Báo nước ngoài: Quân đội Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á
(Quân sự Việt Nam)
-"Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân
số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu
các nước Đông Nam Á".
Quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh: QĐND) |
1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á
Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận
định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu
bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và
công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc
đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam,
trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền
Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.
Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm
2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam
(bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn
người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của
quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không
không quân, bộ đội biên phòng.
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân
khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ
đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh,
Sư đoàn xây dựng kinh tế.
Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh:QĐND) |
Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe
tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh
sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe
thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một
số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và
tên lửa đất đối không.
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955,
hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai
tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ
hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu
đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.
Phòng không không quân Việt Nam thành
lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân,
hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không
quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm
kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn
rađa.
Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay
MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy
bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực
thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không
đối không, không đối đất, đất đối không.
Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập (ảnh: Trọng Thiết) |
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm
1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo
vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ,
hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định
của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ
Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt
Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản
xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời
chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân.
Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển,
thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng
vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển,
cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.
Ảnh độc về Pháo tự hành khủng của Việt Nam |
2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước,
Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng
bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ
thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến
tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền
thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu
cầu chiến tranh trong tương lai.
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân
đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng
bước hiện đại hóa”.
Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam (ảnh:Trọng Thiết) |
Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc
phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng
quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh
chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục
tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.
Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm
chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ
trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới,
tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và
bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ
xây dựng hải quân và không quân.
Tàu chiến Moliya |
Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế
hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn
diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và
không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không
quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo,
trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.
“Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của
Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có
trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp
sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang
thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết
bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và
phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.
Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc |
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của
Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt
Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay
MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm
2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang
bị cho một số đại đội pháo binh.
Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực
huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ
phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan.
Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký
Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần
tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ
thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký
hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng
SU-30MK2.
Su-27 của Không quân Việt Nam |
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong
tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang
thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên
biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và
khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ
hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.
Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam
đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên
“Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu
ngầm mini của Bắc Triều Tiên.
Tàu ngầm Kilo 636 |
Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu
mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị
giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến
tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.
Việt Nam còn mua các loại tàu tấn
công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”;
mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick
Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn
“Aubrey Lutz” đã cải tiến.
Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu
hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để
lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby".
Để khắc phục những bất cập về năng lực
tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga,
mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8
tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.
Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự |
Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga,
Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế
giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên
trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự.
8 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam có 3 |
- Hương Trà (theo tạp chí Tri thức thế giới, nghiên cứu biển Đông, tạp chí Bộ ngoại giao Trung Quốc)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét