Tôn Tử, còn được gọi là Tôn Vũ, là một vị tướng quân cấp cao trong lịch sử Trung Quốc, ông được biết đến như một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại.
Tên thật của Tôn Tử là Tôn Vũ và ông được sinh vào năm 535 trước công nguyên. Ban đầu, ông là một quý tộc của Nhà Tề vào cuối thời Xuân Thu (770-481 trước Công Nguyên). Sau khi chiến tranh nổ ra ở nước Tề ông đã rời đến nước Ngô. Ở đó, ông đã sống một cuộc sống ẩn dật, hiến dâng mình cho việc nghiên cứu binh pháp.
Khoảng năm 512 trước Công nguyên, Tôn Tử bắt đầu phục vụ vua Hạp Lư của nước Ngô như là một vị tướng và nhà chiến lược. Kinh nghiệm của ông trong vai trò một vị tướng thúc đẩy ông viết ra các chiến lược của mình trong cuốn Binh Pháp Tôn Tử, một tuyệt tác binh thư giá trị của Trung Quốc.
“Binh Pháp Tôn Tử” đã trở nên rất nổi tiếng và được tham khảo và nhắc đến thường xuyên trong các triều đại sau đó, đặc biệt là trong thời Chiến Quốc hỗn loạn (475-221 trước Công nguyên) ngay sau thời Xuân Thu.
Một ngày, Vua Hạp Lư của Ngô triệu gọi Tôn Tử và nói: “Ngươi đã viết 13 chương cho Binh Pháp Tôn Tử và có vẻ như lý luận của mỗi chương là khá hoàn hảo. Tuy nhiên, nó là lý luận và không một ai biết thực hành các lý thuyết đó như thế nào.”
Tôn Tử nói với nhà vua, “Hoàng thượng có thể cử ai đó và cho phép thần chứng minh lý thuyết của mình? Sau đó bệ hạ sẽ hiểu được binh pháp này.”
Nhà vua ngay lập tức truyền lệnh để gửi 180 nô tài từ cung điện của mình để đóng làm quân đội. Sau khi các nô tài đến, Tôn Tử chia họ thành hai nhóm và chỉ định hai thê thiếp yêu thích của nhà vua làm đội trưởng của mỗi đội.
Lúc đầu, những nô tài đã không cho là Tôn Tử nghiêm túc. Khi Tôn Tử nói với họ phải quay sang bên phải, họ chỉ cười khúc khích và đẩy nhau xung quanh. Tôn Tử yêu cầu các nô tài không xem buổi luyện tập như một trò đùa và cảnh báo họ đừng mắc sai lầm nếu không họ sẽ bị trừng phạt theo quân pháp.
Nhưng ông cho phép các người hầu có thể không hiểu hướng dẫn của mình lần đầu tiên. Nhìn chung, trách nhiệm của ông là đảm bảo các mệnh lệnh của mình được rõ ràng. Tuy nhiên, sau khi buổi luyện tập bắt đầu một lần nữa, những người hầu vẫn cười cợt và không chú ý đến Tôn Tử.
Tôn Tử nhìn giận dữ với các đội trưởng và nói với họ: “Cả hai người, là một đội trưởng mà không đáp ứng được nhiệm vụ giám sát và phải chấp nhận sự trừng phạt.” Tôn Tử sau đó đã ra lệnh tử hình ngay lập tức đối với hai người phi tần yêu của nhà vua. Mặc dù vua đã phản đối mạnh mẽ, Tôn Tử vẫn kiên định, và do đó, hai phi tần đã ngay lập tức bị sử trí theo quân pháp.
Sau khi mất hai ái thiếp, nhà vua đã không có tâm trạng để quan sát cuộc tập trận tiếp theo. Tôn Tử đã rất thất vọng và nói với vua: “Vì vậy, hoàng thượng chỉ muốn chiến đấu trên giấy và không có ý định chỉnh lý quân đội.”
Nghe điều này, nhà vua nhận ra rằng Tôn Tử thực sự là một nhà binh pháp kiệt xuất. Tôn Tử cũng giải thích rằng ông không làm theo những lời kháng nghị của nhà vua bởi vì, trên chiến trường, một vị tướng là người chỉ huy tối cao. Trong sức nóng của trận chiến ở chiến tuyến, ngay cả nhà vua cũng không thể đảo lộn các mệnh lệnh của vị tướng. Theo Tôn Tử, nhà vua phải có khả năng tin tưởng vào các vị tướng của mình hoàn toàn và tin rằng họ sẽ làm bổn phận của họ mà không có vấn đề gì.
Khi Tôn Tử trở lại cuộc diễn tập, những người hầu tuân phục mọi mệnh lệnh của ông một cách chính xác và ngay lập tức. Tôn Tử sau đó được bổ nhiệm làm một vị tướng và sau đó chinh phục nước Sở ở phía Tây và các vùng đất giữa phía bắc của Trung Quốc.
Trong suốt cuộc đời của mình, Tôn Tử không chỉ đạt được những chiến công lừng lẫy, mà còn để lại những chiến lược quý giá về Binh pháp, đặc biệt là cuốn Binh pháp Tôn Tử, mà chỉ trong 13 chương và 5.000 từ đã phản ánh đầy đủ triết lý quân sự của ông.
“Binh Pháp Tôn Tử” bao gồm hầu như tất cả các lý thuyết quân sự như chiến lược, tâm lý học, khí tượng học, và địa hình. Ngoài ra, nó cũng bao gồm chính trị, kinh tế, lịch sử, triết học, văn học và khoa học tự nhiên. Vì vậy, sau khi công bố, các chính trị gia Trung Quốc, chiến lược gia, nhà triết học, nhà văn đã tham khảo nó và coi đó như là một phần quan trọng của chiến lược quân sự.
Đáng chú ý, nó còn lan rộng ra thế giới. Ngay từ thời nhà Đường, nó đã được biết và đọc bởi người Nhật. Ngày nay, các lý thuyết và ý tưởng của Binh pháp Tôn Tử thường được sử dụng trong quá trình ra quyết định của kinh doanh hiện đại và quản lý xã hội.
Theo Binh pháp Tôn Tử, trạng thái cao nhất của sự sẵn sàng trong lực lượng quân đội chính là “bất chiến tự nhiên thành”, có nghĩa là chiến thắng lớn nhất chính là không cần phải sử dụng một người lính nào.
Tôn Tử ủng hộ “Đề phòng chiến tranh” trong Binh Pháp Tôn Tử, ông lưu ý rằng: “Chiến tranh là một sự kiện quan trọng của quốc gia và có ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ về sự sống và cái chết của con người, mà còn là sự sống còn của một quốc gia. Vì vậy, chúng ta phải xem xét thận trọng về việc thích đáng để bắt đầu một cuộc chiến tranh với các quốc gia khác.”
Ngoài ra, Tôn Tử cảnh báo các vị vua và các tướng lãnh của các quốc gia không gây chiến vì sự tức giận. Từ quan điểm của ông, mọi người nên suy nghĩ hai lần trước khi bắt đầu một cuộc chiến tranh và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích của đất nước mình.
Binh pháp Tôn Tử được coi là một cuốn sách về việc giành chiến thắng trong trận chiến. Tuy nhiên, nó cũng là một cuốn sách dạy người ta hiểu rằng mục đích của việc sử dụng lực lượng quân sự là để tránh khỏi tình trạng hỗn loạn và khuyến khích hòa bình.
Hơn nữa, những người ủng hộ chiến tranh có thể được soi sáng bởi các lý thuyết trong Binh pháp Tôn Tử để hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống, và cuối cùng đặt vũ khí của họ xuống.
Từ những lời dạy của cuốn sách, con người trong lịch sử đã hiểu làm thế nào để nâng cao cuộc sống của họ bằng việc cải thiện đạo đức, các vị vua và triều thần đã học được cách quản lý công việc quốc gia thông qua đức hạnh.
David Wu, Jean Guo
Theo vietdaikynguyen
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét