Truyền thông chủ lưu nước Anh và các tổ chức Y tế tiếp tục đưa tin về tội ác mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ
Những năm gần đây, tại nước Anh, chân tướng tội ác mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được truyền đi rộng rãi. Cùng lúc đó, các tổ chức y tế lớn, các y bác sĩ cùng với các kênh truyền thông chủ lưu của Anh quốc cũng bắt đầu chú ý đến đề tài lớn này.
Theo dòng tin tức được truyền đi, càng ngày càng có nhiều các tổ chức liên đới, các nhân vật chính yếu cũng đã lần lượt đứng vào hàng ngũ những người lên tiếng bảo vệ cho Pháp Luân Công, lên án cuộc bức hại và tội ác mổ cướp nội tạng sống phi nhân tính của ĐCSTQ. Tại nước Anh, tiếng nói chính nghĩa của xã hội và giới chức ngày càng thêm mạnh mẽ, tất cả họ đều lên tiếng khiển trách tội ác phản nhân loại mà ĐCSTQ đang phạm phải, yêu cầu chính phủ ĐCSTQ tôn trọng lời can gián của Liên Hiệp Quốc và xã hội quốc tế, chấp nhận điều tra các cáo buộc về hành vi mổ cướp nội tạng sống, đồng thời, lập tức chấm dứt các ca cấy ghép tạng phi đạo đức, chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.
Tờ báo lớn của Anh – Daily Mail đăng loạt bài: “Không bao lâu nữa chân tướng sẽ được vạch trần”
Vào ngày 6 tháng 4 năm 2015, trang mạng của tờ Daily Mail, một trong những tờ báo chủ đạo của Anh quốc đã đăng một series hai bài viết, kết hợp với bộ phim tài liệu nói về hoạt động mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công mà đài SBS của ÚC đã phát sóng – Human Harvest: China’s Organ Trafficking, tiết lộ cho người dân nước Anh về tội ác mổ cướp và mua bán tạng sống được tiến hành một cách quy mô dưới thể chế của ĐCSTQ.
Bài viết được đăng vào ngày 5 tháng 4 có tiêu đề: “Mổ cướp tạng người sống – Hoạt động mua bán nội tạng sống kinh người tại Trung Quốc được vạch trần trong một bộ phim tài liệu, cho thấy hoạt động buôn bán trái phép này có lợi nhuận lên tới 1 tỷ đô la mỗi năm”.
Quảng cáo
Các đề mục nhỏ trong bài viết là:
- Bộ phim tài liệu hy vọng sẽ vạch trần việc mua bán nội tạng phi pháp xảy ra ở Trung Quốc.
- Số tiền giao dịch nội tạng ở Trung Quốc được cho là lên đến 1 tỷ đô mỗi năm.
- Luật sự nhân quyền David Matas nói về những tình tiết đẫm máu.
- Khẳng định rằng hàng vạn người vô tội đã bị giết theo nhu cầu của thị trường nội tạng.
- Các tội phạm chính trị bị biến thành nguồn cung chủ yếu.
- Đại đa số nạn nhân được cho là những học viên Pháp Luân Công đang bị đàn áp.
Đoạn mở đầu bài viết trên tờ Daily Mail này đã nhắc nhở các độc giả về một chân tướng to lớn mà bộ phim tài liệu vừa được phát sóng đã tiết lộ, bài viết nói: “Năm 2006, báo cáo đầu tiên về hành vi mổ cướp nội tạng sống các tội phạm chính trị tại các bệnh viện quốc hữu Trung Quốc đã được công bố, lúc đó sự thật này đáng sợ đến mức khó tin. Tuy nhiên, một bộ phim tài liệu vừa được phát sóng đã vạch trần nguồn lợi nhuận 1 tỷ đô mỗi năm qua các cuộc giao dịch nội tạng trái phép, bên cạnh đó số lượng những ca phẫu thuật cấy ghép tạng tại Trung Quốc đã lên tới hàng vạn ca mỗi năm, trong khi những người đăng ký tình nguyện hiến tạng với chính phủ lại vô cùng ít ỏi”.
“’Mổ sống: hình thức mua bán nội tạng tại Trung Quốc’ đã cho toàn thế giới thấy những tình tiết đẫm máu mà luật sự nhân quyền David Matas cùng với cựu Nghị sĩ Canada David Kilgour nhắc đến, không bao lâu nữa chân tướng sẽ được vạch trần”.
Bài viết còn giới thiệu, ông David Matas và ông David Kilgour vào năm 2006 đã nhận sự ủy thác của tổ chức Quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (The Coalition to Investigate the Persecution of the Falun Gong in China) triển khai các điều tra đối với cáo buộc về hành vi mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công do ĐCSTQ tiến hành. Từ những chứng cứ xác thực, họ đã đi đến những kết luận hết sức thuyết phục khiến cho người ta phải tin rằng những học viên Pháp Luân Công đã trở thành ngân hàng tạng sống cho các ca cấy ghép phi pháp.
Bài viết còn nói: “Những chứng cứ chắc chắn này đã chứng minh với hai người rằng: hàng vạn người vô tội đã bị giết hại chỉ để phục vụ cho hoạt động cấy ghép phi pháp”. “Có những học viên Pháp Luân Công sau khi bị lấy đi nội tạng vẫn còn thở được, ngay lập tức họ bị ném vào lò thiêu để phi tang”.
Bài viết đã chỉ ra, cộng đồng quốc tế đang cố gắng hết trong mọi khả năng để phản đối tội ác phản nhân loại này, trong đoạn tổng kết còn nhắc đến các động thái của chính phủ và các tổ chức tại các quốc gia như Israel, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ và liên minh châu Âu. Bài viết nói: “Các nước trên thế giới hiện đang suy nghĩ về điều luật ngăn chặn cư dân của mình đến Trung Quốc để thực hiện ‘du lịch cấy ghép tạng’, Israel và Tây Ban Nha đã bắt đầu thực thi. Quốc hội Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu cũng đã thông qua nghị quyết lên án tội ác vô nhân tính của chính quyền ĐCSTQ, đồng thời yêu cầu ĐCSTQ ngay lập tức chấm dứt hành vi này. Ủy ban Quốc tế của chính phủ Canada cũng đã nhất trí thông qua một nghị quyết tương tự.
Bài viết còn tường thuật lại niềm hi vọng của đạo diễn Lý Vân Tường được gửi gắm trong bộ phim, ông hi vọng quảng đại quần chúng sẽ góp sức truyền đi thông điệp của sự thật: “Bạn có thể truyền chân tướng này đi cho bạn bè hoặc người thân, hi vọng bộ phim này có thể giúp mọi người hiểu rõ về tội ác tàn bạo này (tội ác bức hại và mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ).
Ngày 8 tháng 4, một bài viết khác mang tựa đề: “Theo bộ phim ‘Mổ cướp tạng sống’, tại Trung Quốc mỗi năm có đến 11.000 người bị cưỡng chế mổ lấy gan, thận và giác mạc trong tình trạng không gây mê”.
Các tiêu đề gồm:
- Kết luận của một cuộc điều tra trong tám năm nói rằng ở Trung Quốc có hàng ngàn người bị cưỡng chế mổ lấy tạng.
- Bộ phim tài liệu cho biết đoàn thể bị (ĐCSTQ) cấm — Pháp Luân Công, là tiêu điểm chính (của cuộc mổ cướp tạng sống do ĐCSTQ gây ra).
- Trung Quốc là nước có số lượng các ca cấy ghép tạng đứng thứ hai thế giới, nhưng những người đăng ký hiến tạng chỉ có 37 người.
- Một bác sĩ bị cáo buộc là đã mổ lấy giác mạc sống của 2000 người
- Chính phủ ĐCSTQ phủ nhận cáo buộc, nói rằng nguồn tạng đều đến từ những người tình nguyện.
Bài viết đã tổng kết những kết quả điều tra mà hai ông David Matas và David Kilgour có được sau nhiều năm, kể cả câu chuyện về người bác sĩ bị ép buộc phải tham gia hoạt động mổ lấy tạng sống từ những tù nhân chính trị. Bài viết còn dẫn lời của ông Matas: “nhất định đã có người bị giết để lấy tạng, không thể có cách nào khác để giải thích những sự việc đã xảy ra”. “Trên thế giới, nếu như các vị hẹn trước một ca phẫu thuật cấy ghép tạng, thông thường các vị phải đợi từ vài tháng thậm chí đến vài năm. Nhưng khi các vị đến Trung Quốc, chỉ cần vài ngày là có thể tiến hành phẫu thuật”.
Bài viết còn đề cập đến những lời phủ nhận của chính phủ ĐCSTQ đối với tội ác này và những lời hứa luôn luôn thay đổi của họ. Bài viết nói:“Theo bản tin của tờ báo Sydney Morning Herald, các quan chức ĐCSTQ luôn phủ nhận cáo buộc này, họ nói họ chỉ sử dụng nội tạng của những người tình nguyện”. “Đối với việc các quan chức ĐCSTQ lợi dụng nội tạng của các tử tù nhằm trục lợi, các luật sư nhân quyền tham gia điều tra hy vọng có thể tiến thêm một bước hành động, họ sẽ kiện những người phụ trách tội ác này ra Tòa án Hình sự Quốc tế tại La Hague”.
Ngoài những bản tin liên tiếp trong ngày 6 và ngày 8 tháng 4, tờ International Bussiness Times cùng với các trang mạng khác ở Anh cũng đồng thời cho đăng những thông tin về tội ác của ĐCSTQ mà bộ phim “Mổ cướp tạng sống” đã tiết lộ.
Tạp chí điện tử của trường Y thuộc đại học Imperial College London lên tiếng về tội ác này của ĐCSTQ tại Tòa nhà Quốc hội Anh
Số mùa xuân năm 2015 của Tạp chí điện tử trường Y thuộc Đại học Imperial College London đưa tin, giới thiệu về Tiến sĩ Alex Chen – một trong những nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp tại đây và là người đã tham dự Hội thảo do Tổ chức Bác sĩ chống Cướp mổ Nội tạng (DAFOH) tổ chức tại Tòa nhà Quốc hội Anh, nhằm phơi bày những sự thật xung quanh hành vi tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Bản tin còn đăng hình của Tiến sĩ Chen chụp chung với chủ tịch buổi hội thảo và các khách mời diễn giả. Bản tin đã tường thuật tóm tắt bối cảnh và mục tiêu của hội thảo đồng thời có đăng nội dung mà Tiến sĩ Chen đã phát biểu:
Văn bản viết: “Ngày 25 tháng 11 năm 2014, Nghị viên Quốc hội Julinan Huppert đã chủ trì một cuộc hội thảo tại Nghị viện, thảo luận về vấn đề mổ cướp nội tạng sống các tù nhân lương tâm đang diễn ra tại Trung Quốc và sự liên quan của cư dân Anh quốc đến vấn đề này. Các khách mời diễn giả có cả ông David Matas và ông David Kilgour, những người đã triển khai cuộc điều tra về tội ác cướp mổ tạng sống đã được đề cử giải Nobel hòa bình, và tác giả cuốn sách “Cuộc tàn sát” Ethan Gutmann, người đã nhận được giải thưởng đặc biệt về nghiên cứu báo chí. Ngoài ra, còn có người đại diện khu vực châu Âu của Tổ chức Bác sĩ chống Cướp mổ Nội tạng, Tiến sĩ Alex Chen”.
“Tiến sĩ Alex Chen tại buổi hội thảo đã giới thiệu về tội ác mổ cướp nội tạng sống từ các tù nhân lương tâm tại Trung Quốc, đồng thời bàn về phản ứng toàn cầu từ xã hội quốc tế đối với cơ sở pháp lý và ảnh hưởng rộng lớn đối với hoạt động cấy ghép nội tạng trên toàn thế giới”.
Trang mạng của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO: Tòa nhà Quốc hội Anh diễn ra cuộc hội thảo về vấn đề mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ
Trên trang mạng của Trung tâm Giáo dục, Đào tạo và Sức khỏe Cộng đồng do trường Y thuộc Đại học Imperial hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã giới thiệu về sự kiện Tiến sĩ Alex Chen tham dự buổi hội thảo của Tổ chức quốc tế Bác sĩ chống Cướp mổ Nội tạng DAFOH, và các ý kiến phân tích của tiến sĩ tại buổi hội thảo này. Ông đã chỉ ra rằng tội ác mổ cướp nội tạng sống vẫn còn đang tiếp diễn và kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục nỗ lực để ngăn chặn hành vi ấy.
Bối cảnh: Vào ngày 23 tháng 4 năm 2015, bộ phim tài liệu “Mổ cướp tạng sống” (Human Haverst) đã đạt giải thưởng Peabody Award – giải thưởng Thành tựu Văn hóa truyền hình lần thứ 74 của Mỹ. Đây là giải thưởng truyền hình có lịch sử lâu đời nhất và là một trong những giải thưởng danh giá nhất, được xem là Pulitzer Prize dành cho truyền hình.
Chú thích của người dịch:
Giải Pulitzer là một giải thưởng của Mỹ, trao cho nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng hơn cả là về báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét