Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

“Nghĩa” của người xưa có thủy có chung



Tác giả: Minh Khắc

[ChanhKien.org] Nói đến “nghĩa”, rất nhiều người sẽ liên tưởng đến “Tam quốc diễn nghĩa”, những anh hùng hào kiệt được mô tả trong sách đều biểu hiện ra những khía cạnh khác nhau của “nghĩa”. Đây là nhận thức của con người sau khi minh bạch chân tướng, cảnh giới tư tưởng được nâng cao, nhưng người sống trong văn hóa đảng thì không nhìn nhận vấn đề như vậy.
Lúc nhỏ xem phim hoạt hình “Tam quốc diễn nghĩa”, tôi chỉ chú ý đến tình tiết câu chuyện, cảm động trước tình cảm kết nghĩa anh hùng, thích những anh hùng hào kiệt rong ruổi trên chiến trường, xông pha nơi trận mạc. Lên cấp ba, tôi muốn nghiên cứu “Tam quốc diễn nghĩa”, nhưng không biết phải bắt đầu nghiên cứu từ đâu. Tôi liền xem phần “Lời tựa” trong sách, nhưng đó đều là do đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo các nhà văn đứng trên lập trường văn hóa đảng mà viết, nói nào là Tào Tháo gian xảo, dối trá; Lưu Bị cũng dối trá, giả nhân giả nghĩa; sự mưu trí của Gia Cát Lượng dùng lời của Lỗ Tấn mà nói là “gần giống yêu quái”; dùng quan điểm đấu tranh giai cấp để nhìn nhận thì cuộc kết nghĩa vườn đào giữa Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi chỉ là lôi bè kết phái… Dùng tư tưởng của giới văn nhân bị ĐCSTQ lợi dụng mà nghiên cứu “Tam quốc diễn nghĩa” thì càng xem càng không có ý nghĩa gì, họ chỉ mô tả những điều đen tối trong tính cách của những nhân vật này, tại sao tác phẩm như vậy lại có thể lưu danh thiên cổ được? Càng đọc càng cảm thấy không bằng truyện “Thủy Hử” có nội dung gần gũi với cuộc sống của người dân hơn và tình tiết ly kỳ, hấp dẫn hơn.
Sau đó khi đọc kinh văn “Giảng Pháp trong chuyến đi quanh Bắc Mỹ [2002]” của Sư phụ, tôi đã có được nhận thức mới về “nghĩa”. Sư phụ giảng:
Mọi người đã biết “Tam quốc diễn nghĩa” rồi. “Tam quốc diễn nghĩa” [có] giảng về chữ “nghĩa”. Trải qua một triều đại, ba thế lực cùng nhau ganh sức đã thể hiện đầy đủ được nội hàm của chữ “nghĩa”. Hơn nữa trải qua một triều đại lâu ngần ấy đã biểu hiện được thâm tầng văn hoá của chữ “nghĩa” này; đến hôm nay nhân loại vào thời truyền Pháp mới có được nhận thức sâu sắc về chữ “nghĩa” đó, hiểu được ‘nghĩa’ là gì, quan hệ dẫn dắt giữa bề mặt và nội hàm ra sao cũng như phản ánh ở tầng thâm sâu thế nào. Con người không thể chỉ đơn thuần biết được bề mặt của chữ ấy, [mà còn] phải hiểu cho rõ nội hàm trong đó là gì. Tất nhiên trong “tam quốc diễn nghĩa” cũng biểu hiện nhiều nội hàm như mưu trí con người trong đó.

Khi đối chiếu với Pháp của Sư phụ, tôi mới hiểu hóa ra người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ dẫn dắt theo con đường sai lầm. Cái tên “Tam quốc diễn nghĩa” đã thể hiện rõ ý nghĩa thực sự của bộ tiểu thuyết này: thông qua các sự việc chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao … của ba nước để biểu đạt nội hàm của “nghĩa” qua các thời kỳ khác nhau. Nếu không bắt đầu nghiên cứu từ “nghĩa” thì không có ý nghĩa gì, chỉ phí công vô ích, cả đời sẽ không đạt được thành tựu gì, càng không thể là tác phẩm nghiên cứu lưu danh thiên cổ.
Lúc nhỏ đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, tôi rất không hiểu chi tiết Lưu Bị nghe nói Quan Vũ bị Đông Ngô xử chết liền lập tức đem quân sang chinh phạt nước Ngô, kết quả thất bại và chết ở thành Bạch Đế. Càng khó hiểu hơn là Gia Cát Lượng theo tính toán biết rõ rằng Lưu Bị đi lần này sẽ thất bại, tại sao vẫn đưa quân đi chinh phạt?
Đứng từ góc độ “nghĩa” mà lý giải, suy ngẫm thì rất dễ hiểu. Lưu Bị thà bị bại trận cũng phải đem quân đi chinh phạt nước Ngô, cũng là cái kết tốt đẹp cho lời thề kết nghĩa huynh đệ ở vườn đào, người xưa thể hiện “nghĩa” có thủy có chung, hành động vì nghĩa lần này của Lưu Bị đã thể hiện ra nội hàm mới này. Gia Cát Lượng không ngăn cản, đứng từ góc độ con người mà nói, Lưu Bị trong cơn thịnh nộ sẽ không nghe theo ý kiến của bất cứ ai; đứng từ góc độ khác mà nói, Gia Cát Lượng hiểu rõ hơn ai hết rằng Lưu Bị đến nhân gian không phải để làm Hoàng đế, mà để diễn giải về biểu hiện và nội hàm khác nhau của “nghĩa” trong các thời kỳ khác nhau, để đặt nền móng cho tương lai của nhân loại, để con người tương lai khi gặp vấn đề sẽ có hình tượng để tham khảo, đối chiếu. Gia Cát Lượng không theo quân chinh phạt, cũng để thành tựu văn hóa “nghĩa” có thủy có chung mà Lưu Bị lưu lại. Tại sao Gia Cát Lượng biết rõ tam quốc thế chân vạc là thiên ý, nước Thục không thể tiêu diệt được nước Ngụy, vậy mà vẫn lao tâm khổ tứ sáu lần xuất quân ra Kỳ Sơn, chính là vì Gia Cát Lượng muốn tạ ơn Lưu Bị ba lần đến lều cỏ mời, về “nghĩa” là có thủy có chung, tận tụy đến cùng, cuối cùng ông mắc bệnh chết ở Ngũ Trượng Nguyên, cũng là hoàn thành tốt đẹp ân nghĩa với Lưu Bị ba lần thăm lều cỏ, đồng thời lưu lại văn hóa “nghĩa” có thủy có chung.
Đây chính là nguyên nhân tại sao “Tam quốc diễn nghĩa” có thể lưu danh thiên cổ, đứng từ góc độ “nghĩa” mà nghiên cứu thì có viết ra bao nhiêu cuốn sách cũng không hết. Khi viết những điều này, người viết cũng cảm thấy vô cùng tôn kính và nể phục người xưa, đặc biệt là Gia Cát Lượng, trong khi diễn giải biểu hiện và nội hàm của Nhân, Lễ, Trí, Tín, cũng đồng thời triển hiện một cách tinh tế nội hàm của “Nghĩa”, dốc hết tâm sức, tận tụy đến cùng. Văn hóa đảng của ĐCSTQ thực sự đã giết hại người dân Trung Quốc, hạ thấp tiêu chuẩn đạo đức của con người, đồng thời cũng hạ thấp trí huệ của con người, khiến người ta nhìn hiện tượng mà không nhìn rõ bản chất thật sự.
Văn hóa đảng của ĐCSTQ mô tả nữ giới là “đầu để tóc dài, kiến thức hạn hẹp”, chỉ nhìn được cái lợi nhỏ trước mắt. Thực ra căn bản không phải vậy, dưới sự hun đúc của văn hóa truyền thống, người phụ nữ thời xưa cũng rất giỏi giang, cũng có tinh thần đại nghĩa của mình. Mọi người đều biết rõ về mẫu thân của Nhạc Phi và câu chuyện nhạc mẫu xăm chữ. Khi Nhạc Phi còn rất nhỏ, nhạc mẫu đã giáo dục ông kiến thức về văn hóa truyền thống, sợ ông lớn lên sẽ quên mất những lời dạy bảo truyền thống, liền khắc lên lưng ông bốn chữ “tận trung báo quốc”, hi vọng Nhạc Phi có thể sống có thủy có chung. Khi Nhạc Phi bị Tần Cối hãm hại, trên công đường ông đã cởi bỏ áo để lộ ra bốn chữ trên thân, biểu lộ sự trong sạch của mình. Đại thần Chu Tam Úy được lệnh xử án, biết rằng Nhạc Phi bị oan uổng nhưng bản thân lực bất tòng tâm, đành phải từ quan để thể hiện tâm ý của mình. Khi Nhạc Phi bị ép phải viết lời cung, ông đã viết lên giấy tám chữ lớn: “Mặt trời sáng tỏ, mặt trời sáng tỏ”, nhờ trời xanh chứng giám cho tấm lòng trung nghĩa của ông. Cuối cùng Nhạc Phi bị Tần Cối khép vào tội “có lẽ có” phải chết oan ở Phong Ba đình, cũng đặt định ra văn hóa “nghĩa” có thủy có chung.
Trên trang web Chánh Kiến có đăng một bài viết tìm hiểu về lòng đại nghĩa của người xưa, đã trích một câu chuyện trong “Thế Thuyết Tân Ngữ”: Nam quận công Hoàn Huyền đánh bại thích sứ Kinh Châu Ân Trọng Kham, sau đó bắt giữ mười mấy tướng sỹ của Ân Trọng Kham, La Xí Sinh cũng nằm trong số đó. Hoàn Huyền trước nay đối đãi với Xí Sinh rất tốt, khi có ý định giết một số người, ông đã phái người đến nói trước với Xí Sinh: “Nếu anh có thể nhận tội, ta nhất định sẽ miễn tội chết cho anh”. Xí Sinh trả lời: “Ta là quan sử của Kinh Châu, hiện nay Kinh Châu còn chưa biết ra sao, ta còn mặt mũi nào mà xin tạ tội với Hoàn Công!” Lúc ra pháp trường, Hoàn Huyền lại sai người đến hỏi anh còn lời nào muốn nói không. Xí Sinh nói: “Trước kia Phổ Văn Vương giết Kê Khang, con trai ông là Kê Thiệu lại là trung thần của nước Tấn, vì vậy ta muốn xin Hoàn Công để cho một người em của ta được sống để phụng dưỡng mẹ ta”. Hoàn Công liền làm theo yêu cầu của anh tha chết cho em trai anh. Hoàn công từng tặng cho mẹ của La Xí Sinh là Hồ Thị một cái áo choàng bằng da dê, khi biết tin Xí Sinh bị hại, Hồ Thị lập tức mang tấm áo choàng đó ra đốt.
Nghĩa của Xí Sinh thể hiện ở chỗ ông thà chết chứ không từ bỏ quân vương của mình, nghĩa của Hoàn Huyền ở chỗ đáp ứng lời thỉnh cầu của Xí Sinh trước khi chết, hoàn thành tâm nguyện của Xí Sinh tha chết cho người em ông để phụng dưỡng mẹ già, thay Xí Sinh hoàn thành nguyện vọng báo hiếu với cha mẹ, nghĩa của mẹ Xí Sinh thể hiện ở chỗ không dùng đồ của người đã sát hại con trai mình. Một câu chuyện ngắn ngủi đã thể hiện được nghĩa của người xưa trong các hoàn cảnh khác nhau.
Biểu hiện của “nghĩa” đều có một điểm chung, đó là làm việc gì, gặp vấn đề gì, đầu tiên đều nghĩ cho người khác. Nếu con người chỉ nghĩ cho bản thân mình, xuất phát từ suy nghĩ ích kỷ cá nhân thì không thể thực hiện được “nghĩa”, không thể biểu hiện đầy đủ nội hàm của “nghĩa”.



Ngày đăng: 16-10-2019

Chân trời tìm Pháp: Văn – Triều Đan Đông



Tác giả: Thạch Phương Hành
[Chanhkien.org 15-09-2019] Nhân dịp Tết Trung thu năm 2019, con xin kính chúc Sư phụ từ bi vĩ đại một Tết Trung thu vui vẻ!
Xin chúc các đồng tu trong và ngoài [Trung Quốc Đại Lục] cùng người hữu duyên đón Tết Trung Thu vui vẻ!
Trong vài ngày qua, tôi có việc đến Đan Đông cùng anh Văn và những người khác. Khi xe dừng lại giữa đường, chúng tôi đã đến bờ sông Áp Lục để trải nghiệm ý cảnh “mục quang xuất quốc”. Đối diện là Bắc Triều Tiên. Đất nước độc tài này rất coi trọng thể diện. Phía bên này thì tu sửa cũng còn được, xem ra đường xá không được tốt lắm (trừ cửa khẩu). Chỗ chúng tôi dừng xe đối diện sang bên kia sông thì vẫn còn đường đất. Lúc này, một người dân địa phương đến. Ông nói rằng muốn phóng sinh một con rùa đã nuôi được 10 năm. Tôi cảm thấy hiếu kỳ, bèn sang bên đó xem một chút. Hai chú rùa nhỏ vẫn không quen lắm khi mới được thả xuống nước. Đợi đến khi quen dần, chỉ trong chốc lát một con liền bơi đi nhưng còn con kia có lẽ vẫn còn lưu luyến người nuôi dưỡng nên chưa muốn bơi đi ngay. Người đó phải xua nó bằng một cành cây để nó mau rời đi.
Nhìn một chút vào hai con rùa, tôi chợt nghĩ về Trang Tử và Đào Uyên Minh. Đương thời khi có người muốn mời Trang Tử bước ra làm quan, ông ấy đã từ chối và lấy con rùa như một phép ẩn dụ để muốn sống cuộc đời tự do tự tại. (Văn bản gốc được đính kèm phía dưới) ; Đào Uyên Minh cũng là muốn hướng về  cảnh giới tự nhiên: “Sống trong cái lồng một thời gian dài, Giờ có thể quay về với tự nhiên rồi.” (“Quy viên điền ký”).
Hôm nay chúng tôi sẽ viết một chút về hành trình tìm kiếm Pháp của Tiểu Triều và A Văn trong triều đại nhà Minh. Bởi vì trong danh từ tên của bọn họ có từ “Triều” và “Văn” và chúng có liên quan đến Đan Đông, cho nên bài viết này có một chủ đề như vậy (Văn – Triều Đan Đông).
Vào triều Minh, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên giao thương thường xuyên. Tiểu Triều là một quan chức thuộc Bắc Triều Tiên chịu trách nhiệm về biên giới, còn A Văn là một vị quan chịu trách nhiệm về biên giới của Vương triều Đại Minh, bởi vì thường xuyên qua lại, giao tiếp nên họ đã trở thành bằng hữu. Khi đó, họ đều khoảng năm mươi tuổi. Khi gặp nhau, họ thường đàm luận đến các việc như sinh – tử và ý nghĩa nhân sinh đời người. Họ cũng là đang muốn tìm kiếm một Pháp môn chân chính có thể khiến họ quay về với bản tính chân thật của mình.  Họ cũng thường đàm luận về cuộc sống và phong thái của các nhà hiền triết cổ đại.
Một lần, A Văn và Tiểu Triều uống rượu tại cảng Triều Tiên (đây là tên hiện tại, nơi đây cách không xa bờ biển lắm) và gặp một thương nhân từ Triều Tiên đến Đại Minh để bán nhân sâm (sâm Cao Ly), vì họ quen nhau do đó đã ngồi xuống cùng uống rượu. Trong khi uống rượu, thương nhân cho biết, khi họ thu hái nhân sâm Cao ly trên núi Bạch Đầu (núi Trường Bạch) họ đã gặp được một cao nhân, người mà có thể dự đoán được trước họa phúc cát hung. Chỉ cần là người hữu duyên có cơ hội gặp ông sẽ được ông gia trì, đều sẽ có rất nhiều phúc phận. Một thời gian ngắn sau, họ lại bắt gặp một ngư dân trên biển. Anh nói rằng khi anh ấy cùng người khác đánh bắt cá trên biển thì gặp bão gió. May mắn thay có Thần Nhân giúp đỡ, họ đã có thể thoát khỏi nguy nan. Tiểu Triều và A Văn hiếu kỳ hỏi: “Các anh có trông thấy Thần Nhân nhìn như thế nào chứ?”. Ngư dân nói: “Tôi chỉ thấy một chuỗi hạt lớn treo trên cổ, thân thể mới cao lớn làm sao. Nhưng không trông thấy rõ ràng”.
Tiểu Triều và A Văn nhìn nhau một chút và cùng ngẫm nghĩ. Tiểu Triều nói: “Chúng ta nếu không e ngại thì hãy đến Biển Hoàng Hải (danh từ hiện tại, như bên dưới) để xem liệu chúng ta có thể gặp được vị Thần nhân không. Sau đó, hãy đến Núi Trường Bạch để xem liệu có cơ hội được bái kiến cao nhân không? ” A Văn nghĩ một chút và ngay lập tức đồng ý.
Chúng tôi sẽ kể qua về hành trình dài này, họ đi cùng một đoàn tùy tùng đến cửa sông Áp Lục, nơi họ đã nghe những ngư dân địa phương kể về vị Thần nhân. Sau nhiều lần lắng nghe, tình huống mọi người kể có  khác nhau: có người nói Thần nhân là một vị Nương Nương, có người nói là một lão nhân ‘Hạc phát đồng nhan’ (tóc trắng như hạc, mặt trẻ như tiểu đồng), một số người nói rằng đó là một đứa trẻ đeo yếm, đương nhiên cũng có người nói rằng họ cao lớn và có một hình tượng đeo chuỗi hạt dài trên ngực. Sau khi Tiểu Triều và A Văn nghe về điều đó, họ cảm thấy hiếu kỳ và quả là không thể hiểu nổi. Họ nghĩ: có rất nhiều “Thần nhân” ở đây, hay đó là một vị Thần biến hóa thành nhiều hình tượng khác nhau để giúp đỡ mọi người? Lúc này, một trong những thuộc hạ của Tiểu Triều đã hỏi những người dân: vị Thần nhân xuất hiện khi nào? Vào thời điểm nào? Những người được hỏi nói rằng đó thường là khi có giông bão trên biển.
Từ đó trở đi, Tiểu Triều và A Văn lưu ý đến thời tiết và lựa chọn thủ hạ để chế tạo một số con thuyền chắc chắn và tuyển dụng một số thủy thủ và thuyền viên có kinh nghiệm. Có vài ngày gió quả thực quá lớn và con thuyền không thể ra khỏi cảng. Lại qua vài ngày, một lão ngư ở địa phương nói với Tiểu Triều rằng hôm nay sẽ có gió vào buổi chiều nhưng nó sẽ không quá lớn. Có lẽ hôm nay là phù hợp hơn để ra khơi, xem xem anh có cơ duyên nhìn thấy vị Thần nhân hay không?
Rồi bọn họ quyết định chuẩn bị đồ đạc và lên thuyền (tổng cộng có ba thuyền). Chặng đường ngồi trên thuyền quả là một cuộc du ngoạn, sau buổi chiều sóng yên biển lặng, họ đã tiến gần hơn vào biển Hoàng Hải.
Lúc này, A Văn lấy chén rót đầy ly rượu rồi hai tay đưa lên qua đầu và đứng trên mạn thuyền hướng về phía Hải Âu biển trên trời mà nói:
 “Xin hãy nói cho ta biết vị Thần nhân ở đâu, được chứ?”
Sau khi nói xong, lúc họ chuẩn bị uống cạn ly rượu, thì bỗng thấy ly rượu ngon bị sóng vãi ra ngoài. Hơn nữa, không chỉ ly rượu bị sóng vãi ra thuyền, mà thuyền cũng bắt đầu bị rò rỉ. Nước bắt đầu thấm vào thuyền, và lúc này gió lớn bắt đầu thổi. Các thuyền viên và thủy thủ đã nhìn thấy tình hình và nhanh chóng đưa người từ con thuyền gặp nạn sang con thuyền khác. Thật không may Tiểu Triều và A Văn bị rơi xuống biển trong khi chạy sang con thuyền mới, hai người họ đã biến mất không dấu tích.
Các thủy thủ và những người chèo thuyền đã khẩn cầu các vị Thần giúp đỡ bảo hộ mọi người trên hai con tàu còn lại, nhưng không thấy có vị Thần nào xuất hiện. Những con tàu còn lại còn bị gió đẩy đi rất nhanh. Sau một thời gian dài, gió dần dần ngừng lại, những người chèo thuyền và thủy thủ nghĩ rằng hai vị đại nhân của họ đã gặp chuyện lành ít dữ nhiều, họ rất sợ hãi, đưa thuyền trở lại bờ với tâm trạng buồn bã và bẩm báo với các quan chức địa phương về tình hình của chuyến đi này.
Nói riêng về Tiểu Triều và A Văn. Sau khi rơi xuống nước, họ cảm thấy như có một bàn tay to mềm mại dường như đang nâng đỡ họ, nhưng chẳng mấy chốc họ đã ngất đi. Không biết họ đã ngất bao lâu, nhưng khi họ mở mắt ra thì thấy rằng họ đang nằm trên giường, chiếc giường rất mềm mại và thoải mái. Sau đó, xuất hiện một con cá đen khổng lồ và nó há to miệng. Khi họ còn đang sợ hãi thì đã bị con cá đen hôn một cái, Khi họ còn chưa kịp trấn tĩnh trở lại, thì họ nghe thấy tiếng cười của một nữ nhân:
“Các bạn đừng sợ, con cá đen đang biểu thị sự  thân thiện và gần gũi với các bạn đó.”
A Văn bình tĩnh lại và cũng nói đùa:
 “Nơi đây không phải là địa phủ chứ? Tôi chưa từng nghe nói dưới địa phủ cũng có chủng cá đen này.”
Nữ nhân cười thậm chí còn sảng khoái hơn:
“Nơi đây là Long Cung biển Hoàng Hải, nhưng chưa phải là chính điện. Đây là nơi thuộc quản hạt của Thái tử con Long Vương biển Hoàng Hải. Thái tử nói rằng anh ấy trước đây có mối duyên phận đặc biệt lớn với các bạn, đến nay hữu ý mời các bạn đến thăm Long Cung”.
Nói xong, nữ nhân căn dặn người hầu bên cạnh thay quần áo đặc biệt cho hai người họ và đưa họ đến chính điện nơi Thái Tử đang ở đó.
Sau khi họ thay trang phục đặc biệt này và đi đến điện chính của Thái tử, họ ngắm nghía khung cảnh bài trí xung quanh. Họ cảm thấy rằng cảnh sắc  dưới biển thật sự rất là phong phú. Trước kia, họ chỉ nghe nói về các chủng loại như tôm, cua và rùa. Kỳ thực, tất cả các loại Thần Tiên ở đây đều có: có Thần cai quản sơn mạch dưới đáy biển, có Thần cai quản môi trường nước trong lòng biển, có Thần cai quản quần thể sinh mệnh và các chủng loại vật thể sống trong biển, có Thần cai quản vật chất câu thông với đất liền, còn có nhiều loại thần và vật chủng khác v.v.
Sau khi đến chính điện nơi Thái tử ở, Thái tử cũng không khách khí, trực tiếp hỏi:
“Các bạn còn nhớ tôi không?”
Hai người họ chỉ là người trần mắt thịt , làm sao họ có thể nhớ được? 
Thái tử ngỡ ngàng nhìn họ rồi nói:
“Các bạn hãy nhìn cánh tay trái của tôi, trên đó có một vòng tròn cỡ móng tay. Khi tôi còn ở cảnh giới cao trên thiên thượng, có một vị Thần rất tà ác trong cảnh giới đó của tôi. Tôi không thể đánh bại ông ta, chỉ đến khi các bạn xuất hiện, và chúng ta hợp lực lại thì mới có thể đánh bại ác Thần đó. Tôi hỏi tại sao các bạn lại đến đây? Các bạn nói, các bạn đang tìm kiếm Đại Pháp có thể chân chính cứu độ chúng sinh trong tầng thứ cảnh giới sinh mệnh của các bạn. Nghe nói Đại Pháp đó tương lai sẽ truyền xuất ra tại nhân gian, và các bạn cần hạ thế để kết duyên với vị Phật Chủ truyền Pháp ấy. Tôi nói rằng tôi cũng muốn đi, nhưng tôi không thể đi theo các bạn ngay lúc bấy giờ. Các bạn nói rằng: được thôi, chỉ cần đánh dấu gì đó trên cánh tay trái của tôi. Vòng tròn được sử dụng như một dấu ấn để mọi người có thể tìm thấy nhau tại nhân gian, đến thời đó mọi người sẽ tìm về Đại Pháp chân chính có thể cứu độ các sinh mệnh. Sau khi các bạn hạ xuống từ tầng thứ sở tại của tôi, cũng sẽ không lâu sau, tôi sẽ hạ xuống, nhân duyên đó sẽ khiến chúng ta gặp lại. Tôi đã đầu thai chuyển sinh xuống ngôi nhà Long Cung ở biển Hoàng Hải, sau đó canh giữ nơi đây. Vì hiện giờ tôi triển hiện thân hình thuộc về long tộc, là thân hình của Rồng, nhiều ký ức chưa bị xóa, nên khi tôi thấy các bạn đi lại dọc theo sông Áp Lục, tôi đã cố ý hiển thị một số Thần tích cho các bạn thấy. Nó là để dẫn cho các bạn hiếu kỳ mà đi đến đây, tôi sẽ dễ dàng tìm thấy các bạn hơn.”
Trong khi nói chuyện, Thái tử dùng một số thần thông của mình, làm cho ký ức của Tiểu Triều và A Văn được mở ra, hai người họ lập tức nhớ ra những sự tình trước đó, họ rất xúc động. Thái tử có một bữa tiệc rượu để tiếp đãi họ, loại cơm và rượu này không hề có trên thế gian con người. Sau khi họ uống cạn, Tiểu Triều nói:
“Tôi còn nghe nói ở núi Trường Bạch có cao nhân. Nếu được gặp ông, thì quả là có phúc phận. Vì chúng tôi đã hiểu ra mục đích của cuộc sống này, chúng tôi muốn đến gặp ông để hỏi Đại Pháp mà vị Phật Chủ sẽ truyền ra ở đâu và vào thời gian nào?”
 A Văn biểu thị tán đồng.
Khi Thái tử nghe Tiểu Triều nói về điều này, anh ấy đã nói chuyện với vị Thần chịu trách nhiệm về vùng nước của sông Áp Lục và yêu cầu ông hộ tống bọn họ suốt chặng đường. Sau khi an bài hoàn tất, Thái tử mời hai vị đến điện Long Cung ở những nơi khác trên biển Hoàng Hải. Họ cũng nhìn thấy một số vị Thần từ một thời kỳ lịch sử lâu dài. Khi các vị Thần đến đây, họ nói rằng họ đến đây để chờ đợi ngày Phật Chủ hồng truyền Đại Pháp. Bởi vì họ còn có trách nhiệm bảo vệ biển, cho nên họ không thể chuyển sinh thành người. Và mong hai người Tiểu Triều và A Văn nếu như tìm được Phật Chủ, nhất định phải đánh tiếng với họ một câu đó.
Khi đó, trong tâm Tiểu Triều và A Văn cảm thấy trách nhiệm to lớn. Cảm thấy lúc ấy nhất định phải tìm cho được vị Phật Chủ hồng truyền Đại Pháp.
Và rồi, Thái tử biến phép hóa ra một chiếc lá sen khổng lồ với những pháp khí trên biển tặng lại cho hai người bạn và đưa họ trở lại cửa sông Áp Lục. Khi họ lên bờ, lá sen biến thành một chiếc quạt gấp rồi Tiểu Triều bảo A Văn gấp nó lại. Bởi vì anh ta nghĩ rằng A Văn là một quan chức của triều Đại Minh, và thuộc về chủ quốc. Anh ấy xuất phát từ sự tôn trọng mới làm như vậy.
Sự trở về của bọn họ đột nhiên tạo ra cảm giác chấn động, ban đầu mọi người nghĩ rằng họ đã sớm đem thân làm mồi cho cá, nhưng khi họ kể về những trải nghiệm của chính mình, mọi người tin rằng có Thần tồn tại chân thực. Mọi người đều hiểu rõ rằng các vị Thần có những hình ảnh khác nhau xuất hiện trên biển ban đầu có liên quan đến Thái tử con Long Vương biển Hoàng Hải (Thái tử trực tiếp biến hóa hoặc là có Thần khác đang triển hiện).
Khi họ nói về mục đích của con người đến thế giới và trải nghiệm của chính họ trên thiên thượng, đặc biệt là khi Phật Chủ muốn đến thế gian để hồng truyền Đại Pháp cứu độ chúng sinh trong các thiên thể vũ trụ, mọi người thậm chí còn ngạc nhiên hơn và hiểu rõ mục đích thực sự của đời người. Tất cả bọn họ đều biểu thị rằng họ phải đợi đến khi Phật Chủ tới cứu độ và họ sẽ thực hành tu luyện theo yêu cầu của Phật Chủ, sẽ không giải đãi lười biếng.
Với sự kỳ vọng của mọi người, hai người Tiểu Triều và A Văn bắt đầu trên hành trình tìm kiếm Pháp dọc theo sông Áp Lục đến núi Trường Bạch. Mặc dù có một vị Thần hộ tống phụ trách vùng nước sông Áp Lục giúp họ dọc đường, nhưng bọn họ vẫn gặp không ít nguy hiểm như: Mưa lớn, lũ quét và tranh chấp giữa những tên cướp và người dân địa phương, cũng như các loại dịch bệnh khác nhau. Bởi vì họ vẫn là quan chức, mà làm quan cần có trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ. Các quan chức phải quản tốt khu vực địa phương ấy và xử lý tất cả các loại thiên tai nhân họa trước khi họ có thể tiếp tục hành trình. Đây không phải là một chặng đường ngắn, họ đã đi bộ cùng với năm hoặc sáu người tùy tùng trong gần nửa năm.
Rồi đến một ngày, họ đã đến núi Trường Bạch. Nhìn vào núi Trường Bạch thấy nó quả là sừng sững. Họ cảm thấy hoang mang và nghĩ:
“Ngọn núi lớn như vậy, sẽ đi đâu để tìm được cao nhân?”
Họ hỏi người dân địa phương. Nhiều người đã nghe nói về một vị cao nhân như vậy, nhưng tình hình cụ thể thì họ không biết rõ ràng.
Bởi vì thực phẩm bọn họ mang theo là hữu hạn, rất nhanh, họ sớm đã không còn đồ ăn. Ở trong núi, họ phải dựa vào một ít rau dại để lấp đầy cơn đói. Mặc dù vậy, nó không lay chuyển quyết tâm của họ để tìm kiếm cho được vị cao nhân.
Sau đó, vào một đêm giông bão, một tia sét đã phá vỡ bầu trời đêm. Lúc này, Tiểu Triều bọn họ (trú tại trong lều) nghe thấy một tiếng “vù …” và “ầm” một cái. Họ nghĩ rằng có người lạ mò đến, và nhanh chóng mang theo pháp khí do Thái tử con Long Vương biển Hoàng Hải tặng rồi mau chóng ra khỏi lều và ngó ngàng xung quanh. Mưa bên ngoài rất lớn, có một mũi tên được bắn vào bên cạnh cửa của căn lều. Có vẻ như hình dạng của mũi tên này khá đặc biệt và hoàn toàn khác với mũi tên thông thường. Một trong số họ đã lấy mũi tên xuống và đưa nó trở lại lều và đặt nó lên chiếc phản. Đuôi của mũi tên bị nứt tự nhiên, và một mảnh vải nhỏ được bọc bên trong, mảnh vải vẽ sơ đồ chỉ dẫn đơn giản. Phía dưới cùng có ghi dòng chữ “chúc may mắn”. A Văn nhìn mảnh vải và nói: “Đây có thể là điểm hóa của một người tốt bụng khiến chúng ta nhanh chóng có thể tìm được cao nhân.”
Hai người họ suy xét và cảm thấy rất có thể là như vậy, họ bắt đầu tiến hành đi men theo bản đồ chỉ dẫn trong mảnh vải.
Sau ba ngày, thời tiết cuối cùng cũng khá lên. Cuối cùng họ cũng đến một hang động được che đậy và ẩn rất kín, ở đó họ tìm thấy thức ăn, nhưng chủ nhân dường như vừa mới ra ngoài. Để thể hiện sự tôn trọng của họ đối với chủ nhân, họ đã nghỉ ngơi và chờ đợi tại cửa hang.
Sau khoảng ba giờ, một người đàn ông khoác đạo bào trở lại, và ông không tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy họ, ông mời họ vào trong.
Sau khi Tiểu Triều và A Văn vào trong, người đàn ông không khách khí, ông nói:
“Các anh có sự việc gì cứ trực tiếp nói ra.”
Tiểu Triều đã kể về hành trình khi họ đến thăm Long Cung biển Hoàng Hải. Cuối cùng anh ấy nói: “Chúng tôi muốn biết Đại Pháp trong tương lai sẽ được truyền ra ở đâu vào thời gian nào và làm thế nào chúng tôi có thể tìm thấy Đại Pháp?”
Đạo nhân với dáng hình thanh cao mỉm cười và nói:
“Thực ra, ta không rõ lắm về những gì mà anh nói. Ta chỉ biết rằng trong tương lai, Phật Chủ sẽ bắt đầu hồng truyền Đại Pháp ở Trung thổ . Về địa điểm và thời gian cụ thể, ta không rõ.
Nó có một chút khó nói, ta chỉ biết rằng Ngài sinh ra ở Trung Thổ gần núi Trường Bạch, Thánh nhân ấy sau này sẽ đi khắp đông, bắc, tây hay nam để truyền Pháp? Điều này có thể mất hàng chục thậm chí hàng trăm năm?”
Sau đó, Tiểu Triều và A Văn ghi nhớ kỹ lời dạy bảo. Vì vị cao nhân này có thể đoán biết tương lai, điều đó có nghĩa là chúng ta còn có duyên phận được gặp vị Phật Chủ truyền Đại Pháp khi Ngài hạ thế xuống nhân gian. Nếu không nghe được những lời này, chúng ta thậm chí sẽ không biết sẽ đi đâu để tìm Ngài trong tương lai.
Lúc này cao nhân muốn đi nghỉ ngơi, nên họ không muốn quấy rầy ông thêm nữa. Trước khi rời đi, A Văn  nói:
“Ban đầu chúng tôi muốn đến đây để mong Ngài xem cho những phúc phận cát hung trong một đời của chúng tôi, nhưng sau hành trình đi đến cung điện ở Long Cung biển Hoàng Hải, chúng tôi đã không còn xem trọng những sự tình trong đời này nữa. Mặc dù biết được rất ít chỉ dẫn của Ngài nhưng chúng tôi cảm thấy hài lòng với điều đó, xin cảm ơn Ngài. “
Khi ra khỏi hang, họ bỗng hoang mang không biết nên tiếp tục đi về hướng nào để tìm Pháp. Sau đó, A Văn nảy ra ý tưởng tìm mua một con ngựa già ở khu vực địa phương, và rồi hai người họ cùng quỳ dưới đất và chân thành nói với ông trời về tâm nguyện rằng họ nhất định tìm thấy vị Phật Chủ mà sẽ đến thế gian truyền Pháp, thì hãy cho con ngựa đưa họ đi (nghe theo thiên mệnh). Con ngựa già này kể cũng lạ. Nó đưa họ dọc theo sông Tùng Hoa (Nam Viên, hoặc gọi là sông Tùng Hoa thứ hai) đi về phía tây bắc, và đi bộ đến vị trí của hồ chứa Tiểu Phong Mãn ở Cát Lâm ngày nay. 
Tiểu Triều nói: “Ngựa ơi, đây có phải là nơi Phật Chủ truyền Pháp của Ngài trong tương lai không?”
Con ngựa già lắc đầu và hý lên về hướng tây bắc.
A Văn nói: “Ý của nó có vẻ dường như không phải là nơi này, mà là tiếp tục đi về phía tây bắc, nhưng không xa lắm phải không?”
Sau khi nghe A Văn hỏi, con ngựa già gật đầu rồi đưa họ đến đó, sau đó nó quay trở lại nơi mà họ đã mua nó, nó vẫn muốn quay lại với chủ sở hữu ban đầu sau khi nó đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Tiểu Triều thấy vậy cử một thuộc hạ hộ tống con ngựa già trở lại vị trí ban đầu.
Ở đây, họ lần đầu tiên thưởng thức phong cảnh tuyệt vời của địa phương nơi đây. Khi họ du ngoạn trên sông Tùng Hoa, họ đã gặp thần sông. Sau khi thần sông lắng nghe và đã hiểu rõ chuyến đi của họ, ông cười to và nói:
“Nghe các anh kể, ta đã minh bạch rồi, khi ta hạ thế cùng với hai vị Thần khác, vị Thần an bài sự việc cho bọn ta nói rằng trách nhiệm của chúng ta rất lớn, không chỉ đơn giản là bảo vệ thủy thổ nơi đây. Ta được phân giao cho trọng trách ở đây làm một vị Thần sông (hà bá), một người khác được giao cho trông giữ một ngọn núi khác (Công Chủ Lĩnh), ông ấy làm một vị Thần núi, và vị còn lại sẽ được giao trọng trách làm thổ địa cai quản vùng đất này (sau này chính là Trường Xuân). Nói ra thì cảnh giới ban đầu của chúng ta rất cao, để chúng tôi cần làm hà bá, sơn thần và thổ địa ở địa khu này rất không hợp lý (theo cách nói hiện tại, đó là “khuất tất”). Nhưng sự an bài ban đầu có vẻ không hợp lý đó lại là duyên phận tốt để vị Phật Chủ ngày hôm nay truyền Pháp.”
Tiểu Triều nghe liền minh bạch, vì vậy anh và A Văn và đoàn tùy tùng của anh đã đến “sơn lĩnh” và “mảnh đất không lớn lắm” để gặp gỡ các vị Sơn Thần và Thổ địa ở đó. Sau khi nói chuyện , họ cảm thấy rằng đây là mối duyên tiền định đã được kết nối vững chắc với vị Phật Chủ, và hiểu rằng khi Phật Chủ đến thế gian truyền Pháp, chắc chắn sẽ liên quan đến hai địa danh này, rồi họ cảm thấy yên tâm quay trở lại địa phương của bản thân, tiếp tục hoàn thành chức trách của mình. Hiện tại, Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, là người sinh ra ở Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm. Ông bắt đầu truyền bá Đại Pháp tại Trường Xuân. Nơi này không quá xa núi Trường Bạch.
Tiểu Triều hiện sống ở khu vực phía tây nam và thường triển hiện ra rất nhiều năng lực sau khi tu luyện. Anh không may bị tà ác bức hại trong hai năm trước và sau đó bị kết án bất hợp pháp. A Văn sống ở phương Bắc và sớm cũng đã đắc Pháp. Khi họ đắc Pháp, Thái tử con Long Vương biển Hoàng Hải cũng vẫn đồng hành cùng chúng tôi trên mọi nẻo đường và họ trở thành những người bạn tốt của nhau.
Đó chính là:
Áp Lục giang thủy khiên trần duyên
Hoàng Hải long cung minh tiền duyên.
Lịch kinh gian tân khổ tầm trảo
Kim sinh hạnh ngộ Đại Pháp truyền
Dịch:
Sông nước Áp Lục vướng trần duyên
Long cung Hoàng Hải đã sáng tỏ duyên từ tiền kiếp
Trải qua khó khăn gian khổ tìm kiếm
Đời này may gặp được Đại Pháp truyền

Ngày đăng: 10-10-2019

Câu chuyện về Mặt Trăng



Tác giả: Chung Nguyên

[Chanhkien.org] Trong một thời kỳ nào đó của địa cầu lần trước, Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ở thế gian con người, do Đại Pháp uy lực vô tỷ, từ đó khiến chuẩn mực đạo đức của toàn bộ nhân loại đạt đến một độ cao trước đó chưa từng có. Đồng thời cũng tạo ra một nền văn minh nhân loại cực kỳ phát triển, Mặt trăng chính là được tạo ra vào thời đó, tác dụng của nó không chỉ là chiếu sáng, mà đồng thời nó còn khởi một tác dụng điều phối tích cực đối với môi trường sinh thái trên Trái Đất. Nó còn là một con tàu vũ trụ có thể du hành trong thời gian dài, và còn có một hệ thống vũ khí hùng mạnh, có thể bảo vệ nó và Trái Đất không bị các sinh mệnh tà ác từ các thiên hà khác xâm lược và phá hoại. 

Hình dạng của Mặt trăng là hình oval, một đầu vĩnh viễn hướng về phía Trái Đất, do vậy từ Trái Đất nhìn thấy nó là hình tròn. Vỏ ngoài của nó có thể mở ra được, lúc mở ra thì nó giống như một đóa hoa sen nở. Chiếc chìa khóa để khởi động nó là một thanh bảo kiếm được ép nhập một năng lượng cường đại. Các công năng của nó mạnh hay yếu là do tâm tính của người phi công cao hay thấp quyết định. Khi nền văn minh đó đến lúc nên kết thúc (thời gian tồn tại của mỗi nền văn minh đều có định số), thì đạo đức của nhân loại không những không bị bại hoại mà so với trước còn tốt hơn, do vậy không thể hủy diệt nó, nhưng lại không thể để nó ảnh hưởng đến thời kỳ văn minh tiếp theo. Thế là nhân loại của thời kỳ đó và nền văn minh mà họ sáng tạo ra được Thần đưa đến một không gian mỹ hảo khác. Nhưng Mặt trăng thì được lưu lại. 

Khi đến thời kỳ văn minh cuối cùng của Trái đất lần trước, thì nhân loại trở nên cực kỳ bại hoại, vì để tranh đoạt năng lượng, mà bị hãm vào một cuộc chiến trường kỳ, cuối cùng thì Trái đất bị nổ trong chiến tranh. Nhưng trước khi nổ thì có một nhóm người tốt được một người được thừa truyền Đại Pháp cứu lên Mặt trăng. Khi Trái đất phát nổ thì khởi động Mặt trăng bay đi, từ đó bắt đầu một cuộc du hành giữa các vì sao. Trong khi du hành thì gặp được rất nhiều nền văn minh hành tinh khác, có cái rất tốt, và đưa những tinh hoa đó lên Mặt trăng. Trong đó có phương pháp tu luyện Mật tông và văn minh Kim tự tháp. Có cái rất xấu, thậm chí muốn cướp lấy Mặt trăng, kết quả là bị Mặt trăng đánh trọng thương. Những cái duyên kết với người ngoài hành tinh ấy đã trở thành cái cớ để cựu thế lực cho phép người ngoài hành tinh đến Địa cầu. 

Sau khi Địa cầu mới được sinh ra, Mặt trăng lại quay lại hệ Mặt trời, dừng lại ở quỹ đạo rất gần Trái đất (gần hơn so với khoảng cách hiện nay). Do những người được cứu lên Mặt trăng năm đó đã sinh sôi nảy nở rất nhiều, nên họ lại quay lại Trái đất. Thần không cho phép họ sinh sống trên mặt đất, nên họ bèn xuống lòng đất. Ở đó, họ tổ chức thành 5 quốc gia. Bởi vì có kỹ thuật tiên tiến, họ thường lái tàu vũ trụ đi lại giữa Mặt trăng và Trái đất, hoặc là du hành tự do trong hệ Mặt trời. Đồng thời họ cũng là những người bảo vệ Trái đất. Do đạo đức cao thượng, nên cuộc sống của họ rất giàu có, lại vui vẻ. Đa số họ rất trường thọ, do Vương của họ đều là người tu luyện, nên thường thường thọ mệnh rất dài. Khi tu luyện đến một trình độ nhất định, thì họ đến Mặt trăng sinh sống. Tuy họ không tiếp xúc với con người trên Trái đất, nhưng cũng có lúc  dùng phương thức ám thị để cho họ (người Trái đất) tri thức. Cứ như vậy cho đến hơn 1 vạn năm trước, dưới sự thao túng của cựu thế lực, phát sinh một sự biến đổi to lớn. 

Nguyên nhân khởi phát là hai quốc gia phát sinh chiến tranh, kết quả là làm Mặt trăng gặp phải tai ương, vỏ ngoài của Mặt trăng bị tổn thương, hai quốc gia phát động chiến tranh ấy bị Thần trừng phạt, quốc thổ và nhân dân của họ đều bị nhấn xuống đáy biển. Người trong lòng đất ấy đã lái Mặt trăng đến vị trí hiện nay, tu sửa lại vỏ ngoài của nó, nhưng năng lực điều tiết sinh thái của Mặt trăng bị tổn thất nghiêm trọng. 

Rừng rậm trên mặt đất dần dần biến mất, khí hậu dần dần biến đổi thành xấu. Năng lượng của lõi Trái đất cũng giảm dần, kỹ thuật của nền văn minh trong lòng đất vốn dựa vào nguồn năng lượng đó để tồn tại đã trở nên kém xa trước đây. Đến 5000 năm trước, phiền phức lớn hơn lại đến, một hạm đội ngoài hành tinh khổng lồ xuất hiện ở hệ Mặt trời, chúng muốn chiếm lĩnh Trái đất. Vốn dĩ đối với người trong lòng đất mà nói, thì đuổi chúng đi không thành vấn đề, nhưng lúc đó nền văn minh trong lòng đất kém xa trước đây, nên không phải đối thủ của chúng. Trong tình huống không còn cách nào khác, chỉ còn biết khởi động Mặt trăng vốn đã bị thương, để tiêu diệt hạm đội ngoài hành tinh này. Nhưng chiếc chìa khóa để khởi động Mặt trăng, thanh kiếm Thần đó lại vì thế mà bị gãy. Thần bảo hộ Mặt trăng là Hậu Nghệ và Hằng Nga cắm thanh kiếm đó vào một tảng đá lớn ở thế giới trong lòng đất, và lưu lại dự ngôn: Tương lai ai có thể rút thanh kiếm đó ra, thì đó chính là người có thể sửa chữa thanh kiếm Thần và Mặt trăng. Hai người đó vì vậy mà mất chức, cũng bị đánh nhập vào phàm gian, sau đó Hằng Nga tu trở về Mặt trăng, còn Hậu nghệ lại luân hồi trong nhân thế. 

Sau đó người ngoài hành tinh lại đến xâm lược, người trong lòng đất liên tục thua và rút lui, cho đến khi hoàn toàn bị người ngoài hành tinh khóa nhốt trong lõi Trái đất, đồng thời người ngoài hành tinh lại tạo ra “Khoa học” và “Đảng cộng sản”, triệt để cắt đứt quan hệ giữa người và Thần, từ đó hoàn toàn khống chế nhân loại. Vài chục năm trước, một vị quốc chủ của vương quốc trong lòng đất đã rút được thanh kiếm Thần đó, thế là ông được nhận sứ mệnh đến nhân gian tìm Pháp môn có thể cứu được dân tộc mình và Mặt trăng. Sau khi ông xung ra khỏi lòng đất thì bị người ngoài hành tinh giết chết, nhưng nguyên thần lại chuyển sinh đến Trung Quốc, lại đắc Pháp, 4 năm trước ông hồi ức lại tất cả những điều này, hiện nay viết ra.

Ngày đăng: 06-10-2019

HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP BÁO CÁO TỔNG HỢP TỰ ĐỘNG VỚI EXCEL VÀ VBA

Chia sẻ bài viết này:
  • 5

Bạn thường phải làm báo cáo tổng hợp trên Excel? Làm thế nào để báo cáo tự động cập nhật số liệu mỗi khi bạn thay đổi thời gian báo cáo? Chắc hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng VBA sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách rất dễ dàng. Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm nhé:
Đề bài: Cho bảng dữ liệu
Yêu cầu: Lập báo cáo tổng hợp có thể tự động cập nhật khi thay đổi thời gian của báo cáo

CÁCH LÀM:

Bước 1: Đặt tên cho các cột dữ liệu trong bảng Data để sử dụng trong công thức cho dễ thực hiện hơn
  • Mở tab Formulas => Chọn Define Name và đặt tên cho cột Ngày của Sheet Data. Lưu ý giới hạn của vùng dữ liệu trong cột
  • Làm tương tự cho các cột khác. Lưu ý độ rộng của các vùng Tên trong cùng 1 bảng phải bằng nhau
Bước 2: Sử dụng công thức Excel để tính dữ liệu vào bảng Báo cáo tổng hợp
Mỗi đối tượng trong Báo cáo tổng hợp được tính dựa theo các điều kiện:
  • Nội dung cần tính: Số lượng / Đơn giá / Thành tiền. Xét trên nội dung Số lượng trước, các nội dung khác có thể làm tương tự
  • Thời gian giới hạn điểm đầu: >= Từ ngày
  • Thời gian giới hạn điểm cuối: <= Đến ngày
  • Mã hàng hóa cần tính: dựa theo mỗi mã hàng trong báo cáo.
Xem thêm: lớp học Excel kế toán tại Hà Nội
Như vậy chúng ta sử dụng hàm SUMIFS để có thể tính tổng theo nhiều điều kiện.
Cấu trúc của hàm SUMIFS cho yêu cầu tính Số lượng:
  • Vùng cần tính tổng = Data_Cot_SoLuong
  • Vùng điều kiện thứ 1 = Data_Cot_TenHang
  • Điều kiện thứ 1 trong vùng điều kiện thứ 1 = Hàng A (ô A5)
  • Vùng điều kiện thứ 2 = Data_Cot_Ngay
  • Điều kiện thứ 2 trong vùng điều kiện thứ 2 là >= Từ ngày, vì dấu >= là dấu toán tử nên phải đặt trong dấu nháy kép
  • Vùng điều kiện thứ 3 = Data_Cot_Ngay
  • Điều kiện thứ 2 trong vùng điều kiện thứ 3 là <= Đến ngày, vì dấu <= là dấu toán tử nên phải đặt trong dấu nháy kép
Tương tự như vậy với yêu cầu tính Thành tiền, chúng ta chỉ cần thay Vùng cần tính tổng trong hàm SUMIFS thành Data_Cot_ThanhTien
Với yêu cầu tính đơn giá, chúng ta tính bằng cách lấy Thành tiền / Số lượng
Nếu Số lượng = 0 thì Đơn giá sẽ = 0 (vì mẫu số của phép chia = 0 thì sẽ có lỗi, nên cần biện luận trường hợp này trước khi thực hiện phép chia
C5 = IF(B5=0,0,D5/B5)
=> Filldown toàn bộ công thức ở các cột B, C, D từ hàng 5 xuống hàng 11 cho các Hàng hóa tiếp theo
Bước 3: Lọc dữ liệu trong báo cáo
Tại cột E, sử dụng công thức lọc bỏ những nội dung có phát sinh = 0 (hoặc không phát sinh) như sau:
E5 = IF(SUM(B5:D5)=0,””,”x”)
Filldown công thức từ E5 xuống E11
Bước 4: Thiết lập tự động cập nhật báo cáo trong VBA
  • Record Macro cho thao tác Lọc dữ liệu – Lọc bỏ dòng trống
  • Mở cửa sổ VBA (Alt + F11), thiết lập sự kiện Change trong sheet BCTH: thay đổi dữ liệu ở ô B2 hoặc ô B3
If Not Application.Intersect(Range(“B2:B3”), Range(Target.Address)) Is Nothing Then
End if
Dòng code này được hiểu là: Nếu có sự thay đổi dữ liệu ở vùng B2:B3 thì…
ActiveSheet.Range(“$E$4:$E$11″).AutoFilter Field:=1, Criteria1:=”<>”
Dòng code này có được từ việc Record Macro ở trên, được hiểu là lọc bỏ giá trị dòng trống (blanks) ở cột Lọc (cột E, áp dụng từ dòng 4 đến dòng 11)
Như vậy chúng ta đã hoàn thành công việc lập báo cáo tự động cập nhật khi thay đổi thời gian báo cáo.

KẾT LUẬN:

Những nội dung học được qua bài này là:
  • Cách gán tên cho vùng dữ liệu, sử dụng tên trong công thức để lập công thức tốt hơn
  • Cách lập công thức tổng hợp kết quả theo nhiều điều kiện trong báo cáo tổng hợp (SUMIFS)
  • Cách lọc bỏ dữ liệu không cần thiết trong Báo cáo tổng hợp
  • Cách record macro để lấy code nhanh trong excel vba
  • Cách đọc hiểu và viết code trong VBA
  • Trình tự logic của việc lập báo cáo tổng hợp
Bạn thấy đó, để nắm vững kỹ thuật lập báo cáo tổng hợp trong Excel cũng không quá khó, và khi có thêm VBA thì chúng ta hoàn toàn có thể giúp báo cáo trở nên hữu dụng và thân thiện hơn.
Bài viết này sẽ tạo tiền đề cho các bạn làm quen với VBA, cách học VBA dễ dàng và làm quen dần với kỹ thuật VBA giúp tự động hóa khi sử dụng Excel.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
VBA giúp ích rất nhiều trong công việc: giúp bạn tăng tốc trong quá trình xử lý trên Excel, giúp lập các báo cáo tự động, điều khiển các chương trình khác như Word, Power Point, Outlook… giúp biến file Excel của bạn trở thành 1 phần mềm chuyên nghiệp…