Đòn phản công vào ’tử huyệt’ của hải quân địch
(Quốc phòng)
- Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn
bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch… thì mục
tiêu đó được coi là “tử huyệt”.
Thực tế trong chiến tranh, có những
“tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà
cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham
mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch
cũng không thể “nhìn thấy”.
Vì loại “tử huyệt” này nó tồn tại lịch
sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và
cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của
đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.
“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.
Không quân, hải quân lạc hậu của Việt Nam, tập kích có hiệu quả vào đội hình hàng dọc của Hạm đội 7 Hoa Kỳ trong trận hải chiến ngày 19/4/1972 |
Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt”
thì dù có che giấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính
bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh
nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.
Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.
Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất
nước thì “2 con đường mang tên Hồ Chí Minh” là “tử huyệt bất khả kháng”
của chúng ta mà Mỹ-Ngụy nhận thấy, vì chúng ta không còn con đường nào
khác. Nếu Mỹ ngăn chặn được sự vận chuyển, hoạt động của của chúng ta
trên 2 con đường này thì coi như Mỹ đã thắng.
Vậy “tử huyệt bất khả kháng” của lực
lượng hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) khi đối đầu với lực lượng hải
quân tác chiến tầm gần (HQTG) và lực lượng phòng thủ bờ biển là ở đâu?
Có thể nói, phương án tác chiến của
HQTX mà các cường quốc biển thực hiện để tấn công từ hướng biển vào một
quốc gia nào đó đều có hình thức chung, dù trên thế giới mới chỉ có Mỹ
thực hiện, đó là: Bắt đầu bằng đòn tấn công của tên lửa tầm xa từ tàu
ngầm, tàu mặt nước vào hệ thống phòng thủ biển, trung tâm quân sự, kinh
tế quan trọng, hệ thống TTLL, Radar...
Tiếp theo máy bay từ tàu sân bay xuất
kích tấn công để làm chủ vùng trời, truy tìm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt
nước đối phương. Cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ từ các tàu đổ
bộ cỡ lớn LPD, LCAC…đổ bộ vào bờ.
Một chiến dịch tấn công của HQTX phát
động bao gồm một loạt giai đoạn từ A đến Z và các đòn tấn công trên được
coi là giai đoạn cuối cùng là Z. Nếu quốc gia nào chỉ “nhìn thấy” đòn
cuối cùng, nghĩ nhiều về nó thì có khi hoảng loạn, thiếu tự tin, bi
quan…dẫn đến tê liệt ý chí phản kháng. Vì, quả thật, đây là sức mạnh
khủng khiếp mà sức chịu đựng thì khả năng có hạn.
Tuy nhiên, đòn cuối cùng này có thực
hiện được trọn vẹn hay không, có phát huy toàn bộ sức mạnh hỏa lực hay
không và trong một thời gian đã định hay không…thì còn phụ thuộc rất
nhiều một loạt kế hoạch tác chiến khác như kỹ thuật, hậu cần, dịch vụ…mà
thiếu nó lực lượng tuyến đầu dù có thực hiện phương châm tác chiến
“đánh nhanh, thắng nhanh” cũng không dám mạo hiểm triển khai tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như không thể
“đánh nhanh thắng nhanh” mà không có lực lượng tiếp tế khi hết tên lửa,
hết dầu, hết nước ngọt hay hỏng hóc trong khi chưa đánh quỵ được đối
phương?.
Rõ ràng, những sự phụ thuộc mang tính
bắt buộc… này chính là “tử huyệt bất khả kháng” của địch. Nếu HQTG chủ
động “tránh thế mạnh ban đầu của địch”, ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến
tiêu diệt lực lượng hậu cần, kỹ thuật của địch chính là đòn đánh vào tử
huyệt.
Máy bay Argentina tấn công tàu chiến Anh |
Còn nhớ trong cuộc chiến chống Nguyên
Mông lần thứ 3. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu
với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi tại cửa biển Vân Đồn, "hải quân
bờ" của Trần Khánh Dư-vị tướng đánh thủy giỏi nhất Đại Việt lúc bấy giờ,
đại bại.
Trước khi tự trói chịu tội ông tướng
nhà Trần phát hiện lẽo đẽo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương
Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp
"tàn quân" Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này.
Lịch sử đã ghi nhận dù có hay chưa có
400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thì vua tôi nhà Trần cũng bị buộc phải rời
Thăng Long để tránh sức mạnh của quân bộ Thoát Hoan, và do đó, điều
Thoát Hoan cần nhất, mang tính sống còn là đoàn thuyền lương của Trương
Văn Hổ chứ chưa phải là đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi.
Không có lương thực trong khi ở ngay
nơi “vườn không nhà trống” thì có thêm 400 hay 1000 thuyền chiến của Ô
Mã Nhi cũng bằng không mà còn nguy hiểm hơn.
Không rõ là do “vô tình hay hữu ý”,
tướng Trần Khánh Dư đã chơi một đòn cực hiểm buộc Thoát Hoan chỉ có một
mệnh lệnh rút quân là thượng sách, logic quân sự mà chẳng ai chê trách.
Và, Ô Mã Nhi với 400 thuyền chiến trong trận “lượt về” trên sông Bạch
Đằng kết quả thế nào ta đã rõ.
Như vậy, có thể nói, phát hiện và chọn mục tiêu có tính chất “tử huyệt” để tấn công của HQTG là cực kỳ quan trọng.
Nhưng, tấn công như thế nào để tiêu diệt nó mới là điều quyết định.
Đương nhiên là phải dùng lối đánh tập
kích bất ngờ, nhưng tấn công vào thời điểm nào, ở đâu…thì còn tùy thuộc
vào tuyến xuất phát tấn công của địch, đặc biệt vào địa hình khu vực xảy
ra tác chiến, bởi lẽ điều này nó quyết định đội hình tấn công của HQTX.
Dứt khoát trong khu vực Biển Đông và
Hoàng Sa, Trường Sa, đội hình tham gia tác chiến của địch sẽ chỉ có thể
là dài. Và, đây chính là “tử huyệt bất khả kháng” của đối phương.
Với một chiều dài bờ biển hơn 3000km
và với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ như của Việt Nam ta, thì phối hợp lực
lượng (nhanh, thấp, sâu, uy lực mạnh) tập kích từ nhiều hướng là đòn cực
kỳ lợi hại, khó chống đỡ của địch, là đòn đánh sở trường của Hải quân
Việt, sát tinh với đội hình dài.
Do sở trường, sở đoản của lực lượng
HQTX và HQTG khác nhau và thực tế chiến tranh giữa 2 lực lượng này chỉ
xảy ra giữa Mỹ với đối thủ quá yếu cho nên chưa có kiểm nghiệm, khẳng
định được sự lợi hại của 2 lực lượng HQTX và HQTG đối đầu sẽ như thế
nào.
Nhưng nếu như nói rằng lực lượng HQTX
và HQTG đều giống nhau về vũ khí, còn phương tiện mang nó, HQTX hiện đại
hơn, to lớn hơn thì không sai, để rồi, từ đó suy ra rằng, HQTX sẽ luôn
luôn làm chủ khu vực tác chiến là quá vội vàng, chủ quan.
Có thể thấy, qua cuộc chiến
Falklands/Malvinas giới quân sự đã quá rõ những “tử huyệt” của lực lượng
hải quân khi tác chiến tầm xa cách căn cứ hàng ngàn hải lý mà lực lượng
hỗ trợ thiếu trước hụt sau. Nếu lúc đó hải quân Argentina bản lĩnh hơn
một chút, thêm một chút “sức rướn” là Hải quân Anh quốc bị ôm hận.
Dù không quân, hải quân của Argentina rất yếu, nhưng Hải quân Anh khi tác chiến tầm xa cũng bị trả giá tổn thất nặng nề.
Lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của
Việt Nam có một điều cứ giống như “lời nguyền” rằng: “Những lúc nào
Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng thì quân phương Bắc tràn sang không
sớm thì muộn đều bị “OUT”, cũng đáng để cho giới nghiên cứu suy nghĩ.
Việt Nam đã qua rồi thời kỳ luôn dùng
chiến thuật để bù đắp sự thiếu hụt về công nghệ. Thế hệ tướng lĩnh, binh
sỹ Việt Nam hôm nay sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ
Tổ quốc thuận lợi hơn nhiều lần so với cha anh. Đó là, có sự chuẩn bị
bài bản, kỹ càng; không chênh lệch quá lớn về sự hiện đại (chất lượng)
của vũ khí; những kinh nghiệm quý báu chỉ có từ máu xương mà thế hệ cha
anh để lại từ 2 cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ.
Trên thế giới, ngoại trừ hải quân Mỹ
thì chưa có một lực lượng hải quân của quốc gia nào có đủ khả năng đáp
ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc tác chiến tầm xa (cách căn cứ hàng
ngàn hải lý).
Trung Quốc đang phấn đấu “Mỹ có cái gì
thì Trung Quốc có cái đó”, nhưng xem ra thời gian không phải được tính
bằng một con số. Trong khi đang loay hoay để thoát khỏi sự bao vây của
Mỹ, Nhật, Úc…ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, cho nên, Biển Đông là vị trí
không gần cũng không xa với Hải quân Trung Quốc, là nơi họ dành mọi nỗ
lực sức mạnh, ưu tiên lực lượng, để tiến ra TBD bằng hướng này.
Tiến ra phía Nam để có mặt ở TBD với
Trung Quốc không quan trọng và rất dễ dàng, nhưng cách tiến ra như thế
nào mới là quan trọng. Nếu vừa tiến vừa chiếm chắc sẽ không thành công
vì, Nhật Bản tuy vậy nhưng chưa từng chống xâm lược, còn Việt Nam thì đã
quá nhiều lần với mọi đối thủ.
Bởi vậy, con đường hòa bình – con đường không bao giờ có tử huyệt là con đường nhanh nhất để Trung Quốc tiến ra TBD.
- Lê Ngọc Thống/ĐVO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét