Sống lương thiện hơn làm gia tăng lượng chất xám trong não bộ
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn và thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới. Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Sự vị tha, lòng trắc ẩn, và cách xử lý nhân văn trong các tình huống đạo đức phức tạp có tác động không chỉ về mặt tư tưởng, mà còn ảnh hưởng tới mặt sinh lý con người, mà ở đây là não bộ.
Gia tăng chất xám trong não bộ
Một nghiên cứu được công bố ngày 3/6/2015 trên tạp chí PLOS ONE, chứng minh rằng khi hành xử đạo đức ở chuẩn mực cao hơn giúp con người gia tăng lượng chất xám trong nhiều phần não bộ liên quan tới hành vi xã hội, khả năng ra quyết định, và xử lý mâu thuẫn.
Được tiến hành bởi các nhà khoa học của trường Y khoa Perelman và trường Wharton thuộc đại học Pennsylvania, nghiên cứu này đã áp dụng lý thuyết “Các tầng lý giải đạo đức” được đưa ra bởi nhà thần kinh học người Mỹ, Lawrence Kohlberg (1927-1987). Có 76 người người tham gia thí nghiệm, họ được yêu cầu đánh giá các tình huống đạo đức phức tạp ví dụ như việc tự tử có sự trợ giúp y tế, và lựa chọn một trong 12 cách lý giải căn bản đối với tình huống đó. Lựa chọn của họ sẽ quyết định tầng lý giải đạo đức của họ dựa trên tiêu chuẩn về tầng đạo đức của Kohlberg.
Quảng cáo
Sau đó, những người này được tiến hành Chụp cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging (MRI)) để so sánh và đối chiếu lượng chất xám trong não họ.
Tác giả chính của nghiên cứu là Hengyi Rao, tiến sĩ, phó giáo sư về Hình ảnh Thần kinh Nhận thức (Cognitive Neuroimaging) ở trường y khoa Perelman nói trong một thông cáo báo chí rằng: “Cần tiến hành các nghiên cứu tiếp theo để xác định xem những thay đổi trong lượng chất xám là nguyên nhân hay hệ quả của việc đề cao tầng nhận thức đạo đức”.
Rèn luyện tính thiện làm thay đổi các phản ứng thần kinh
Những người đang rèn luyện mình để trở nên hướng thiện hơn được chứng minh là đã gia tăng các hoạt động trong các phần não bộ liên quan tới sự cảm thông và thấu hiểu người khác, cũng như các phần não bộ liên quan đến sự điều chỉnh cảm xúc và các cảm xúc tích cực.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Kiểm tra Sức khỏe Tinh thần (Center for Investigating Healthy Minds) ở Trung tâm Waisman thuộc đại học Wisconsin-Madison và được công bố vào ngày 21/05/2013 trên tạp chí Psychological Science.
Trọng tâm của nghiên cứu là kiểm tra xem những người trưởng thành có thể được rèn giũa thêm thiện tính hay không? Các đối tượng nghiên cứu được yêu cầu tưởng tượng về người nào đó đang chịu đau khổ và thử thực hành việc cầu mong cho sự khổ đau của người đó được dịu bớt đi. Đầu tiên những người tham gia nghiên cứu tưởng tượng về người mà họ có quan hệ tốt và sau cùng họ nghĩ về người có mẫu thuẫn với họ, và [cầu nguyện cho họ]. Như vậy buổi đào tạo đã dạy họ đối xử lương thiện với người khác, dù là với bạn hay thù.
Sau buổi đào tạo, các đối tượng nghiên cứu được tiến hành chụp cộng hưởng từ trong khi họ đang xem các bức ảnh về hoàn cảnh khổ đau của người khác. Những phản ứng thần kinh của họ trước sự đau khổ của người khác đã thay đổi, điều này cho thấy sự cảm thông của họ đã lớn hơn.
Những phản ứng thần kinh của họ trước sự đau khổ của người khác đã thay đổi, điều này cho thấy sự cảm thông của họ đã lớn hơn.
Helen Weng, nghiên cứu sinh về Tâm lý lâm sàng và tác giả đứng đầu của nghiên cứu nói trong một thông cáo báo chí như sau: “Rèn luyện thiện tính cũng giống như rèn luyện thể lực”, “sử dụng cách tiếp cận mang tính hệ thống này, chúng ta thấy rằng con người có thể thực sự phát triển tính thiện của mình và phản ứng trước sự đau khổ của người khác bằng sự quan tâm và mong muốn giúp đỡ”.
Cập nhật thông tin tác giả của bài báo, TaraMacIsaac trên Twtter, cùng chuyên trang Khoa học của Đại Kỷ Nguyên tiêng Anh trên Facebook, và đăng ký nhận bản tin để tiếp tục khám phá những điều thần thoại cổ xưa và những phát hiện khoa học mới!
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét