Thói quen đầu tư của người Đức
Những người gửi tiền tiết kiệm tại
Đức rất kỳ lạ; họ tránh xa cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản, thay vào đó là
gửi hơn 2 nghìn tỷ euro vào tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng. Nói cách khác, họ
rất thận trọng.
Theo một khảo sát mới nhất, trong khi hơn một nửa người Mỹ đầu
tư vào cổ phiếu của các doanh nghiệp Mỹ, chỉ 15% người Đức trực tiếp sở hữu cổ
phiếu của doanh nghiệp Đức, 21% sở hữu các quỹ tương hỗ. Điều này càng đáng ngạc
nhiên hơn khi mức lãi suất ở mức thấp kỷ lục.
Một số người Đức nghĩ rằng gửi tiền tại các ngân hàng chỉ
đơn giản là được hưởng lãi suất trong khi đó thị trường chứng khoán và bất động
sản giống như một hình thức đánh bạc.
Người Mỹ có các kênh tin tức cập nhật 24/24 các thông tin
kinh tế tài chính với những chuyên gia hào hứng đưa ra lời khuyên đầu tư. Ví dụ
gần nhất ở Đức là Dirk Müller - nhà giao dịch ở Frankfurt được biết đến với biệt
danh “Mr DAX”. Đây là chuyên gia xuất hiện khá thường xuyên trên tivi và những
cuốn sách của ông cũng được bán rất chạy.
Tuy nhiên, ông là người hiếm hoi khuyên người Đức nên mạo hiểm
đầu tư vào các tài sản ngoài sổ tiết kiệm. Ông coi đây là "một trong những
sản phẩm tồi tệ nhất mà các ngân hàng có thể cung cấp" bởi đây nhà đầu tư
bị giới hạn số tiền và số lần mà họ có thể rút ra. Thêm vào đó, lãi suất cũng ở
mức thấp hơn so với lạm phát.
Tuy nhiên, chỉ có rất ít người Đức nghe theo lời khuyên này.
Theo khảo sát của Hiệp hội ngân hàng Đức chỉ có 30% người Đức cho biết họ tiết
kiệm tiền "cho tuổi già", 27% cho "trường hợp khẩn cấp" và
27% để "mua các tài sản lớn". Chỉ có 7% nhắc đến việc "đầu tư
làm giàu". Khi được hỏi nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu
tư, 60% có câu trả lời là "an toàn", chỉ có 15% quan tâm đến lợi nhuận.
Các chính sách công cũng coi chứng khoán là tài sản đầu tư
chứa đầy rủi ro, hoặc thậm chí là trái phép. Chính phủ duy trì chế độ theo dõi
các nhân viên tư vấn một cách chặt chẽ, có hệ thống ghi lại bất cứ lời phàn nàn
nào từ khách hàng. Thêm vào đó, luật bảo vệ người tiêu dùng yêu cầu nhân viên
tư vấn phải đọc lời khuyên bắt buộc (giá cổ phiếu có thể đi lên cũng như đi xuống)
bất cứ khi nào họ gặp gỡ khách hàng.
Kết quả là, mặc dù người Đức có thu nhập khá cao nhưng tài sản
ròng trung bình chỉ ở mức 51.400 euro - tương đương 69.221 USD. Đây là mức
không chỉ thấp hơn của Pháp (115.800 euro), Hà Lan (103.600 euro) mà còn thấp
hơn cả Hy Lạp (101.900 euro) và Slovakia (61.200 euro). Tỷ lệ sở hữu nhà ở mức
thấp là lý do chính, nhưng người Đức chỉ kiếm được quá ít lợi nhuận từ những
khoản tiết kiệm là lý do quan trọng hơn.
Kinh tế Đức sa sút
Ngân hàng Trung ương châu Âu đã hy vọng sẽ khuyến khích các
ngân hàng cho vay bằng cách đánh lãi suất tiêu cực đối với một số khoản tiền gửi
vượt quá con số quy định. Nhưng người Đức hoài nghi rằng chính sách tiền tệ
siêu lỏng có thể thúc đẩy hoạt động cho vay và do đó không cần phải cải cách
tài chính và cấu trúc sâu hơn.
Họ cáo buộc ECB có những sai lầm trong quá khứ với chính
sách lãi suất của mình. Quan hệ giữa ECB và Bundesbank, ngân hàng trung ương có
truyền thống hiếu chiến của Đức đang trong tình trạng căng thẳng.
Ý định của ECB, tuy nhiên, không phải là quá khác so với
Deutsche Skatbank: để khuyến khích người tiết kiệm chuyển sang tài sản rủi ro,
thúc đẩy đầu tư sản xuất. Nhưng xem ra không hiệu quả, thay vì chuyển sang các
tài sản đầu tư sinh lợi nhiều hơn, người Đức phản ứng với lãi suất thấp bằng
cách giảm tiết kiệm. Tuy nhiên, đầu tư tư nhân đã giảm trong những năm gần đây,
phản ánh việc thiếu đầu tư của chính phủ Đức. Đây là một vấn đề ngày càng lộ
rõ.
Số liệu thống kê cho thấy do hoạt động xuất khẩu yếu, đầu tư
đi xuống, GDP của nền kinh tế lớn nhất Eurozone là Đức giảm 0,2% trong giai đoạn
từ tháng 4 đến tháng 6/2014 và đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong hơn một
năm. Nhiều viện nghiên cứu hàng đầu dự đoán Đức sẽ đạt tăng trưởng yếu trong
năm nay và các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Đức từ 1,9% xuống
1,3% và từ mức 2% xuống còn 1,2% trong năm 2015.
Động lực chính giúp Đức thoát khỏi cuộc suy thoái cận kề là
chi tiêu hộ gia đình gia tăng mạnh mẽ. Thêm vào đó, ngoại thương cũng góp phần
không nhỏ khi cán cân nghiêng về phía xuất khẩu so với nhập khẩu. Tuy nhiên, giới
phân tích vẫn chưa vội lạc quan khi vẫn còn những lo ngại về tình hình thu hút
đầu tư, xây dựng tại Đức.
Thời báo Ngân hàng
Bí quyết làm ít được nhiều của người Đức: 'Tắt Facebook
trong giờ làm'
Làm cho ra làm, trao đổi thẳng thắn và xả hơi thoải mái
giúp người Đức chỉ cần làm việc 35 tiếng mỗi tuần nhưng kinh tế vẫn mạnh nhất
châu Âu
Nhắc tới Đức, chúng ta thường nghĩ ngay tới bia hay bóng đá.
Tuy nhiên, không thể quên Đức với vai trò của một trong những đầu tàu kinh tế ở
châu Âu. Ngày nay, Đức ngày càng thể hiện vai trò dẫn dắt nền kinh tế thế giới
khi họ đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng 2012. Đây cũng là quốc gia có nền
công nghiệp phát triển bậc nhất.
Dù phát triển khoa học và kinh tế rất mạnh, chúng ta lại chưa
bao giờ nghe tới điều thần kỳ của người kỹ sư Volkswagen như vẫn thường nghe về
người kỹ sư Toyota hay Honda. Thay vì làm việc chăm chỉ cần cù để tạo ra kỳ
tích như người Nhật, nước Đức lại được biết tới với luật bảo về quyền
lợi người lao động cực kỳ nghiêm khắc và có thời gian làm việc trung
bình ít hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác.
Vậy tại sao một quốc gia chỉ làm 35 giờ mỗi tuần, trung bình
được 24 ngày nghỉ phép mỗi năm, lại là nơi có năng suất làm việc cao vượt trội
so với các quốc gia khác?
Dưới đây là một số lý do mà trang Business Insider của Mỹ
đưa ra, lý giải tại sao người Đức có năng suất mà đến người Mỹ cũng phải ghen tị:
Người Đức: “Làm việc là làm việc”
Trong văn hóa kinh doanh của ĐỨc, khi một nhân viên nói họ
đang làm việc, điều đó có nghĩa là họ sẽ không làm gì khác ngoài công việc.
Facebook, tán gẫn với đồng nghiệp, bình luận trên diễn đàn hay giả vờ làm việc
khi sếp xuất hiện là những hành vi không thể chấp nhận.
Tất nhiên, ở Mỹ những hành vi này cũng sẽ bị quản lý trừng
phạt nghiệp khắc. Tuy nhiên, điều khác biệt là tại Đức, kể cả đồng nghiệp của bạn
cũng không bao giờ chấp nhận cách làm việc như vậy.
Trong bộ phim tài liệu “Make me a German”, một phụ nữ Đức
trẻ tuổi đã nói cô ấy bị “sốc” trước văn hóa làm việc khi chuyển tới Anh.
“Tôi đã làm việc ở Anh trong kỳ trao đổi nhân viên … Tôi đã ở
văn phòng và thấy mọi người suốt ngày ngồi tán gẫu những câu chuyện cá nhân …
“Tối nay có kế hoạch gì không?”,... và suốt ngày đi uống cà phê”.
Cô gái người Đức tỏ ra khá ngạc nhiên với cách làm việc của
người Anh. Cô cho biết, tại Đức, Facebook bị cấm sử dụng trong văn phòng. Thậm
chí cả những email có nội dung riêng tư cũng không được phép.
Trao đổi thẳng thắn
Văn hóa làm việc của người Đức tập trung nhiều vào việc trao
đổi trực tiếp. Trong khi người Mỹ thích các cuộc nói chuyện riêng và duy trì bầu
không khí lạc quan, người Đức hiếm khi quanh co. Họ sẽ trao đổi thẳng thắn với
quản lý về việc đánh giá hiệu suất công việc, đi thẳng vào vấn đề trong các buổi
họp, và sử dụng những câu nói thẳng trực tiếp mà không cần nghĩ tới việc
nói giảm, nói tránh. Chẳng hạn, người Mỹ sẽ nói: “Tốt hơn anh đưa cho tôi văn bản
này lúc 3 giờ chiều”, người Đức sẽ nói: “Tôi cần văn bản này vào 3 giờ”.
Khi làm việc, người Đức tập trung và chăm chỉ hơn, vì vậy họ
cũng đạt hiệu suất cao hơn trong thời gian ngắn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét