Cách dạy con của tỷ phú Warren Buffett
Warren Edward Buffett là tỷ phú giàu thứ 2 thế giới nhưng ông luôn có lối sống tiết kiệm và dạy con không đặt tiền bạc lên hàng đầu.
Nổi tiếng là người giàu thứ 2 thế giới và là tỷ phú sống giản dị nhất thế giới
Warren Edward Buffett (tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ) là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ. Ông là nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway, và từng được tạp chí Forbes xếp ở vị trí người giàu thứ hai thế giới sau Bill Gates với tài sản chừng 27 tỷ đôla. Không những thế, ông được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha".
Warren Edward Buffett (tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ) là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện người Hoa Kỳ |
Trên thương trường, ông được biết đến là một người kiên định trong triết lý đầu tư, nhưng trong cuộc sống đời thường, Warren Edward Buffett lại nổi tiếng với lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ.
Ông dạy con không đặt tiền bạc lên đầu mà phải học cách sống
Tuy nhiên, những gì ông dạy con không phải là tiền bạc và cách kiếm tiền mà đơn giản chỉ là cách sống. Peter Buffett – con trai của Warren Buffett tin rằng anh đã nhận được sự đầu tư giáo dục tốt nhất mà bất cứ ai sống trên đời này cũng ước ao.
Cha anh, Warren Buffett, người vốn được xem là “hiền tài xứ Omaha”, ít khi nói chuyện với con về tài chính mà tập trung vào những triết lý của cuộc sống. Chẳng hạn: “Các con không cần phải thử sức trên tất cả các lĩnh vực. Khi con đã sẵn sàng để đầu tư (ví dụ như nhà đầu tư cổ phiếu), con chỉ cần tưởng tượng nó giống một quả bóng tròn đang di chuyển từ từ”. Tiền là mục tiêu của rất nhiều người. Nhưng với ông, mục tiêu là luôn luôn hành động đúng.
Các con của tỷ phú Warren Edward Buffett |
Nói về cách tiết kiệm tiền, Warren Buffett đã có những câu nói bất hủ như: “Không nên tiết kiệm những khoản còn lại sau chi tiêu, mà hãy tiêu những khoản còn lại sau khi tiết kiệm”.
Ông khuyên giới trẻ hãy vạch ra cho mình một kế hoạch chi tiêu hợp lý. Chẳng ai làm giàu thành công nếu tối ngày ăn uống, la cà quán bar tán dóc với bạn bè và chạy theo những xu hướng công nghệ. Nếu không vạch ra một kế hoạch chi tiêu hợp lý thì sẽ chẳng mấy chốc mà tiêu hết tiền lương của mình.
Vấn đề ở đây là, hãy lên danh sách những thứ cần mua, cần chi tiêu trong tháng, số dư còn lại hãy bỏ vào sổ tiết kiệm. Tâm lý nhiều người là khi nhận lương thường chi tiêu vào các khoản tiền khác sau đó dư được bao nhiêu thì tiết kiệm. Như vậy, nếu tháng đó bạn lỡ tay tiêu quá số tiền thì chắc chắn khoản tiết kiệm sẽ bằng 0.
Bạn có biết suốt những năm thơ ấu của Buffett, ông đã đi giao báo và làm nhiều việc vặt khác để kiếm tiền, cho đến năm 14 tuổi ông đã đủ tiền mua một trang trại.
Ông thường nói với các con: "Chỉ có tiết kiệm mới mang lại sự giàu sang cho bản thân và cho chính đất nước mình. Đừng tiêu vào những thứ vô bổ, hãy đầu tư vào những thứ các con thực sự cần và có ích. Nếu các con muốn giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc".
Ông thường đặt ra một số câu hỏi về sản phẩm nào đó và cố gắng xác định sở thích của các con. Chẳng hạn, với một tờ báo, ông sẽ hỏi: “Con có đọc nó thường xuyên không?”, như một cách tìm hiểu con mình.
Peter Buffett – con trai của Warren Buffett tin rằng anh đã nhận được sự đầu tư giáo dục tốt nhất mà bất cứ ai sống trên đời này cũng ước ao. |
Ông luôn tạo được sự tin cậy ở các con bằng cách luôn làm đúng như những gì ông nói, toàn vẹn và trung thực. Chính vì vậy, với Peter Buffett, món quà lớn nhất anh có thể tặng cha mình là đi theo bước chân của cha, bằng cách tin tưởng vào chính mình để trở thành một nhạc sĩ nổi tiếng (anh là người soạn nhạc cho bộ phim “Khiêu vũ với bầy sói”).
Cho phép con thất bại và thành công theo cách riêng
Một điều đặc biệt nữa trong cách Warren Buffett dạy con là ông cho phép con mình thất bại và thành công theo cách của riêng chúng. Nói cách khác, ông không phải là người cha luôn luôn bên cạnh con để giúp đỡ. Phong cách quản lý của ông cũng giống như cách ông sống.
Trong kinh doanh, khi nhận ra một người quản lý giỏi, ông nói: “Tôi tin bạn” và sau đó để người ấy làm việc một mình. Kinh nghiệm là tất cả mọi thứ. Khi bạn vấp ngã và tự đứng dậy, bạn sẽ hiểu bản thân mình hơn.
Chính vì cách giáo dục này mà các con của Warren Buffett hiểu rằng, nếu tin cha sẽ ra tay cứu giúp mỗi khi mình gặp rắc rối về tài chính thì sẽ làm suy yếu bất cứ thành công nào mà mình đạt được.
Warren Buffett không để con trông chờ vào tài sản thừa kế. Năm 2006, ông cam kết đóng góp 37 tỷ đôla cho Quỹ từ thiện của Bill Gates. Ông cũng từng tuyên bố dành phần lớn tài sản cho các tổ chức phi lợi nhuận chứ không phải là các con sau khi ông qua đời.
Theo An Nguyên / Gia Đình Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét