[MINH HUỆ 18-6-2015] Vào ngày 13 tháng 6 năm 2015, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở thành phố Dortmund, Đức đã được mời đến trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp tại hai lễ hội cộng đồng.
Lễ hội Văn hóa Quốc tế Munster
Pháp Luân Đại Pháp là đại diện duy nhất của nền văn hóa Trung Quốc tại Lễ hội Văn hóa Quốc tế Munster lần thứ 17 ở Dortmund. Các học viên đã biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp trên sân khấu trong buổi lễ khai mạc của lễ hội kéo dài một tuần này.
9c7d9c226eaa1a062ce3fe4e6b9f3d46.jpg
Màn trình diễn của Pháp Luân Đại Pháp tại “Lễ hội Láng giềng” (Neighbors Festival) ở Eving Dortmund, Đức
50d342ac8eb2dd1f498f6242992bc8d1.jpg
Màn trình diễn của Pháp Luân Đại Pháp tại Lễ hội Văn hóa Quốc tế Munster lần thứ 17 ở Dortmund, Đức
c781ae3d2ffe36a8fc1a0614d0d36924.jpg
Người dân ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên, được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc
Dortmund có một nền văn hóa đa sắc tộc, người dân ở đây có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau. Các học viên người Đức, Trung Quốc, Bulgaria và Nga trình diễn các bài công pháp trên sân khấu cũng đến từ những nghề nghiệp khác nhau và ở những độ tuổi khác nhau, từ thiếu niên cho đến ngoài 60 tuổi. Một vài khán giả đã học theo những động tác của các học viên trên sân khấu.
Những người tham dự lễ hội đã tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp ở quầy thông tin. Nhiều người đã ký tên vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt hoạt động mổ cướp nội tạng từ các học viên ở Trung Quốc.
Lễ hội Láng giềng ở Eving Dortmund
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp cũng đã tham gia lễ hội “Láng giềng” ở Eving, sự kiện này đã thu hút khoảng 1.000 người tham dự.
08406273c6e3d7281c9018f7b2d06743.jpg
Cô Lưu Mỹ Linh, một người dân tị nạn đến từ Trung Quốc, kể với khán giả về những tra tấn mà cô phải chịu đựng do chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra
Sau màn biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, học viên Lưu Mỹ Linh, người đã chạy khỏi Trung Quốc chỉ bốn tháng trước đây, đã chia sẻ câu chuyện của cô với khán giả.
Trong tay cô là bức hình chụp trong một cuộc diễu hành ở thành phố Bielefeld một tuần trước. Trong bức hình này, cô đang ngồi trong một đóa sen lớn và biểu diễn bài tập đả tọa của Pháp Luân Đại Pháp.
“Trong ba tiếng đồng hồ dọc theo tuyến đường, tôi đã nhiều lần khóc vì cảm động khi nghe tiếng cổ vũ và vỗ tay từ khán giả,” cô Lưu Mỹ Linh nói. Cô nói rằng ở nước Đức, tự do ở khắp mọi nơi như ánh mặt trời. Tuy nhiên, hầu hết những khán giả cổ vũ cho đoàn diễu hành tuyệt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp hôm đó không biết về những màn tra tấn mà các học viên đang phải chịu đựng ở Trung Quốc.
Từng bị giam giữ tại một trại lao động vì đức tin của mình, cô Lưu bị cấm ngủ và bị ép phải đứng trong suốt 13 ngày, trong thời gian đó cô không được sử dụng nhà vệ sinh. Sự tra tấn này đã làm chân của cô sưng lên trầm trọng, và cô đã không thể bước đi trong một thời gian dài.
Đó chỉ là một trong những hình thức tra tấn mà cô đã phải trải qua trong thời gian ba năm lao động cưỡng bức kể từ tháng 9 năm 2005.
Những chia sẻ của cô khiến khán giả cảm động sâu sắc. “Mọi người trên thế giới đều có quyền tự do. Bạn sẽ không thể sống nếu thiếu đi tự do,” một người dân Thổ Nhĩ Kỳ nhận xét.
“Đúng vậy, chúng ta phải làm điều gì đó [để giúp chấm dứt cuộc bức hại này],” một người dân sống ở gần đó nói thêm.
Một người phụ nữ muốn tặng tiền, nhưng các học viên nói với cô rằng Pháp Luân Đại Pháp không nhận quyên góp. Họ gợi ý cô gửi một bưu thiếp đến một nhà tù ở Trung Quốc yêu cầu thả học viên đang bị giam giữ bất hợp pháp là ông Lữ Khai Lợi.
Một trong những người tổ chức sự kiện đã ca ngợi màn trình diễn và chia sẻ của cô Lưu là “rất ấn tượng và cảm động.”

Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/18/311069.html
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2015/6/22/151196.html
Đăng ngày 25-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.