Người đánh vào lòng kiêu hãnh của Đặng Lê Nguyên Vũ
Xuất phát sau khá nhiều thương hiệu coffee hiện có trên thì trường nhưng Phindeli đã tạo ra 1 làn sóng mới thay cho Đặng Lê Nguyên Vũ khi đưa ra tuyên ngôn coffee Việt.
Sau khi thông tin 1 người Việt đấu giá thành công để lại thị trấn Buford của Mỹ với ý tưởng đưa coffee Việt ra với thế giới được đăng tải thì giới truyền thông đã quay ngoắt, tập trung mũi nhọn qua gương mặt mới toanh này.
Nhìn thực tế 1 chút thì chúng ta sẽ nhận ra đây là 1 câu chuyện được soạn lên để kể tới tai những người Việt yêu nước. Ai cũng mong muốn cho thương hiệu coffee Việt ra với thế giới, nhưng vì đã quá quen với câu chuyện khá cũ của Đặng Lê Nguyên Vũ, nên khi nghe câu chuyện của Phạm Đình Nguyên hầu hết mọi người nhận thấy nó thú vị hơn rất nhiều.
Kinh doanh là 1 nghệ thuật kể chuyện. Nguyên làm rất tốt khi kể câu chuyện này và Phindeli đang chứng minh câu chuyện của mình là thật.
Phạm Đình Nguyên tiếp tục quảng bá thành công tên tuổi mình và Phindeli, khi đăng ký và thực hiện thành công chuyến du lịch nhanh vào vũ trụ ngày 28/9/2013 tại San Jose, Hoa Kỳ.
|
Chuyện mua Buford là động thái đầu tiên của 1 câu chuyện dài được mang tên Việt Nam. Và trong thời điểm không có chuyện gì nóng hổi hơn câu chuyện về coffee thì không có lựa chọn gì tốt hơn coffee.
Khi Trung Nguyên tận dụng Starbucks để hâm nóng câu chuyện của mình thì Phindeli lại mượn được độ nóng của Đặng Lê Nguyên Vũ trong đấu truyền thông với Starbucks, để đánh dấu sự xuất hiện của Phindeli.
Trước tới giờ có rất nhiều thương hiệu coffee xuất hiện. Và dù người ta có tiền nhưng trong thực tế lại không thể làm được điều gì đáng chú ý. Bởi lẽ, họ luôn chăm chăm chú ý tới nhất cử nhất động của Trung Nguyên và Đặng Lê Nguyên Vũ để định hướng, điều chỉnh đường đi của mình.
Những thương hiệu như Coffee Buôn Mê Thuật, Coffee Sương Mai, Coffee Dak Tín...là trường hợp điển hình. Họ cũng tạo ra những loại coffee rang xay và họ có tiền. Tuy nhiên, do thiếu óc sáng tạo và kinh doanh thuần túy theo logic mà không chú ý tới yếu tố sức hút thương hiệu, nên kết quả đạt được không giống như kỳ vọng.
Phạm Đình Nguyên và CEO CP Phindeli Đỗ Quốc Tuấn (người từng là CMO Kraft Food Việt Nam) đã phối hợp với nhau phát triển thương hiệu coffee này. Trong quá trình hoạt động, họ đã rút được kinh nghiệm của chính Trung Nguyên trong việc "nói nhiều nhưng chưa làm được bao nhiêu".
Từ việc mua và thay đổi 1 thị trấn có hơn 140 năm lịch sử và được chỉ dẫn địa lý trên đất Mỹ đã giúp Phindeli chứng minh rằng họ đang làm điều mà chưa người Việt nào làm được.
Ban đầu họ tạo ra sự nghi ngờ trong tâm thức của chính người Việt Nam. Bởi lẽ, một người được mệnh danh là vua coffee Việt Nam là Đặng Lê Nguyên Vũ còn chưa thể làm được thì một người như Phạm Đình Nguyên thì làm sao mà có thể làm được. Và ngay cả chính những người thân, bạn bè của ông Nguyên cũng tỏ ra nghi ngờ tham vọng này của ông.
Thế nhưng chuyện gì đến cũng sẽ đến. Khi Phindeli chính thức lên kệ ở thị trấn Buford, rất nhiều ánh mắt thán phục và tự hào của người dân Việt dành cho ông Nguyên. Ông Phạm Đình Nguyên trở thành ngôi sao sáng và ông bắt đầu câu chuyện dài tập và đầy tham vọng của mình với tuyên ngôn đưa coffee Việt Nam vươn ra thế giới.
Tiếp sau đó, khi Trung Nguyên vẫn còn im lặng với lời hứa thâm nhập thị trường Mỹ, thì ông Nguyên đã lại bắt đầu một câu chuyện hoàn toàn mới: Đưa coffee Việt bay vào vũ trụ. Ông Phạm Đình Nguyên đã sử dụng slogan "Phindeli không gì là không thể" để gửi gắm ý nghĩa của Phindeli nói chung và tham vọng của mình nói riêng.
Muốn bay vào vũ trụ ư? Là người Việt Nam, không ai không muốn một lần bay vào vũ trụ. Nhưng chuyện này để thực hiện được lại không hề đơn giản. Bởi lẽ, nếu như anh không phải là người có tiền hay là phi hành gia của Nasa thì chuyện này chắc chắn chỉ là ý tưởng viển vông, xa rời thực tế.
Nhưng đối với Phạm Đình Nguyên, 1 người Việt Nam đã không ngại khó, ngại khổ để vay mượn tiền mua lại thị trấn Burford và đưa thương hiệu coffee của người Việt vào đất Mỹ thì không gì là không thể.
Và ông Nguyên đã thêm một lần nữa khiến không ít người phải "mắt tròn mắt dẹt" ngạc nhiên. Ông đã làm được điều không tưởng là đưa coffee Việt bay vào vũ trụ. Điều đáng nói là đây là chiêu nẫng tay trên ngoạn mục của Phindeli khi qua mặt tập đoàn Unilever, Tập đoàn vốn đang tổ chức chương trình tìm người Việt thứ 2 bay vào vũ trụ.
Ông Phạm Đình Nguyên đã biến chương trình này của Unilever thành một sản phẩm lỗi mốt. Và tất nhiên, với hai bước đi thần tốc này, ông Nguyên đã tung hai "cú đánh" vào lòng kiêu hãnh và khát vọng chinh phục thị trường Mỹ và thế giới của Đặng Lê Nguyên Vũ.
(Theo Tri thức trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét