Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Bộ hợp hạch lạnh "Hot Cat" tạo ra năng lượng nhiều hơn nó tiêu thụ

Parkhomov là nhà khoa học và là đồng sự của Andrei Sakharov, người đoat giải Nobel năm 1975. Parkhomov đã lặp lại thí nghiệm về hệ thống hợp hạch lạnh mang tên “Hot-Cat” theo báo cáo gần đây Observation of abundant heat production from a reactor device and of isotopic changes in the fuel được đăng bởi nhóm nhà khoa học Italia và Thụy Điển sau khi kiểm tra khả năng thực tế của công nghệ Andrea Rossi (E-Cat).
Parkhomov xác nhận rằng “lò phản ứng có khả năng tạo ra nhiệt lượng nhiều hơn nhiệt lượng được cung cấp bởi bộ gia nhiệt”. Với nhiệt độ làm việc trong khoảng 1200-1300 oC, mẫu thử này cho thấy COP (mức hiệu suất) vào khoảng 2,6.

Tuy nhiên, Hình 6 trong báo cáo cho thấy hiệu ứng “nhiệt tồn tại sau khi tắt hệ thông” (heat-after-death). Sau khi nguồn nhiệt bên ngoài bị ngắt, lò phản ứng tiếp tục duy trì nhiệt độ khoảng 8 phút trước khi giảm xuống. Đây là hiệu ứng khi được sử dụng triệt để sẽ cho phép hệ thống hoạt động với COP = vô cùng hay nói cách khác, ta không cần cung cấp năng lượng đầu vào mà hệ thống vẫn có thể sản xuất năng lượng với cường độ mạnh.

Sau đây là bản dịch báo cáo, nguyên bản có thể tải về tại địa chỉ:

 http://www.e-catworld.com/wp-content/uploads/2014/12/Lugano-Confirmed.pdf
1.     Lò phản ứng.

Lò phản ứng được chế tạo từ gốm Al2O3 dạng ống với chiều dài 120mm, đường kính ngoài 10mm, đường kính trong 5mm. Ống bằng gốm này được quấn quanh bởi điện trở nhiệt (dây mayso). Bên trong là hỗn hợp 1g bột Nickel và 10% Lithi Nhôm Hidrua LiAlH4. Cặp nhiệt được bố trí tiếp xúc với mặt ngoài của ống. Các đầu ống được bịt bằng xi-măng chịu nhiệt. Toàn bộ mặt ngoài của lò phản ứng cũng được phủ bằng xi-măng chịu nhiệt.
Hình 1. Sơ đồ lò phản ứng.
Hình 2. Lò phản ứng trước khi tiến hành thí nghiệm.
Sử dụng kỹ thuật chụp ảnh nhiệt giống như trong các thí nghiệm kiểm tra công nghệ của Rossi là quá phức tạp. Do đó tác giả quyết định sử dụng phương pháp đo nhiệt lượng dựa trên khối lượng nước bị hóa hơi. Phương pháp này đã được kiểm tra nhiều lần. Trong thí nghiệm này, lò phản ứng được đặt trong một bình kim loại kín. Bình này được nhúng chìm trong nước. Khi nước được đun sôi, một phần sẽ thoát ra ngoài dưới dạng hơi. Bằng cách đo độ giảm khối lượng nước ta có thể dễ dàng tính được nhiệt lượng sinh ra thông qua nhiệt hóa hơi của nước. Sự hiệu chỉnh giá trị nhiệt thất thoát xuyên qua lớp cách ly có thể tính toán thông qua giá trị làm nguội sau khi lò phản ứng ngừng hoạt động.
2. Kết quả thí nghiệm
Hình 3. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm.
Năng lượng gia nhiệt cho lò phản ứng được thay đổi từ 25 đến 500W. Lò phản ứng đạt nhiệt độ 1000oC sau 5 giờ được làm việc. Trên Hình 5 cũng chỉ ra giá trị thu được của máy đếm Geiger SI-8B. Máy đếm Geiger sẽ đếm các hạt alpha, beta, gamma và X-quang. Qua kết quả thu được dễ thấy rằng, khả năng phát xạ của lò phản ứng không khác biệt nhiều so với môi trường. Một điểm nhảy vọt đáng lưu ý khi nhiệt độ chỉ trong khoảng 600-1000oC. Các nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy rằng các điểm nhảy vọt như thế này xảy ra thường, không liên quan gì đến sự vận hành của lò phản ứng.
Hình 4. Sự biến đổi nhiệt độ ở khoảng nhiệt độ cao.
Hình 4 cho thấy chi tiết hơn sự biến đổi nhiệt độ khi năng lượng gia nhiệt là 300,400 và 500W. Có thể thấy rằng, ở mỗi giai đoạn gia nhiệt là sự tang dần nhiệt độ, đặc biệt mạnh ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn cuối cùng, khi nhiệt độ đạt cao nhất xuất hiện sự dao động của nhiệt độ. Giai đoạn này kết thúc khi chấm dứt gia nhiệt như là kết quả của heater burnout. Sau đó, trong khoảng thời gian 8 phút tiếp theo nhiệt độ lò phản ứng vẫn được duy trì ở 1200oC trước khi giảm đột ngột. Như vậy có thể thấy rằng, lò phản ứng có khả năng tạo ra nhiệt lượng nhiều hơn nhiệt lượng được cung cấp.
Tại khoảng nhiệt độ 1150oC và 1200-1300oC, nhiệt lượng sinh ra lớn hơn đáng kể so với năng lượng tiêu thụ. Suốt quá trình làm việc ở 3 giai đoạn này (90 phút), hệ thống đã sinh ra nhiệt lượng nhiều hơn 3MJ hay 830Wh so với điện năng tiêu thụ.

Kết luận: Thí nghiệm tương tự với mô hình của Rossi, sử dụng hỗn hợp Nickel và Lithi Nhôm Hidrua, cho thấy tại nhiệt độ khoảng 1100oC và cao hơn, lò phản ứng đã tạo ra năng lượng nhiều hơn nó tiêu thụ.
  • http://www.nangluongmoisaigon.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét