Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Thần ôn dịch chuyển sinh làm người? Hóa ra đây là cách bệnh dịch đến

 Trong cuốn “Tuyển tập luân hồi” ghi lại cuộc sống ở không gian khác, sự tích về sứ giả ôn dịch và Thần Thổ địa chuyển sinh làm người. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Vào thời Trung Hoa Dân Quốc, có người từng thu thập các ghi chép về sự luân hồi ở Trung Hoa Dân Quốc và viết nó thành cuốn “Tuyển tập luân hồi”, trong dó có phần ghi lại cuộc sống ở một không gian khác, sự tích về Thần ôn dịch và Thần thổ địa chuyển sinh làm người.

Chuyện kể rằng ở Giang Âm, tỉnh Giang Tô có thị trấn Thân Cảng, tại đây có miếu Quý Tử, là ngôi miếu thờ Quý Trát - một nhân vật nổi tiếng thời Xuân Thu. Trong miếu thờ có dư một gian phòng, bị chính phủ trưng dụng lập làm trường tiểu học thứ hai của thị trấn này. Hiệu trưởng của trường tên là Trương Cửu Cao, là một nhà từ thiện nổi tiếng ở địa phương, cũng là một vị nho gia quân tử.

Khoảng năm Trung Hoa Dân Quốc thứ 20, vào giữa tháng Giêng cháu trai của Trương Cửu Cao là Trương Bảo Ngọc chết yểu, đến ngày 20 tháng 7 năm đó, con trai cả của ông là Trương Ứng Trân mắc bệnh dịch chết tức tưởi. Đối với Trương Cửu Cao mà nói, cả đời ông ấy đều làm việc thiện, nhưng kết quả trong vòng nửa năm cả con trai và cháu trai đều lần lượt qua đời, thật sự là bi thương bất hạnh tột cùng, vì thế bắt đầu cảm thấy hoài nghi về đạo lý thiện hữu thiện báo. 

Vào ngày 22 tháng 7, ngày thứ ba sau cái chết của người con trai cả, lúc 9 giờ sáng, người con trai thứ là Trương Ứng Giới đi ra ngoài mua thức ăn, đột nhiên nhìn thấy người anh đã khuất và cháu trai Trương Bảo Ngọc tiến lại gần mình. Trương Ứng Giới chỉ kịp hét lên một tiếng rồi té xỉu trên đường. Hàng xóm nhìn thấy vậy bèn chạy ra đỡ ông đứng dậy, không ngờ Trương Ứng Giới sau khi đứng lên lại nói giọng của Trương Ứng Trân, lớn tiếng nói "Tôi chính là Trương Ứng Trân" rồi bảo mọi người mang giấy bút ra, phất tay viết xuống một bài văn tứ ngôn, đại ý nói rằng: 

Kiếp trước ông không phải là con người, mà là sứ giả ôn dịch phụ trách ôn dịch ở một không gian khác. Bởi vì trong quá trình làm ôn dịch xuất hiện sai lầm, dẫn đến hai người không nên chết thì bị chết nhầm, cho nên ông và Thần Thổ địa nơi đó đều bị tội, bị phạt chuyển sinh xuống nhân thế, chính là ông và em trai của mình. Ông bị chết vì bệnh dịch, chính là đền tội cho sai lầm năm đó mà thôi, khi chịu hết tội nghiệt, ông đã được quy vị trở về. Ngoài ra còn có một số lời khuyến thiện. Viết xong, khi vợ chồng Trương Cửu Cao tới thì ông nói rất nhiều lời an ủi, cũng quỳ xuống đất bái lạy cảm ơn công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Sau đó liền rời đi, Trương Ứng Giới lúc này cũng mới tỉnh táo lại.

Bài văn tứ ngôn tạm dịch như sau:

Ta là dịch sứ, nguyên là họ Lữ. Quang Tự hai mươi, mười bốn tháng bảy, gây dịch Sơn Đông, hai người lầm chết. Chú hai năm đó, chính là Thổ địa,

Hai người chịu tội, giáng đày trần thế. Vì sợ sa đọa, cần cha thiện sĩ, vài năm tìm kiếm, mới sinh tại đây. Sinh tuy không công, cũng không làm ác,

Nay được quy vị, sao thể chữa trị? Dịch người dịch ta, tuần hoàn mà thôi, nhân quả rõ ràng, rõ ràng phải nhớ. Cha này mẹ này, con đâu con thật,

Trong nhà mọi việc, tự có chú hai, nếu con có rảnh,sẽ ngầm trợ giúp. Vợ con Tào thị, trinh tiết đáng mừng, thủ tiết tuy khổ, quỷ Thần kính trọng,

Phúc phụ một đời, tiết phụ vạn thờ. Con ta Bảo Ngọc, vốn là thị tòng, đến để đánh xe, không phải thừa tự, nâng ly chúc thọ, nhà nhiều nghi lễ.

Nhưng ta có lời, hai đệ ghi nhớ, hành thiện vui nhất, thật giả phân biệt, chân thiện ở đâu? Vào hiếu ra đễ. Lân cận nhiễm dịch, bởi ta gây ra, cảnh báo đám người, may mắn sẽ đến, cũng chớ khoe khoang, thiện là được rồi.

Trong bản ghi chép này, sứ giả ôn dịch và Thần Thổ địa bởi vì có tội mà bị phạt giáng sinh làm người nơi trần thế. Nếu suy ngẫm một chút thì thông điệp được gửi gắm ở đây rất sâu sắc: Đạo lý Thiện ác hữu báo không chỉ ứng nghiệm đối với con người, mà còn ứng nghiệm đối với sinh mệnh ở các tầng không gian khác, có thể trừng phạt sứ giả ôn dịch và Thần Thổ địa nhất định phải là một vị Thần ở tầng cao hơn. Từ đây, có thể thấy được rằng, nhân gian xuất hiện ôn dịch hay các sự kiện lớn nào đó, đều là do các vị Thần ở rất cao an bài và khống chế, còn các vị Thần hoặc các sinh mệnh có liên quan ở các không gian tầng dưới đều là chấp hành và đi thực viện các công việc cụ thể. 

(Nguồn: "Tuyển tập luân hồi" của Trung Hoa Dân Quốc)

Lý Tuệ
Theo secretchina.com

Làm giấy từ lá cây của học sinh Việt Nam

 

Giấy làm từ lá cây

TTH - Đó là sản phẩm của cô học trò nghèo Đặng Thị Ngọc Ánh, học sinh lớp 12A2 Trường THPT Tam Giang (Phong Điền).

Tôi gặp Ánh khi em vừa đi học về và thực sự ấn tượng với vẻ bề ngoài thông minh, hoạt bát hiếm thấy ở một học sinh thôn quê. Khi được hỏi về sản phẩm của mình em rất vui và nhiệt tình chia sẻ.




Ngọc Ánh (giữa) và sản phẩm giấy xanh

Sinh ra trong một gia đình nghèo, nhưng ngay từ nhỏ em là một học sinh thông minh, học giỏi. Cô bé luôn đam mê sáng tạo với thế giới xung quanh, từ khi học THCS em đã tham gia nhiều cuộc thi sáng tạo và đạt giải cao như: “Sáng tạo học trò” với sản phẩm con trâu làm bằng ống tre hay “Thiết kế cặp sách” do Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức.

Quy trình chế tạo giấy gồm 6 bước:

Bước 1: Thu gom lá chuối, lá khô, xử lý thân tre.

Bước 2: Ngâm lá và thân tre vào nước vôi trong Ca(OH)2 khoảng 12-14 tiếng.

Bước 3: Lá tươi được vớt để riêng, tách lá khô và thân tre thành 2 nồi nấu cho rã hẳn.

Bước 4: Vớt ra, xả sạch với oxy già 50%, xay hỗn hợp lá tươi + lá khô + thân tre thành bột mịn rồi trộn với hồ dán giấy.

Bước 5: Tiến hành làm giấy, có thể làm theo 2 cách: Cách thứ nhất là Floating-đổ hỗn hợp bột + hồ vào khuôn sâu (đặt trong nước) rồi đánh cho thật đều hoặc cách thứ hai là Deeping-đổ hỗn hợp bột+hồ vào chậu nước và đánh đều, tiếp đến dùng khuôn vớt lên đặt trên tấm vải (22cmx30cm), đặt vải và giấy ướt lần lượt cách đều vào khuôn sau đó ép lại.

Bước 6: Phơi khô, tạo ra giấy.

Ý tưởng sản xuất giấy từ lá cây bắt nguồn từ những hình ảnh rất đời thường, “hàng ngày cô lao công dọn dẹp vệ sinh với số lượng rác rất nhiều, chủ yếu là lá cây nhưng không sử dụng để tái chế mà đem đốt gây ô nhiễm môi trường. Từ đó em nảy sinh ý tưởng biến lá cây khô thành giấy”- Ngọc Ánh chia sẻ. 
 
Để biến ý tưởng của mình thành hiện thực, Ngọc Ánh không ngừng tìm tòi học hỏi để tìm phương pháp tạo ra giấy vừa có công dụng trong thực tiễn vừa bảo vệ môi trường. Với kiến thức hoá học, sinh học được học ở trường, em đã dùng máy xay sinh tố để xay lá chuối tươi cùng lá khô thành hỗn hợp rồi ngâm với nước vôi trong; sau đó trộn với hồ dán giấy trước khi đổ vào một cái khuôn nhằm tạo ra sản phẩm. Trong khi sản phẩm chưa được tạo ra bởi phải mất nhiều công đoạn và thiếu trang thiết bị thì chiếc máy xay sinh tố mà bố em đầu tư một khoản tiền để mua đã hỏng. Không chấp nhận thất bại, thông qua một chương trình trên ti vi, em liên lạc với thầy Lê Hải Bằng (giảng viên Trường đại học Nghệ thuật Huế), được sự giúp đỡ của thầy, sau một thời gian tìm hiểu em đã tìm quy trình sản xuất giấy bài bản gồm 6 bước: sử dụng nguyên liệu là từ lá chuối tươi (30%), lá khô (30%), thân tre (38%) và các phụ gia khác như hồ dán giấy và nước vôi trong (2%). Giấy được tạo ra không chỉ mang tính thẩm mỹ, màu sắc đẹp và độ bền cao mà còn thân thiện với môi trường. Trong khi sản xuất giấy hiện đại lấy nguyên liệu từ các loài thân gỗ và sử dụng nhiều hoá chất, chi phí sản xuất cao thì sản phẩm của Ngọc Ánh được làm từ chất liệu đơn giản (lấy lá thay cho gỗ) và không sử dụng nhiều chất hoá học. Đồng thời, với loại giấy được làm từ chất liệu mới này sẽ có nhiều công năng như: dán tường, gói quà, tạo hình nghệ thuật, viết thư… Đặc biệt, đây là loại giấy hút ẩm lớn, có khả năng tự phân huỷ cao nên có thể dùng để hút ẩm trong các linh kiện điện tử.
 
Nói về sản phẩm của Ngọc Ánh, thầy Hoàng Đức Diễn, Hiệu trưởng Trường THPT Tam Giang đánh giá: “Ngọc Ánh là một học sinh đầy sáng tạo, đam mê và kiên trì với ý tưởng của mình. Sản phẩm giấy xanh là ý tưởng được đánh giá cao và em đã trở thành gương mặt sáng tạo trẻ tuổi nhất của chương trình Gara bí mật do VTV6 thực hiện”.
 
Lê Thọ