Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Trận doanh của Tập Cận Bình đang vây ráp sào huyệt Giang Trạch Dân, những động thái phá vỡ cấm kỵ

Chia sẻ bài viết này
Vào cuối tháng năm, các cơ quan truyền thông tại Trung Quốc đại lục đưa tin Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Lưu Kim Quốc, người giữ chức chủ nhiệm phòng 610 và là quan chức của phòng 610 tỉnh Quảng Đông đã bị điều tra. Các phân tích cho rằng, cuộc vận động “đả hổ” của các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đã thắt chặt vòng vây vào ông Tăng Khánh Hồng và bản thân ông Giang Trạch Dân; điều này đã phá vỡ một vài cấm kỵ. (Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 1 tháng 5, Tòa án Trung Quốc bắt đầu cho thực hiện cơ chế đăng ký lập án, sau đó đã kéo theo làn sóng khởi kiện Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân do các học viên Pháp Luân Công phát khởi. Cuối tháng 5, kênh truyền thông phía chính quyền đã lên giọng đưa tin về việc Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Lưu Kim Quốc, người từng nắm giữ vai trò chủ nhiệm phòng 610 và là quan chức trong phòng 610 tỉnh Quảng Đông bị điều tra.
Phân tích cho rằng, cuộc vận động “đả hổ” của các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đang siết chặt vòng vây vào cá nhân ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng. Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy phòng 610  – thể chế được lập ra chuyên trách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân có nguy cơ bị khai trừ và mở đầu cho một cuộc vận động khởi tố ông Giang khắp trong dân chúng. Trận doanh của ông Tập Cận Bình đã phá vỡ những điều cấm kỵ cơ bản.

Tòa án Tối cao chuyển đổi cơ chế lập án thẩm tra thành cơ chế lập án thông qua đăng ký

Ngày 5 tháng 6, trang mạng của Tòa án Trung Quốc đưa tin, trong tháng đầu tiên thực hiện cơ chế đăng ký lập án, số lượng hồ sơ các vụ án được đăng ký trên toàn quốc lên đến 1.132.741 bộ, tăng 29% trong năm và tăng 4.93% so với tháng trước.
Trước đó, vào ngày 15 tháng 4, trang mạng Tân Hoa đưa tin, trong hội nghị “sửa đổi các tổ công tác” của Trung ương diễn ra vào ngày 1 tháng 4 đã thông qua “Ý kiến liên quan đến việc đẩy mạnh cơ chế cải cách đăng ký lập án của Tòa án Nhân dân”. Tòa án Tối cao của ĐCSTQ đã phát đi tin tức này vào ngày 15, cơ chế thụ lý giải quyết các hồ sơ án phạm đã có sự cải cách, đổi từ cơ chế thẩm tra sang cơ chế đăng ký, yêu cầu áp dụng đối với các bản án cần giải quyết theo pháp luật, “có án thì phải lập hồ sơ, có kiện tụng thì phải xử lý”. Ý kiến này đã được thực thi vào ngày 1 tháng 5.
Vào ngày 27 tháng 5, Tân Hoa Xã đưa tin, Tòa án tối cao đã ra thông tri năm 2015 đã có quyết định về tiêu chuẩn bồi thường cho các công dân bị xâm phạm quyền tự do thân thể, con số cụ thể là 219.72 Tệ mỗi ngày. Con số này được Cục Thống kê xác định, căn cứ trên mức lương trung bình trong mỗi ngày của các lao động thuộc các đơn vị phi tư nhân (là 219.72 tệ).
Theo báo cáo, Tòa án Tối cao yêu cầu, việc thẩm tra các vụ bồi thường cấp nhà nước ở Tòa án các cấp phải được chấp hành theo các tiêu chuẩn kể trên.

Công chúng ở đại lục dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, khắp nơi lên tiếng ủng hộ

Trong tháng đầu tiên khi cơ chế đăng ký lập án được thực thi trong hệ thống tư pháp Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công ở tất cả các tỉnh thành, địa phương trong toàn quốc đã gửi đơn kiện đến các Tòa án và các cơn quan Kiểm sát cấp cao. Đây là hành động đầu tiên của làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân, một cựu lãnh đạo của ĐCSTQ. Trong ba ngày từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 30, mạng Minh Huệ (minghui.org) ở hải ngoại đã nhận được ít nhất 70 tin tức về việc các học viên Pháp Luân Công khởi kiện Giang Trạch Dân. Chỉ trong ngày 1 tháng 6 mạng Minh Huệ đã nhận được 161 bản sao các Đơn khởi tố hình sự của các học viên Pháp Luân Công tại 55 huyện thị của 18 tỉnh thành.
Trước mắt, trên toàn Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công không ngớt đưa đơn khởi tố hình sự đối với ông Giang Trạch Dân. Những người khởi tố bao gồm cả những quan chức, công chức từng làm việc trong hệ thống Đảng, chính quyền và quân đội, còn có viên chức, quản lý cấp cao của các xí nghiệp quốc doanh, và công chúng từ khắp các ngành nghề trong xã hội. Có thể thấy rằng cuộc bức hại của ông Giang phát động đã ảnh ưởng sâu rộng đến nhiều tầng lớp trong xã hội.
Theo nguồn tin, trước mắt đã có người nhận được hồi đáp của cơ quan Tư pháp, chỉ còn đợi lập hồ sơ án phạm chính thức.
Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân của các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc đã thu hút sự chú ý và ủng hộ của giới chuyên gia, học giả trong ngành luật. Ông Quách Liên Huy, một luật sư can đảm ở Trung Quốc bày tỏ, ông Giang Trạch Dân chính là người gây hại cho Trung Hoa, bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách tàn khốc, lịch sử sẽ không bỏ qua cho ông ta. Ông Giang Trạch Dân sẽ không thể trốn thoát khỏi sự trừng phạt của lịch sử!
Ông Trọng Duy Quang, một học giả nổi tiếng gốc Hoa cho rằng, đây chính là sức mạnh của lòng tin “tà không thể thắng chính”, nó thuận theo dòng chảy lịch sử của thời đại, tất cả mọi người đều nên ủng hộ.
Hung thủ bức hại Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân, đã từng bị các học viên của gần 20 quốc gia trên khắp thế giới khởi tố vì tội phản nhân loại, tra tấn, diệt chủng.
Lưu Kim Quốc đã không còn ngồi ghế Chủ nhiệm Phòng 610, người kế nhiệm vẫn bặt tăm.
Trang mạng Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ vào ngày 26 tháng 5 có đưa tin, lý lịch đã được sửa đổi của ông Lưu Kim Quốc trên trang mạng của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương cho thấy rằng vị trí của ông Lưu hiện gờ là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã không còn đảm nhận vai trò Tổ phó Tổ Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo. Từ bảng lý lịch được đính kèm trên bảng tin cho thấy, ông Lưu Kim Quốc đã ngồi ở ghế Chủ nhiệm Phòng 610 từ tháng 1 năm 2014 trở đi cho đến tháng 1 năm 2015.
Trong bảng tin không đề cập ai là người thay thế chức vụ đó.
Tổng biên tập của nhà xuất bản Học viện Quân sự Tân Tử Lăng cho rằng, ông Lưu Kim Quốc tiếp nhận chức vụ này đã được nửa năm, trong khi đó các kênh truyền thông lại công bố một cách cao giọng là “ Lưu Kim Quốc không tiếp tục chủ nhiệm Phòng 610 nữa”, điều này cho thấy các cơ quan chính phủ đang tiến hành cắt giảm đối với phòng 610. Ông Tân Tử Lăng biểu thị: “theo từng bước đi của chiến dịch ‘chống tham nhũng’, cho đến việc thanh toán râu ria dưới hệ thống của Giang Trạch Dân, đương nhiên nó (tức 610) sẽ không còn tồn tại nữa, nó không thể tiếp tục tồn tại, cơ cấu này làm việc xấu, tương lai nó cũng sẽ bị thanh toán”.
Phòng “610” là một cơ cấu tương tự như “Văn cách tổ” trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa hay Gestapo của Đức Quốc xã được tổ chức dưới mệnh lệnh của ông Giang Trạch Dân, không theo bất cứ một trình tự Hiến pháp hay Pháp luật nào.  Cơ cấu phi pháp này chuyên trách việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, mang tiếng ác kể từ ngày 10 tháng 6 năm 1999.
Ngày 25 tháng 5, mạng Tân Hoa, mạng Trung Tân các cơ quan truyền thông của chính phủ các mạng xã hội khác đưa tin, Phó chủ nhiệm Phòng 610 của thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông bị tình nghi “làm trái kỷ luật và quy định luật pháp” hiện đang bị điều tra, chữ Phó chủ nhiệm Phòng 610 được đăng rõ trong tiêu đề. Đây là lần thứ ba các cơ quan truyền thông chính phủ đưa tin liên quan đến cơ cấu này.
Phòng 610 cũng cao giọng đưa tin, sau đó được hệ thống của các trang mạng lớn chuyển tải đi, tin tức này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các giới. Có phân tích nhận định rằng, những tin tức cố nhấn nhá vào “610” chính là đang điểm trúng tử huyệt của “Giang phái”, điều này đã làm tình hình canh bạc đang diễn ra ở Trung Nam Hải càng thêm nổi bật. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2014, mạng Tài Tân còn đưa tin “Hàn Khắc Phong Phó chủ nhiệm Phòng 610 Thành phố Lai Vu tỉnh Sơn Đông bị ‘song khai’”. Hàn Khắc Cường là Phó chủ nhiệm 610 đầu tiên bị ngã ngựa.  Những trang mạng vốn quen bưng bít tin tức ở Trung Quốc đại lục bỗng dưng đưa tin ồ ạt, khiến cho dư luận lúc ấy dấy lên một làn sóng tranh luận sôi nổi. Còn có một tài khoản Weibo VIP lên tiếng (tức những tài khoản Weibo được chính phủ chống lưng), đó là những tin tức chấn động nhất trong năm qua. Ngày 24 tháng 4 năm nay, Phó Phòng Công an đồng thời cũng là Ủy viên Đảng ủy phòng Công an thành phố Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô Công Phương Tài bị điều tra vì tình nghi “trái kỷ luật và vi phạm pháp luật. Truyền thông ở đại lục còn đưa tin, người này trước kia từng nhậm chức Chủ nhiệm Phòng 610 cấp Thị ủy.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Thứ trưởng bộ Công an Lý Đông Sinh ngã ngựa, đó là lần đầu tiên các kênh truyền thông của chính phủ đưa lên một bảng tin hiếm thấy, ngoài ra còn nhấn mạnh thân phận “Tổ trưởng Tổ Phòng chống và Xử lý các vấn đề liên quan đến Tà giáo Trung ương”, Chủ nhiệm phòng 610. Đồng thời, họ còn cố ý đặt chức vụ cao nhất của ông này trong thời gian bức hại Pháp Luân Công ra đằng trước.

Phân tích: cuộc công kích vào Giang đã phá vỡ nhiều điều cấm kỵ

Ngày 6 tháng 6, Tiến sĩ Lý Thiên Tiếu, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc đến từ khoa Chính trị học Đại học Columbia bình luận. Xem xét đường lối của hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn trong cuộc chiến chống tham nhũng từ hai năm trở lại đây, các phần tử sa lưới đa phần đều là các nhân vật trong hệ thống Giang phái. Chống tham nhũng không có số lượng, hay hạn chế chức vị lớn nhỏ chi cả, “thượng bất phong đỉnh” (ý nói không nể quan lớn đến đâu) đánh đến cấp cao nhất ở Thường ủy và kẻ đầu têu là Giang Trạch Dân, điều này chắc đã đột phá một số điều cấm kỵ cơ bản. Sau khi hai họ Tập, Vương dọn sạch Chu Vĩnh Khang, họ đã không thể thối lui trên con đường này được nữa. Trước mắt, vòng vây đã thắt chặt đến bản thân của Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình đã đột phá giới tuyến của “cuộc vận động chống tham nhũng”, mục tiêu “trừng trị họ Giang theo luật pháp” là điều có thể trông thấy được.
Ông Lý Thiên Tiếu còn phân tích, Tòa án Tối cao còn công bố Định mức bồi thường cho những người bị xâm phạm tự do thân thể năm 2015 là 219.72 tệ, điều này đã đặt định cơ sở cho các nạn nhân chịu bức hại từ tập đoàn của Giang Trạch Dân. Ngày 1 tháng 5, trên cả nước thực thi toàn diện cơ chế đăng ký “có án là lập hồ sơ” đã thuận ứng với ý dân, khiến cho người dân thấp cổ bé họng có thể tham gia vào công cuộc “đả Giang” thông qua con đường pháp luật. Sau đó, làn sóng “tố Giang” đã xuất hiện. Một là, từ việc đánh tham nhũng chuyển trọng tâm sang tội ác của Giang Trạch Dân; hai là, kết hợp giữa việc “đả Giang” với sức mạnh từ ý kiến quần chúng; ba là, để cho các cơ quan pháp luật có con đường khả thi để xử lý Giang.
Ông Lý Thiên Tiếu nhận định, trong phiên hop toàn thể lần thứ 4 của nhiệm kỳ thứ 18 đã xác định “quyết sách trọng đại là truy cứu trách nhiệm cả đời” và “cơ chế điều tra trách nhiệm”, thực tế đó chính là chiếc gông được chế tạo để phục vụ cho công cuộc “đả Giang”. Sau đó vào ngày tưởng niệm cuộc tàn sát Nam Kinh vào tháng 12, Tập Cận Bình một lần nữa nhắc lại “tội phản nhân loại”, điều này cũng giống như các nước trên thế giới cùng nhất trí khởi tố Giang.
Ngoài ra, trước mắt hệ thống bức hại Pháp Luân Công Phòng 610 đã xuất hiện tình trạng không người tiếp quản. Kênh truyền thông chính phủ đã ba lần điểm mặt qua các quan chức đã ngã ngựa từng có lý lịch phụ trách trong hệ thống 610. Những động thái này đã cho thấy, trên thực tế các cơ quan dưới quyền Tập Cận Bình đang hóa giải thể chế bức hại do Giang Trạch Dân lập ra, là tín sẽ hiệu chỉnh đốn hoặc phế trừ hệ thống 610.
Ông Lý Thiên Tiếu bày tỏ, “đả Giang” là một ván cờ toàn cục. Cuộc thanh lý đối với hệ thống Giang Trạch Dân được tiến hành đồng loạt ở tất cả các cơ cấu như quân đội, Chính Pháp Ủy, Bộ An ninh Quốc gia cho đến Mặt trận Thống nhất. Từ bước vây ráp sào huyệt của Giang, xử lý Giang theo Pháp luật, phế trừ hệ thống bức hại do Giang lập ra cho đến mở rộng cửa cho toàn dân khởi tố Giang. Nhìn qua các phương diện, việc “đả Giang” đã phá vỡ một vài cấm kỵ cơ bản, điều này có một ý nghĩa trọng đại đối với những biến đổi của Trung Quốc trong tương lai.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét