Đất Đế Vương
Mộ Vua Hùng thứ VI (phá giặc Ân) trên đền Thượng núi Hùng. Đời vua Hùng được đại địa Phong Châu Bạch Hạc bền vững ít nhất ngũ bách niên, qui phục thiên hạ, vỗ về trăm họ yên vui, con dân hưng phát đời đời, mãi tới thế kỷ III trước TL mới suy vi. Lạc Long Quân vị vua đầu của Lạc Việt mở nước bằng bốn Vĩ tích: diệt Ngư Tinh biển Đông (trị Thủy), phá Mộc tinh Xương Cuồng giả dạng cây Chiên đàn ngàn năm (khai Rừng phá núi), lấy Âu Cơ từ phương Bắc mang về Nam (chống Bắc phương), triệt Hồ tinh chín đuôi giả dạng Bạch Y Tản Viên Quốc Thần dụ dỗ thiếu niên trai gái sa đọa vào hang Cáo (diệt yêu tinh ma quỷ). Nhà Thục tiếp nối rời đô xuống Cổ Loa được có 50 năm thì mất. Sau hơn một nghìn năm, mãi tới đời Ngô Quyền (939 - 944) mới giành lại được độc lập, quốc đô lúc này vẫn ở Cổ Loa.
Phải chờ tới năm 968 Đinh Bộ Lĩnh mới thật sự dựng lên Đế nghiệp tiếp nối sự nghiệp vua Hùng. Truyền thuyết phong thủy kể rằng vua Đinh được ngôi huyệt kết đế vương "mã đầu đới kiếm hữu sát" bộc phát nhưng không bền. Nguyên động Hoa Lư có một cái đầm ban đêm ánh hồng quang bốc lên chiếu thẳng vào sao Thiên Mã, thầy địa lý Tầu đi dò long mạch từ Tuyên Quang, Hưng Hóa xuống tới phủ Đại Hoàng thấy sông sâu nước xoáy mạnh biết dưới đầm kết huyệt quí liền nhờ cậu Đinh Bộ Lĩnh lặn xuống xem xét, khi lặn xuống đáy cậu sờ thấy hình một con ngựa đá đứng dưới đầm liền lên nói lại với thầy địa lý, thầy cả mừng đưa cho Bộ Lĩnh một nắm cỏ bảo lặn xuống lần nữa đưa bó cỏ non nhử vào mồm ngựa xem sao. Bộ Lĩnh lặn xuống đưa bó cỏ trước mồm ngựa liền thấy nó há miệng ngoạm lấy. Khi lội lên nói rõ chuyện thầy Tầu biết chắc là huyệt đại quí thủy mã đang linh liền trọng thưởng cho Bộ Lĩnh rồi hẹn ngày khác trở lại. Bộ Lĩnh rất tinh khôn liền trở về nhà mang bó xương cha vẫn để trên gác bếp rồi bí mật lặn xuống táng vào mồm ngựa. Từ đấy mỗi ngày Bộ Lĩnh một khôn lớn mạnh mẽ phi phàm, đánh đâu thắng đấy. Ít năm sau thầy Tầu trở sang thấy Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành thủ lĩnh anh kiệt biết ngay là họ Đinh đã đoạt ngôi huyệt quí, thầy rất căm tức liền dụng mưu trả thù. Thầy nói với Bộ Lĩnh là ngựa phải có gươm mới toàn mỹ nên bảo Bộ Lĩnh lặn xuống đặt một thanh gươm bên cổ ngựa. Bộ Lĩnh không nghi ngờ liền lặn xuống đầm gác gươm lên cổ ngựa. Quả nhiên từ đấy Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp hết 12 sứ quân xưng là Vạn Thắng Vương rồi lên ngôi Hoàng đế. Được đúng 12 năm thì cả hai cha con đều bị ám sát chết vì kiếm để đầu ngựa tất sinh sát khí !
Câu chuyện sau khi tước bỏ huyền thoại, có thể còn lại điểm đất Hoa Lư có hình con ngựa gọi là "thủy mãhuyệt", sau này mộ vua Đinh đặt trên núi Mã Yên có nghĩa là trên yên ngựa . Cũng có thể các đời vua Đinh, Tiền Lê (Lê Hoàn), Hậu Lê (Lê Lợi), Chúa Trịnh, Nguyễn, đều phát xuất ở miền đất gần nhau: Hoa Lư, Lam Sơn, không cách xa sông Mã (cũng lại là ngựa), đều gốc người Mường, nên hưởng long mạch sông Mã chăng ? Tới đời nhà Lý thì khoa phong thủy đã rất thịnh hành qua các nhà sư Mật tông. Đất Cổ Pháp do sư Định Không đặt tên là đất phát Đế vương lâu bền, nhà Lý với tám vị vua (Lý Bát Đế) là triều đại liên tục dài nhất trong Việt sử sau đời Hùng, được 215 năm (1010 - 1225).
Có hai thuyết ngoại sử về đại địa họ Lý: một là ông thân sinh Lý Công Uẩn ngã xuống giếng trong khu rừng Báng bị chết, sau mối đùn lên thành ngôi huyệt đại phát; hai là bà mẹ Lý Công Uẩn đi quanh quẩn trong rừng Cổ Pháp hốt nhiên chết, kiến mối xông lên kết thành mả cao 7 thước được chỗ đất tốt chung linh. Khi lên ngôi vua về yết lăng, Lý Thái Tổ trông thấy cây cối xanh tốt, loài chim bay liệng cảm động rơi nước mắt, Vua sai đo quanh mỗi bên vài mươi thước làm cấm địa, sau gọi là Thọ lăng (Việt Sử Tiêu Án). Có lẽ chuyện bà mẹ chửa hoang nhẩy xuống giếng tự tử sau khi sinh Công Uẩn thì hợp tình lý hơn, dù sao ngôi huyệt ở giếng trong rừng Báng là một huyệt kết, có tám gò ở chung quanh nở ra như hình hoa sen tám cánh nên nhà Lý truyền được tám đời vua.
Công Uẩn được sư Lý Khánh Vân nuôi (xưa nay con hoang mang gửi gấm nhà chùa là chuyện thường, ngoại truyện lại nghi là một sa môn tư tình làm bà Phạm thị mang thai, có thuyết nói sa môn nặng nghiệp ấy chính là sư Vạn tức Vạn Hạnh !), sau lại được theo học với sư Vạn Hạnh nên trở thành một vị vua hiền đức. Có thể tin rằng sư Vạn Hạnh có ân tình sâu nặng với nhà Lý nên đã để đất tái phát cho họ Lý sau một ngàn năm (xem phần Sấm Vạn Hạnh), "Lý đi rồi Lý lại về" là câu đồng dao chỉ có thể truyền ra sau khi Vạn Hạnh để đất Bảo sơn thiên tử xuất. Chữ Lý gồm ba chữ thập, bát, tử, hợp thành, Lý Công Uẩn ở ngôi 18 năm (thập bát) 1010 - 1028, sinh ra ở chùa Ứng Tâm nên chùa có tên nôm na là Chùa Dặn (dặn đẻ !), tại làng Đình Bảng bây giờ.
Sách Đại Việt Sử Lược là cuốn sử cổ nhất của Việt Nam, được viết vào đời Lý, chép nhiều chuyện rồng xuất hiện trong cung bên cạnh việc rồng hiện với mây ngũ sắc khi thiên đô ra Thăng Long. Đời Lý Nhân Tôn (1066, mẹ là Nguyên phi Ỷ Lan) vua là con cầu tự, sử chép ngài có tướng "Nhật giác long nhan" tức xương trán nổi lên như như hình chữ nhật, hai tay buông dài quá đầu gối, là tướng thiên tử. Trong đời vua Lý Nhân Tôn, 56 năm ở ngôi, vua làm lễ tắm tượng Phật (giống như pháp môn Tây Tạng), tế núi Tản Viên (tổ sơn), lại có đại danh tướng Lý Thường Kiệt phạt Tống, bình Chiêm (số Tử Vi Lý Thường Kiệt có sao Thái Dương bị Triệt nên là số hoạn quan), Chân Lạp triều cống ... là một thời đại vinh quang của Đại Việt. Vua Nhân Tôn không có con nên lập cháu là Dương Hoán làm Thái Tử, ngày Dương Hoán chào đời là ngày sư Đạo Hạnh hóa thân, nên có chuyện cho rằng Thái tử là Từ Đạo Hạnh hóa sinh.
Tiếp theo nhà Lý là nhà Trần, một dòng họ xuất thân từ nghề đánh cá, trên sông nước từ vùng duyên hải Hạ Long đến Nam Định, trước ở vùng An Sinh, Đông Triều (sau này các vua Trần trở về đây tu hành tại núi Yên Tử), sau rời xuống Tức Mạc, gần cửa Tuần Vường, ngã ba sông Cái, huyện Mỹ Lộc. Theo truyền thuyết, một thầy địa lý Tầu đi tầm long từ tổ sơn Tam Đảo, qua đất Thăng Long rồi xuống phương Nam, thấy gò đống tụ tập biết là đúng hướng nhưng rồi không thấy vết tích long mạch đâu nữa ! Thầy địa lý đi tiếp đến một con sông mạch nước chẩy xiết, qua bên kia sông thấy một ngọn núi đột ngột hiện lên, thầy vui mừng nói "ai ngờ đất đế vương lại lạc xuống quãng bình điền !". Sau đó thầy để cuộc đất quí ấy cho Nguyễn Cố nhưng Nguyễn Cố là người bất nhân lật lọng đem trói thầy địa lý ném xuống sông để khỏi trả 100 quan tiền.
Đúng lúc ấy thuyền đánh cá họ Trần tình cờ đi qua vớt lên được. Để cảm ơn cứu mạng thầy địa lý mang mộ tổ họ Trần táng thay vào. Đây là đất phát đế vương, mặt trước minh đường ngã ba sông mênh mông mặt nước, đằng sau gối vào voi phục, hai bên cờ kiếm la liệt, huyệt nằm vào đúng phương vị "Thổ phúc tàng kim", ngồi phương Càn trông chữ Tốn, kiểu đất này thầy địa lý đoán rằng "Phấn đại yên hoa đối diện sinh, tất dĩ nhan sắc đắc thiên hạ" nghĩa là "son phấn yên hoa bày trước mặt, hẳn vì sắc đẹp lấy giang sơn" (Công Dư Tiệp Ký tr. 75). Mãi ba đời sau, đất mới ứng phát ra Trần Cảnh có tướng mũi rồng mắt phượng, Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng rồi lên ngôi mở đầu nghiệp vua 188 năm (1225 - 1407). Người sau nói long mạch họ Trần bị đứt vì mang đào một con sông từ cửa sông Cái xuống tới xã Đại Đường; cuối cùng vua Trần Nghệ Tôn nằm mơ thấy Xích Chủy (chữ Nho tên Hồ Quí Ly là xích chủy có nghĩa là mỏ đỏ) sẽ đoạt ngôi vua vì Nghệ Tôn sinh năm Dậu là Bạch kê (gà trắng) tất bị mỏ đỏ hồ tinh cắn chết !
Họ Trần phát ra những nhân vật xuất chúng như Hưng Đạo, Quang Khải, những ông vua hiền triết (philosopher kings) như Thái Tôn, Nhân Tôn ... biết đem cái bình dị thực tế của lớp dân đánh cá lồng vào cái cao siêu của đạo pháp đại hùng đại lực, nên trước đại thắng Mông Cổ, sau chiếm gần hết Chiêm Thành bằng đạo binh nhân nghĩa gọi là đô "Tỏa Kim Cương " vừa hàm ý sắc bén của kim cương vừa hàm ý lan tỏa Phật pháp kim cương thừa. Chính vua Nhân Tôn đã đi chân đất mà giảng giải Thập Thiện cho dân chúng, lại lập nên thiền môn Trúc Lâm Yên Tử khai phát và quy kết tinh thần dân tộc. Vua còn nạp phi con gái pháp sư người Tây Tạng, một vị sư "đã 300 tuổi, có thể đi trên mặt nước, thu lục phủ ngũ tạng lên ngực ... ", đời vua Minh Tông cũng có sư Bồ Đề Thất Lý từ Ấn qua, vị này cũng có thể ngồi nổi trên mặt nước ... Xem như thế tới đời Trần, thiền phái Mật Tông, Yoga vẫn còn ảnh hưởng và Phật giáo chưa bị Tống Nho làm suy yếu lệch lạc như thời Hậu Lê trở về sau.
Một vấn đề luân lý thường được nêu ra về nhà Trần là vấn đề loạn luân, trong họ lấy lẫn nhau để giữ cơ nghiệp không cho lọt vào họ khác, thậm chí Trần Thủ Độ ép cả vua Thái Tông lấy vợ của anh đang mang thai để chắc chắn có người nối nghiệp. Có thể họ Trần rất tin số Tử Vi và chắc có người tinh thông khoa này nên xắp xếp việc vợ chồng theo lý số, bất chấp liên hệ gia tộc, miễn là hợp tuổi để sinh quý tử.
Khoa Tử Vi nhà Trần còn truyền đến bây giờ, môn phái này đoán số rất chính xác, dựa trên vòng sao Thái Tuế, Lộc Tồn ... để tính đại tiểu sự. Đức Trần Hưng Đạo, người anh hùng được thờ cúng ngay từ lúc còn sống (đền Sinh Từ) cho tới sau khi chết, như một bậc Thánh, sinh ngày 8 tháng 4 năm Mậu Tuất, giờ Ngọ, và qui thần vào ngày 20 tháng 8, năm Canh Tý (1300). Số Tử Vi của ngài Hỏa mệnh, Thân Mệnh đồng cung ở Mùi, vô chính diệu, đắc Nhật Nguyệt chiếu Mệnh, hội Thiếu Âm Thiếu Dương, thêm Tả Hữu Khoa Quyền Khôi Việt, Thanh Long, Long Đức, là số siêu nhân, đứng giữa trời đất thanh thiên bạch nhật, uy quyền chỉ huy vạn dặm, tuyệt đỉnh thông minh.
Tới đời Lê, từ thế kỷ XV (1428 - 1527) tới vua Lê chúa Trịnh chúa Nguyễn (1674 - 1775) thế kỷ XVII - XVIII, đất nước chuyển sang một đại chu kỳ 500 năm, lúc thịnh lúc suy, loạn lạc nhiều hơn thái bình, vương đạo vẫn còn nhưng thánh đạo thì hết, anh hùng vẫn phát sinh nhưng trường thế thì mất, cuộc đất Việt Trì Tam Đảo châu thổ sông Hồng bước vào chu kỳ suy và cuộc đất Nam phương bắt đầu thịnh. Lê Lợi, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn ... đều là người thiểu số Mường, một bộ tộc rất gần gũi với người Việt, không khác gì người Việt cổ thời Hùng Vương, cũng có huyền thoại một bọc trăm trứng, cũng có trống đồng, cũng có chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cũng thờ Thánh Tản Viên. Vùng tập trung người Mường kéo dài từ miền núi Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa tới Nghệ An, Quảng Bình ... Phùng Hưng, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Đại Hành đều gốc người Mường, cho nên người Mường là người Lạc Việt ở vùng núi non, còn người Việt là người Lạc Việt ở đồng bằng, cả hai đều chung một nguồn gốc lịch sử khởi đi từ vua Hùng.
