồ này của chính quyền Trung Quốc, Pháp Luân Công đã không bị sụp đổ trong ba tháng như khẳng định của Giang Trạch Dân và nó cũng không bị quật ngã như phong trào phản kháng của sinh viên hồi tháng 6 năm 1989. Đối với cuộc khủng bố chưa từng có này, các học viên Pháp Luân Công đã không từ bỏ việc tu luyện của mình. Ngược lại, họ đã tăng cường các nỗ lực để thông báo một cách hòa bình cho giới lãnh đạo và công dân của các nước về sự đàn áp họ phải chịu đựng ở Trung Quốc. Chúng ta nhìn thấy những học viên này vào mỗi buổi sáng trong các công viên ở Paris và ở khắp thế giới, cũng như mỗi năm vào ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét