Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-07-2015] Hơn 130.000 người đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể từ cuối tháng 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 2015. Các nguyên đơn hối thúc Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao nhanh chóng đưa Giang ra trước công lý vì đã lạm dụng quyền lực của mình để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Các nguyên đơn cáo buộc Giang đã bỏ tù phi pháp, tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng được quy định trong Hiến pháp của họ, lạm dụng quyền lực, và nhiều tội ác khác. Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, và lập nên Phòng 610, cho nó quyền lực vượt trên cả hệ thống công an và tư pháp nhằm thực thi các chỉ thị của ông ta.
Hơn 16 năm qua, trên 3.800 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết đã được xác nhận. Con số thực tế còn cao hơn, bởi những thông tin như vậy bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc.
Trong tuần qua, từ ngày 17 đến 23 tháng 7, Minh Huệ Net đã nhận được 18.306 bản sao đơn kiện của 21.389 nguyên đơn.
Từ cuối tháng 5 đến ngày 23 tháng 7, tổng cộng có 84.835 đơn kiện của 103.605 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã được gửi đến Minh Huệ Net .
Trong số các nguyên đơn, có 1.078 nguyên đơn là các học viên Pháp Luân Công đã rời khỏi Trung Quốc để tránh bức hại và hiện tại đang định cư ở 24 quốc gia khác nhau. Họ cũng gửi đơn kiện Giang lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc.
Các vụ kiện Giang Trạch Dân tăng nhanh kể từ cuối tháng 5 năm 2015
Phân bố theo tỉnh và thành phố của các nguyên đơn
Các nguyên đơn dùng tên thật để gửi đơn kiện
Các học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã kể lại những lợi ích mà họ nhận được qua tu luyện Pháp Luân Công và tường thuật lại những gì mà họ phải gánh chịu bởi cuộc bức hại tàn bạo này. Họ dùng tên thật của mình [để gửi đơn kiện] bất chấp cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Các nguyên đơn bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật, bác sỹ, luật sư, giáo sư, người lao động, nông dân, và các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trong số hơn 103.000 nguyên đơn có:
• 2.721 người đã bị tàn phế hoặc có người nhà bị tra tấn đến chết
• 13.058 người có nhiều thân nhân bị bức hại
• 465 người từng bị giam giữ trong các trại tâm thần
• 37.633 người từng bị giam giữ trong các trại giam hoặc trung tâm tẩy não
• 19.590 người chịu thiệt hại về kinh tế vì bị tống tiền, mất việc làm, tiền lương hay tiền hưu trí của họ bị đình chỉ hoặc bị cắt giảm.
• 5.523 người có thân nhân bị mất việc làm, bị đuổi khỏi trường học, bị suy sụp về tinh thần, hoặc qua đời do bị bức hại.
Tác động của làn sóng khởi kiện Giang ở Trung Quốc
Việc đệ đơn kiện Giang Trạch Dân trên diện rộng đã phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra trước công chúng và gây xôn xao dư luận.
Một quản lý địa phương ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã đến thăm một học viên Pháp Luân Công vào ngày 17 tháng 7 năm 2015 để hỏi về việc khởi kiện Giang. Nhiều người đã đến gặp anh ấy, kể cả công an. Người học viên này đã giải thích với họ về lý do khiến anh kiện Giang. Người quản lý đã xin học viên một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.
Sau khi đọc vài trang sách, ông ấy nói: “Nếu mọi người đều có thể làm người tốt, thì mọi người sẽ an cư lạc nghiệp và đạo đức sẽ được cải thiện.” Người quản lý hỏi: “Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách này được không?” Học viên đó đồng ý.
Gần đây, một học viên ở tỉnh Hà Nam đã bị đưa đến đồn công an bởi phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Anh ấy nói với công an ở đó rằng: “Pháp Luân Công là Phật Pháp. Trong lịch sử, những người bức hại Phật Pháp đều bị trừng phạt. Tôi hy vọng rằng các anh không đứng về phía phản diện.” Một số người gật đầu và không hỏi thêm gì nữa. Sau đó, một công an đã nói với học viên đó rằng anh ấy có thể đi ra ngoài ăn trưa một mình. Sau bữa trưa, người học viên đó quay trở lại. Người công an đó hét lên với anh ấy rằng: “Tôi nói anh hãy ra ngoài ăn trưa!” và sau đó hạ thấp giọng xuống nói tiếp: “Và đừng quay trở lại đây nữa!”
Tám học viên ở Uy Lương, tỉnh Cam Túc- Triệu Tông Thành, Từ Kim Bưu, Ngô Gia Miếu, Lôi Bằng Hòa, Ngô Lan Phương, Hà Tồn Mai, Đài Mai Hoa, và Bạch Quần Anh- bị giam giữ tại mộttrại tạm giam trong 13 tháng, đã được trả tự do vào ngày 17 tháng 7 năm 2015. Ban đầu người ta nói với họ rằng họ sẽ bị kết án tù.
Lên tiếng ủng hộ khởi kiện Giang Trạch Dân
Nghị viên Ted Poe (R-Texas) phát biểu trên sân cỏ phía tây của điện Capitol Hoa Kỳ ở Washington, D.C vào ngày 16 tháng 7 năm 2015.
Nghị viên Ted Poe (R-Texas) nói rằng quyền tin và thực hành đức tin là quyền cơ bản của con người, và không có gì quan trọng hơn điều đó. Ông nói về những biểu hiện của những người phản kháng nhằm đưa Giang Trạch Dân ra công lý: “Qua những gì tôi biết về Giang, thì ông ta cần phải bị ngồi tù, chứ không phải là các học viên Pháp Luân Công.” Nghị viên Poe từng là một thẩm phán trước khi trúng cử vào Quốc hội.
Khoảng 700 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để phản đối cuộc bức hại và ủng hộ những người đã đệ đơn khởi kiện Giang. Một người đứng xem diễu hành đã nói: “Cần sớm đưa ông ta ra trước công lý.”
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc và ủng hộ những người đã khởi kiện Giang. Dòng chữ trắng trên phần nền xanh của tấm biểu ngữ lớn: “Ủng hộ 80.000 người Trung Quốc đã khởi kiện Giang.” Các chữ lớn trên phần nền trắng của tấm biểu ngữ: “Khởi tố Giang Trạch Dân”
Các luật sư Hồng Kông, ông Hồ Chí Vỹ, Lương Quốc Hùng, Lý Trác Nhân, Lương Diệu Trung, và Trần Vĩ Nghiệp, bày tỏ sự ủng hộ của họ với việc khởi kiện này.
Hơn 2.000 học viên Đài Loan đã diễu hành vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để ủng hộ làn sóng khởi kiện ở Trung Quốc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và khách du lịch.
5.000 học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan mít-tinh trên Đại lộ Ketagalan trước Dinh Tổng thống để ủng hộ việc khởi kiện Giang ở Trung Quốc. Biểu ngữ lớn với dòng chữ: “Ủng hộ 80.000 người đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang bởi bức hại Pháp Luân Công”
Nghị sỹ của Ontario, ông Jack MacLaren, đã đề cập đến một cuộc biểu tình ở trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa, Canada vào ngày 15 tháng 7 vừa qua. Ông nói: “[Các học viên] bị cầm tù, bị tra tấn và bị sát hại, thậm chí còn bị mổ cướp tạng, một tội ác thật ghê tởm. Đối với bất cứ nơi nào trên thế giới thì đây cũng là sự xâm phạm nhân quyền vô nhân đạo nhất.”
Nghị sỹ Quốc hội Ontario, ông Jack MacLaren, phát biểu tại một buổi mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada vào ngày 15 tháng 7 năm 2015.
Giới truyền thông Úc đã bắt đầu chú ý hơn đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hãng AAP đưa tin về việc khởi kiện Giang của các học viên Pháp Luân Công ở Úc và nhanh chóng được nhiều hãng tin khác đăng tải lại, trong đó có The Australian, The Daily Telegraph, The Daily Mercury, Gold Coast Gazette, Cairns Post, Herald Sun, Geelong Advertiser, The Advertiser, và The Sunday Times, cũng như mạng lưới truyền hình The Nine Network và The Seven Network. Phần lớn các hãng đều đặt tiêu đề cho báo cáo này là “tin nóng”. Nó cũng được ghi nhận là “tin tức được đọc nhiều nhất trong ngày” trên news.com.au.
Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/7/25/313039.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/7/26/151742.html
Đăng ngày 06-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét