Bài viết của Minh Thời
[MINH HUỆ 27-12-2014] Thay đổi là một chuẩn mực trong thế giới hiện đại của chúng ta. Con người thường phải đối mặt với thử thách về sự thay đổi chính sách, điều chỉnh để thay đổi, hoặc cả hai. Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện của một quan chức thời xưa. Có lẽ cách thay đổi phong tục địa phương và mang đến cải thiện cho xã hội của ông có thể được dùng để tham khảo.
Thay đổi cách chăm sóc trong gia đình để tốt hơn
Tân Công Nghĩa được chỉ định làm quan thứ sử của tỉnh Mân trong thời Khai Hoàng (581-600 sau công nguyên) của triều đại nhà Tùy. Theo phong tục của địa phương đó, họ sợ người bị bệnh truyền nhiễm. Khi ai đó gục xuống vì bệnh tật, thì họ sẽ bị mọi người, gồm cả người trong gia đình ruồng bỏ, thậm chí cha con, vợ chồng đều không chiếu cố. Sau đó họ sẽ bị bỏ mặc đến chết trong cô độc.
Tân Công Nghĩa nghĩ rằng thái độ của người dân là sai và nghĩ mọi cách để thay đổi cách làm của họ. Vì thế ông ra lệnh mang hàng trăm người bệnh trên cáng đến nơi ông làm việc. Ông ngồi giữa họ trong lúc làm việc. Ông mua thuốc bằng tiền của mình và đích thân thuyết phục người bệnh dùng.
Hành động của ông đã gửi đi một thông điệp: Quan phủ sẽ thay mặt gia đình chăm sóc người bệnh.
Gia đình được yêu cầu đưa người thân về nhà sau khi họ đã hồi phục. Người nhà, con cháu, đã rất hổ thẹn và cảm tạ Tân Công Nghĩa. Từ đó, người dân địa phương đã chăm sóc và đối xử tốt với người bệnh. Thái độ của họ đã thay đổi tích cực.
Giảm số lượng kiện tụng
Tân Công Nghĩa sau đó trở thành thứ sử của châu Bính, nơi mà ông phụ trách xử án. Khi một người bị kết án tù, Công Nghĩa sẽ ở lại qua đêm tại nơi làm việc và ngủ trên hành lang.
Thuộc hạ hỏi Tân Công Nghĩa: “Tại sao ông lại chịu khổ thế này?”
Ông đáp: “Bách tính phạm tội bị tù giam là vì thứ sử như ta đây vô đức. Sao ta có thể cảm thấy thoải mái khi bách tính bị nhốt trong tù chứ?”
Nghe được những lời ấy, các tù nhân đã xấu hổ quỳ xuống. Tội phạm giảm đi, và số vụ án cũng giảm. Thị trấn và làng mạc trở nên yên bình hơn.
Xã hội phản ánh quan phủ
Những cơn mưa lớn đã ảnh hưởng đến người dân ở tỉnh Sơn Đông. Từ Trần Nhữ đến Thương Hải bị ngập lũ. Chỉ có những khu vực dưới quyền Tân Công Nghĩa là không bị thiên tai hủy hoại. Trong những năm ông làm quan, vàng bạc được tìm thấy tại nơi ông cai quản, khiến người dân giàu có hơn.
Công Nghĩa kính trời và hành thiện. Tu bản thân và yêu dân. Do đó, ông được làm quan lớn và sống đến 89 tuổi.
Những vị quan như Công Nghĩa xem bách tính phạm tội là do mình thất đức. Quan tốt thế này, thiên tai đều phải nhường đường, nước hòa bình và dân giàu có.
Nguồn: “Những trường hợp báo ứng khi quan phủ có đạo đức kém” là một tập hợp những câu chuyện do Diệp Lưu thời nhà Nguyên biên soạn.

Đăng ngày 02-05-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.