Tằng tổ Lê Lợi là Lê Hối vốn làm nghề thầy cúng, đi chơi núi Lam Sơn thấy đàn quạ bay lượn tụ họp, cho là đất tốt liền dời nhà đến đấy. Tổ Lê Lợi tên Đinh, bà tổ tên Quách (Đinh, Quách, Bạch, Hoàng ... là những tên thông thường trong tiếng Mường), thân mẫu họ Trịnh. Lê Lợi là con út, khi chưa sinh thường có con cọp đen gần làng, khi sinh ra rồi thì con cọp đen biến mất, mọi người cho Lê Lơi là hóa thân cũa con cọp đen ! Trong sách Lam Sơn Thực Lục, Nguyễn Trãi ghi "vua Lê vai tả có bảy nốt ruồi, lông lá đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi như hổ ... " có lẽ tướng lông lá như vậy nên mới có chuyện hổ thành người chăng ? Nhưng đất phát lên đại nghiệp lại nằm ở xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi, hình quả ấn, tả có núi Chí Linh,, trong có gò Tiên Ban, trước có nước Long Sơn, Long Hồ nước xoáy ... nhà sư họ Trịnh từ Ai Lao để cho họ Lê miếng đất quí đó, lại đoán rằng đất này con cháu phải phân cư, nếu cải táng thì sẽ trung hưng năm trăm năm nữa. Trong giai đoạn kháng chiến chống quân Minh đầu tiên với 635 thủ hạ, Lê Lợi từng bị giặc đuổi phải chạy trốn vào bụi rậm, cầu xin "một vị thần áo trắng" (một người đàn bà mặc áo trắng, tay đeo xuyến vàng, thoa vàng, mới chết, hiển linh thành con chồn trắng làm lạc đường chó săn của quân Minh), lại vớt lưới được lá gươm "thuận thiên" và nhặt được cán vừa liền nhau, có lẽ là thanh gươm trời cho rồi sau này bị Thần Rùa đớp lại tại Hồ Hoàn Kiếm, Thăng Long.
Vua Lê Lợi sinh ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu, giờ Tí, Kim Mệnh. Số Tử Vi Mệnh Thân đồng cung ở Dậu, vô chính diệu, có Bạch Hổ tọa thủ (phải chăng vì vậy có chuyện nói ngài là con hổ hóa thân ?), Thái Tuế ở Quan chiếu lên, Tứ Linh, Thanh Long Hóa Kỵ Âm Dương ở Quan Lộc, thêm Song Lộc Quyền hợp chiếu, đắc cách sát tinh độc thủ, anh hùng, không thọ (49 tuổi) và không hiền từ. Như vậy nhà Lê cũng bắt đầu với những huyền sử truyền kỳ dân tộc : một nhà sư để đất dấy phát, một vị nữ thần áo trắng (Quan Âm ?, Thánh mẫu ? ... ), một thần Kim Qui. Chỉ tiếc rằng công nghiệp của ông vua khai sáng triều đại này bị lu mờ vì chuyện giết hại hầu hết các công thần gốc tích châu thổ sông Hồng như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn, ngay cả quân sư Nguyễn Trãi cũng bị tống giam, sau lại thả ra nhưng không được tin dùng. Đấy là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc có sự căng thẳng mang màu sắc địa phương, giữa nhóm triều đình hầu hết là gia tộc họ Lê, gốc Mường, ít học, võ biền, và nhóm sĩ phu miền Hồng Hà.
Mãi tới đời Lê Thánh Tôn, một ông vua hiền tài do chính Nguyễn Trãi lập kế nuôi dưỡng, bảo vệ cả mẹ (Ngô Thị Ngọc Dao) và con (Tư Thành) trong chùa chiền và thuyền bè tại vùng vịnh Hạ Long để tránh khỏi sự truy lùng của nhóm Thị Anh và Thái Tử Băng Cơ, nên nhà Lê mới lại thuần hóa vào dòng sinh mệnh châu thổ sông Hồng và sau 38 năm tại ngôi vua Lê Thánh Tôn đã để lại một ấn tượng tốt trong dân chúng và sĩ phu khiến cuối đời Lê, dù suy yếu mà vẫn trung hưng lên được. Tuy vậy sau này xẩy ra vụ Kiêu binh (thế kỷ XVII), bọn lính Thanh Nghệ cậy công làm càn, là chuyện đã manh nha từ khoảng cách giữa hai khối dân từ hai địa vực khác nhau ấy. Vụ tru di tam tộc Nguyễn Trãi không những vì lòng ghen giữa mấy người đàn bà mà còn mang nặng thù hận của nhóm thân tộc địa phương họ Lê với bậc khai quốc trưởng thượng, nó không xẩy ra ở một hai đời mà còn xẩy ra ở nhiều đời vua Lê khác. Xét chung, triều Lê không có vương đạo như triều Lý, Trần và về sau đức độ còn thua kém cả nhà Mạc. Cuối đời Lê, các ông vua Quỷ như Lê Uy Mục, vua Lợn như Lê Tương Dực, làm cho sứ thần nhà Minh (vốn biết tướng số) phải phê bình :
An Nam tứ bách vận vưu trường
Thiên ý như hà giáng quỷ vương !
nghĩa là :
Bốn trăm năm vận nước Nam lâu dài
Sao ý trời lại giáng xuống quỷ vương ?
và biết trước loạn vong sẽ tới. Sứ thần nhà Minh nói vào khoảng năm 1505 - 1509, đã biết trước vận quân vương Việt Nam dài độ 400 năm nữa tức là vào khoảng 1900 là lúc mất nước vào tay Thực dân Pháp. Bốn trăm năm này không phải là hồng vận quốc gia, vì trời giáng quỷ vương với trư vương ! lời nói có vẻ tiếc cho nước Nam. Nhưng 99 năm sau Lê Lợi, một kết tập cuối cùng của đất sông Lô núi Tản chung quanh nhà Mạc và Trạng Trình lại mở ra một sách lược mới cho dân tộc nhằm phục hoạt lại tinh thần Lý, Trần.
Mạc Đăng Dung đoạt ngôi của vua quỷ vua lợn không phải là chuyện bất nhân, hay quá lắm, cũng chỉ như Trần Thủ Độ lấy ngôi vua nhà Lý cho nhà Trần. Nhưng vì họ Mạc là quan võ, xuất thân từ nghề đánh cá (giống họ Trần) nên bị khối quan văn Tống Nho khinh thường và chống đối : nhà Lê, dù vua Lê Thánh Tôn rất anh minh, đã đi lạc sang Nho giáo độc tôn, quên cái gốc "văn ôn võ luyện" từ đời Hùng đến Đinh, Lê, Lý, Trần, để chìm đắm vào cái học khoa bảng từ chương "tiên học lễ hậu học văn" làm sa đọa cả hàng ngũ trí thức.
Nhưng gốc tích Mạc Đăng Dung là gốc văn học chói lọi của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, mà chính Mạc Đĩnh Chi lại là dòng dõi Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích nguyên Lại Bộ Thượng Thư triều Lý. Như vậy về huyết thống Mạc Đăng Dung không có gì thua kém nhà Lê. Mạc Đĩnh Chi (tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung) có bà mẹ đi qua khu rừng cây um tùm vùng Chí Linh, Hải Dương, bị con khỉ lớn hiếp nên đẻ ra ông mặt mũi xấu xí như khỉ, thân phụ tức quá vào rừng giết được con khỉ đực, sau thấy xác khỉ bị mối đùn lên thành một cái mồ rất lớn biết là đúng huyệt phát nên khi chết dặn con cháu táng mình vào chính mộ con khỉ đó. Về sau Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cũng được táng ngay ở chân mộ khỉ đực, bên cạnh mộ của hai ông bố ! Khi đi sứ sang Tầu, Mạc Đĩnh Chi tuyệt đích thông minh linh lợi nên vua Tầu nhà Nguyên phải khen tặng cho ông chức lưỡng quốc Trạng nguyên, sứ thần Hàn quốc phải phục và mời ông sang chơi nước Hàn, lại tìm một cô gái nước Hàn gả cho ông làm thiếp. Nhìn tướng mạo quan Trạng quá xấu, người Tầu quyết tìm ra ẩn tướng, và họ đã theo dõi ông vào tận cầu tiêu để khám phá ra ẩn tướng là cục phân Mạc Trạng Nguyên hình vuông như quân cờ ! Họ lại gửi thầy địa lý sang xem mộ tổ tiên họ Mạc và khi tới mộ "khỉ đực" (ghi chú: Nước Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm và đô hộ hàng ngàn năm, cho nên nền văn minh Bách Việt đã bị ăn cắp và rồi bị Hán hóa, cho lẫn sử Việt cũng bị bôi nhọ, sai lạc như thân mẫu vua Đinh bị con rái cá, của trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi bị con khỉ ... và biết bao câu chuyện bậy bạ khác. Sau này khi nước Việt đã hùng mạnh, sự thật sẽ được sáng tỏ, và sử Việt sẽ được viết lại cho đúng ý nghĩa và khoa học.), thì thầy điạ lý nói đấy chính là ngôi đất kết phát ! chỉ tiếc là thủy không tụ mấy, thiếu hổ thủy, nên phát quí chứ không phát phú.
Trong thời gian đi sứ Tầu, văn quan Trung Quốc ra câu đối
An, nữ khứ : thỉ nhập vi gia
Chữ An bỏ chữ nữ thay chữ thỉ là heo vào thì thành chữ gia.
Ông đối lại :
Tù, nhân xuất : vương lai thành quốc
Chữ Tù bỏ chữ nhân, cho chữ Vương vào thì thành chữ quốc.
Người Tầu dựa vào Mai Hoa Bốc chiết tự mà đoán rằng con cháu sau này tất có người làm vua, nhưng vì chữ vương viết chữ đơn (王) nên giữ nước không được bền.
Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, phong ông tổ Mạc Đĩnh Chi làm Linh Khánh Đại Vương, xây điện Sùng đức lên nền nhà cũ, lại đắp đàn cao để vua quan tế lễ. Khi còn là một anh chàng đánh cá, dung mạo Mạc Đăng Dung rất phi phàm nên bà mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn giỏi tướng số phải đoán là người thanh niên đó sau này công danh tột bực. Chữ Mạc theo chữ Nho có chứa chữ Đông nên bài Sấm của sư Vạn Hạnh có câu: Chấn cung kiến nhật tức: Phương Đông mặt trời mọc chỉ nhà Mạc lên ngôi thiên tử (xem phần Vạn Hạnh). Nếu đúng ý như vậy thì nhà Mạc là một triều đại có vận số sau nhà Lê, mà ngay nhà Nguyễn về sau cũng không được sấm Vạn Hạnh nhắc tới.
Nhà Mạc làm vua tại Thăng Long được 65 năm, chạy lên Cao Bằng được 75 năm nữa, tổng cộng 140 năm, không phải là ngắn ngủi. Nhà Lê bị dứt tới 65 năm, quanh quẩn ở một vùng Thanh Hóa từ 1543 - 1592, vậy mà các sử sách sau này lại coi là chính thống liên tục, thì quả là bất công cho nhà Mạc. Nếu lại nói Mạc Đăng Dung tự trói mình để cầu hòa với nhà Minh là nhục quốc thể (như Trần Trọng Kim kết án trong VN Sử Lược), thì lúc đó ông không phải là vua, chỉ là Thái Thượng Hoàng dùng khổ nhục kế dâng mấy động núi tượng trưng để tránh họa xâm lăng do chính nhà Lê sang Tầu cầu cứu ! Hành vi đó không nhục nhã tai hại bằng việc vua quan Lê Chiêu Thống sang van lậy nhà Thanh viện binh sau này ! Hơn nữa nhờ tránh voi mà nhà Mạc mang lại yên ổn cho đất nước, chỉ vì nhóm thủ cựu phò Lê và phe địa phương xứ Thanh cát cứ gây loạn tranh dành liên miên nên nhà Mạc mất hẳn cơ hội phục hồi một Đại Việt theo truyền thống Lý, Trần. Nhà Mạc biết trọng người hiền như Nguyễn Bỉnh Khiêm, biết giữ gốc dân bản thực dụng bình dân qua việc xây cất các đình làng trên toàn quốc, đào tạo nhân tài với tỷ lệ nhiều nhất trong lịch sử Nho học Việt nam: 22 khóa thi Đình với 485 vị Tiến sĩ trong 65 năm, khôi phục chùa chiền trong tinh thần Tam giáo đồng tôn (mà nhà Lê đã đánh mất), đã có thời thịnh trị "của rơi không ai nhặt" như đời anh quân Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540) v..v..
Những đời sau, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, rồi Triều Nguyễn, không thấy nhiều tư liệu về mồ mả phong thủy. Họ Trịnh được ngôi đất "phi vương phi bá, quyền khuynh thiên hạ" nhưng chỉ được 8 đời rồi sẽ bị tai họa. Nguyên ngôi đất này là cái hố, mẹ Trịnh Kiểm bị dân làng trừng phạt ném xuống vì Trịnh Kiểm mỗi ngày đều đi ăn trộm gà để nuôi mẹ. Bà mẹ bị chết tình cờ lại nằm đúng huyệt phát ! Lọt vào giữa Trịnh, Nguyễn, có ngôi sao Nguyễn Huệ rực lên ít năm, có người như Lê Quí Đôn cho là được đất phát ở Tây Sơn, Bình Định, nhưng 4 đời trước họ Nguyễn Tây Sơn gốc họ Hồ ở Nghệ An, vậy có thể vẫn thừa hưởng long mạch đất Hồng Lam, long mạch vùng này vốn không lâu bền. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sinh ngày 5 – 5 - Nhâm Thân, giờ Tuất, số Tử Vi Kim mệnh. Thất sát và Thái Tuế đường đường đóng tại Mệnh, thêm Tử Phủ, Tham Phá, Tứ Linh, Quyền, Mã.. hợp chiếu, là số thành công vũ bão, Phúc bị Tuần, Đà La, Hóa kỵ, Mệnh Song Hao, nên không thọ.
Họ Trịnh phát xuất từ Bồng Thượng, miền trung du Thanh Hóa, Trịnh Kiểm từng đánh thuốc độc giết bố vợ là Nguyễn Kim, lại tàn nhẫn giết luôn anh vợ là Nguyễn Uông, sau này con cháu dường như tản mát về làng Cự Đà gần Hà Nội, đình làng này có hai pho tượng quay lưng vào nhau nên tương truyền người trong làng không thân thiết tương trợ.
Họ Nguyễn được đất ở Gia Miêu Thanh Hóa, tổ họ này là Nguyễn Kim, người đứng ra tìm con cháu nhà Lê để phục hưng triều đại, vợ Nguyễn Kim người Hải Dương cùng quê với Trạng Trình, nên Trạng Trình đã nể tình chỉ đường sống cho con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào đất "Hoành sơn" dung thân để tránh lưỡi gươm của Trịnh Kiểm. Biết rằng phong thủy vùng này có thể hưng vượng một cõi nên họ Nguyễn đã nghe Trạng Trình kéo nhau vào Thuận Quảng lập nghiệp.
Một chi họ Mạc chạy trốn Lê Trịnh cũng theo vào, con gái Khiêm Vương Mạc Kính Điển trở thành bà Chúa Sãi (1613 - 35). Mãi tới ông vua cuối cùng là Bảo Đại long mạch họ Nguyễn mới tận. Năm 1945 Bảo Đại kể lại "cây xà ngang nóc điện tự nhiên gẫy đổ rơi xuống" là điềm rất độc, báo hiệu một triều đại chấm dứt và chấm dứt luôn nghìn năm quân chủ Việt Nam.
Từ sau 1945, sử Việt đi vào giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn nhiễu nhương chiến tranh, mạt pháp. Đứng về phương diện phong thủy lý số, vẫn tiếp tục khí mạch độc loạn đi về phương Nam từ đời Lê - ông Hồ Chí Minh (1954 - 1969) gốc Nghệ An cùng các phò tá đều đa số phát tích từ đất Trường Sơn, miền Nam các ông TT Ngô Đình Diệm (9 năm), TT Nguyễn Văn Thiệu (9 năm) người Quảng Bình, người Phan Thiết, đều khởi từ khí mạch vùng núi, đất hẹp sông ngắn, nên không được lâu bền. Ông Nguyễn Văn Thiệu ở đuôi chót Trường Sơn, là huyệt phát cuối cùng của giải đất này, chấm dứt một chu kỳ long mạch Nam tiến trên đất Chiêm Thành cũ. Từ sau, long mạch đất Việt lại khởi sang một chu kỳ khác, phương hướng khác, báo hiệu đại hồng vận "Thiên tử xuất tại Bảo Sơn Bảo Giang", phục hoạt vương đạo Hùng Vương Viêm Việt*.
Nhưng gốc tích Mạc Đăng Dung là gốc văn học chói lọi của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, mà chính Mạc Đĩnh Chi lại là dòng dõi Trạng Nguyên Mạc Hiển Tích nguyên Lại Bộ Thượng Thư triều Lý. Như vậy về huyết thống Mạc Đăng Dung không có gì thua kém nhà Lê. Mạc Đĩnh Chi (tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung) có bà mẹ đi qua khu rừng cây um tùm vùng Chí Linh, Hải Dương, bị con khỉ lớn hiếp nên đẻ ra ông mặt mũi xấu xí như khỉ, thân phụ tức quá vào rừng giết được con khỉ đực, sau thấy xác khỉ bị mối đùn lên thành một cái mồ rất lớn biết là đúng huyệt phát nên khi chết dặn con cháu táng mình vào chính mộ con khỉ đó. Về sau Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cũng được táng ngay ở chân mộ khỉ đực, bên cạnh mộ của hai ông bố ! Khi đi sứ sang Tầu, Mạc Đĩnh Chi tuyệt đích thông minh linh lợi nên vua Tầu nhà Nguyên phải khen tặng cho ông chức lưỡng quốc Trạng nguyên, sứ thần Hàn quốc phải phục và mời ông sang chơi nước Hàn, lại tìm một cô gái nước Hàn gả cho ông làm thiếp. Nhìn tướng mạo quan Trạng quá xấu, người Tầu quyết tìm ra ẩn tướng, và họ đã theo dõi ông vào tận cầu tiêu để khám phá ra ẩn tướng là cục phân Mạc Trạng Nguyên hình vuông như quân cờ ! Họ lại gửi thầy địa lý sang xem mộ tổ tiên họ Mạc và khi tới mộ "khỉ đực" (ghi chú: Nước Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm và đô hộ hàng ngàn năm, cho nên nền văn minh Bách Việt đã bị ăn cắp và rồi bị Hán hóa, cho lẫn sử Việt cũng bị bôi nhọ, sai lạc như thân mẫu vua Đinh bị con rái cá, của trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi bị con khỉ ... và biết bao câu chuyện bậy bạ khác. Sau này khi nước Việt đã hùng mạnh, sự thật sẽ được sáng tỏ, và sử Việt sẽ được viết lại cho đúng ý nghĩa và khoa học.), thì thầy điạ lý nói đấy chính là ngôi đất kết phát ! chỉ tiếc là thủy không tụ mấy, thiếu hổ thủy, nên phát quí chứ không phát phú.
Trong thời gian đi sứ Tầu, văn quan Trung Quốc ra câu đối
An, nữ khứ : thỉ nhập vi gia
Chữ An bỏ chữ nữ thay chữ thỉ là heo vào thì thành chữ gia.
Ông đối lại :
Tù, nhân xuất : vương lai thành quốc
Chữ Tù bỏ chữ nhân, cho chữ Vương vào thì thành chữ quốc.
Người Tầu dựa vào Mai Hoa Bốc chiết tự mà đoán rằng con cháu sau này tất có người làm vua, nhưng vì chữ vương viết chữ đơn (王) nên giữ nước không được bền.
Khi Mạc Đăng Dung lên ngôi, phong ông tổ Mạc Đĩnh Chi làm Linh Khánh Đại Vương, xây điện Sùng đức lên nền nhà cũ, lại đắp đàn cao để vua quan tế lễ. Khi còn là một anh chàng đánh cá, dung mạo Mạc Đăng Dung rất phi phàm nên bà mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn giỏi tướng số phải đoán là người thanh niên đó sau này công danh tột bực. Chữ Mạc theo chữ Nho có chứa chữ Đông nên bài Sấm của sư Vạn Hạnh có câu: Chấn cung kiến nhật tức: Phương Đông mặt trời mọc chỉ nhà Mạc lên ngôi thiên tử (xem phần Vạn Hạnh). Nếu đúng ý như vậy thì nhà Mạc là một triều đại có vận số sau nhà Lê, mà ngay nhà Nguyễn về sau cũng không được sấm Vạn Hạnh nhắc tới.
Nhà Mạc làm vua tại Thăng Long được 65 năm, chạy lên Cao Bằng được 75 năm nữa, tổng cộng 140 năm, không phải là ngắn ngủi. Nhà Lê bị dứt tới 65 năm, quanh quẩn ở một vùng Thanh Hóa từ 1543 - 1592, vậy mà các sử sách sau này lại coi là chính thống liên tục, thì quả là bất công cho nhà Mạc. Nếu lại nói Mạc Đăng Dung tự trói mình để cầu hòa với nhà Minh là nhục quốc thể (như Trần Trọng Kim kết án trong VN Sử Lược), thì lúc đó ông không phải là vua, chỉ là Thái Thượng Hoàng dùng khổ nhục kế dâng mấy động núi tượng trưng để tránh họa xâm lăng do chính nhà Lê sang Tầu cầu cứu ! Hành vi đó không nhục nhã tai hại bằng việc vua quan Lê Chiêu Thống sang van lậy nhà Thanh viện binh sau này ! Hơn nữa nhờ tránh voi mà nhà Mạc mang lại yên ổn cho đất nước, chỉ vì nhóm thủ cựu phò Lê và phe địa phương xứ Thanh cát cứ gây loạn tranh dành liên miên nên nhà Mạc mất hẳn cơ hội phục hồi một Đại Việt theo truyền thống Lý, Trần. Nhà Mạc biết trọng người hiền như Nguyễn Bỉnh Khiêm, biết giữ gốc dân bản thực dụng bình dân qua việc xây cất các đình làng trên toàn quốc, đào tạo nhân tài với tỷ lệ nhiều nhất trong lịch sử Nho học Việt nam: 22 khóa thi Đình với 485 vị Tiến sĩ trong 65 năm, khôi phục chùa chiền trong tinh thần Tam giáo đồng tôn (mà nhà Lê đã đánh mất), đã có thời thịnh trị "của rơi không ai nhặt" như đời anh quân Mạc Đăng Doanh (1530 - 1540) v..v..
Những đời sau, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, rồi Triều Nguyễn, không thấy nhiều tư liệu về mồ mả phong thủy. Họ Trịnh được ngôi đất "phi vương phi bá, quyền khuynh thiên hạ" nhưng chỉ được 8 đời rồi sẽ bị tai họa. Nguyên ngôi đất này là cái hố, mẹ Trịnh Kiểm bị dân làng trừng phạt ném xuống vì Trịnh Kiểm mỗi ngày đều đi ăn trộm gà để nuôi mẹ. Bà mẹ bị chết tình cờ lại nằm đúng huyệt phát ! Lọt vào giữa Trịnh, Nguyễn, có ngôi sao Nguyễn Huệ rực lên ít năm, có người như Lê Quí Đôn cho là được đất phát ở Tây Sơn, Bình Định, nhưng 4 đời trước họ Nguyễn Tây Sơn gốc họ Hồ ở Nghệ An, vậy có thể vẫn thừa hưởng long mạch đất Hồng Lam, long mạch vùng này vốn không lâu bền. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ sinh ngày 5 – 5 - Nhâm Thân, giờ Tuất, số Tử Vi Kim mệnh. Thất sát và Thái Tuế đường đường đóng tại Mệnh, thêm Tử Phủ, Tham Phá, Tứ Linh, Quyền, Mã.. hợp chiếu, là số thành công vũ bão, Phúc bị Tuần, Đà La, Hóa kỵ, Mệnh Song Hao, nên không thọ.
Họ Trịnh phát xuất từ Bồng Thượng, miền trung du Thanh Hóa, Trịnh Kiểm từng đánh thuốc độc giết bố vợ là Nguyễn Kim, lại tàn nhẫn giết luôn anh vợ là Nguyễn Uông, sau này con cháu dường như tản mát về làng Cự Đà gần Hà Nội, đình làng này có hai pho tượng quay lưng vào nhau nên tương truyền người trong làng không thân thiết tương trợ.
Họ Nguyễn được đất ở Gia Miêu Thanh Hóa, tổ họ này là Nguyễn Kim, người đứng ra tìm con cháu nhà Lê để phục hưng triều đại, vợ Nguyễn Kim người Hải Dương cùng quê với Trạng Trình, nên Trạng Trình đã nể tình chỉ đường sống cho con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào đất "Hoành sơn" dung thân để tránh lưỡi gươm của Trịnh Kiểm. Biết rằng phong thủy vùng này có thể hưng vượng một cõi nên họ Nguyễn đã nghe Trạng Trình kéo nhau vào Thuận Quảng lập nghiệp.
Một chi họ Mạc chạy trốn Lê Trịnh cũng theo vào, con gái Khiêm Vương Mạc Kính Điển trở thành bà Chúa Sãi (1613 - 35). Mãi tới ông vua cuối cùng là Bảo Đại long mạch họ Nguyễn mới tận. Năm 1945 Bảo Đại kể lại "cây xà ngang nóc điện tự nhiên gẫy đổ rơi xuống" là điềm rất độc, báo hiệu một triều đại chấm dứt và chấm dứt luôn nghìn năm quân chủ Việt Nam.
Từ sau 1945, sử Việt đi vào giai đoạn chuyển tiếp, giai đoạn nhiễu nhương chiến tranh, mạt pháp. Đứng về phương diện phong thủy lý số, vẫn tiếp tục khí mạch độc loạn đi về phương Nam từ đời Lê - ông Hồ Chí Minh (1954 - 1969) gốc Nghệ An cùng các phò tá đều đa số phát tích từ đất Trường Sơn, miền Nam các ông TT Ngô Đình Diệm (9 năm), TT Nguyễn Văn Thiệu (9 năm) người Quảng Bình, người Phan Thiết, đều khởi từ khí mạch vùng núi, đất hẹp sông ngắn, nên không được lâu bền. Ông Nguyễn Văn Thiệu ở đuôi chót Trường Sơn, là huyệt phát cuối cùng của giải đất này, chấm dứt một chu kỳ long mạch Nam tiến trên đất Chiêm Thành cũ. Từ sau, long mạch đất Việt lại khởi sang một chu kỳ khác, phương hướng khác, báo hiệu đại hồng vận "Thiên tử xuất tại Bảo Sơn Bảo Giang", phục hoạt vương đạo Hùng Vương Viêm Việt*.
Chú thích: VIÊM BANG (Viêm Việt)
Tục truyền Ngũ Linh Thái Sơn (năm ngọn đồi cao = núi đất) được phân định thành năm phương hướng theo địa lý : KIM - MỘC - THỦY - HỎA - THỔ còn được gọi là Ngũ Hành Sơn, nếu sắc dân nào chiếm được năm ngọn núi đó sẽ khai phóng ra nền văn minh cho loài người, sẽ lãnh đạo được các bang, đương nhiên trở thành CÁI (蓋) BANG (BANG CÁI), các bang chung quanh phải phục tùng, gồm có : TẤN BANG - TẦN BANG - TỀ BANG - NGÔ BANG - SỞ BANG - NGƯU BANG - HÁN BANG - TOẠI BANG - VIÊM BANG.
Khởi đầu Viêm Bang (thuộc vị trí Cung Hỏa) đã thể hiện việc chiếm lĩnh nói trên, việc làm trước hết là dậy dân trồng trọt hoa màu, tạo dựng sinh hoạt, sản xuất lương thực dự trữ đề phòng, để ứng dụng khi cần. Nhu cầu thiết yếu gồm : Lúa, bắp, khoai, đậu, trái cây nên về sau này gọi chung là ngũ cốc, cũng từ đó dân chúng các Bang tôn xưng người lãnh đạo Viêm Bang là ông thần làm ruộng rồi vĩnh viễn trở thành cái tên Vua THẦN NÔNG. Khi loài người đã phát minh ra có sách vở chữ nghĩa, người ta ghi lại công lao đó cho hậu thế nên có câu: THẦN NÔNG GIÁO DÂN NGHỆ HỮU CỐC tức là Vua Thần Nông dạy cho dân nghề trồng trọt sản xuất ra lương thực để chi dùng, không lệ thuộc vào kinh tế thiên nhiên nữa. Vua Thần Nông còn dạy dân cách dựng vợ gả chồng, rèn luyện binh khí bằng sắt để bảo vệ lẫn nhau.
Trong sách "SƠ HỌC VẤN TÂN" có câu: Viêm Đế Thần Nông Giáo Dân Giá Thú CẮNG SẮT TRÁC CẦM tức Thần Nông là Vua (Đại Đế) của Viêm Bang đã dạy dân cách tổ chức kết nghĩa chồng vợ, cho đến nay dân miền Bắc Việt vẫn còn dùng danh từ giấy GIÁ THÚ, dân miền Nam Việt đã đổi ra danh từ HÔN THÚ, chữ CẮNG SẮT TRÁC CẦM tức dạy dân rèn luyện binh khí bằng sắt.
Bên cạnh Viêm Bang có hai người ở Bang Toại thấy ảnh hưởng uy tín của Vua Thần Nông quá lớn nên đã dâng hiến hai kế: Làm nhà để ở và nấu chín thức ăn như câu trong sách đã ghi: HỮU SÀO TOẠI NHÂN, NHỊ QUÂN KẾ TÁC, GIÁO DÂN SÀO CƯ, CỐ VIẾT HỮU SÀO, VIÊN CẬP TOẠI NHÂN, GIÁO DÂN HỎA THỰC,
Diễn nghĩa: Ông Hữu Sào là người Bang Toại đã hiến Vua THẦN NÔNG hai kế hoạch, dạy dân làm nhà ở, đó chính là ông Hữu Sào là người xưa vậy. VIÊN CẬP TOẠI NHÂN GIÁO DÂN HỎA THỰC: Ông Viên Cập cũng là người Bang Toại đã dạy dân cách nấu ăn. ĐẾ PHỤC HY THỊ, THỪA VẬN NHI HƯNG, ĐẾ THUẤN KẾ CHI, THỊ VI NGŨ ĐẾ. PHONG HỘI NHẤT GIÁNG, TAM VƯƠNG KẾ HƯNG, TRỊ THỦY CỨU DÂN. THỊ VI THƯƠNG THANG, THỊ VI HẠ VŨ, ĐIẾU DÂN PHẠT TỘI,
Diễn nghĩa: Đến đời Vua Phục Hy thừa cơ hội để dãy (phát triển) lên, tiếp theo các chi nhánh đến đời Vua Nghiêu Vua Thuấn cả thảy là năm đời. Tiếp nối cơ hội phồn thịnh, phát triển văn minh như việc Dẫn Thủy Nhập Điền (đưa nước vào ruộng) thi hành chính sách Quân san điền địa (chia đồng đều ruộng đất cho dân). Luật lệ nghiêm minh, thưởng phạt công bằng và được áp dụng đến dời Vua Hạ Vũ là chấm dứt sự phồn thịnh. Vì những đời Vua kế tiếp chỉ lo hưởng thụ du hí trác táng nên triều đình đi đến chỗ suy sụp.
Suốt mấy trăm năm thịnh trị nói trên qua các đời Vua từ NGHIÊU-THUẤN đến HẠ VŨ đều là hậu Duệ của Vua THẦN NÔNG cả.
Vậy, nguồn gốc xuất phát của dòng VIÊM VIỆT từ đời Vua THẦN NÔNG tại khu vực "NGŨ LĨNH THÁI SƠN" ở miền Ê-GU-ĂNG xế Đông Bắc Miến-Điện (DIẾN ĐIỆN). Như vậy là kinh đô của BÁCH VIỆT ở Động Đình Hồ là kinh đô đã phải di cơ lần thứ hai. Tuy vậy truyền thống văn hóa vẫn được duy trì qua cái biểu hiệu sắc thái VIÊM VIỆT bằng lá cờ NGŨ HÀNH (Ngũ Hành Sơn) là KIM - MỘC - THỦY - HỎA - THỔ (tượng trưng cho nguyên tố tạo dựng sự sinh tồn cho các vật thể) và năm màu sắc: Xanh - Đỏ - Trắng - Tím - Vàng thể hiện sự chuyển dịch thời tiết trong vũ trụ âm dương đồng nhất lý. Tuy nhiên sự xếp đặt của màu sắc: Từ nền chính giữa ra đến ngoài phải chuyển đổi cho mỗi lá cờ có sự kiến tạo hòa đồng nhất thể. Đặc biệt riềm cờ chung quanh bên ngoài cùng, là màu đỏ (tươi hồng) và lượn khúc sóng ba tượng trưng cho ngọn lửa Viêm lúc nào cũng bừng bừng cuồn cuộn dâng lên.
Trong cuốn sách "BẢN QUỐC LỊCH ĐẠI SỬ TRUYỆN" nguyên văn như sau: Hành sự đại lược ấu học giáo khoa thư, ngã Quốc tự kinh Dương Vương Kiến Quốc, Chí Kim Thượng Duy Tân Đinh Mùi: Tổng Kế Đắc Tứ Thiên thất bách bát thập lục niên. Kỳ gian anh quân hiền phụ, Sử bất thăng thư. Tư đãn Cử Kỳ đại lược. Vi mông học nhất tắc sử nhi đồng Thô tri ngã Tổ tôn lập Quốc chi gian nan Yên. Hồng Bàng Thị Thần Nông Tứ Thế Tôn, Sơ Kiến Quốc ư nam giao, hiệu Xích Quỷ Quốc. Vi ngã Nam lập Quốc đệ nhất Anh Hùng quân dã, Lạc Long Quân Thú Âu Cơ sinh Bách Nam, Sinh trưởng tử dã phân phong, viết kinh Dương Vương hiệu Hồng Bàng Thị…
NGHĨA : "Truyện lịch sử qua các thời đại (Đời) từ nguồn gốc của đất nước". làm ra cuốn sách này dạy cho các lứa nhỏ học để hiểu về nước ta từ thời Vua Kinh Dương dựng nước. Tính đến năm Duy Tân Đinh Mùi trở về trước đã được bốn ngàn bảy trăm tám mươi sáu năm. Lúc đó bậc Vua cha Thông Tuệ đạo hạnh nhưng cũng đã gặp rất nhiều khó khăn gian truân, cuốn sách lịch sửï này không thêm bớt (Trung Thực) và chỉ có thể nêu lướt qua một vài công lao cụ thể. Vì nguyên tắc thứ nhất về sử học rất mông lung nên chỉ dành cho những người trẻ bậc con cháu biết tóm lược những công lao khổ cực của Tổ Tiên từ khi dựng nước đến độ yên bình.
Họ HỒNG BÀNG được dựng dõi từ cháu bốn đời Vua THẦN NÔNG. Khi mới dựng nước hồi đó lấy tên hiệu là nước Xích Quỷ. Thời đó người đứng ra dựng nước ta là một vị Anh Hùng Trước Tiên so với các dân tộc khác. Vua Lạc Long lấy Bà ÂU-CƠ sinh trăm con trai, nuôi dạy, huấn luyện khi khôn lớn có đủ tài đức rồi mới ban chức tước giao phó nhiệm vụ (chia công tác) gánh vác giang san đất nước vậy. Vua Kinh Dương nói rằng Họ Hồng Bàng có từ đó.
VÀI NHẬN ĐỊNH TẠM KẾT
1 - Từ đời Hùng Vương tới 1945, các triều đại đều xuất phát từ miền Sông Mã (Thanh Hóa) trở ra miền Bắc. Hai đời vua rất ngắn Hồ Quí Ly (6 năm), Hồ Thơm (tức Nguyễn Huệ, 4 năm), nếu kể thêm Hồ Chí Minh nữa (15 năm), thì cả ba đều mang họ Hồ, đều phát tích từ Nghệ An, và đều vào thời ly loạn mạt pháp.
2 - Đời Hùng Vương, Lý, Trần, được đại địa kết phát ở miền đất sông Hồng, có đủ sông dài, núi cao, đất rộng, âm dương quan bình, nên cơ nghiệp lâu dài, đạt vương đạo, là thời đại căn bản huy hoàng của dân tộc.
3 - Từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XX, chu kỳ 500 năm, mạch phát về phương Nam, loạn nhiều hơn bình, dữ nhiều hơn lành, ác sát lực (force du mal) của bọn Mộc tinh, Ngư tinh, Hồ tinh nổi lên vào thời mạt pháp, đúng như Trạng Trình tiên đoán :
"Ngã bát thế chi hậu, binh qua khởi trùng trùng".
Đã binh đao thì chết chóc, đã chết chóc thì oán oán trùng trùng, ma khí vây bủa, tộc Việt phải trả giá cho những chiến dịch diệt Chiêm, tuyệt Chân Lạp, Phù Nam, để rồi đánh Tây, hay đánh Tầu, rút cuộc máu Việt cũng thấm ngập cả đất Việt, xác Việt cũng nằm kín Trường Sơn và biển Đông ! Cuộc chiến cuối thế kỷ XX vừa qua với 3 triệu con Rồng cháu Tiên bỏ mạng, là dấu chấm hết của một đại chu kỳ tai họa. Với số lượng bom thả xuống tập trung vào xương sống Trường Sơn, các mạch đất (cả thiện lẫn ác) vùng này bị triệt phá, long mạch phải đứt đoạn. Trong 4000 năm lịch sử, nội chiến Trịnh, Nguyễn và Quốc, Cộng, là hai thương tích sâu nhất trên cơ thể dân tộc, gây ra bởi những người đi lệch khỏi truyền thống dân bản hữu lễ Hùng Vương.
4 - Thiên, Địa, Nhân, cả ba đều có vận kỳ. Sao có chu kỳ dài, ngắn, mạch có mạch trường mạch đoản, người có vận tốt vận xấu, nước có lúc thịnh lúc suy. Chu kỳ ngắn 60 năm (nhà Mạc), dài 180 năm (nhà Lý, nhà Trần), dài hơn là 360 năm, 500 năm, 1000 năm ... như họ Hùng. Đại kỳ 500 năm đang chấm dứt để nhân loại và Việt Nam tiến bước sang đại vận mới. Đại vận mới, nhìn theo phong thủy, hoặc phải khởi từ miền Cửu Long, hoặc từ miền Núi Tản Sông Đà, là hai vùng còn khí lực mãnh liệt để dấy phát, chưa bị chấn yểm của Cao Biền và của bom đạn.
5 - Trong trường kỳ lịch sử, ta không sợ Bắc phương Hán tộc mà nên đề phòng long mạch tái phát của dân Phù Nam, Chân Lạp tức dân Miên ngày nay. Đất Cao Miên có đại địa Cửu Long Biển Hồ, đã từng có văn minh Angkor, đã từng là đế đô của cường quốc đầu tiên Đông Nam Á là Phù Nam, đất này còn có chu kỳ dấy phát.
6 - Nếu nước Việt gồm thâu cả dòng Cửu Long, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn làm âm dương song hành, cao nguyên Pleiku, Đà Lạt và bình nguyên miền Nam làm đại minh đường nhìn ra biển Đông, thì mới có đại thế để trở thành một đại cường quốc, ngồi vào ghế Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nếu không, ta chỉ có thể thành cường quốc vùng Đông Á mà thôi.
7 - Xuất phát từ mảnh đất Giao Châu, có long mạch đại địa ngang với Trung Hoa, nước Việt nằm ở thế hợp tung hơn là đối kháng, cùng với Hàn quốc, Nhật Bản, làm tứ trụ Viễn Đông, phát huy nền văn minh cầm đũa nhân bản liên quốc, Bắc hòa, Nam tiến. Cuộc Nam tiến đã xong, ta phải hồi tâm về truyền thống “Hữu Lễ Văn Ôn Vũ Luyện” mà đời Hùng, đời Lý, đời Trần đã thắp đuốc mở đường.
8 - Cuộc Nam Tiến hoàn thành với diện tích đất nước gấp hai đất cũ, với sự sát nhập các sắc dân với văn hóa đa diện, không thể không chấp nhận tình trạng phân hóa địa phương. Muốn tìm thế hòa bình nội bộ lâu dài, phải áp dụng câu kinh tuyệt tác của Phật: "Cách chăn giữ đàn bò hay nhất là thả chúng trên cánh đồng mênh mông". Nói khác đi, phải địa phương tự trị phân quyền, phải dựa trên địa lý thiên nhiên và văn hóa khu vực để chia làm các Châu, Bộ với hệ thống quản trị dân chủ. Từ Nam Sông Mã vào đến Hoành Sơn, Thừa Thiên, không thể gạt bỏ văn hóa Chàm, càng vào phía Nam, càng không thể phủ nhận vết tích lâu bền của Phù Nam, Chân Lạp với Tiểu Thừa và Ấn Độ Giáo kết hợp. Người Việt phát xuất từ Bắc bộ, quanh châu thổ sông Hồng sẽ chuyển hóa theo những yếu tố văn hóa xã hội mới - khoảng 300 năm - đang đi vào chu trình tổng hợp nòi giống. Có thế thì các long mạch kết phát ở địa phương nào cũng mang lại quả tốt cho toàn quốc, bằng không thì mạch phát ở Đông có thể làm hại cho Tây, huyệt kết ở Bắc e gây họa cho Nam ...
9 - Nhìn trên bản đồ Thế giới, nước Mỹ và Viễn Đông gồm Tầu, Việt, Hàn, Nhật nằm ở vị thế đối chiếu, cách nhau 12 - 13 múi giờ, nên đã có liên hệ và đã xẩy ra nhiều xung đột luận theo Dịch lý: chiến tranh Mỹ - Nhật, Mỹ-Hàn, Mỹ - Việt và xung đột Mỹ - Tầu. Khi bom nguyên tử giết hại hơn 100,000 người ở Nhật năm 1945, thì những năm sau Mỹ cũng trả mạng gần đúng con số đó ở Hàn và Việt ! Bàn về phong thủy nước Mỹ, cụ Dương Thái Ban, một nhà địa lý nổi danh (mất tại Hoa Kỳ khoảng thập niên 80) nhận định như sau: Ngũ đại hồ kết tụ khí mạch cực lớn, sông Mississippi chẩy ra biển hướng Đông Nam thuộc cung Thìn (long cung), giống sông Cửu Long, hùng viễn như rồng lượn. Thủ đô Hoa Thịnh Đốn bên dòng Potomac, sông mạch cuộn nhiều vòng như vành tai giống sông Nhĩ Hà bên ta, chỉ hiềm vì mưa nhiều (hơn 150 ngày một năm), âm dương ngũ hành bất quân, nên cũng như Huế, không lâu bền ngàn năm bằng đất Thăng Long, Trường An, Paris.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét