Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ ở Ottawa
[MINH HUỆ 11-12-2013] Một hội nghị bàn tròn về vấn đề nhân quyền ở Ottawa, Canada đã hướng tiêu điểm vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc nói chung và tội ác mổ cướp nội tạng nói riêng. Nhiều quan chức chính phủ đã lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công trong cuộc họp ngày 9 tháng 12, một ngày trước ngày Nhân quyền Quốc tế.
Ông Andrew Bennett, Đại sứ phụ trách Văn phòng Tự do Tôn giáo Canada nói với tờ Tin nhanh Calgary rằng ông quan ngại sâu sắc về sự đối xử “không thể chấp nhận được” của chính phủ Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công cũng như những nhóm người Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và Thiên chúa giáo.
Ông David Sweet, Nghị sỹ thuộc tiểu ban nhân quyền, coi vấn đề mổ cướp nội tạng là “rất đáng lo ngại” và hứa “điều tra đến cùng.”
Ông David Sweet, Nghị sỹ tiểu ban nhân quyền, coi vấn đề mổ cướp nội tạng là “rất đáng lo ngại” và hứa “điều tra đến cùng.”
Ông Tim Uppal Nghị sỹ và Bộ trưởng về các vấn đề đa văn hóa, Nghị sỹ Elizabeth May, lãnh đạo đảng Xanh, Thượng nghị sỹ Thanh Hai Ngo, Nghị sỹ David Sweet, và một đại diện của văn phòng Nghị sỹ Wayne Marton lắng nghe phần trình bày của 20 nhóm trong cuộc họp.
Shawn Li, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Canada, và ông Hứa Lệ Chi (bên phải), một người sống sót sau khi bị bức hại, phát biểu tại hội nghị bàn tròn.
Người sống sót sau khi bị bức hại: Chịu đựng từng giây phút
Ông Hứa Lệ Chi, một người sống sót qua cuộc bức hại Pháp Luân Công, chia sẻ trải nghiệm của chính mình về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Ông đã từng nhận được giải vàng dành cho Kỹ sư Thiết kế suất xắc cấp Quốc gia của Trung Quốc. Dù là người có nhiều thành tựu và tính cách cao thượng, ông là mục tiêu của cuộc bức hại vì niềm tin vào Pháp Luân Công. Ông Hứa kể về cuộc bức hại mà ông đã trải qua trong thời gian 3,5 năm bị giam giữ.
Ông Hứa nói, “Cuộc bức hại gần như đã cướp đi cuộc sống của tôi. Trong suốt 3,5 năm, tôi đã phải chịu đựng từng ngày và từng giây, không chỉ về thể chất, mà còn cả về tinh thần. Cai ngục đã dùng mọi cách để ép tôi từ bỏ niềm tin và lương tâm của mình.”
Một trong những cách tra tấn mà lính canh sử dụng là lôi ông ra ngoài trời trong thời tiết giá lạnh và đổ nước lên người ông. Kết quả là, ông Hứa đã bị sốt cao trong hai tháng. Ông không hề được chăm sóc y tế.
Ngay cả ở Trung Quốc, cuộc bức hại Pháp Luân Công là bất hợp pháp, ông Hứa nói. Kẻ bắt giữ ông đã nói rằng nếu ông viết bản tuyên bố nói rằng các học viên Pháp Luân Công không bị tra tấn trong tù, ông có thể được quay về làm việc ngay lập tức. Ông từ chối làm theo và đã bị khởi tố và giam giữ vô thời hạn. Quan tòa nói với ông rằng thời hạn tù đã được định trước và hỏi ông, “Tại sao ông không tìm một luật sư?”
Ông Tim Uppal, Nghị sỹ và Bộ trưởng các vấn đề đa văn hóa, khuyến khích tất cả các nhóm chia sẻ về những gì đang xảy ra “bởi vì chúng ta càng có nhiều thông tin, thì càng có thể tác động đến quyết định của chúng ta.”
Phòng 610 và Văn phòng Tự do Tôn giáo
Ông Shawn Li, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada đã nói về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên quy mô quốc gia được nhà nước bảo hộ và Phòng 610, một công cụ chính trong cuộc bức hại.
Ông Li giải thích rằng phòng 610 là một phòng đặc biệt được thành lập vào ngày 10 tháng Sáu năm 1999, để thi hành việc đàn áp tại các cấp chính quyền và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Phòng 610 đã được trao quyền vượt quá luật pháp để tiến hành cuộc bức hại.
Ông Li cũng đề nghị những người tham dự cuộc họp xem xét sự tương phản giữa Phòng 610 ở Trung Quốc và Văn phòng Tự do Tôn giáo ở Canada. Các cơ quan chính phủ lẽ ra cần mang lại lợi ích cho xã hội, chứ không phải là để tấn công những công dân tuân thủ luật pháp. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, ĐCSTQ sử dụng bộ máy nhà nước để phát động và duy trì cuộc bức hại đối với một bộ phận lớn xã hội chủ lưu. Tình trạng này đã dẫn đến việc mổ cướp nội tạng cưỡng bức. Quy mô và sự tàn bạo của tội ác chưa từng có này vẫn chưa được phơi bày hết và chưa được thế giới nhận thức đầy đủ.
Cuộc bức hại Pháp Luân Công và cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là tiêu điểm trong hội nghị bàn tròn của Chính phủ về vấn đề nhân quyền, tại Ottawa, Canada ngày 9 tháng 12.

Đăng ngày 02-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.