Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Hỏa khí đi cùng-Súng đại liên PKMS( P1)
Súng đại liên 7,62mm do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng M. Kalasnhicov thiết kế và được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang Xô viết năm 1961. Súng đã có 40 năm phục vụ trong lực lượng vũ trang và những thành tính huy hoàng trong chiến đấu.
Đại liên PKMS 7.62mm Kalasnhicov
Giới thiệu chung và tính năng kỹ thuật
 
Khi thiết kế súng đại liên PK, nhà thiết kế đã sử dụng nguyên tắc tiêu chuẩn đa dụng: nguyên tắc này được hiểu là cấu tạo căn bản của vũ khí không hề thay đổi khi ứng dụng như súng máy cho bộ binh, đại liên có giá đỡ, đại liên cho xe tăng, thiết giáp hoặc súng máy phòng không tầm thấp.
Nguyên tắc súng máy đa năng được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX do nhà thiết kế vũ khí nổi tiếng V.G. Fedorov. Ý tưởng thiết kế mẫu súng máy đa dụng đã được rất nhiều nhà thiết kế trên thế giới nghiên cứu, nhưng thành công nhất là tổ hợp cơ khí của Đức là Peinmetal với sự lãnh đạo của công trình sư Luis Stanger. Họ là những nhà thiết kế đầu tiên đã thành công trong việc thiết kế một súng máy đa dụng, được đưa vào trang bị của quân đội Đức vào năm 1934 với mã hiệu là MG34.
Súng máy PK được ứng dụng trong các mẫu sau:
-          Sử dụng như hỏa khí đi cùng đơn vị bộ binh, như súng máy cầm tay, mã hiệu là PK
-          Trên giá súng 3 chân, sử dụng như súng máy hạng nặng: mã hiệu là PKC
-          Lắp trên xe thiết giáp, có mã hiệu là PKB
-          Lắp trong xe tăng, xe bộ binh cơ giới, có mã hiệu là PKT
PK và PKC còn được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không
Những súng đại liên có sử dụng các kính ngắm PPN-3 hoặc NCPY, hoặc kính ngắm quang học, được kèm thêm ký hiệu ( N) PKN, PKCN
Súng máy PK là súng máy đầu tiên của Liên bang Xô viết trở thành súng máy đa dụng, đáp ứng trọn ven những yêu câu khắt khe của chiến trường và các mô hình khai thác sử dụng. Đối với mô hình súng máy hạng nặng sử dụng giá súng Samojeskov. Cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên mặt đất.
 Năm 1962, Đại liên PK được đưa vào sử dụng như súng máy song song ( PKT) thay cho súng máy trên tăng Gojiunov SGMT.
Đáp ứng yêu cầu lắp đặt trên xe tăng có những thay đổi: Tăng khối lượng của nòng súng lên đến 1200 g để đám ứng cường độ bắn cao, chiều dài của nòng súng là 722mm để giảm độ rung giật của nòng súng với hộp khóa nòng. Lắp loa che lửa vào nòng súng để giảm lượng khí thuốc tràn vào buồng lái của xe tăng. Tháo bỏ bộ phận ngắm và đầu ngắm, vì súng sẽ sử dụng hệ thống ngắm bắn quang học trên xe. Tháo báng súng và lắp bộ phận cò điện để pháo thủ số 1, số 2 và trưởng xe có thể bắn được. Súng máy PKT được gắn song song với nòng pháo tăng.
Đại liên PKB- đó là súng máy PK, được lắp đặt cố định bằng già súng gắn trên xe bộ binh cơ giới, cho phép súng được bắn theo các hướng bắn yêu cầu.
Giá súng được thiết kế theo nguyên tắc: Trục xoay 360 dộ để bắn theo mặt phẳng ngang, trục xoay dọc để triển khai hỏa lực theo góc tà dương và góc tà âm. Hộp đựng đạn, bộ gá kết nối súng với giá súng, bộ phận hứng vỏ đạn để thu hồi vỏ đạn đã bắn. Súng đại liên PK hoạt động trên nguyên tắc trích khí, khí thuốc được trích ra từ lỗ trích khí trên thành nòng súng. Khóa nòng súng dược khóa chặt bằng 2 chốt khóa khi súng được quay theo trục ngang.
Bộ phận cò súng chỉ cho phép bắn liên thanh. Bộ phận khóa an toàn kiểu đòn bẩy khóa an toàn lẫy cò, giữ bệ khóa nòng ở vị trị phía sau của buồng nóng.
Bộ phận ngắm bắn: Kiểu mở và cấu tạo bao gồm thước ngắm và bộ phận đầu ngắm
Nạp đạn cho súng máy PK bằng dây băng. Dây băng đạn được đựng trong hộp tiếp đạn, khi súng đại liên PK được sử dụng như hỏa khí đi cùng, hộp đạn được gắn với thân súng. Với các mô hình ứng dụng khác, hộp đạn được đặt riêng. Băng đạn có loại băng 100 viên, 200 viên hoặc 250 viên đạn. 
Thông số kỹ thuật súng đại liên PK, PKC (ПК/ПКС)
Cỡ nòng:
7,62 mm
Đạn
7,62×53R
Chiều dài súng:
 
Dài toàn bộ
1173 mm
Nòng súng với bộ phận giảm lửa
658 mm
Chiều dài nòng súng
663 mm
Trên giá đỡ
1270 mm
Khối lượng:
 
Thân súng
9 kg
Hộp đạn:
 
Dây băng 100 viên
3,9 kg
Dây băng 200 viên
8 kg
Dây băng 250 viên
9,4 kg
Giá chân súng
7,5 kg
Súng và giá chân súng
16,5 kg
Vận tốc V­­của đạn
825 m/s
Tốc độ bắn lý thuyết
650 phát/phút
Tốc độ bắn chiến đấu
250 phát/phút
Tầm bắn trên thước ngắm
1300 m
Vào năm 1969 . súng máy được cải tiến và nâng cấp. Sau khi nâng cấp, các mẫu súng mới có tên là PKM ( ПКМ),PKSM( ПКCМ), PKMB(ПКМБ), PKMT( ПКМТ).
Trong quá trình cải tiến đã có những thay đổi như sau: Giá chân súng E.S. Samojencov đã được thay thế bằng giá chân súng L.V. Strepnov. Tháo bỏ loa che lửa, thay thế công nghệ chế tạo một số các chi tiết quan trọng của súng, lắp bộ phận giảm lửa, thay đổi thiết kế của tay kéo bệ khóa nòng, đế của báng và vòng cò. Những cải tiến cho phép giảm khối lượng của súng  xuống  được 1,5 kg và cho phép súng có thể sử dụng kính ngắm thụ động ban đêm PPK-3 hoặc NSPY (ППК-3 và НСПУ).
Súng đại liên PK và những biến thể của nó được sản xuất ở Trung Quốc với tên gọi là Type – 80, Rumania, Bugaria, Đức và Tiệp cũng sản xuất với tên gọi là M84
Những ưu điểm kỹ thuật của súng PK: Khả năng xuyên phá và tiệt diệt mục tiêu rất cao, cấu tạo của súng máy cực kỳ đơn giản, không xảy ra hỏng hóc và có độ tin cậy rất cao trong sử dụng, các chi tiết thực hiện nhiều nội hàm. Hộp tiếp đạn được gắn kết với hộp khóa nòng cho khả năng cơ động của chiến sỹ khi sử dụng trên chiến trường. 
Điểm yếu của súng PK so với các loại súng tương đương của nước ngoài là khối lượng của súng nặng hơn, và khi bắn bị rung thân súng, do đó ảnh hưởng đến độ chính xác của loạt bắn
Súng đại liên PKC (ИКС) trên giá 3 chân Samojenkov  (1961 г.)
Súng đại liên PK( ПК)
Đại liên trên tăng PKT( ПКТ) (1962.)
Đại liên PKC( ПКС) để tiêu diệt các mục tiêu trên không
Súng đại liên PKMH( ПКМН) với kính ngắm đêm
Súng đại liên PKCMN ( ПКСМН) trên giá 3 chân Strepanov 
Hỏa khí đi cùng-Súng đại liên PKMS( P2) 
Giới thiệu cấu tạo chi tiết các bộ phận của súng PKM
Cấu tạo chi tiết của súng PK
Nòng súng
Nòng súng có 4 rãnh xoắn xoay từ trái phải có tác dụng buộc đầu đạn vừa xoay vừa tịnh tiến.
Phía bên ngoài đầu nòng súng có tiện ren để lắp bộ phận giảm lửa hoặc lắp bịt nòng, khi bắn đạn huấn luyện không đầu đạn, cuối nòng súng có 2 rãnh khuyết để lắp chốt khóa nòng súng với thân súng, có hai mẫu nhô ra để gắn kết với hộp khóa nòng, chặn sự dịch chuyển của nòng súng khi bắn, có khuyết lắp tay xách súng, khuyết lắp bộ phận đầu ngắm và vòng xuyến của tay cầm súng, cuối buồng nòng có rãnh tròn khuyết để khớp với vỏ đạn khi khóa nòng
 
Nòng súng và buồng nòng (bên phải): 1 — Ren nòng súng; 2 — Bộ phận đầu ngắm; 3 —Bộ phận trích khí thuốc; 4 — Ống đệm tay xách súng; 5 — Tay xách; 6 — Mấu định vị tay xách; 7 —Rãnh khuyết để lắp chốt chẹn nòng súng; 8 — Rãnh khuyết định vị; 9 — Khuyết; 10 —Mấu tay xách súng; 11 —Mặt cắt để lắp nòng súng vào hộp khóa nòng; 12 —Khuyết lắp mấu hộp khóa nòng; 13 — Vòng đai xuyến khớp với đáy vỏ đạn; 14 — Khuyết để khớp với bộ phận hất vỏ đạn; 15 — Rãnh tỏa nhiệt dọc nòng súng
Hộp khóa nòng
Hộp khóa nòng phía trước có ống hình trụ để lắp nòng súng; Khung hộp mặt cắt vuông vớii các rãnh chạy hai bên thành hộp để định hướng di chuyển cho pittong đẩy về.  các mấu định hướng chuyển động của khóa nòng, mấu định hướng vòng xoay của khóa nòng khi khóa buồng nòng; Các mấu định hướng chuyển động của bệ khóa nòng và khóa nòng, mấu hất vỏ đạn; Lỗ cắt lắp bộ phận cò súng, ổ lắp và định hướng lò xo hãm lùi đẩy lên, ổ lắp thanh định hướng lò xo hãm lùi đẩy lên, mặt cắt cho lò xo khóa ống pittong đẩy về; hai mấu hãm dịch chuyển xoay nòng súng ; chốt và mẫu để lắp súng trên giá 3 chân, mấu đuôi lắp báng súng; Rãnh cắt lắp nắp hộp khóa nòng và bộ phận đẩy đạn; khuyết lắp chốt khóa nòng súng, mặt cắt ngiêng định hướng chuyển động của bộ phận móc đạn, mặt cắt dọc để đẩy đạn vào buồng nòng, mặt cắt mở định hướng chuyển động của khóa nòng, của hất vỏ đạn, cánh đóng của hất vỏ đạn, tai lắp bộ phận đẩy đạn và hộp bộ phận đẩy đạn; cửa tay kéo bệ khóa nòng; lỗ thoát nước, gá lắp hộp tiếp đạn, giá lắp bộ phận cò và tay cầm. 
Hộp khóa nòng (nhìn từ trái sang phải): 1 —Ống hình trụ lắp phần cuối nòng súng; 2 —Ống mặt cắt vuông lắp pittoong đẩy về; 3 — mấu cắt cong; 4 — mấu hắt; 5 — mặt cắt lắp bệ khóa nòng và khóa nòng; 6 — Mặt cắt lắp lò xo khóa; 7 — Mấu hãm xoay nòng súng; 8 — chốt; 9 — Mấu hãm giá ba chân; 10 — Mẫu đuôi lắp báng súng; 11 — Mặt cắt lắp nắp hộp khóa nòng và bộ phận đẩy đạn; 12 — Tai lắp nắp hộp khóa nòng và bộ phận đẩy đạn. 13 —Mặt cắt để lắp chốt khóa nòng súng; 14 —Mặt cắt nghiêng; 15 —Mặt cắt dọc; 16 — Cửa dọc lắp bệ khóa nòng và khóa nòng; 17 —Cửa hất vỏ đạn; 18 —Cánh đóng cửa hất vỏ đạn; 19 —Tai lắp bộ phận đẩy đạn; 20 —Cửa tay kéo bệ khóa nòng và khóa nòng; 21 —Gá lắp hộp tiếp đạn; 22 — Bọ phận cò súng; 23 —Tay câm; 24 và 25 — Mấu và chốt lắm súng trên giá súng.
Bệ khóa nòng và thoi đẩy.
Bệ khóa nòng  có lỗ khoan lắp lò xo hãm lùi đẩy lên, mặt phay cong để lắp khóa nòng; mặt cắt để thoát vỏ đạn; mặt cắt ngang để kết nối với bánh xe của bộp phận đẩy đạn; mấu liên kết với nắp đậy của thoát vỏ đạn; Khuyết cắt và lỗ khoan kết nối với pittong đẩy về; bộ phận móc đạn; lỗ và khuyết lắp khóa nòng với mấu định hướng chuyển động khóa nòng.
 Pittong đẩy về được cắt mỏng phia cuối và khoan lỗ lắp chốt để kết nối với bệ khóa nòng; rãnh khuyên tròn quanh pittong để bịt kín khả năng thoát khí thuốc từ buồng khí. Đai tròn quanh pittong để định hướng trong ống dẫn thoi. 
Ống dẫn thoi.  Mặt cắt để thanh kéo bệ khóa nòng chuyển động; mấu kể kết nối với hộp khóa nòng và lò xo. Ống dẫn thoi, vấu xoay, đầu nối với bộ phận trích khí của nòng súng, có 4 lỗ thoát khí để thoát lượng khí thuốc, rãnh hình khuyên kết nối với bộ phận trích khí trên nòng súng. 
Bộ phận trích khí thuốc:  Có lỗ thoát khí thuốcимеет:;núm vỡi ống để đầu pittoong và hai lỗ thoát khí thuốc, rãnh hình khuyên kết nối với ống dẫn thoi, và 3 đầu bi định vị để điều chỉnh khí thuốc. Đánh sỗ 1,2,3 
Bộ phận điều chỉnh khí thuốc có những lỗ khoan hình ô van bên trong để thoát khí thuốc từ bộ phận trích khí ra ngoài, 2 mấu định vị trên núm bộ phận trích khí thuốc và và khe cắm để xoay bộ phận điều chỉnh khí.
Khóa nòng và pittong đẩy về: 1 —Ống dẫn lò xo hãm lùi, đẩy lên; 2 — Mặt cắt của khóa nòng; 3 —Mặt cắt thoát vỏ đạn; 4 —Mặt cắt nghiêng kết hợp với trục xoay bộ phận tiếp đạn; 5 —Mấu mở nắp hất vỏ đạn; 6 и 7 — Mặt khuyết lõm tác động lên mấu đẩy đạn; 8 — Mấu khuyết kết nối với tay kéo bệ khóa nòng; 9 — Ổ lắp pittong đẩy về; 10 — chân lắp khóa nòng và bộ phận móc đạn; 11 — cần móc đạn; 12 —Ổ lắp khóa nòng; 13 — Khe hãm khóa nòng; 14 — Đầu mỏng nối pittoong với bệ khóa nòng; 15 — Rãnh khuyên bịt khí thuốc; 16 — Đai dẫn
Ống dẫn thoi pittong: 1 — Phần cắt cho tay kéo bệ khóa nòng; 2 — Cạnh định hướng bệ khóa nòng; 3 — Đầu móc lò xo; 4 — Mấu xoay; 5 — Mấu định hướng nòng súng; 6 и 7 —Đai ống kết nối và rãnh cắt để kết nối với đầu vũ của bộ phận trích khí; 8 — Lỗ trích khí
Bộ phận trích khí: 1 — Chốt; 2 — núm kết nối; 3 — Lỗ trích khí thuốc; 4 —Đầu măng sông; 5 — Lỗ lõm nông định vị bộ phận điều chỉnh khí thuốc
Bộ phận điều chonhr khí thuốc: 1 — Lỗ tròn, ovan thoát khí thuôc; 2 — Mấu hãm; 3 — Đầu hãm; 4 — khe hãm bộ phận trích khí
Khóa nòng
Khóa nòng bao gồm:
  • Thân khóa nòng;
  • Kim hỏa;
  • Mẫu móc đạn với lò xo, trục và chốt.
Thân khóa nòng : Có khuyết hình trụ đựng đuôi đạn, khuyết cắt hình trụ dành cho mấu móc vỏ đạn; Hai mấu để xoay và đỡ khóa nòng, thực hiện nội hàm khóa nòng súng; mấu đẩy đạn dể đảy đạn vào buồng nòng; mấu kết nối khóa nòng với bệ khóa nòng, quay khóa nòng khi khi khóa nòng và mở khóa nòng; Rãnh cắt dọc đê tạo đường cho mấu hắt; lỗ để lắp trục móc đạn và chốt giữ móc đạn, rãnh lắp kim hỏa
Kim hỏa:  Có đầu kim hỏa, mẫu nối với thân khóa nòng và đuôi kim hỏaи
Mấu móc đạn Có đầu móc để móc vào đuôi đạn, ổ lắp lò xo và khuyết cắt cho trục mấu móc đạn 
Khóa nòng: 1 — Mấu hoạt động; 2 — Mấu dẫn động; 3 — Lõ cắt lắp kim hỏa; 4 — Mấu hãm kim hỏa
Thân khóa nòng: 1 — Khuyết hình trụ đựng  đuôi đạn; 2 —Khuyết chứa mấu móc đạn với lò xo; 3 — Mấu dẫn động của khóa nòng; 4 — Mấu đẩy đạn; 5 — mấu dẫn khóa nòng; 6 — rãnh cắt khóa nòng gạt đạn ; 7 — Lỗ lắp trục mấu móc đạn.
Chi tiết khóa nòng: 2 — Kim hỏa (а — mấu kim hỏa); 3 — Móc hất vỏ đạn; 4 —Lò xo móc hất vỏ đạn; 5 —Trục móc vỏ đạn; 6 — Chốt trục
Вộ phận lò xo hãm lùi đẩy lên
Вổ phận hãm lùi đẩy lên:
  • Lò xo đẩy về;
  • Thanh dẫn lò xo;
  • Giới hạn lò lo đẩy về.
Lò xo đẩy về — Là lò xo trục, làm việc trên cơ chế nén.
Thanh dẫn lò xo Bao gồm 2 thanh, kết nối với nhau bằng chốt, Thanh dưới có trục để gắn lò xo Giá hãm lò xo có chốt để gắn vào thành hộp khóa nòng và có lỗ để nói với thanh dẫn hướng lò xo.
Lò xo đẩy về và thanh dẫn lò xo: 1 và 2 — Thanh dẫn dưới và thanh dẫn trên lò xo; 3 — Lò xo đẩy về; 4 — Khung hãm lò xo; 5 —chốt gắn lò xo; 6 — Chốt gắn với hộp khóa nòng
Tay kéo khóa nòng
Tay kéo khóa nòng bao gồm tay kéo và bộ phận đẩy lên.
 Thanh kéo khóa nòng bao gồm móc hãm để móc vào bệ khóa nòng, phía dưới  có mấu gắn với tay kéo, trên mấu gắn tay kéo có khoan lỗ để lắp chốt tay kéo và lò xo hãm. 
Tay kéo khóa nòng có móc kéo, lỗ khoan chốt và khe để lắp vào thanh kéo khóa nòng. 
Tay kéo bệ khóa nòng và các bộ phận: 1 — thanh kéo (а — đầu móc; б — Mấu gắn tay kéo); 2 — Tay kéo (в — Vấu gắn tay kéo); 3 — Trục tay kéo; 4 — Lò xo tay kéo.
Bộ phận cò súng
Bộ phận cò súng được xếp gọn trong hộp bao gồm các chi tiết sau: 
  • Lẫy cò và lò xo;
  • Cò súng và trục cò;
  • Khóa an toàn;
  • Nấc khóa an toàn và lò xo.
Hộp vòng có khuyết lõm và hai mấu để lắp súng trên giá 3 chân 
Lẫy cò : Có vấu để tương tác với hộp cò súng; rãnh phay để lắp đầu của cò súng và vấu đè lẫy cò ; vấu để giữ bệ khóa nòng trong trạng thái sẵn sàng kích hoạt. 
Сò súng: Tay cò súng, đầu cò súng có khoan lỗ để chốt, mấu móc với lẫy cò, vấu chặn đuôi vòng cò; Đầu khóa bệ khóa nòng khi đặt súng ở chế độ khóa an toàn, ổ để lắp thanh chốt khóa an toàn. 
Khóa an toàn Tay khóa để thuận tiện đóng mở khóa an toàn. Khuyết cắt khớp với mấu của cò súng, khuyết cắt rộng khớp với lẫy cò. Mấu để lắp với hộp khóa nòng. Hai lỗ khoan định vị khóa an toàn trên hộp khóa nòng.
 Lò xo lẫy cò — Đây là lò xo hình trụ, làm việc trên chế độ nén.
Mặt cắt bộ phận cò: 1 — Lẫy cò; 2 — cò súng; 3 — Lò xo lẫy cò; 4 — Khóa an toàn; 5 —Mấu chặn đuôi cò; 6 — Lỗ khuyên; 7 — Vấu đè lẫy cò; 8 — Chót định vị khóa an toàn
Chi tiết bộ phận cò: 1 — Lẫy cò (а — Mấu vênh chăn đuôi cò; б — Lỗ khuyết); 2 — Cò súng (в— Đệm cò súng; г — Vấu hãm vòng quay cò súng; д — Vấu đè lẫy cò; 3 — Lò xo lẫy cò; 4 — Khóa an toàn (е — Tay khóa an toàn; ж — Khuyết nhỏ; з — Khuyết lớn; и —Vấu lắp khóa an toàn)
Bộ phận nạp đạn
Bộ phận nạp đạn:
  • Bộ phận tiếp đạn;
  • Nắp hộp khóa nòng;
  • Bộ phận đẩy đạn.
Những chi tiết chính của bộ phận nạp đạn là những cạnh hướng và giới hạn dây băng đạn, đảm bảo cho viên đạn tiếp theo được đặt chính xác vào vị trí, để móc đạn móc đúng vào đuôi đạn; nhưng khuyết cắt để các vấu định hướng và đẩy đạn di chuyển; vấu giữ đạn để hãm viên đạn khi móc đạn kẹp viên đạn và rút ra khỏi dây băng.  Cửa nhận đạn và 2 mặt cắt nghiêng để hướng viên đạn vào buồng nòng khi bệ khóa nòng và khóa nòng di chuyển lên phía trên; Tai lắp lò xo nắp hộp khóa nòng; Chốt và lò xo định vị để giữ các bộ phận nạp đạn ở tư thế đóng hay mở.
Bộ phận nạp đan và mặt cắt ngang bộ phận nạp đan: 1 — Bộ phận nạp đạn; 2 — Nắp hộp khóa nòng; 3 —Bộ phận đẩy đạn; 4 —Bánh xe đẩy đạ; 5 —Vấu đẩy đạn; 6 —Lẫy đẩy đạn; 7 — Phần trên của lẫy đẩy đạn; 8 и 9 — nắp bộ phận tiếp đan; 10 —Nắp bộ phận đẩy đạn
Bộ phận tiếp đạn: 1 — Cạnh định hướng ; 2 — Cạnh giới hạn; 3 — Cửa sổ chuyển động của tay kéo đạn; 4 —Khuyết cắt định hình; 5 — Vành chặn dây băng; 6 — Vấu chặn đạn; 7 — Vách nghiêng định hướng đạn vào buồng nòng. 8 Tai bộ phận nhận đạn. Vấu định vị
Nắp hộp khóa nòng: Có những vách ngăn và định hướng khớp với vách ngăn và định hướng bộ phận tiệp đạn.; Các cần đè trên với lò xo để giữ băng đạn trong bộ phận tiếp đạn. cần đẩy với lò xo và góc cong; cần đẩy đạn với bàn đẩy đạn và lò xo để đưa viên đạn vào cửa sổ nhận đạn của bộ phận tiếp đạn. 2 nắp đậy có lò xo của bộ phận tiếp đạn, chốt và lò xo. Phía trên của nắp hộp khóa nòng có thước ngắm và chốt của bộ phận bảo vệ.  
Nắp hộp khóa nòng: 1 — Vách chặn phía trên; 2 — cần đè đạn; 3 — Lò xo cần đè đạn phía trên; 4 —Lẫy đẩy đạn; 5 — Lò xo cần đẩy đạn; 6 —Bàn đẩy đạn; 7, 8 —Nắp đậy; 9 —Khóa nắp hộp khóa nòng; 10 —Lò xo khóa
Bộ phận đẩy đạn có bánh xe và mấu để tác động với mặt cắt của hộp khóa nòng, vấu đẩy đạn  và lò xo đẩy.
Bộ phận đẩy đạn: 1 — Đẩy đạn (а — Bánh xe đẩy đạn; б — Vấu cần đẩy đạn; в —Cần đẩy đạn; г —Lò xo cần đẩy đạn); 2 —Nắp; 3 —Lò xo nắp; 4 —Trục đẩy đạn và lò xo
Bộ phận ngắm
Bộ phận ngắm bao gồm bộ phận thước ngắm và bộ phận đầu ngắm.
Bộ phận thước ngắm bao gồm:
  • Giá thước ngắm;
  • Thước ngắm;
  • Lò xo thước ngắm;
  • Khe ngắm và vạch khấc khe ngắm;
  • Lẫy định thước ngắm.
Thước ngắm: 1 —Giá đỡ thước ngắm; 2 —Thước ngắm; 3 —Lò xo thước ngắm; 4 — Khe thước ngắm; 5 — Lẫy đặt thước ngắm; 6 —Khuyết hạ thước ngắm; 7 —Tai giá đỡ; 8 —Khóa lẫy đặt thước ngắm; 9 — Núm vặn điều chỉnh khe ngắm; 10 —Miếng bảo vệ khe ngắm
Giá đỡ thước ngắm:  Có 2 phần, phần chỉnh thước ngắm cạnh nghiêng và tai có lỗ để lắp thước ngắm.
Thước ngăm: có ổ để lắp khe ngắm và có huyết cắt để giữ lẫy định thước ngắm, vạch khấc định khoảng cách từ 1 – 15 và có chữ cái  "П". Chữ số trên thước ngắm chỉ khoảng cách đặt thước ngăm tính theo giá trị trăm mét. Chữ  "П" mặc định là thước ngắm 4. Trên thành của khe ngắm có các vạch khấc, mỗi vạch tương ứng với 2 ly giác. Tỷ lệ 2/1000 của góc lệch.
Lẫy đặt thước ngắm  Giữ thước ngắm ở vị trí đặt khoảng cách, bằng khóa khớp với răng cạnh trên thước ngắm.
Khe ngắm  Có vách được cắt khuyết và vít với núm vặn, để điều chỉnh khe ngắm với thước ngắm.
Đầu ngắm có hình trụ thẳng đứng và được vặn vào thanh trượt được gắn chặt vào bộ phận đầu ngắm. Trên thanh trượt có khắc các vạch khấc điều chỉnh.
Bộ phận đầu ngắm: Lỗ để lắp thanh trượt, tai bảo vệ đầu ngắm, chốt định vị bộ phận giảm lửa..
Bộ phân giảm lửa.  Bộ phận giảm lửa ( PKMS) hoặc loa che lửa ( PKM) có 2 lỗ  để luồn chốt vặn loa che lửa và 8 khuyên định vị..
Loa che lửa: 1 — loa che lửa; 2 — Lỗ vặn loa che lửa; 3 — Khuyết hãm định vị; 4 —Bộ phận đầu ngắm; 5 — chốt hãm đầu ngắm; 6 — Lỗ thanh trượt đầu ngắm; 7 —Bảo vệ đầu ngắm; 8 — Chốt định vị
Các chi tiết ngoại vị súng máy
Tay xách súng: Phục vụ để thuận tiện cho thay thế nòng súng và xách súng khi hành tiến. Tay xách có vấu tháo, tác dụng là tạo chuyển động ban đầu khi dịch chuyển nòng súng.
Tay xách súng: 1 — Tay cầm; 2 —Miếng ốp; 3 — Vít ; 4 — Vòng ren; 5 — Ốp tay xách súng; 6 — Khuyễn hãm tay xách; 7 — Vấu nòng súng
Báng súng: Đảm bảo thuận tiện khi bắn cho xạ thủ. Báng súng được cắt khuyết ở giữa để giảm khối lượng, lỗ dựng dầu máy, lỗ để hộp phụ tùng và đế báng súng bằng sắt.
Báng súng và mặt cắt ngang : 1 — Khuyết cắt báng súng; 2 — Vịt dầu; 3 — Nắp vịt dầu; 4 — chổi lông nhựa; 5 —Lò xo; 6 —Hộp phụ tùng; 7 —Đế báng súng kim loại; 8 —Nắp đậy lỗ đựng hộp phụ tùng
Chân súng là giá đỡ súng khi bắn. Chân súng bao gồm ốp chân súng để gắn lên ống dẫn thoi của súng. Hai càng súng có đệm và các vấu định vị chân súng trong trạng thái gấp để di chuyển, lò xo để mở càng súng trên càng súng bên trái có kẹp dạng lò xo, để kẹp chân súng khi gấp.
Chân súng: 1 — Ốp chân súng phía dưới; 2 — Ốp phía trên; 3 —Càng súng 4 —Đệm chân súng; 5 — Lò xo mở chân súng; 6 — Kẹp lò xo giữ chân súng; 7 — Ốp khóa chuyển động; 8 — Chôt khóa chân súng
Băng đạn để chuyển tải đạn từ hộp đạn vào bộ phận tiêp đạn của súng, bao gồm cắc mắt giữ đạn được kết nối chặt bằng các lò xo..
Băng đan: 1 — Mắt xích của dây băng; 2 — Lò xo kết nối mắt xích ; 3 — Đầu băng đạn; 4 — Mắt kết nối; 5 — ốp tròn
Hộp đạn  để đựng đạn và dây băng, có 3 loại hộp đạn, loại 100 viên, 200 viên và 250 viên.
Hộp đạn kiểu 200 (250) viên: 1 — Nắp hộp đan; 2 — Nắp Khóa; 3 — Tay khóa; 4 —Tay xách; 5 — Lỗ lấy đạn hình viên đan.
Hộp đạn  100 viên: 1 — Nắp hộp; 2 — Nắp khóa; 3 —Tay khóa ; 4 — Tay xách hộp đạn; 5 —Gá lắp hộp đạn vào súng; 6 — Mẫu định vị; 7 — Khóa chốt hộp đạn trên dúng; 8 —Nắp mở để lấy dây băng đạn ; 9 —Ống tròn dẫn đạn
Giá súng 3 chân
Giá súng 3 chân phục vụ mục đích giá súng vững và ổn định để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước và trên không::
  • Bộ giá chân súng;
  • Trục xoay vời thiết bị tầm hướng;
  • Khung;
  • Chân súng.
 
Giá súng 3 chân: 1 — Bộ giá; 2 — Trục xoay với thiết bị tầm hướng
Giá súng
Giá súng bao gồm:
  • Bộ trục chính:
  • Hai tấm đệm;
  • Ba chân;
  • Hãm chân súng;
  • Giới hạn.
Các bộ phận chính của giá sung: 1 — Bộ trục chinh ; 2 — 2 chân sau; 3 — chân trước; 4 — Khóa hãm; 5 — Khung chia độ xoay; 6 Thanh giới hạn; 7 —Móc hãm trượt; 8 —Chân đế; 9 —Lỗ để cắm chốt chống trượt
Bộ trục chính: Ống trụ lắp trục xoay, trên có gắn các thanh giới hạn và lò xo, tai và răng nghiêng, ở đó có mấu để giới hạn góc nghiêng của chân trước khi đặt chân súng ở vị trí bắn của người nằm, khung thước đo độ góc từ 0 – 20 và khuyết cắt để lắp thanh giới hạn góc xoay.
Кhung: 1 — Ống trụ; 2 — Tai; 3 — Bánh răngđĩa ; 4 —Khung gắn thước đo góc; 5 — Lỗ trục đệm lót; 6 —Mấu giới hạn góc mở của chân trước giá súng; 7 — Bánh răng địa của đĩa  đệm 

Bộ trụ quay: 1 — Trụ quay; 2 —Bánh răng đĩa đệm; 3 —Vấu ngân trục quay của chân súng; 4 — Vấu; 5 —Trục của đĩa đệm; 6 — Ốc trục; 7 — Đệm
Chân súng : có đệm chân sún và lỗ khoan cắm chốt định vị. Chân trước của súng có mấu hãm bổ xung chống trượt để đảm bảo súng không bị trượt.
Hãm chân súng gồm tay đòn, lò xo, bulong ốc hãm 6 cạnh và đệm.
Khóa hãm chân: 1 — tay khóa; 2 — Lò xo; 3 — Bulong; 4 — Đệm; 5 — Ốc hãm
Trục quay tầm hướng  bao gồm: Hai bộ gá để kết nối với giá súng, ray hãm để giữ giá súng ở mặt phẳng đứng, ray hãm giá súng trên mặt phảng ngang;
Trục quay (phải — khóa hãm): 1 — Gá lắp giá súng với lỗ đệm biên; 2 —Ray hãm gá súng; 3 — Ốc hãm ; 4 và 5 —Bulong hãm và tay quay hãm hướng; 6 —Ống trục; 7 — Giá hãm; 8 — Bulong hãm; 9 — Tay quay hãm tầm; 10 —Ốc hãm- chống xoay; 11 —Ống trục quay; 12 —Tay quay nám
 
Bộ gá và giữ súng: 1 — Thanh giá súng với khuyết bán nguyệt; 2 — Vấu đỡ; 3 — Giá kẹpр; 4 —Tai bộ gá; 5 —Khóa hãm với khe rãnh; 6 — Khung; 7 — Khung giữ súng; 8 — Gá đỡ xoay
Nạp đạn
Để nạp đạn thứ tự thực hiện các động tác:
  • Quay tay cầm súng sang bên trái;
  • Mở nắp hộp khóa nóng;
  • Đặt dây băng đạn vào bộ phận nạp đạn sao cho viên đạn thứ nhất nằm vào khe đạn và mấu móc đạn móc vài đuôi đạn.;
  • Đóng nắp hộp khóa nòng;
  • Kéo mạnh tay kéo bệ khóa nòng về phía sau hết tầm;
  • Đẩy mạnh tay kéo bệ khóa nòng lên trên đến hết tầm;
  • Nếu chưa thực hiện loạt bắn ngay, đặt súng ở chế độ an toàn, quay tay khóa an toàn về phía sau.
Vị trí của khóa nòng và bệ khóa nòng trước và sau khi kéo tay kéo bệ khóa nòng: 1 — Khóa nòng; 2 — Bệ khóa nòng; 3 —Lẫy đè đạn; 4 — Lẫy cò; 5 — Đạn
Bắn
Để thực hiện phát bắn, cần:
  • Mở khóa an toàn, xoay tay quay khóa an toàn về phía trước;
  • Cầm tay cầm súng, ngón tay luồn vào vòng cò và bóp cò.
Để dừng bắn, cần:
            Thả tay cò, đóng khóa an toàn.
 
Tháo và lắp súng PKM
Tháo súng bảo dưỡng
Tháo súng lau chùi bảo dưỡng:
1. Súng PK đặt trên càng súng mở, súng PKS tháo ra khỏi chân súng.
2.Mở nắp hộp khóa nòng. Tháo hộp đạn và băng đạn khỏi súng, kéo tay kéo bệ khóa nòng và kiểm tra buồng đạn. Bóp chết cò..
3. Tháo lò xo hãm lùi đẩy lên..
4. Kéo bệ khóa nòng về phía đằng sau, tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.
5. Tháo khóa nòng khỏi bệ khóa nòng.
6. Tháo kim hỏa khỏi khóa nòng.
7. Tháo nòng súng ra khỏi hộp khóa nòng bằng cách đẩy chốt khóa nòng sang bên trái.
 

Lắp súng theo quy trình ngược trở lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét