Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Paris: Phơi bày tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ tại Quảng trường Trocadéro

http://vn.minghui.org/news/44682-paris-phoi-bay-toi-ac-mo-cuop-noi-tang-cua-dcstq-tai-quang-truong-trocadero.html
Bài viết của Chu Văn Anh, phóng viên Minh Huệ tại Paris
[MINH HUỆ 27-11-2013] Các học viên Pháp Luân Công ở Pháp đã tới Quảng trường Trocadéro cạnh tháp Eiffel ở Paris để tổ chức một sự kiện kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Hoạt động này diễn ra vào Chủ nhật, 24 tháng 11 năm 2013, bao gồm màn trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công, giảng rõ chân tướng về cuộc đàn áp cho người qua đường, thu thập chữ ký cho cuộc thỉnh nguyện của DAFOH (Hiệp hội Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng), và giải thích Pháp Luân Công là gì.
Các học viên Pháp Luân Công luyện công và giảng chân tướng tại Quảng trường Trocadéro ở Paris
Đọc các bảng thông tin về cuộc đàn áp
Ký tên thỉnh nguyện kết thúc việc mổ cướp nội tạng và cuộc đàn áp
Sự thực về việc mổ cướp nội tạng đã khiến nhiều người bàng hoàng
Nhiều người đã chấn động khi biết về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Ba sinh viên đại học đã không hiểu tại sao ĐCSTQ lại làm một việc như vậy.
Một học viên giải thích với họ: “Pháp Luân Công tu luyện theo Chân Thiện Nhẫn, các học viên Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày khi gặp mâu thuẫn sẽ hướng nội tìm, dùng các nguyên lý Chân Thiện Nhẫn để yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc. Năm 1999, người đứng đầu của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã phát động một chiến dịch đàn áp đối với Pháp Luân Công, dùng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền thông tin giả dối và vu cáo Pháp Luân Công. Năm 2001, ĐCSTQ lại dựng lên vở kịch tự thiêu ở Thiên An Môn để biện minh cho chiến dịch đàn áp. ĐCSTQ đã dùng các loại thủ đoạn để hủy hoại tinh thần và tra tấn thể xác các học viên Pháp Luân Công nhằm ép họ từ bỏ niềm tin của mình”.
Khi cuộc đàn áp leo thang vào năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ đã bị tiết lộ bởi vợ của một bác sĩ tham gia vào việc mổ lấy nội tạng. Số lượng các nạn nhân tử vong do bị cảnh sát đánh đập được ghi nhận là hơn 3.000 người. Số lượng thực tế có thể là hàng chục nghìn. Sau khi hiểu rõ chân tướng, ba thanh niên này đã ký vào đơn thỉnh nguyện của DAFOH
Một công dân Pháp đã quay lại những thông tin được trưng bày. Anh ấy muốn cho bạn bè và đồng nghiệp xem, để họ cũng có thể hiểu được cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc.
Người qua đường nhận ra vẻ đẹp của Pháp Luân Công
Nhạc luyện công du dương và thanh bình cũng như màn biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công đã thu hút nhiều người xem. Người dân ngưỡng mộ các học viên vì họ có thể tập các bài công pháp trong thời tiết lạnh. Nhiều người đã chụp ảnh hoặc quay phim sự kiện này.
Bốn sinh viên cùng nhau đến Quảng trường Trocadéro. Sau khi xem các bài công pháp, họ đều muốn học. Khi họ rời đi, họ cũng lấy thêm các tài liệu về Pháp Luân Công.
Du khách Trung Quốc thoái khỏi ĐCSTQ
Có không ít du khách Trung Quốc ở Quảng trường Trocadéro. Hai người trong số họ đã lấy một số tài liệu tiếng Trung. Họ nói rằng họ đã từng nghe nói đến phong trào thoái đảng. Một học viên nói với họ rằng chỉ khi họ thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới thì họ mới phá trừ được lời thề độc và sẽ có tương lai tươi sáng. Các học viên đã cho họ bí danh và giúp họ thoái đảng. Trước khi rời đi họ đã bày tỏ sự cảm ơn.
Trong số những người ký tên thỉnh nguyện có các luật sư đến từ Congo, một thương gia đến từ Bangladesh, những người Tây Tạng lưu vong ở Pháp, và nhiều người dân thuộc mọi tầng lớp ở Pháp. Sau khi ký tên thỉnh nguyện, mọi người đều nói với các học viên Pháp Luân Công: “Cố gắng tiếp tục nhé”, “Tôi ủng hộ các bạn”, “Tiếp tục công việc tốt đẹp này nhé”!

Đăng ngày 18-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Đừng để bị mắc lừa bởi những lời dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc

[MINH HỤÊ 10-11-2013] Bà Vương là một tình nguyện viên của Trung tâm Phục vụ Thoái Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) toàn cầu ở Toronto. Đối diện với những người Trung Quốc bị lừa dối bởi những tuyên truyền dối trá của chính quyền Trung Quốc, bà Vương đã chân thành nói với họ những câu sau:
“Lương tri của một người không thể đo được bằng tiền. Các bạn hãy nghĩ xem, nếu cấp cho các bạn tiền, các bạn có mạo hiểm sinh mệnh của mình để đến Quảng trường Thiên An Môn và hô lớn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’? Nếu bạn làm điều đó, bạn có thể sẽ đối mặt với việc bị bắt, bị tù giam hoặc bị đưa vào trại lao động cưỡng bức.”
“Từ năm 1999 đến nay, cuộc bức hại đã kéo dài hơn một thập niên, và chuyển từ công khai thành một tội diệt chủng bí mật. ĐCSTQ vẫn bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Bạn có biết rằng nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị ép đến mức phải từ bỏ mái ấm của mình để tránh bị bức hại? Rất nhiều gia đình đã bị tan vỡ vì cuộc bức hại này. Các học viên Pháp Luân Công nói với các bạn về những sự thực này để các bạn sẽ không bị mắc lừa bởi lời dối trá của ĐCSTQ.”
Vô số người Trung Quốc đã thụ động nhận những thông tin sai lệch do ĐCSTQ tuyên truyền trên các kênh truyền thông do Nhà nước Trung Quốc kiểm soát. Nhiều người đã bị lừa dối bởi những tuyên truyền vu khống phỉ báng Pháp Luân Công. Mỗi ngày, các học viên Pháp Luân Công đều giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho người dân Trung Quốc, và giúp hàng chục nghìn người Trung Quốc thoái Đảng cùng các tổ chức liên đới của nó sau khi biết sự thật về tội ác diệt chủng bí mật đang diễn ra ở Trung quốc.
Quản lý cao cấp của xí nghiệp thoái ĐCSTQ sau khi minh bạch chân tướng
Một lần bà Vương đã gọi điện cho một người phụ nữ và bà ấy nói: “Hôm nay tôi không có nhiều thời gian để nói chuyện với bà. Tôi đang điều hành hơn 2.000 công ty trên khắp đất nước này. Tôi đã tốt nghiệp một trường đại học ở Trung Quốc và đã đến học ở Đại học Harvard để làm nghiên cứu sinh. Sau khi tốt nghiệp với học vị Tiến sỹ, tôi đã trở về Trung Quốc. Tôi yêu đất nước của mình. Các vị từ quốc ngoại gọi những cuộc điện thoại này thật vô vị, Mỹ quốc cấp cho các vị bao nhiêu tiền để làm việc này vậy?”
Bà Vương nói: “Tôi muốn nói chuyện với những người tri thức họ có lý trí. Bà hẳn sẽ không bắn sinh viên của mình như quân đội Trung Quốc đã làm vào ngày mùng 04 tháng 06 năm 1989 chứ, sẽ không dàn dựng một màn kịch ở Quảng trường Thiên An Môn để làm chứng cứ giả cho một cuộc đàn áp tàn bạo đối với một nhóm người tốt bụng. Bà sẽ không thực hiện việc mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công để bán kiếm lời. Bà sẽ không bỏ tù một luật sư chỉ vì họ bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công, bởi vì bà là một người có học thức và có lý trí.”
Người phụ nữ này vẫn im lặng, và bà Vương tiếp tục nói: “Bà nói đến vấn đề Mỹ quốc cấp tiền. Lương tri của một người không thể đo được bằng tiền. Các bạn hãy nghĩ xem, nếu cấp cho các bạn tiền, các bạn có mạo hiểm sinh mệnh của mình để đến Quảng trường Thiên An Môn và hô lớn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’? Nếu bạn làm điều đó, bạn có thể sẽ đối mặt với việc bị bắt, bị tù giam hoặc bị đưa vào trại lao động cưỡng bức.”
“Từ năm 1999 đến nay, cuộc bức hại đã kéo dài hơn một thập niên, và chuyển từ công khai thành một tội diệt chủng bí mật. ĐCSTQ vẫn bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Bạn có biết rằng nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị ép đến mức phải từ bỏ mái ấm của mình để tránh bị bức hại? Rất nhiều gia đình đã bị tan vỡ vì cuộc bức hại này. Các học viên Pháp Luân Công nói với các bạn về những sự thực này để các bạn sẽ không bị mắc lừa bởi lời dối trá của ĐCSTQ.”
“Trong lịch sử, Đế chế La Mã rất hùng mạnh. Vì sao qua bốn trận ôn dịch mà vong quốc? Bởi vì nó đã bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo, những người tu luyện. Pháp Luân Công là Pháp môn tu luyện của Phật Gia. Vậy vì điều gì khiến cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc bức hại những người tu luyện như vậy? Lòng yêu nước thực sự là gì?”
Sau khi bà Vương nói khoảng 40 phút, người phụ này đã lên tiếng: “Bây giờ tôi đã hiểu. Lời giải thích của bà rất có đạo lý. Tôi biết bà cũng là người có học. Tôi sẽ tìm hiểu về Pháp Luân Công.” Bà Vương nói tiếp: “Hãy tìm đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Sau đó bà sẽ minh bạch mọi điều.” Người phụ nữ đó nói: “Tôi sẽ làm như vậy.”
Bà Vương hỏi người phụ nữ đó: “Bà có phải là đảng viên không?” Người phụ nữ đó trả lời: “Có.” Bà Vương nói tiếp: “Thế thì hãy thoái đảng đi.” Người phụ nữ trả lời: “Được.”
Cảnh sát viên: “Gia đình tôi còn hai người cảnh sát đều là đảng viên. Xin hãy giúp họ thoái đảng.”
Một lần bà Vương gọi điện cho một cảnh sát viên, người đó nói: “Các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ thì tốt. Các cấp dưới thì không tốt.”
Bà Vương nói: “Tôi cũng đã từng tin vào điều đó, và đã từng vào đảng. Nhưng sau đó tôi đã nhận ra một thực tế rằng đó không phải là sự thật. ĐCSTQ trong khi vận động nhiều phong trào chính trị đều bình phản, sau mỗi lần bình phản, cảnh sát đều trở thành con dê thế tội bởi vì đã có lời nói rằng các lãnh đạo cập trên là tốt, còn các nhân viên cấp dưới là người xấu. Do đó, sau cuộc Cách mạng Văn hóa, Cục trưởng Cục công an Bắc Kinh đã tự sát. Hàng trăm công an đã bị đưa đến tỉnh Vân Nam và bị bắn chết ở đó. Một quan chức đã nói với tôi: ‘Chẳng có biện pháp nào khác? Tôi phải kiếm tiền nuôi gia đình.’
“La Kinh – người dẫn chương trình của đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đã làm theo lệnh của cấp trên và phát sóng vụ tự thiêu giả mạo được dàn dựng ở quảng trường Thiên An Môn để bôi nhọ thanh danh của Pháp Luân Công và lừa dối người dân Trung Quốc cũng như người dân trên toàn thế giới. Vài năm trước đây, anh ta đã bị ung thư và chết một cách thống khổ.
“Ngoài ra, có một câu chuyện về một người đánh xe ngựa trong lịch sử. Khi anh ta nhìn thấy một đứa bé bị bỏ rơi bên vệ đường, anh ta đã lấy quần áo của em bé, và đặt em bé phía cuối xe ngựa. Anh quay trở lại chỗ con ngựa của mình và cố gắng cưỡi nó. Ban đầu con ngựa không nhúc nhích, nhưng rồi nó đã di chuyển sau khi anh ta đánh nó. Đứa trẻ đã chết ngay tại chỗ. Ngay lúc đó, mây đen đột nhiên giăng kín bầu trời, và một tia sét đã đánh chết người đàn ông này và con ngựa. Anh có hiểu điều tôi muốn nói là gì không?”
Ngập ngừng một lát, sau đó viên cảnh sát nói: “Tôi hiểu. Gia đình tôi còn hai người cảnh sát đều là đảng viên. Xin hãy giúp họ thoái đảng.”
Bà Vương nói rằng, cần hỏi xem những người cảnh sát trong gia đình có đồng ý thoái đảng không thì bà ấy mới có thể giúp họ thoái.
“Có ba đảng viên trong gia đình tôi. Xin hãy giúp họ thoái đảng.”
Một lần bà Vương gọi điện cho một người đàn ông, người đàn ông đó nói: “Điều kiện sinh hoạt đang được cải thiện, tôi sẽ không thoái đảng đâu. Tại sao bà lại phản đối đảng cộng sản?”
Bà Vương nói: “Có nhiều người nước ngoài cũng nói như vậy, vì thấy người dân Trung Quốc mua những ngôi nhà xa hoa với giá lên tới gần mười triệu đô la. Do đó họ có ấn tượng rằng Trung Quốc có nhiều người giàu. Có thật là toàn bộ người dân Trung Quốc đều giàu có không?
“Tôi nghe nói rằng một cậu bé sáu tuổi đã nhặt nhạnh những thanh thép từ những cột bê tông hỏng để bán kiếm tiền nuôi người bà già cả 70 tuổi. Một cậu bé tám tuổi đào than trong hầm lò. Tôi cũng nghe nói rằng một người phụ nữ đã bị sa thải và mỗi tháng chỉ nhận được 200 nhân dân tệ (khoảng 35 USD) để trang trải cho cuộc sống của cô ấy và con cô ấy.
“Con cô ấy muốn ăn thịt lợn, nhưng cô ấy không thể có tiền mua cho nó dù chỉ một chút. Cô ấy đi nhặt những mảnh xương vụn và những vụn thịt rơi trên mặt đất ở gần thớt của một người bán thịt. Người bán thịt nhìn xuống cô, và đã ném cho cô một miếng xương ra phía xa và nói: ‘Đến đó mà nhặt!’ Người phụ nữ đã rời đi và trở về nhà với một ít thuốc diệt chuột. Cô ấy và con trai đã dùng thuốc diệt chuột để chấm dứt cuộc sống của mình.”
Bà Vương nghe thấy tiếng khóc ở đầu dây bên kia. Bà ấy nói tiếp: “Không phải những người đó đang phản đối đảng mà là đảng đang đối lập lại với người dân. Thưa ngài, hãy nghĩ xem. Tại sao một đảng chính trị lại có thể yêu cầu người dân phải gọi nó là phụ mẫu của nhân dân và ca ngợi nó qua những bài hát? Điều này chỉ xuất hiện ở Trung Quốc thôi, đúng không? Nó đã lên nắm quyền lực ở Trung Quốc được hơn 60 năm nay. Rất nhiều cuộc vận động chính trị đã dẫn đến những cái chết của hơn 80 triệu người dân Trung Quốc. Vào ngày 04 tháng 06 năm 1989, quân đội của ĐCSTQ đã thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn. Ngày hôm sau, Viên Mộc, một phát ngôn viên của Hội đồng Nhà nước, đã nói rằng: ‘Không có nổ súng.’ Tại sao? bởi vì ĐCSTQ đang chống lại người dân.”
Sau khi lắng nghe lời giảng giải, người đàn ông đó đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Tôi thoái, tôi sẽ thoái đảng!” Sau đó ông ta nói: “Có ba đảng viên trong gia đình tôi. Xin hãy giúp họ thoái đảng.” (Ghi chú: Tam thoái là một việc làm nghiêm túc, nó chỉ hữu hiệu khi bản thân người đó đồng ý thoái.)

Đăng ngày 18-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Sinh viên Việt Nam chiến thắng trong cuộc thi của Autodesk ASEAN

New-Image.jpg
Sinh viên Đỗ Quyền (ở giữa) và đại diện Autodesk.
Sinh viên Việt Nam chiến thắng trong cuộc thi của Autodesk ASEAN
ICTnews - Với dự án thiết kế "Trung tâm nghiên cứu tự nhiên và triển lãm Việt Nam", sinh viên Đỗ Quyền đến từ Đại học Kiến trúc TP.HCM vừa dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế kiến trúc do Autodesk tổ chức cho giới trẻ khu vực ASEAN.
Với chủ đề “Design What’s Next”, cuộc thi thiết kế do Autodesk hợp tác với Tổ chức các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN nhằm khuyến khích giới trẻ phát triển tài năng thiết kế thông qua việc sử dụng phần mềm Autodesk.
Năm nay, cuộc thi đã thu hút 300 đội đến từ 8 quốc gia. Để tham dự, các sinh viên phải ứng dụng sự sáng tạo và các kỹ năng về phần mềm thiết kế 3D để giải quyết những thách thức ở thế giới thực trong 3 lĩnh vực bao gồm: sản xuất, kiến trúc, phần mềm vẽ và thiết kế 123D.
Sử dụng phần mềm Autodesk Revit, Vasari và Ecotect, Đỗ Quyền đã vượt qua các đội thi để trở thành người chiến thắng trong lĩnh vực kiến trúc với dự án “Trung tâm nghiên cứu tự nhiên và triển lãm Việt Nam”.
New-Image2.jpg
Mô phỏng dự án của sinh viên Đỗ Quyền.
Dự án được phát triển dựa trên các vấn đề báo động về thiên nhiên, môi trường tại Việt Nam, gồm có 3 tòa nhà sinh học bảo tồn môi trường miền Nam, miền Bắc và miền Trung; trung tâm nghiên cứu sinh học gồm các phòng thí nghiệm, ngân hàng gen và các cơ sở công cộng khác nhằm mục đích mang đến một điểm du lịch hấp dẫn và không gian học tập, gìn giữ môi trường tự nhiên của Việt Nam.
Giải Nhất ngoài việc được trao thưởng tiền mặt còn là một chuyến thăm tới Autodesk Panorama 2013 tạiAutodeskUniversity (Las Vegas, Mỹ).
H.P

Ván cờ chiến lược Biển Đông của Việt Nam

   NangluongVietnam - 



Ngày nay, Việt Nam đã khác, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định vị thế của mình, tham gia vào cuộc cờ khu vực với vị thế khác - người chơi cờ.

LÊ NGỌC THỐNG
Nói đến Biển Đông thì ai cũng đều có chung một đánh giá từ xưa đến nay là Biển Đông có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng trong khu vực châu Á-TBD. Chính vậy mà làm chủ hoàn toàn Biển Đông hoặc bảo vệ an toàn hàng hải trên Biển Đông không phải chỉ là mong muốn của một quốc gia mà có rất nhiều quốc gia đưa vào trong chiến lược khu vực, toàn cầu của họ.
Đó thực sự là tâm điểm của một cuộc chiến địa chính trị khu vực châu Á-TBD mà nguy cơ xung đột, chiến tranh và cơ hội hợp tác, hòa bình phát triển là không đoán định.
Với hơn 3000 km đường bờ biển giáp Biển Đông và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ trong đó có quần đảo Trường Sa nằm gần như chính giữa Biển Đông, Việt Nam, do đó, có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trên Biển Đông nói riêng và khu vực ĐNA nói chung.
Không khó để giải thích tại sao trước đây, Việt Nam cứ liên miên hết thế lực lớn này đến thế lực lớn khác luôn dòm ngó trên bàn cờ chiến lược Biển Đông, khu vực ĐNA.
Tại sao ư? Tại vì nghèo, yếu, lại ở vào vị trí đắc địa?
Ngày nay, Việt Nam đã khác, với khả năng tự vệ, đương đầu với mọi thách thức an ninh có được, đã đến lúc Việt Nam tự quyết định vị thế của mình, tham gia vào cuộc cờ khu vực với vị thế khác - người chơi cờ.
Tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam mang tính áp đặt cường quyền của Trung Quốc rõ ràng là không có lợi cho sự phát triển của 2 nước và “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13/10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam.
“Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc trong thời kỳ mới” trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc từ ngày 13/10 là tất yếu khi TQ nhận thức và đánh giá đúng vấn đề và vị thế Việt Nam.
1- Nước cờ của Việt Nam từ góc nhìn Trung Quốc
Hoạt động ngoại giao thời bình như hoạt động quân sự thời chiến, nghĩa là đều có tính quyết đinh sống còn với vận mệnh quốc gia.
Trong thời chiến, hoạt động ngoại giao phụ thuộc vào kết quả quân sự. Hiệp định Giơneve năm 1954 được ký kết phải sau khi “Tin đây anh (Phạm Văn Đồng) Điện Biên Phủ hoàn thành”. Hiệp định Pari ký cũng phải sau trận “Điện Biên Phủ trên không”
Trong thời bình, kết quả đối ngoại phụ thuộc lớn vào vị thế đất nước, đặc biệt là tiềm lực quốc phòng. Không có khả năng, tiềm lực quân sự để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bắt kẻ xâm lược phải trả giá đắt nếu liều lĩnh xâm phạm, nghĩa là không đủ sức răn đe thì hoạt động ngoại giao chỉ “chót lưỡi đầu môi”.
Hiện tại ở khu vực châu Á-TBD đã có nhiều liên minh quân sự như Mỹ-Nhật Bản, Mỹ-Hàn Quốc, Mỹ-Philipines và nhiều tam giác chiến lược như Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc, Mỹ-Nhật Bản-Ấn Độ, Mỹ-Nhật Bản-Úc… có vẻ như là để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy những mối quan hệ đó có thể làm cho Trung Quốc lo ngại, nhưng không đủ để làm họ hốt hoảng.
Trong chiến lược đẩy lùi Mỹ, Nhật Bản ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất và đầy tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình, đương nhiên, Trung Quốc sẽ vấp phải sự chống trả quyết liệt của bên liên quan.
Trên khu vực ĐNA cũng xuất hiện nhiều mối quan hệ cấp đối tác chiến lược như Việt Nam-Indonesia, Việt Nam-Nhật Bản… đặc biệt có đối tác chiến lược sâu, toàn diện như Việt Nam-Nga chẳng hạn, thì đâu là mối quan hệ khiến Trung Quốc lo ngại nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” của họ?
Phải chăng khi Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược, Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, mối quan hệ tăng lên từ chiều sâu đến chiều rộng thì khiến Trung Quốc lo sợ?
Không phải. Mỹ có lợi ích quốc gia toàn cầu, dù có đối đầu với Trung Quốc, muốn bao vây, kiềm chế Trung Quốc… nhưng vẫn hợp tác với Trung Quốc. Vì thế khi cần, Mỹ vẫn sẵn sàng lấy mối quan hệ với Việt Nam ra mặc cả với bất kỳ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc để tính toán thiệt hơn, nhiều ít.
Vậy, liên minh phòng thủ giữa Việt Nam với Philipines và ASEAN?
Nếu xảy ra thì đây cũng là điều rất đáng lo cho Trung Quốc, bởi lẽ các quốc gia ĐNA trong khối ASEAN này có một địa quân sự rất quan trọng trên Biển Đông và eo biển Malacca. Khi họ liên thủ với nhau thì Biển Đông sẽ trở thành như một cái “hồ nước” mà một chứ mười hạm đội của kẻ xâm lược cũng chẳng làm gì được khi vùng vẫy trong đó bị “đồng loạt trên bờ ném đá”.
Rất may là tình huống này không thể xảy ra. Cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc, Mỹ đã khiến cho ASEAN buộc phải lựa chọn, nghiêng ngả theo lợi ích quốc gia mà họ theo đuổi và Trung Quốc cũng không mấy khó khăn đang làm mọi cách để không xảy ra.
Vậy mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Nga chăng?
Cũng không phải. Thực tế mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nga là mối quan hệ được coi trọng ưu tiên hàng đầu hiện nay. Đây là mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, đặc biệt tin cậy lẫn nhau và không một xung đột lợi ích nào dù là nhỏ.
Nga đã không ngừng tăng cường năng lực quốc phòng cho Việt Nam để đủ sức đương đầu với thế lực bành trướng, tạo ra sức răn đe mạnh (đương nhiên là mua bán, nhưng nếu không có độ tin cậy thì không phải có tiền là mua được thứ mình muốn và ngược lại). Qua đó Nga kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, đồng thời củng cố một điểm đứng chân ổn định vững chắc, tin cậy tại châu Á-TBD cho tương lai gần, vừa bảo vệ lợi ích kinh tế của Nga trên Biển Đông.
Tuy nhiên giữa Nga và Trung Quốc cũng là đối tác chiến lược của nhau có tính chất vừa hợp tác vừa kiềm chế cho nên Nga không thể vì Việt Nam tất cả để hy sinh lợi ích quốc gia khi hợp tác với Trung Quốc.
Vậy rốt cuộc, với khả năng quốc phòng và sức mạnh trên Biển Đông hiện tại, Việt Nam tăng cường mối quan hệ với quốc gia nào thì sẽ khiến Trung Quốc lo sợ và không muốn?
Nếu như thế thì nước cờ đó hay mối quan hệ này phải có tác động mạnh đến cấu trúc địa chính trị khu vực và ít nhất có một mục tiêu chung là ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”. Đặc biệt, mối quan hệ đó phải có độ tin cậy, tức là không có xung đột về lợi ích. Mối quan hệ đó sẽ…
Đó chính là nước cờ hay sách lược đối ngoại có tính logic mà Việt Nam đã, đang và sẽ dùng để tăng cường thế, lực cho đất nước đủ sức bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của mình trước những thách thức nguy hiểm có thể xảy ra.
Dù có căng thẳng trên Biển Đông hay không thì quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản phát triển sâu, rộng, tin cậy, là nhu cầu tất yếu sự phát triển của 2 quốc gia rất cần nhau.
Chủ tịch nước Việt Nam và Thủ tướng Nhật Bản đều nhất trí cho rằng hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại các vùng biển như Biển Đông, biển Hoa Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn khu vực
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại diễn đàn APEC ở Bali, Indonesia, ngày 7/10/2013. Ảnh AP
2- Việt Nam-Nhật Bản, không để lịch sử lặp lại
Trong tình thế hiện tại về chủ quyền, rõ ràng là Trung Quốc đang xâm hại đến chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đã thành lập và xây dựng cái gọi là “thành phố Tam Sa” bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam; Trung Quốc ngang ngược, cậy mạnh, gọi thầu quốc tế 9 lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam, ra lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng EEZ của Việt Nam.
Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Quốc luôn phô trương thanh thế, ráo riết diễn tập đánh chiếm đảo này đảo khác trên Biển Đông… (còn những tuyên bố ngạo mạn, láo xược, của giới học giả quá khích, tướng tá diều hâu, hiếu chiến về Việt Nam được bật đèn xanh thì chúng ta không đáng quan tâm).
Việt Nam muốn hòa bình, nhưng hòa bình không lệ thuộc, Việt Nam kiên quyết bảo bệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam được quốc tế công nhận theo UNCLOS.
Do đó, không còn cách nào khác là phải tăng cường tiềm lực quân sự và đối ngoại quân sự để tạo ra thế và lực vững chắc cho đất nước.
Đài “Tiếng nói nước Nga” có bình một câu hay nhưng chưa chính xác, rằng, “Con hổ Việt Nam có móng vuốt Nhật Bản” mà lẽ ra thì “móng vuốt của Nga” mới đúng. Nhưng thật ra, móng vuốt của Hổ chưa quan trọng, quan trọng là thế võ của hổ vồ như thế nào. Tuy nhiên, hổ vồ như nào không phải là điều quyết định, quyết định là nội lực của Hổ. Giống hổ thật đấy, nhưng đói đi không vững thì vồ được ai?
Chúng ta hãy trở lại với luận bàn từ thanh kiếm. Đó là, kiếm dài hay ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp. Tuy nhiên, kiếm pháp tốt hay dở chưa quyết định, quyết định là thanh kiếm gì.
Nếu thanh kiếm đó là một “thanh kiếm báu”, nhưng làm bằng công nghệ nào, chất liệu ra sao để có thể chém sắt như chém bùn… và một thanh kiếm thường, chỉ gặp một cành cây đã quằn, gặp kiếm địch thì bị chém đứt là hoàn toàn khác nhau khi đối đầu.
Chính xác là Việt Nam cần và phải có “thanh kiếm báu” và Trung Quốc quá biết nó sẽ có từ đâu.
Kể từ năm 1945 đến năm 2010, Nhật Bản có 65 năm hòa bình, xây dựng đất nước thành một siêu cường kinh tế, có một nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật công nghệ cao nhất nhì thế giới.
Trong 65 năm đó Nhật Bản chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn với bên ngoài có thể coi như thách thức đến an ninh là CHDCND Triều Tiên và Nga trên quần đảo phía Bắc. Tuy thế 2 mâu thuẫn đó không đủ để biến lực lượng Phòng vệ Nhật Bản “thay tên đổi dạng”, chưa đủ để đánh thức dân tộc Nhật đang “say giấc ngủ hòa bình”.
Lưu ý là, nếu như ai đó cho rằng trong 65 năm đó, Nhật Bản không chuẩn bị gì cho tiềm lực quốc phòng là nhầm. Đó không phải là tư duy của một quốc gia có nền công nghiệp hiện đại và quốc gia đang tồn tại đền thờ chiến tranh thế giới lần 2 thì càng không.
Chỉ đến năm 2010, đặc biệt là trong tranh chấp quần đảo Senkaku thì yếu tố Trung Quốc là đủ năng lượng để khởi động bộ máy quân sự, quốc phòng và đánh thức chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản.
Một loạt các sức cản, ràng buộc như Hiến pháp hòa bình Nhật Bản, tâm lý quen hưởng hòa bình vào ô hạt nhân Mỹ, dựa dẫm vào Mỹ trở nên không là gì trước cú tác động của Trung Quốc.
Chiến tranh thế giới lần 2 đã kết thúc 68 năm, trong khi châu Âu đã vĩnh viễn lật sang trang mới, những mối oán hận giữa các kẻ thù cũ nhưng vùng ĐBA thì không.
Mối hận thù dân tộc “nỗi nhục 100 năm” của Trung Quốc với Nhật Bản vẫn còn đó và càng lớn dần theo đà trỗi dậy của Trung Quốc, bất chấp Nhật Bản đã từng tạo điều kiện thuận lợi, quan trọng cho sự trỗi dậy thần kỳ của mình.
Tranh chấp quyết liệt Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đã làm mối quan hệ Trung-Nhật xấu đi đến mức chiến tranh có nguy cơ xảy ra.
Trên Biển Đông. Nếu Trung Quốc biến thành “ao nhà”, khống chế luôn eo biển Malacca thì coi như nền kinh tế Nhật Bản sống hay chết hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn Trung Quốc. Đòn “cắt nguồn cung đất hiếm” Nhật Bản chắc đã nhận đủ từ Trung Quốc và để bắt Nhật Bản thành chư hầu, Trung Quốc có thừa lòng căm hờn và sự quyết tâm để phong tỏa tuyến hàng hải Biển Đông khi cần thiết.
Nếu Việt Nam không kiểm soát được Trường Sa chẳng hạn, lúc đó tuyến hàng hải thương mại, vận chuyển năng lượng bị mất an toàn thì Nhật Bản sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm.
Như vậy, có thể nói việc Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” có ảnh hưởng “không thể chấp nhận được” đến 2 quốc gia là Việt Nam và Nhật Bản, cho nên, theo logic thì ngăn chặn âm mưu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam và Nhật Bản đều có cùng mục tiêu mang tính “tối thượng” là an ninh quốc gia và chủ quyền.
Hiện tại Nhật Bản có một nền công nghiệp hiện đại nhất châu Á. Mặc dù GDP sau Trung Quốc nhưng chất lượng GDP cao hơn rất nhiều Trung Quốc. Cục diện địa chính trị trong vài năm tới Nhật Bản sẽ là có vai trò chính trên châu Á-TBD trong khi hiện tại “lòng tin chiến lược” Trung-Nhật đã cạn.
Cho nên, đối tác chiến lược với Nhật Bản là đối tác chiến lược với một cường quốc lớn và không có gì thuận lợi hơn là Việt Nam và Nhật Bản cũng như Việt Nam và Nga là đối tác chiến lược của nhau mà không có xung đột lợi ích. Vì thế có độ tin cậy, có lòng tin, hoàn toàn khác bản chất với đối tác chiến lược nào đó mà vừa hợp tác vừa kiềm chế nhau.
Đối tác chiến lược Việt Nam-Nhật Bản chắc chắn một điều là dù có hay không có căng thẳng trên Biển Đông thì Việt Nam và Nhật Bản cũng cần phải tăng cường mối quan hệ vì sự phát triển của 2 quốc gia đầy duyên nợ này.
Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản là nước tư bản lớn đầu tiên có quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Không phải ngẫu nhiên mà nhà yêu nước Phan Bội Châu tìm đường sang Nhật Bản đã được khắc họa trong bộ phim “Người cộng sự” mà Đài truyền hình Việt Nam phát sóng nhân dịp 40 năm quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.
“Lòng tin chiến lược” giữa các quốc gia, dân tộc với nhau là tiền đề của hòa bình và phát triển.
Lê Ngọc Thống (Báo Đất Việt)

"Cây nỏ thần" bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới        

NangluongVietnam - 



Sự xuất hiện một Lữ đoàn tàu ngầm của Hải quân Việt Nam không khiến chúng ta vọng tưởng quá mức coi nó như là một “cây nỏ thần” trên Biển Đông. Chỉ đơn giản, nó - Lữ đoàn tàu ngầm, là một tín hiệu về khả năng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới…

LÊ NGỌC THỐNG
Cùng với sự xuất hiện lực lượng Không quân hải quân, lực lượng tàu ngầm Hải quân Việt Nam đã tạo ra một trong các cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển về tổ chức, biên chế lực lượng của Quân đội Việt Nam.
Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, chỉ có gậy tre, chông tre để chống lại sắt thép của quân thù, mới biết thế hệ cha anh đã đánh giặc khó khăn, gian khổ như thế nào. Chợt nghĩ, không rõ cảm xúc của dân tộc Việt ra sao khi lần đầu tiên, xuất hiện pháo cao xạ, lực lượng pháo binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ, lần đầu tiên xuất hiện những con én bạc trên bầu trời…
Có lẽ chắc cũng như chúng ta bây giờ khi chứng kiến từng giờ những bước đi “tiến thẳng lên hiện đại” của Hải quân và quân đội Việt Nam.
 Tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa chống hạm 3M54 Club-S từ ống phóng ngư lôi phía mũi tàu
Tàu ngầm Kilo 636 phóng tên lửa chống hạm 3M54 Club-S từ ống phóng ngư lôi phía mũi tàu
Thay đổi lớn của tổ chức lực lượng Hải quân Việt Nam
Thành lập một quân đoàn không mấy khó khăn. Khi tướng có, quân có thì vũ khí trang bị cho quân đoàn dù có tiên tiến mấy cũng dễ dàng huấn luyện thành thạo. Thành lập một lữ đoàn tàu mặt nước phức tạp hơn một chút, bằng nỗ lực và ý chí quyết tâm vẫn có thể nhanh chóng có được trong thời gian ngắn…vì dù ít nhiều chúng ta cũng có cơ sở ban đầu.
Nhưng thành lập một lữ đoàn tàu ngầm, thậm chí muốn có một chiếc tàu ngầm đưa vào trực chiến thì không hề đơn giản chút nào. Một lữ đoàn tàu ngầm hay một chiếc tàu ngầm chỉ là phần nổi của một tảng băng mà phần chìm của nó gồm hậu cần, kỹ thuật, tham mưu chỉ huy…
Do đó, Hải quân Việt Nam buộc phải xây dựng từ con số “0”: Cơ sở vật chất kỹ thuật và cách đánh (của riêng tàu ngầm, của tàu ngầm hợp đồng với các lực lượng)…
Chẳng hạn, Việt Nam phải xây dựng hệ thông thông tin liên lạc với tàu ngầm; xây dựng trung tâm huấn luyện, đào tạo lính tàu ngầm; xây dựng công tác chỉ huy tham mưu, tác chiến ngầm; xây dựng các căn cứ cho tàu ngầm…
Đây là những khối công việc đồ sộ mà không thể giải quyết được bằng ý chí, không phải hoàn thành ngày một ngày hai mà phải tính bằng năm, tiêu tốn rất nhiều công sức, tiền của, mới đưa tàu ngầm vào trực chiến. Không hoàn thành tốt sự chuẩn bị này thì có tàu ngầm cũng như không.
Đó là lý do vì sao Việt Nam đến bây giờ mới xuất hiện lực lượng tàu ngầm và khi nó đã xuất hiện thì có nghĩa rằng, tàu ngầm Việt Nam đã có đủ điều kiện để trực chiến trên Biển Đông cùng các lực lượng khác.
Lúc này, không gian tác chiến của Hải quân Việt Nam thay vì chỉ trên không, trên mặt biển thì nay được mở rộng xuống trong lòng biển. Do đó một loạt vấn đề như tư tưởng tác chiến, nghệ thuật tác chiến, hợp đồng các lực lượng… phải được xây dựng theo cách Việt Nam.
Có thể nói việc xuất hiện một lực lượng vũ trang mới, đặc biệt, hiện đại như lực lượng tàu ngầm giống như một sự thay đổi về chất trong lực lượng vũ trang Việt Nam. Tư duy về tác chiến nói chung và hải chiến nói riêng của Bộ thống soái Việt Nam trong việc “tự vệ chính đáng” đã thay đổi.
Tàu ngầm trong tay Việt Nam: Cái khó ló cái khôn
Sẽ là hơi vội khi bàn đến chuyện tàu ngầm Việt Nam sẽ tác chiến ra sao, mức độ nguy hiểm mà nó gây ra cho địch như thế nào… Nói cách khác cho dễ hiểu là hãy làm sao thật nhanh chóng ngồi lên một chiếc mô tô 2 bánh mà không bị đổ kềnh trước khi muốn trở thành “tay lái lụa”.
Phải công nhận rằng, Việt Nam chưa sản xuất chế tạo ra được những loại vũ khí tiên tiến hiện đại, nhưng khai thác, sử dụng nó khi có trong tay thì “không thua kém ai” về tốc độ làm chủ và tính sáng tạo khi sử dụng. Đây là điều mà đồng bào ta rất tự tin và có quyền tin chắc về “tân đội ngũ tàu ngầm” Việt Nam.
Kinh nghiệm chiến đấu của tác chiến ngầm, trên thế giới ngoại trừ Nga, Mỹ, Nhật Bản có được từ chiến tranh thế giới lần 2 ra, trên khu vực Châu Á-TBD này ai cũng như ai.
Kinh nghiệm về sử dụng tàu ngầm của Việt Nam là con số “0”, vì vậy, yêu cầu đầu tiên là Việt Nam phải sử dụng thành thạo tàu ngầm trước khi nói tới vấn đề sử dụng sáng tạo.
Chính vậy mà huấn luyện tàu ngầm là khâu đầu tiên rất quan trọng quyết định thành bại “ai thắng ai” trên khu vực Biển Đông của cuộc chiến tàu ngầm nếu như không nói là mang tính quyết định đến vai trò, nhiệm vụ của Lữ đoàn ngầm Việt Nam.
“Thao trường đổ càng nhiều mồ hôi thì chiến trường càng bớt đổ máu” là quy luật của công tác chuẩn bị cho chiến tranh.
Huấn luyện nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tàu ngầm kết hợp với huấn luyện chiến thuật đơn tàu, hợp đồng tác chiến các lực lượng… là một khối công việc gian lao vất vả mà hoàn thành tốt, ngoài tố chất, trí tuệ, truyền thống người lính thì cần phải có thời gian.
Sự xuất hiện Trung tâm huấn luyện tàu ngầm tại căn cứ Cam Ranh hiện đại nhất thế giới, kết hợp với gửi lính đi đào tạo nguồn tại Nga, Ấn Độ và cả Nhật Bản…
Việt Nam thực sự khôn ngoan, không những đi tắt, đón đầu, tranh thủ thời gian ngắn đuổi kịp khả năng làm chủ tàu ngầm phi hạt nhân của các quốc gia có tàu ngầm trước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… mà còn chuẩn bị đủ lực lượng lính ngầm hùng hậu, sẵn sàng thay thế và phát triển khi cần thiết (không phải chỉ có tàu ngầm KILO của Nga là duy nhất trong lực lượng tàu ngầm), vừa đảm bảo “gối quân” và “gối thời gian” cho lực lượng tàu ngầm.
Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không de dọa an ninh chủ quyền của quốc gia nào, tuy nhiên nó chỉ giỏi, chỉ hết sức nguy hiểm, khi dựa vào địa lợi để bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia.
Đến năm 2016, Việt Nam có đủ 6 tàu ngầm biên chế cho Lữ đoàn tàu ngầm đầu tiên và nếu như có tiền mua thêm vài chiếc khác nữa của Nga hay Nhật Bản… thì việc làm sao để khai thác, sử dụng nó lại không thành vấn đề.
Đến năm 2016, tình thế Biển Đông sẽ khác bây giờ, hy vọng lúc đó, cùng với tàu ngầm Việt Nam, Biển Đông sẽ trở nên trật tự và lề lối hơn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện một Lữ đoàn tàu ngầm của Hải quân Việt Nam không khiến chúng ta vọng tưởng quá mức coi nó như là một “cây nỏ thần” trên Biển Đông. Chỉ đơn giản, nó – Lữ đoàn tàu ngầm, là một tín hiệu về khả năng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới, một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, giá đắt cho những ai có ý đồ xâm hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp trên Biển Đông của Việt Nam.
Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không de dọa an ninh chủ quyền của quốc gia nào, tuy nhiên nó chỉ giỏi, chỉ hết sức nguy hiểm, khi dựa vào địa lợi để bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia.
Lê Ngọc Thống (ĐVO)

Mô tô bay

Martin Jetpack - Thiết bị bay cá nhân độc đáo

Thiết bị bay cá nhân có thể sẽ làm thay đổi suy nghĩ của mọi người về phương tiện di chuyển trong tương lai.

          Thiết bị bay cá nhân Martin Jetpack được phát triển bởi công ty Máy Bay Martin tại New Zealand mới đây đã có một thay đổi lớn về mặt thiết kế. Ra mắt với tên “Nguyên mẫu P12”, Martin Jetpack là một thiết bị trực thăng cá nhân cánh ngầm (ducted-fan personal Vertical Take-Off and Landing- gọi tắt là VTOL) đã được cấp phép để thử nghiệm với phi công như máy bay hạng nhẹ cấp 1 (class 1 microflight). Sản phẩm thương mại đầu tiên sẽ được ra mắt dự kiến vào giữa năm 2014, dành cho các nghề nghiệp phản ứng nhanh như cứu hỏa, giải cứu hay cảnh sát. Theo công ty Martin, sản phẩm dành cho người dùng cá nhân sẽ được ra mắt sau khi các mô hình được điều chỉnh kỹ lưỡng trong thực tế sử dụng.

Mẫu thiết bị bay cá nhân của Martin
Mẫu thiết bị bay cá nhân của Martin
          Ông Glenn Martin, người sáng lập công ty Máy Bay Martin, đã phát triển Jetpack trong suốt 30 năm qua. Nguyên mẫu P12 cũng như tên gọi của nó chính là nguyên mẫu thứ 12 của sản phẩm này. Glenn đã khởi đầu nghiên cứu chế tạo trong garage của gia đình vào buổi đêm với ngân quỹ chỉ 20$ New Zealand một tháng. Và vào năm 2010, ông bắt đầu có những nỗ lực nghiêm túc đầu tiên để đưa Jetpack ra mắt thị trường. Với sự ra mắt của P12, xem chừng như việc đưa sản phẩm này vào sản xuất hàng loạt đã là chuyện trong tầm mắt của Glenn.
          Nguyên mẫu P12, được Peter Cocker, CEO của công ty Máy Bay Martin giới thiệu như là một bước tiến vượt bậc so với các nguyên mẫu trước đó. Việc thay đổi vị trí của ống dẫn phản lực đã tạo ra một bước đột phá trong hoạt động của P12 so với nguyên mẫu trước đó, đặc biệt là về tính cơ động. Ngoài ra các cánh quạt của ống phản lực cũng được chế tạo bằng sợi carbon (carbon-fiber). Hiện nay, P12 có thể đạt tốc độ tối đa 74km/h và bay ổn định ở tốc độ bình thường 56km/h. Một bình nhiên liệu đầy khí gas cao cấp (đã được chế thêm dầu) có thể cho phép phi công bay lượn trong khoảng 30 phút, hoặc bay tới vị trí ở xa 30km. Với trọng lượng cất cánh cao nhất 330kg, các quạt của ống dẫn phản lực có thể tạo ra lực đẩy đến 50kg.
Martin Jetpack - Thiết bị bay cá nhân độc đáo
 
          Trần bay của Jetpack đạt 3000ft (900m), và được khuyến cáo hoạt động tại độ cao trên 500ft (150m) để hệ thống bảo hộ (bao gồm cả dù) có thời gian khởi động khi tình huống xấu xảy ra. Với độ ồn đạt đến 95dB (tương đương một máy hút bụt cỡ lớn và ồn ào) mà bạn có thể thấy trong clip cuối bài thì phi công cần thiết phải được trang bị thiết bị cách âm, kèm với mũ bảo hiểm, thiết bị cố định cổ, và đồ chống cháy.

Cánh quạt được làm từ sợi carbon
Cánh quạt được làm từ sợi carbon
          Mục tiêu hiện tại của Martin đó là cải thiện và nâng cao khả năng hoạt động của Jetpack trước khi cho ra mắt sản phẩm thương mại. Đặc biệt, Martin cũng đag thay đổi lại thiết kế của động cơ nhằm kéo dài thời gian bảo trì cần thiết thêm 200 tiếng. Một trong những vấn đề khác được dự định sửa đổi đó là việc nâng cấp thiết kế trục khuỷu bằng một mảnh quay duy nhất. Động cơ của Jetpack là có một thiết kế riêng biệt, với công suất tối đa 200 mã lực (150kW) và mô men xoắn 245Nm. Được thiết kế trên nền tảng động cơ 2 thì V4, động cơ Jetpack được gia công kỹ lưỡng để nên khối lượng chỉ còn 60kg. Kích thước của động cơ khá nhỏ, 0.5×0.45×0.4m. Để dễ so sánh thì một động cơ oto 4 thì 200 mã lực hiệu suất cao của Weber Motor nặng tới 75kg và có kích thước lần lượt là 0.5×0.5×0.45.
Martin Jetpack - Thiết bị bay cá nhân độc đáo
 
          Mặc dù Martin Jetpack được xếp hạng máy bay siêu nhẹ (microlight aircraft) tại khá nhiều nước trên thế giới, nhưng tại Mỹ thì nó vẫn bị xếp vào máy bay thể thao nhẹ (light sport plane). Do đó, để có thể sử dụng thiết bị này, người mua sẽ cần có bằng phi công thể thao (Sport Pilot). Và mặc dù không bị pháp luật yêu cầu, công ty Martin vẫn cung cấp các khóa huấn luyện để giúp người sử dụng có thể làm quen, sẵn sàng hơn khi bay cùng Jetpack. Dù Martin hy vọng có thể bán Jetpack với giá chỉ tầm 100,000$ (bao gồm cả phí vận chuyển, thuế..) tại Mỹ, nhưng giá ban đầu dự kiến có thể sẽ nằm trong khoảng 150-200,000$. Công ty này vẫn đang tiếp nhận ý kiến yêu cầu từ các khách hàng thương mại và những người dùng tiềm năng về việc sở hữu sản phẩm sớm với số tiền đặt cọc 5000$. Việc sử dụng Martin Jetpack cho cá nhân vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thế nhưng đương nhiên nếu bạn là một khách hàng của công ty máy bay Martin, thì đây vẫn là 1 sản phẩm đáng để khoe cùng bạn bè đấy chứ.