Tinh thần khoa học chân chính phải viên dung cả những điều huyền bí
Tác giả: Hộc Chương, Đài Loan
[ChanhKien.org] Tôi đã đọc bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của một đệ tử Đại Pháp, kể về một thanh sắt được gắn trong chân của anh ấy để cố định phần xương đùi bị gãy lại với nhau. Sau khi anh ấy tu luyện, thanh nẹp bằng sắt đã tiêu tán không một dấu vết và xương đã lành lặn hoàn toàn. Sự nhiệm màu của Đại Pháp đã triển hiện trong câu chuyện của anh.
Một lần, tôi tình cờ đọc được một báo cáo của một khoa học gia về lượng Can-xi trong thức ăn cho gà, rõ ràng thức ăn này có chứa ít Can-xi hơn so với lượng Can-xi trong những quả trứng do những con gà mái đẻ ra. Vì tò mò, các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng Can-xi trong hạt yến mạch cho gà mái ăn, kết quả nhận được chỉ là yến mạch và không gì khác. Sau khi phân tích trứng và phân của gà mái, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tổng lượng Can-xi được tìm thấy trong trứng và phân cao gấp bốn lần hàm lượng Can-xi trong yến mạch dùng làm thức ăn cho gà mái. Vậy lượng Can-xi bổ sung này từ đâu ra? Một cách lý giải phổ biến là Can-xi được tiết ra bởi xương của gà mái. Nhưng các nhà khoa học đều biết rằng nếu đó là sự thật thì cuối cùng cấu trúc xương của gà mái sẽ bị giòn do mất Can-xi trong thời gian dài.
Các thí nghiệm cũng cho thấy rằng nếu gà mái được cho ăn thức ăn không có Can-xi trong bốn hoặc năm ngày, vỏ trứng sẽ trở nên rất mềm. Sau đó gà mái được cho ăn thức ăn có hàm lượng Ka-li cao nhưng không có Can-xi (các nhà khoa học cũng biết rằng yến mạch có một lượng kha khá chất Ka-li). Một lần nữa, những vỏ trứng lại chứa đủ lượng Can-xi cần thiết để trở nên cứng cáp! Các thí nghiệm cho thấy rõ ràng các sinh vật sống có khả năng ‘tái cấu trúc các nguyên tố’. Có lẽ gà mái đã ‘thêm’ nguyên tử Hydro vào các nguyên tử Ka-li để tạo thành các nguyên tử Can-xi. Nhưng kiểu hợp nhất nguyên tử này, còn gọi là “phản ứng nhiệt hạch”, chỉ có thể diễn ra ở nhiệt độ cực kỳ cao trong một vụ nổ hạt nhân, hoặc trong một máy gia tốc hạt vô cùng lớn và đắt đỏ.
Tại sao con người không thể chấp nhận điều này? Quá hiển nhiên, khoa học hiện đại sẽ bài trừ tất cả những hiện tượng không thể giải thích được trong phạm vi lý thuyết của nó. Vậy chẳng phải việc chỉ chấp nhận các lý thuyết cũ chính là một hình thức mê tín – sự mê tín đối với khoa học sao? Tại sao các chủ đề dân dã như con gà đẻ trứng và cây trồng trong nước cất không được dạy thành các môn học trong trường học của chúng ta? Tại sao những người vẫn luôn chấp nhận khoa học hiện đại là đúng đắn, khi phải đối diện với thực tế khách quan như vậy lại không thể đối mặt với tấm lòng khoan dung, cởi mở và phân tích các sự kiện với tinh thần ham học hỏi? Thay vào đó, họ lại tỏ thái độ bài trừ và phủ nhận. Một nhà khoa học chân chính sẽ tự hỏi: “Làm sao mà một con gà có thể tự sản xuất Can-xi nhỉ?” và “Liệu một con gà trống có thể làm như vậy không?” Tương tự như thế, các câu hỏi sẽ là: “Tại sao một đệ tử Đại Pháp lại có thể đắc công năng?” và “Liệu có phải bất cứ ai cũng có thể sở hữu năng lực như vậy chăng?” Có thể đặt ra một câu hỏi rộng hơn là: “Làm thế nào mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể triển hiện được năng lực phi thường như vậy?”, và “Chân lý của cuộc sống là gì?”
Chân lý của vũ trụ luôn hiện diện xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường ưu tiên sử dụng tư tưởng cứng nhắc của mình và thường coi những sự việc được bày ra trước mắt là chân lý, chứ không xem xét và suy nghĩ về các dữ kiện [thâu thập được]. Ngày nay, khi đối mặt với vô số những điều kỳ diệu của cuộc sống do sự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mang đến, tinh thần khoa học đúng đắn sẽ tuân theo những điều sau đây: thay đổi các quan niệm truyền thống, đối mặt với chân lý, và khám phá những con đường khoa học thực sự.
Dịch từ: http://pureinsight.org/node/769
[ChanhKien.org] Tôi đã đọc bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của một đệ tử Đại Pháp, kể về một thanh sắt được gắn trong chân của anh ấy để cố định phần xương đùi bị gãy lại với nhau. Sau khi anh ấy tu luyện, thanh nẹp bằng sắt đã tiêu tán không một dấu vết và xương đã lành lặn hoàn toàn. Sự nhiệm màu của Đại Pháp đã triển hiện trong câu chuyện của anh.
Một lần, tôi tình cờ đọc được một báo cáo của một khoa học gia về lượng Can-xi trong thức ăn cho gà, rõ ràng thức ăn này có chứa ít Can-xi hơn so với lượng Can-xi trong những quả trứng do những con gà mái đẻ ra. Vì tò mò, các nhà khoa học đã phân tích hàm lượng Can-xi trong hạt yến mạch cho gà mái ăn, kết quả nhận được chỉ là yến mạch và không gì khác. Sau khi phân tích trứng và phân của gà mái, các nhà nghiên cứu kết luận rằng tổng lượng Can-xi được tìm thấy trong trứng và phân cao gấp bốn lần hàm lượng Can-xi trong yến mạch dùng làm thức ăn cho gà mái. Vậy lượng Can-xi bổ sung này từ đâu ra? Một cách lý giải phổ biến là Can-xi được tiết ra bởi xương của gà mái. Nhưng các nhà khoa học đều biết rằng nếu đó là sự thật thì cuối cùng cấu trúc xương của gà mái sẽ bị giòn do mất Can-xi trong thời gian dài.
Các thí nghiệm cũng cho thấy rằng nếu gà mái được cho ăn thức ăn không có Can-xi trong bốn hoặc năm ngày, vỏ trứng sẽ trở nên rất mềm. Sau đó gà mái được cho ăn thức ăn có hàm lượng Ka-li cao nhưng không có Can-xi (các nhà khoa học cũng biết rằng yến mạch có một lượng kha khá chất Ka-li). Một lần nữa, những vỏ trứng lại chứa đủ lượng Can-xi cần thiết để trở nên cứng cáp! Các thí nghiệm cho thấy rõ ràng các sinh vật sống có khả năng ‘tái cấu trúc các nguyên tố’. Có lẽ gà mái đã ‘thêm’ nguyên tử Hydro vào các nguyên tử Ka-li để tạo thành các nguyên tử Can-xi. Nhưng kiểu hợp nhất nguyên tử này, còn gọi là “phản ứng nhiệt hạch”, chỉ có thể diễn ra ở nhiệt độ cực kỳ cao trong một vụ nổ hạt nhân, hoặc trong một máy gia tốc hạt vô cùng lớn và đắt đỏ.
Nguyên tử Ka-li có 19 electron xoay quanh hạt nhân tạo bởi 19 proton và 20 neutron. Bằng cách nào đó, gà mái đã sáp nhập nguyên tử Hydro (1 electron và 1 proton) vào nguyên tử Ka-li để tạo thành nguyên tử Can-xi (20 electron, 20 proton, 20 neutron).
Thực vật cũng có thể phô diễn kỹ thuật giả kim như vậy. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng cây mầm được trồng trong nước cất (nước tinh khiết) tạo ra thành phần chất Ka-li, Phốt-pho, Ma-giê, Can-xi và Lưu huỳnh nhiều hơn so với bản thân nó có sẵn. Thực vật cũng có khả năng tái cấu trúc nguyên tố và điều này không thể giải thích như là một quá trình quang hợp. Do đó, cơ thể của một học viên Pháp Luân Công thể hiện khả năng biến đổi Sắt thành Can-xi cũng không có gì lạ so với việc gà mái có thể chuyển hóa Ka-li thành Can-xi. Nó không phải là phép thuật, hay chuyện hoang đường kiểu như “gió thổi trong chân không”, mà nó vẫn có thể được giải thích bằng lý luận.Tại sao con người không thể chấp nhận điều này? Quá hiển nhiên, khoa học hiện đại sẽ bài trừ tất cả những hiện tượng không thể giải thích được trong phạm vi lý thuyết của nó. Vậy chẳng phải việc chỉ chấp nhận các lý thuyết cũ chính là một hình thức mê tín – sự mê tín đối với khoa học sao? Tại sao các chủ đề dân dã như con gà đẻ trứng và cây trồng trong nước cất không được dạy thành các môn học trong trường học của chúng ta? Tại sao những người vẫn luôn chấp nhận khoa học hiện đại là đúng đắn, khi phải đối diện với thực tế khách quan như vậy lại không thể đối mặt với tấm lòng khoan dung, cởi mở và phân tích các sự kiện với tinh thần ham học hỏi? Thay vào đó, họ lại tỏ thái độ bài trừ và phủ nhận. Một nhà khoa học chân chính sẽ tự hỏi: “Làm sao mà một con gà có thể tự sản xuất Can-xi nhỉ?” và “Liệu một con gà trống có thể làm như vậy không?” Tương tự như thế, các câu hỏi sẽ là: “Tại sao một đệ tử Đại Pháp lại có thể đắc công năng?” và “Liệu có phải bất cứ ai cũng có thể sở hữu năng lực như vậy chăng?” Có thể đặt ra một câu hỏi rộng hơn là: “Làm thế nào mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể triển hiện được năng lực phi thường như vậy?”, và “Chân lý của cuộc sống là gì?”
Chân lý của vũ trụ luôn hiện diện xung quanh chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta thường ưu tiên sử dụng tư tưởng cứng nhắc của mình và thường coi những sự việc được bày ra trước mắt là chân lý, chứ không xem xét và suy nghĩ về các dữ kiện [thâu thập được]. Ngày nay, khi đối mặt với vô số những điều kỳ diệu của cuộc sống do sự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp mang đến, tinh thần khoa học đúng đắn sẽ tuân theo những điều sau đây: thay đổi các quan niệm truyền thống, đối mặt với chân lý, và khám phá những con đường khoa học thực sự.
Dịch từ: http://pureinsight.org/node/769
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét