Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

 
 

Không nên vì theo sở thích của con trẻ và của mình mà hại chúng. Hầu như trên thế giới này ai cũng thích uống nước ngọt mà không biết sự độc hại của nó như thế nào.
Bố mẹ đang “đầu độc” con trẻ bằng nước ngọt đóng chai
Mặc dù biết tác hại của nước ngọt đóng chai nhưng không ít các ông bố bà mẹ vẫn cho trẻ uống hàng ngày. Lý do đơn giản là: “Vì chúng thích”.
Em gái chị Bình mách chị “em nghe nói uống nước ngọt sẽ làm cho giòn xương đấy” thì chị Bình bảo: “Ừ chị biết. Nhưng cháu nó thích thì biết làm thế nào”.
Anh Vinh ở Định Công, Hà Nội cũng có cách chiều con y hệt. Nhà anh Vinh có hai bé trai, một bé 10 tuổi, một bé 7 tuổi. Cả hai đứa con của anh Vinh đứa nào cũng mê …nước ngọt. Tủ lạnh nhà anh Vinh lúc nào cũng sắp đầy các loại nước ngọt như Coca cola, C2, 7 up, sprite…
Vợ anh Vinh cằn nhằn thì anh gạt đi. Anh Vinh nói “Báo bây giờ toàn báo vớ báo vẩn. Lúc thì bảo nước ngọt có hại, lúc thì bảo không. Báo thì nói uống sữa đậu nành làm giảm bản lĩnh, báo kia lại nói ăn thoải mái không việc gì…Túm lại là nói linh tinh hết. Người ta sản xuất ra để uống, có nghĩa là uống được. Nếu mà có hại thì ai cho sản xuất. Vả lại, chết có số cả. Bây giờ mà ngồi mà lo vớ lo vẩn như thế thì chỉ có nước nhịn. Cô có bắt con cô nhịn được không?!”.
Không ít phụ huynh biết tác hại của nước ngọt đóng chai nhưng vẫn cho chúng uống thường xuyên
Không chỉ con anh Vinh nghiện nước ngọt mà ngay bản thân anh Vinh cũng rất mê món đồ uống này. Anh nghiện nước ngọt từ thời sinh viên. Ngày chưa lấy vợ, anh đã là một chàng thanh niên “em chã” vì bệnh béo phì. Mới đây, anh Vinh bị xây xẩm mặt mày, phải đi cấp cứu ở Viện 198. Bác sĩ cho biết, may mà anh đến viện kịp thời chứ nếu không thì đã phải chạy thận cả đời vì suýt mắc chứng … suy thận. Sau đợt nằm ở bệnh viện về, anh Vinh quyết tâm từ bỏ thói quen uống nước ngọt để làm gương cho con.
Cũng giống như chị Bình, anh Vinh, hiện nay không ít phụ huynh mặc dù được khuyên không nên cho con uống nước ngọt đóng chai nhưng họ vẫn cho con uống với một lý do hết sức đơn giản: “Vì chúng thích”. Có người, thậm chí còn dùng chai nước ngọt làm phần thưởng mỗi khi con được điểm 10. Họ không biết rằng, chỉ vì chiều theo sở thích của con nên đã vô tình “đầu độc” chính đứa con của mình.
Một lon nước ngọt = một liều “thuốc độc”
Theo các chuyên gia, thông thường, nước ngọt có gas chứa các acid như malic, tartric, citric, phosphoric… cộng với chất đường. Đó là các tác nhân làm hủy hoại men răng, tác động không tốt đến dạ dày. Hiện nay, nhiều loại nước ngọt có gas chứa phosphoric, khi hấp thu nhiều vào cơ thể sẽ làm suy giảm chất vôi trong xương, lâu ngày sẽ gây loãng xương; xương sẽ xốp và dễ gãy… Những người uống quá nhiều nước ngọt (2 lon mỗi ngày) có khả năng cao mắc các bệnh dưới đây:
Trong nước ngọt có ga tiềm ẩn các chất gây ung thư như methylmadizole. Theo các nhà khoa học, đường trong loại đồ uống giải phóng ra insulin loại chất nuôi dưỡng các khối u. Chất tạo màu trong nước ngọt có chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật – 2-methylimidazole và 4-methylimidazole.
Bố mẹ đang "đầu độc" con trẻ bằng nước ngọt đóng chai - 2
Isabel Drake, một nhà nghiên cứu tại Đại học Lund (Thụy Điển) cũng cho biết, những người uống nhiều nước ngọt có ga sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn 40% so với bình thường.
Theo một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention (Mỹ), những phụ nữ mãn kinh “ghiền” thức uống ngọt có nhiều nguy cơ phát triển thể ung thư tử cung, được gọi là ung thư nội mạc tử cung týp 1 phụ thuộc vào estrogen
Thông tin từ tờ An ninh Thế giới, năm 2013, trong một hội thảo về thận được tổ chức Mỹ, các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Osaka, Nhật Bản và Đại học Case Western Reserve ở Cleveland, Mỹ đã đưa ra một báo cáo khiến nhiều người giật mình.
Báo cáo gây chấn động này cảnh báo những người yêu thích sử dụng nước ngọt như một loại đồ uống thường xuyên, với 2 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ dẫn đến suy thận. Bởi nước ngọt làm tăng lượng muối trong máu, đồng thời tăng protein trong nước tiểu (protein niệu).
Tiến sĩ Ryhei Yamamoto, người tham gia cuộc nghiên cứu, phát biểu: “Trong nước ngọt đóng lon, các nhà sản xuất dùng đường fructose – hay còn gọi là đường trái cây để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, fructose làm gia tăng sự nhạy cảm của thận với angiotensin II, một protein điều chỉnh sự cân bằng muối”.
Khi muối được tái hấp thu vào thận dưới sự tác động của nước ngọt sẽ khiến cơ thể bị mắc những căn bệnh nghiêm trọng như tiểu đường, béo phì, suy thận, cao huyết áp…
Thêm một khuyến cáo nữa của Hội Tim mạch Mỹ, trong một lon nước ngọt có dung tích 350ml thường chứa 7 muỗng cà phê đường. Trong khi đó mỗi ngày, trẻ em chỉ được phép tiêu thụ không quá 3 muỗng cà phê đường. Như vậy nếu một ngày bạn cho con bạn uống một chai nước ngọt thì lượng đường vào cơ thể con bạn vượt hơn gấp đôi tiêu chuẩn cho phép. Đó là chưa kể cơ thể còn phải tiêu thụ glucose từ những thực phẩm khác nữa.
Do vậy nếu việc uống từ một đến hai đồ uống có đường mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%.
Theo Khánh Ngân (Gia đình và Xã hội)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét