Máy bay lớn nhất thế giới cất cánh thành công lần đầu tiên
Máy bay lớn nhất thế giới trị giá 33 triệu USD với biệt danh "chiếc mông bay" thực hiện thành công hành trình đầu tiên trên bầu trời sau thời gian dài cải tiến tại Anh.
Theo Live Science, phương tiện Airlander 10 dài 92 m là sản phẩm lai giữa máy bay, trực
thăng và khinh khí cầu. Airlander 10 cất cánh từ sân bay Cardington ở Bedfordshire vào
chiều tối hôm qua. Các nhiếp ảnh gia và người hâm mộ tập trung tại sân bay để dõi theo
Airlander 10 cất cánh. Ảnh: AFP.
"Đây là phương tiện bay với những bộ phận thuộc máy bay cánh cố định, trực thăng và khinh khí cầu", Stephen McGlennan, Giám đốc điều hành công ty Hybrid Air Vehicles (HAV), cho biết. Airlander 10 được thiết kế để sử dụng ít nhiên liệu nhưng chở nhiều hàng hơn máy bay
thông thường. Theo HAV, chiếc máy bay có thể đạt độ cao 4.877 m, di chuyển ở tốc độ lên
tới 145 km/h và lơ lửng trên không trong suốt hai tuần. Ảnh: AFP.
Lúc đầu, quân đội Mỹ phát triển chiếc máy bay để do thám ở Afghanistan. Nhưng chương
trình của Mỹ bị ngưng lại vào năm 2013. Sau đó, HAV, một công ty hàng không nhỏ ở Anh,
huy động vốn từ chính phủ và các cá nhân để cải tiến Airlander 10. Ảnh: Reuters.
Airlander sử dụng khí heli, nhiên liệu không bắt cháy. Chuyến bay hôm qua diễn ra vài ngày
sau khi lịch bay thử nghiệm hôm 14/8 bị hoãn vào phút chót do vấn đề kỹ thuật. Ảnh: Reuters.
Đội kỹ sư phát triển đợi đến khi gió nhẹ để máy bay cất cánh nhưng theo McGlennan,
Airlander 10 có thể vận hành tốt ở tốc độ gió 148 km/h. Ảnh: AP.
"Chiếc máy bay này có thể hoạt động tương tự trực thăng, đó là chở người và hàng hóa trên
không mà không cần đường chạy. Ngoài di chuyển đường dài, chiếc máy bay còn có chi phí
rẻ hơn và sạch hơn", McGlennan nói. Ảnh: AFP.
McGlennan cho rằng Airlander sẽ thu hút nhiều khách hàng cả ở lĩnh vực dân sự và quân sự bởi nó có khả năng thu thập dữ liệu cũng như tiến hành do thám trong nhiều ngày.
Chiếc máy bay có thể chở tới 10 tấn hàng hóa hoặc hành khách. Ảnh: Reuters.
Công ty HAV hy vọng có thể sản xuất chiếc máy bay lớn hơn, chở được 50 tấn hàng và đưa
vào hoạt động đầu những năm 2020. Ảnh: David Parker.
Chris Pocock, biên tập viên tạp chí hàng không AIN, nhận định tính khả thi về mặt thương mại của Airlander vẫn phụ thuộc vào thời gian. "Khinh khí cầu và máy bay lai vẫn có thị trường để phát triển. Về mặt kỹ thuật tôi nghĩ chúng khả thi, nhưng về phương diện kinh tế tôi không dám chắc", Pocock chia sẻ. Ảnh: David Sims.
Đám đông bên dưới vỗ tay và liên tục reo hò khi chiếc máy bay bay lên bầu trời lần đầu tiên
từ khi rời khỏi kho chứa và trải qua hàng trăm thay đổi trong hơn hai năm. Ảnh: AFP.
Airlander 10 cất cánh vào khoảng 7 giờ 40 phút tối theo giờ địa phương và bay một vòng
quanh sân bay trước khi hạ cánh sau nửa tiếng. Ảnh: SWNS.
Airlander 10 dài hơn hown 15 m so với máy bay chở khách lớn nhất thế giới nhưng khi ở trên
không, 4 động cơ của nó không gây ồn như máy bay hoặc trực thăng. Ảnh: AP.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét