Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Phân loại rủi ro trong kinh doanh

“Trên đời chỉ có duy nhất một thứ đáng sợ, đó chính là bản thân nỗi sợ hãi”
(F. Roosevelt)


Khi bắt đầu 1 dự án, một trong những việc đầu tiên là phải xác định và đánh giá rủi ro, dựa theo bảng phân loại rủi ro được liệt kê dưới đây
Sự cảnh giác luôn là công cụ hữu hiệu để lường trước các tình huống rủi ro.

Rủi ro về xã hội, chính trị:

Các tình huống khủng hoảng:
- Khủng hoảng kinh tế, lạm phát
- Bạo động, khủng bố, chiến tranh

Sự xuất hiện hay chỉnh sửa các văn bản pháp luật:
- Xuất hiện các loại thuế mới
- Thay đổi các bộ tiêu chuẩn (DĐVN chẳng hạn) hay các quy tắc kĩ thuật
- Thay đổi các quy tắc về phân bổ viện trợ, chính sách hỗ trợ của nhà nước

Rủi ro về thị trường:

Rủi ro cạnh tranh:
- Xuất hiện các bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã được bảo vệ.
- Xuất hiện một sản phẩm mới cạnh tranh trên thị trường

Rủi ro marketing:
- Ngộ nhận về nhu cầu thị trường
- Đánh giá quá mức về quy mô của thị trường
- Định giá quá cao sản phẩm

Rủi ro về nhà cung cấp:
- Thất bại thỏa thuận với một nhà cung cấp chính
- Giá nguyên liệu tăng cao

Rủi ro về tài chính:
- Biến động lãi suất
- Biến động tỷ giá
- Tín dụng

Rủi ro về môi trường:
- Hoạt động của các nhà bảo vệ môi trường
- Khó khăn trong việc tới cơ sở (tắc đường, thi công…)
- Thời tiết xấu (ngành hàng không)

Rủi ro khách hàng:

Hủy hợp đồng:
- Vì lý do bất khả kháng
- Vì lý do vi phạm điều khoản (thời hạn,…)

Một số rủi ro trong quản lý dự án:

Mục tiêu phi thực tế:
- Thời hạn không đủ
- Ngân sách không đủ
- Kết quả quá tham vọng
- Nhiều công nghệ không thể có được

Sai lầm trong đánh giá:
- Đánh giá quá thấp độ phức tạp của dự án
- Không đánh giá đầy đủ con người, tài nguyên, kĩ thuật để tiến hành

Lựa chọn sai lầm phương pháp:
- Chọn 1 kiểu thiết kế, một kĩ thuật hay 1 quy trình không hiệu quả

Chỉ đạo dự án không hiệu quả:
- Kém cỏi trong việc quản lý chất lượng, thông tin tiến trình dự án
- Có những quyết định sai lầm

Trên đây là những rủi ro thường gặp khi làm kinh doanh. Từng loại rủi ro trên đây cần được xác định một cách cẩn thận, chi tiết, dựa trên những kinh nghiệm để có thể đưa ra giải pháp xử lý hiệu quả. Để đánh giá tốt một rủi ro, cần phải lưu ý 2 đặc điểm chính của nó là: Hậu quả mang lại và xác suất rủi ro xảy ra. Có những rủi ro có xác suất cực thấp, nhưng hậu quả lại vô cùng to lớn (vụ 11/9 chẳng hạn), ngược lại có những rủi ro có xác suất cao, nhưng hậu quả thì không nghiêm trọng (trễ thời hạn trong một số trường hợp…)


Có 4 cách chính để quản lý rủi ro :

Từ chối rủi ro: Khi rủi ro là quá lớn, chi phí giải quyết rủi ro là quá cao, thì tốt nhất là không tiến hành những dự án mà sẽ gặp những rủi ro đó

Chuyển giao rủi ro (chia sẻ rủi ro): hợp đồng với các cơ quan bảo hiểm để khi rủi ro xảy ra, họ sẽ là người gánh chịu. Hoặc chia sẻ rủi ro với khách hàng, các đối tác.

Chấp nhận rủi ro: Khi hậu quả xảy ra không nghiệm trọng hoặc trong tầm kiểm soát của công ty, công ty có thể dự trù sẵn một khoản kinh phí để giải quyết hậu quả và vẫn tiến hành dự án đó.

Giảm thiểu rủi ro: Áp dụng các bộ tiêu chuẩn, các giải pháp để giảm thiểu rủi ro (ví dụ áp dụng ISO 9001 cho quản lý chất lượng, thực hiện sao lưu hồ sơ tài liệu để tránh nguy cơ bị mất trong trường hợp hỏa hoạn…)

Khi đề ra giải pháp cần chú ý đến yếu tố “chi phí / lợi ích”, vì nói cho cùng không thể tồn tại một dự án mà hoàn toàn không có tí rủi ro nào.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét