Luật sư 'bóc mẽ' lời nguỵ biện của Alma sau khi bị VTV... 'sờ gáy'
(VnMedia) - Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đã có công văn gửi VTV sau khi đơn vị này phát sóng phóng sự 'bóc mẽ' những sự thật về dự án Alma...
Ngày 24/04/2017, bản tin tài chính kinh doanh của Đài truyền hình Việt Nam đã đưa tin về Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp theo mô hình sở hữu kỳ nghỉ của Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA). Đây là khu nghỉ dưỡng có diện tích 30,24 ha nằm ở vị trí lô D7a2, TT4, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) theo giấy chứng nhận đầu tư số 37122000419 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày 5/2/2013 có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Sau khi bản tin được phát hành, ALMA đã có những phản hồi chính thức và thông cáo báo chí trên Website alma.vn. Nội dung bản Thông cáo đưa ra nhiều vấn đề nhằm giải thích cho những vướng mắc, rắc rối pháp lý của ALMA gặp phải. Tuy nhiên, những lập luận, giải thích của ALMA chỉ mang tính chất ngụy biện, né tránh, đẩy trách nhiệm về phía khách hàng, đơn vị tư phấn pháp lý.
Trên cơ sở những nghiên cứu pháp lý đã nắm được, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đã có Công văn gửi Đài Truyền hình Việt Nam-VTV để phân tích những lý lẽ bao biện mà Alma đã nói về phóng sự đã phát sóng. VnMedia sẽ trích dẫn những nội dung chính của công văn này.
Cụ thể: Tại bản Thông cáo báo chí ALMA khẳng định nội dung điều khoản được soản thảo phù hợp với quy định của BLDS trên nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết. Điều này, trái với thực tiễn mà ALMA đã và đang làm. Alma thường cho nhân viên tư vấn một cách dữ dội, khoảng 30 phút sẽ làm mọi cách để khách hàng ký vào hợp đồng mặc dù chưa đọc kỹ cũng như hiểu hết các quy định.
Mặc dù ALMA vẫn khẳng định trong Thông cáo báo chí là Hợp đồng hoàn toàn không hạn chế quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện của khách hàng. Và đưa ra lời giải thích: “Mục đích của Điều 9 là để xác nhận rằng khi ký hợp đồng, khách hàng đã hiểu rõ toàn bộ các nội dung của hợp đồng. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh thì khách hàng sẽ không lấy lý do là khi ký Hợp đồng, khách hàng không nhận thức đầy đủ về bất kỳ hoặc toàn bộ các quy định trong hợp đồng, và từ đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố Hợp đồng vô hiệu để khách hàng có thể thoái thác các trách nhiệm của mình theo hợp đồng”.
Việc giải thích điều khoản này chỉ mang tính chất bao biện. Bản chất hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của Alma đưa cho khách hang là hợp đồng theo mẫu được quy định tại khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dùng“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”.
Về việc ALMA lựa chọn trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Phía ALMA khẳng định họ chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó pháp luật Việt Nam cho phép lựa chọn cơ quan giải quyết như Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài quốc tế, Trọng tài nước ngoài ...(Theo điều 12 Luật Đầu tư 2005, điều 14 Luật Đầu tư 2015). Tuy nhiên, quan điểm của ALMA trong trường hợp này là không phù hợp.
ALMA đã áp dụng sai luật, theo đó điều 12 Luật Đầu tư 2005, điều 14 Luật Đầu tư 2015 điều chỉnh giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tức là tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Trong khi đó, tranh chấp theo hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là tranh chấp giữa nhà đầu tư với khách hàng không thể áp dụng điều 12, 14 Luật Đầu tư để lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Hơn nữa việc lựa chọn SIAC chính là đánh đố, dồn ép khách hàng vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Khách hàng không thể sang Singapore để giải quyết tranh chấp trong khi chi phí đi lại, ăn ở ...có thể vượt quá/gấp nhiều lần số tiền tranh chấp theo hợp đồng.
Về cơ sở pháp lý của Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ. ALMA đã dẫn chứng cơ sở pháp lý của Hợp đồng là Luật Du lịch, Luật Thương mại và Bộ luật dân sự. Đồng thời ALMA cũng khẳng định đối tượng của hợp đồng là “dịch vụ lưu trú”. Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 64 Luật Du lịch và Điều 18 Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 qui định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
Theo đó, điều kiện cụ thể đối với dịch vụ này là các biệt thự, căn hộ phải đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị (tức cơ sở vật chất) và mức độ phụ vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng. Tuy nhiên, Dự án khu nghỉ dưỡng của ALMA đến nay vẫn chưa hoàn thành, ALMA chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo Luật Du lịch nhưng vẫn tiến hành ký hợp đồng với khách hàng là vi phạm quy định của pháp luật.
ALMA sử dụng các thuật ngữ để giải thích đối tượng hợp đồng như “quyền nghỉ dưỡng”, “sở hữu kỳ nghỉ” đều là những thuật ngữ mơ hồ, ngớ ngẩn. Quyền nghỉ dưỡng không phải thuật ngữ du lịch, vô nghĩa trong tiếng Việt. Còn thuật ngữ “Sở hữu kỳ nghỉ” mà ALMA đưa ra như là việc đánh tráo, lập lờ khái niệm, dễ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ là vi phạm nguyên tắc trong ký kết Hợp đồng theo Bộ luật dân sự của Việt Nam.
Về tiến độ xây dựng dự án, liên quan đến vấn đề này, báo chí có đưa ra câu hỏi là hiện nay công ty đã nhận được giấy phép cuối cùng của dự án chưa. Tuy nhiên, trong Thông cáo báo chỉ ALMA đã không trả lời câu hỏi một cách thẳng thắn có hay không mà trả lời vòng vo về việc chấp hành, lắng nghe cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý.
Ngoài ra, ALMA cam kết về tiến độ xây dựng của Dự án sẽ chính thức khai trương Khu nghỉ dưỡng vào năm 2018. Tuy nhiên trên thực tế cam kết này không có tính khả thi.
Với mô hình nghỉ dưỡng phức hợp với Tòa nhà chính cùng 200-400 căn villa, biệt thự, căn hộ và quần thể khu vui chơi giải trí cùng với hàng loạt qui trình cấp phép liên quan đến Dự án và một khoản tiền đầu tư khổng lồ, chưa nói đến các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng thì việc Khu nghỉ dưỡng được đi vào hoạt động vào năm 2018 là phi thực tế.
Ads by AdAsia
You can close Ad in {20} s
Bên cạnh đó, ALMA khẳng định đã có sự liên kết với các đối tác, tổ chức quốc tế để “trao đổi kỳ nghỉ” quốc tế tại các quốc gia khác nhau trên thế giới như DAE và RCI. Tuy vậy dưới góc độ pháp lý cần xem xét các tổ chức này có tư cách pháp nhân không hay chỉ là các câu lạc bộ, Hiệp hội mà ALMA mục đích dùng để liên kết và mượn danh “trốn thuế” gây thất thoát ngân sách nhà nước và tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa Doanh nghiệp hoạt động du lịch theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Về quyền sở hữu kỳ nghỉ chỉ được phép bán khi tài sản hiện hữu. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng nghỉ dưỡng (dịch vụ lưu trú) chỉ đủ điều kiện khi có tài sản hiện hữu.
Để lý giải điều này, ALMA đã viện dẫn đơn vị soạn thảo Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là Vilaf và dẫn chiếu nội dung: “Ngay từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty đã được phép vận hành dự án theo cách mà Công ty đang thực hiện..” là câu trả lời tránh né, đổ lỗi sang Vilaf.
Về mặt pháp lý, ALMA kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo mô hình “nghỉ dưỡng” phải đảm bảo các điều kiện theo Luật Du lịch tức là phải có Khu nghỉ dưỡng của ALMA. Tuy nhiên, trên thực tế Dự án của ALMA chưa hoàn thành.
Như vậy ALMA đang bán cái họ chưa có là có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do vậy, hành vi sai trái của bất kỳ tổ chức cá, nhân nào do (lỗi) sự tư vấn của tổ chức cá nhân khác có thể là lý do, nhưng không phải là căn cứ thoái thác trách nhiệm, loại trừ trách nhiệm dân sự, hình sự (nếu có) của tổ chức đó.
Văn phòng luật sư Trương Anh Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét