Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Hiện tượng sương mù đại biểu thiên ý

Tác giả: Điền Hàm
[Chanhkien.org] Tục ngữ nói: Quan sát thiên tượng, biết thiên ý. Thiên tượng tức là hiện tượng thiên văn, chỉ bầu trời phát sinh các loại “hiện tượng tự nhiên”, đại biểu cho ý chỉ của thiên thượng, cũng chính là thiên ý. Thiên ý không theo ý chí của con người mà thay đổi, thiên ý chính là ý chí của vũ trụ.
Mặt trời mọc và lặn, tự theo giờ định sẵn. Thủy triều lên hay rút đều có trật tự, trong cõi vô minh tự có thiên ý. Nhỏ như chuyện sinh-lão-bệnh-tử của sinh vật, lớn như quy luật phát triển của văn minh nhân loại, đều được nắm vững trong thiên ý, con người có thể quan sát thiên tượng mà đoán ra được.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc cho rằng “thiên nhân hợp nhất”, vũ trụ và con người là một chỉnh thể, thời-không của thiên thể vũ trụ và thời-không của địa cầu là có quan hệ đối ứng. Hành vi của nhân loại có thể ảnh hưởng đến thiên tượng. Con người thuận theo trời mà hành xử, trời sẽ có điềm lành, báo hiệu nhân gian mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; trái lại trời hiển lộ điềm xấu, nhân gian sẽ có điềm báo khác thường cảnh báo về tai họa.
Trong văn hóa các triều đại của Trung Quốc, trên như đế vương tể tướng, trí thức hiền thần, dưới như bách tính thường dân, dân làng thôn quê đều tôn thờ đạo lý trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, kết nối với mọi việc của con người.” Kinh Dịch có nói: “Xem thiên văn, để quan sát thời biến.” “Ngũ Tử Tư, hiền thần nước Ngô, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, văn kinh võ luật, lấy đó lập thân.”
Văn hóa truyền thống Trung Quốc xưa nay đều cho rằng “hoàng đế” là rồng thật từ trên trời hạ phàm, cũng được gọi là “chân long thiên tử”. Họ vô cùng tôn kính trời đất. Mỗi vị hoàng đế trong lịch sử đều coi việc cúng tế trời đất là một hoạt động chính trị vô cùng quan trọng. Bái trời, là nghi thức đại lễ duy nhất khiến hoàng đế phải quỳ gối ba lần, dập đầu chín lần. Theo sử sách ghi chép của hai triều Minh-Thanh, vào ngày đông chí mỗi năm hoàng đế đều lập đàn tế trời, kế thừa hình thức chủ yếu nhất trong tế lễ thời cổ đại, lễ nghi cực kỳ long trọng và phức tạp, mục đích nhằm tiếp nhận thiên ý, khẩn cầu thiên thượng bảo hộ hưng quốc an bang, quốc thái dân an.
Đồng thời, xưa kia triều đình còn lập nên “Tư Thiên Giám”, “Thái Sử Lệnh”, “Khâm Thiên Giám”, v.v. là những chức quan chuyên phụ trách quan sát thiên tượng, dự đoán cát hung. Có khi trời giáng hiện tượng lạ, hoàng đế tự phản tỉnh bản thân, quy chính lại hành vi của mình. Trung Quốc cổ đại có không ít các nhà khoa học nổi tiếng như Trương Hành, Thẩm Quát, Quách Thủ Kính, v.v. đều đã từng phụ trách việc quan sát thiên tượng. Trung Quốc cổ đại còn có không ít tác phẩm nổi tiếng miêu tả chi tiết những dự đoán về thiên tượng, trong đó có cuốn “Thiên Quan Thư” của Tư Mã Thiên, nhà văn và nhà sử học nổi tiếng thời Tây Hán. Rất nhiều nhà quân sự nổi tiếng đều dự đoán những biến động đại sự của thiên hạ nhờ việc quan sát thiên tượng, như những nhân vật nổi tiếng: Trương Lương triều Hán, Gia Cát Lượng thời Tam quốc, Lưu Cơ triều Minh, v.v.
Thiên tượng báo hiệu sự thay đổi triều chính từ nhà Chu sang nhà Thương được miêu tả trong “Trúc Thư Kỷ Niên” như sau: “Tháng Sáu vẫn còn tiết đầu xuân, ngũ tinh tụ hội. Phía sau có phượng hoàng kêu, chính là nơi đóng đô của Chu Văn Vương”. “Vua Ân vô đạo, bạo ngược thiên hạ, ngôi sao chiếu mệnh đã chuyển, thượng đế rời xa, bách thần tản đi. Ngũ tinh quần tụ, chiếu rọi bốn biển”. Quả nhiên, ngày 28 tháng 5 năm 1059 trước Công nguyên, Chu Văn Vương thay triều đổi đại thành thiên hạ nhà Chu, lúc đó tất cả các hành tinh quần tụ có 28 vì sao.
“Sử Ký” có ghi lại rằng khi Tần Thủy Hoàng còn đang tại vị, trong 15 năm sao chổi đã xuất hiện 4 lần, kéo dài đến hơn 80 ngày, sao chổi mọc lên hoặc quét ngang bầu trời. Sau đó, quả nhiên nhà Tần diệt sáu nước, thống nhất thiên hạ, cũng loại bỏ người Di bốn phía, người chết nằm gối lên nhau, bấn loạn như vậy, do đó mới khiến Trương Sở vương cùng nhau khởi binh.
Kỳ thực sự ước đoán và lĩnh ngộ đối với thiên tượng không phải là mê tín, mà chính là sau khi con người bỏ đi tính tự kiêu tự đại và sự mê tín mù quáng vào khoa học, từ đó xuất sinh tâm lý tôn kính và khiêm nhường trước trời đất bao la. Quan điểm này không loại trừ cả Mao Trạch Đông, người tín ngưỡng thuyết vô thần của chủ nghĩa cộng sản.
Theo ghi chép, ngày 21 tháng 4 năm 1976, khi Mao Trạch Đông biết tin về trận mưa thiên thạch hiếm gặp ngày 8 tháng 3 ở Cát Lâm, y cảm khái xen lẫn kích động mà thốt lên rằng: “Trung Quốc có một phái học thuyết, gọi là thiên nhân cảm ứng, nói rằng nhân gian có biến động gì lớn, thiên nhiên sẽ có cảnh báo, cho con người dự đoán, chuyện lành có điềm lành, chuyện hung có điềm hung”. “Đất trời rung chuyển, trên trời rơi xuống tảng đá lớn, chính là muốn lấy mạng người. Khi Gia Cát Lượng và Triệu Vân trong ‘Tam Quốc Diễn Nghĩa’ qua đời, trên trời đều rơi xuống hòn đá, đánh gãy cả cán cờ. Những nhân vật lớn, những danh nhân, quả thực khác thường, lúc qua đời cũng ấn tượng và phi thường.” Lúc bị vặn hỏi, “Khi nhân vật lớn mất, trên trời sẽ rơi xuống tảng đá lớn, ngài có tin là thật không?”, Mao trầm ngâm suy nghĩ mà rằng: “Cổ nhân bịa đặt làm gì cơ chứ?”
Thực tế đã chứng minh năm đó, ba lãnh đạo lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Mao Trạch Đông (ngày 9 tháng 9), Chu Đức (ngày 6 tháng 7), Chu Ân Lai (ngày 8 tháng 1) qua đời thì ngày 28 tháng 7 tại Đường Sơn xảy ra trận động đất lớn 7,8 độ richter, khiến 240 nghìn người chết, 160 nghìn người trọng thương; từ tháng 5 đến tháng 8, Vân Nam và Tứ Xuyên lần lượt xảy ra 3 trận động đất mạnh trên 7,2 độ richter.
Gần đây khắp nơi trên toàn Trung Quốc đều gặp phải thời tiết sương mù (còn gọi là khói mù), các khu vực như Đông Bắc, Hoa Bắc (gồm các vùng như Hà Bắc, Sơn Tây, và thành phố Bắc Kinh, Thiên Tân), Hoa Trung (gồm Hồ Bắc ở trung du Trường Giang, Trung Quốc) đều xảy ra hiện tượng thời tiết mây mù rất nghiêm trọng. Lần này phạm vi mây mù che phủ lớn, kéo dài liên tục trong thời gian lâu với mức độ nghiêm trọng, khiến dân chúng hoảng loạn, có thể nói là nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Điều khó có thể tưởng tượng được nhất là mọi người ngửi thấy mùi tanh hôi thường ngày hiếm gặp.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Trung Quốc cho rằng, vật ô nhiễm hàng đầu dẫn đến sương mù là PM2.5 (Particulate Matter 2.5), những vật dạng hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng với 2.5 PM, chính là những hạt có thể bị hít vào phổi. Tại Bắc Kinh, nơi bị ô nhiễm PM2.5 nghiêm trọng nhất, những nhân tố hữu quan khi đốt các vật chất sinh học, hóa học chiếm 2/3 (68%). Khói mù ngợp trời khiến người ta hình dung đến cảnh tượng bụi cuộn lên khi quét dọn vệ sinh, như là ông trời đang quét dọn lại vũ trụ, có rất nhiều những vật chất kiểu tế bào đổi cũ thay mới rơi xuống trái đất như những hạt bụi.
Đằng sau thiên tượng này biểu đạt thiên ý gì? Thời xưa, mây mù cũng được coi như thiên ý, là lời cảnh báo đến từ thiên thượng đối với con người. Những nhà lãnh đạo tại các quốc gia xuất hiện mây mù cảm tạ lời cảnh báo từ thiên thượng, tự mình phản tỉnh, áp dụng mọi biện pháp như trách tội bản thân, thu nhận hiền tài, sách miễn tam công, v.v.
Vào thời Minh-Thanh từ năm 1481 đến năm 1856, đối với tai hại mây mù, hoàng thất hai triều Minh-Thanh đã từng lệnh cho văn võ quần thần ăn chay ba ngày, cấm nhân dân giết mổ, “mong rằng có thể cảm động trời xanh mà được ban cho trận mưa lành”. Sử sách có ghi chép lại rằng năm đầu tiên khi nhà Tây Hán mới thành lập (năm 32 trước Công nguyên), do xuất hiện thời tiết mây mù màu vàng vô cùng nghiêm trọng khiến triều đình và dân chúng thất kinh, Hán Thành Đế tự trách mình rằng: “Trẫm kế thừa cơ nghiệp của tiên đế, hiểu biết nông cạn, sự tình chưa tỏ, khiến âm dương đảo lộn, nhật nguyệt không sáng, khí đỏ vàng tràn ngập thiên hạ. Xin hãy giáng tội cho trẫm.”
“Hậu Hán Thư” viết vào năm Thuận Đế Dương Gia thứ 2 (năm 133 sau Công nguyên) như sau: “Từ ngày bước vào tháng Giêng thường có khí che mờ, mặt trăng không trải ánh sáng dịu êm, mặt trời không phát ánh sáng rực rỡ, Lang Nghỉ dâng thư kiến nghị: “Khổng Tử sáng tác ‘Xuân Thu’,  viết ‘tháng Giêng’ bắt đầu một năm, vua nên thuận theo thiên tượng, theo trật tự thời gian mà ban ân đức, chiêu hiền đãi sỹ, ban ân trạch rộng khắp, gieo nhân đức cao dày, thuận giúp nguyên khí, nuôi dưỡng vạn vật. Nếu làm được như vậy thì thiên văn sáng lạn, tinh tú sáng tỏ, ngũ tinh tuần hoàn, bốn mùa hòa hợp. Nếu không thì mặt trời không sáng, trời đất hỗn tạp, thời tiết không thuận, mây mù giăng kín”. Lương Nghỉ yêu cầu hoàng đế phải tuyển cử hiền tài thuận theo biến hóa giữa trời và người.
Lịch sử là tấm gương soi. Mây mù không phải chỉ là hiện tượng tự nhiên đơn thuần, mà là điểm nhấn của thiên ý, những người lãnh đạo nên dựa theo thiên ý mà quy chính lại những quyết sách và hành vi của bản thân, thuận theo thiên ý mà trị vì thiên hạ. Mây mù ngày nay phải chăng đang hiển lộ cho chúng ta biết thiên ý nào đó sao? Nguyện cho tất cả những người lương thiện đều có thể hiểu được thiên ý, hành sự thuận theo thiên ý, có được một tương lai bình an và tươi sáng.
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19979
http://chanhkien.org/2014/02/hien-tuong-suong-mu-dai-bieu-thien-y.html

Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc

Dòng câu chuyện:

Động trời vụ "siêu lừa" 230 tỷ tại Quảng Ninh

Từ 8h sáng nay 7/10, Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của khách hàng mua bảo hiểm lớn nhất miền Bắc với 59 bị hại do 17 bị cáo lừa chiếm đoạt số tiền 232 tỷ đồng.
Vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” do bị cáo Bùi Thị Thu Hằng (sinh năm 1984 tại TP Hạ Long - Quảng Ninh - nguyên là đại lý bảo hiểm nhân thọ Prudential tỉnh Quảng Ninh) cầm đầu cùng 16 đồng bọn bị cơ quan tố tụng tỉnh Quảng Ninh truy tố ra trước vành móng ngựa với hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt số tiền 232 tỷ đồng của 59 bị hại bằng các chiêu thức lừa đảo góp vốn mua bảo hiểm hưởng lãi cao hơn thực tế rất nhiều.
Đây là vụ án về tội phạm kinh tế trong lĩnh vực bảo hiểm lớn nhất miền Bắc gây rúng động dư luận người dân tỉnh Quảng Ninh, lần đầu tiên được Cơ quan điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện và điều tra để đưa truy tố 17 bị cáo tại phiên toà sơ thẩm hôm nay.
Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc - Ảnh 1
Người dân nghe diễn biến phiên xử từ bên ngoài cổng toà.
Từ sáng sớm, trước cổng Trụ sở Toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có rất đông người dân là thân nhân các bị hại, bị cáo và người dân hiếu kỳ đổ về tập trung chật khuôn viên phòng xét xử; nhiều người khác vì không được vào bên trong theo dõi trực tiếp phiên xét xử đành phải chấp nhận đứng, ngồi lê la trước hàng rào bên ngoài phòng xử để nghe diễn tiến phiên toà được truyền trực tiếp quan hệ thống loa phóng thanh.
Bị cáo Hằng và đồng phạm được dẫn giải từ 2 chiếc xe chở phạm đỗ tại sân toà đi vào cửa bên vào phòng xét xử. Cách đó không xa, hàng chục bị hại với khuôn mặt sầu não cầm trên tay giấy triệu tập của toà án và đơn tố cáo làm thủ tục trước cửa phòng xét xử để vào bên trong tham dự toà. Hầu hết các bị hại đều mong muốn vụ án được xét xử công tâm để họ có thể sớm thu hồi lại những khoản tiền lớn lỡ tay trao cho thị Hằng - kẻ đã lừa đảo họ khi núp bóng danh nghĩa Đại lý của hãng bảo hiểm danh tiếng Prudential
Cùng có mặt tại phiên toà hôm nay, ngoài các bị hại và bị cáo liên quan đến vụ án, còn có đại diện của lãnh đạo tổng Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam và bà Trần Thị Kim Lan - Trưởng đại diện Prudential tại Quảng Ninh.
Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc - Ảnh 2
Người tham dự phiên xét xử phải xuất trình giấy tờ mới được lực lượng an ninh cho vào phòng xử theo dõi trực tiếp.
Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc - Ảnh 3
Ngồi bên ngoài chờ vào phòng xử án, bị can Hằng vẫn cười nói vui vẻ với đồng phạm.
Trong phần kiểm tra căn cước, Chủ toạ - Thẩm phán Bùi Văn Nhương đã chính thức khai mạc phiên xét xử sơ thẩm vụ án “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với 17 bị cáo gồm: Bùi Thị Thu Hằng, Nguyễn Văn Hùng, Phặm Đăng Duy, Hoàng Kim Dung, Phạm Thị Quỳnh, Bùi Thị Thuỳ Linh, Bùi Thị Thanh Hoa, Mai Ngọc Liên, Phùng Thị Nhung, Trương Thị Vân, Vũ Cao Thăng, Phùng Huy Thường, Phùng Hữu Đức Hùng, Hoàng Thị Thu Hằng, Trương Tuấn Anh, Lê Hải Yến và Nguyễn Thị Thanh Nhã.
Có 11 luật sư đến từ các Đoàn Luật sư Hà Nội, Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên toà để bảo vệ quyền và lợi ích cho các bị hại, bị cáo liên quan đến vụ án.
Bản cáo trạng số 109/KSĐT-HS do Phó viện trưởng VKSND tỉnh Quảng Ninh ký ngày 24/6/2013 đã truy tố 17 bị cáo với tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”: từ tháng 4/2010 đến tháng 9/2011, thị Hằng đã lợi dụng danh nghĩa đại lý Công ty Prudential giả mạo là giám đốc văn phòng phát triển kinh doanh của Prudential khu vực Quảng Ninh lôi kéo chồng là Nguyễn Văn Hùng và các đồng phạm và một số đối tượng khác ngoài xã hội được Hằng tuyển dụng làm nhân viên tham gia vào việc lừa bán các loại bảo hiểm nhân thọ, giả mạo danh nghĩa của Công ty Prudential (gọi tắt là Bảo hiểm Vip).
Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc - Ảnh 4
Đại diện Công ty Prudential cũng có mặt tham dự phiên xét xử
Xét xử vụ lừa đảo khách hàng bảo hiểm lớn nhất miền Bắc - Ảnh 5
Bị cáo Hằng ( Áo trắng, cổ đen bìa phải) - kẻ cầm đầu vụ lừa đảo chiếm đoạt hơn 232 tỷ đồng của 59 bị hại.
Cụ thể, loại bảo hiểm ngắn ngày có lãi suất cao đến hạn được thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 50 đến 53% và bảo hiểm hưu trí đóng một lần hưởng lương hàng tháng từ 4 đến 5,5 triệu đồng, thời hạn 20 năm được trả lại toàn bộ số tiền đã nộp.
Quá trình bán các loại bảo hiểm giả mạo trên, Hằng và các nhân viên đã sử dụng phiếu thu giả mang lô-gô, biểu tượng đặc trưng của Prudential và các bộ hồ sơ có biểu tượng hình dấu và chữ ký do Hằng thuê Phạm Đăng Duy in cùng một loạt các thủ đoạn gian dối khác nhằm lấy lòng tin, mục đích đánh vào lòng tham các khách hàng tham gia mua bảo hiểm.
Với mánh khoé và thủ đoạn trên, Hằng và các đồng phạm đã chiếm đoạt của 59 bị hại với tổng số tiền trên 232 tỷ đồng. Sau khi sự việc bị vỡ lở, từ sự tố cáo của người bị hại, biết không thể thoát khỏi lưới pháp luật, thị Hằng đã cùng chồng ôm tiền của bỏ trốn khỏi Quảng Ninh nhưng đã bị lực lượng Công an điều tra bắt giữ tại Khách sạn Monaco, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Mở rộng điều tra chuyên án tội phạm kinh tế này, Công an tỉnh Quảng Ninh đã làm rõ và khởi tố thị Hằng cùng 16 đối tượng liên quan với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, hoàn tất hồ sơ gửi cơ quan tố tụng tiến hành đưa các bị cáo ra xét xử công khai trước pháp luật.
Toà án tỉnh Quảng Ninh cho biết, vụ án lừa đảo kinh tế nghiêm trọng này dự kiến sẽ được kéo dài khoảng 10 ngày từ 7-17/10.
Theo Quốc Đô/Dantri

4 thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng


Theo ông Nguyễn Tiến Lực, Phó cục trưởng Cục cảnh sát kinh tế Bộ Công an, một số doanh nghiệp khi làm ăn thua lỗ đã quay sang làm giấy tờ giả để vay vốn ngân hàng, hay lập công ty "ma", khai khống tài sản thế chấp... Hầu hết các phi vụ lừa đảo đều có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng.
Có 4 dạng lừa đảo ngân hàng phổ biến hiện nay. Thứ nhất, là những người kinh doanh không gặp may, thua lỗ dẫn đến mất vốn nên tìm cách giả mạo giấy tờ lừa đảo. Ngân hàng VP Bank từng là nạn nhân của các vụ lừa đảo kiểu này. Nhiều thương nhân người Việt ở Nga về nước thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng để làm ăn buôn bán. Khi thất bát, họ tạo ra các loại giấy tờ giả khác vay VP Bank tới hàng trăm tỷ đồng, nay không có khả năng thanh toán.

Tiếp đó là những kẻ chủ tâm lừa đảo ngân hàng ngay từ khi tính toán vay vốn. Họ có quá trình chuẩn bị, tẩy xóa tài liệu... Điển hình là Nguyễn Trọng Quý (Đoàn luật sư Bắc Ninh) nhờ người đứng tên thành lập 6 công ty ở TP HCM. Quý móc nối với một số cán bộ Ngân hàng Công thương để chiếm đoạt khoản vay hơn 35 tỷ đồng, rồi bỏ trốn.
Thứ ba, là những người thành lập nhiều công ty giả: không có địa chỉ, con dấu... Họ lập các hợp đồng mua bán hàng hóa giả, sau đó thông đồng cùng cán bộ ngân hàng vay vốn, chiếm đoạt tiền.
Cuối cùng là việc một số đối tác nước ngoài lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi thực hiện hợp đồng mua bán. Do vậy, doanh nghiệp bị mất vốn, không có khả năng thanh toán khoản nợ trước đây với ngân hàng.
Các nhóm lừa đảo thường sử dụng thủ đoạn gây thanh thế thân quen với người có chức quyền; hay chơi sang, xài đồ xịn để cán bộ ngân hàng nể, tưởng doanh nghiệp đang "phất" nên cho vay nhiều vốn. Lúc đầu, họ vay ít, trả đúng hạn. Sau đó, dùng một tài sản để thế chấp vay nhiều ngân hàng, hoặc lập luận chứng kinh tế giả, hồ sơ giả khai khống tài sản...
Nhiều kẻ lừa đảo còn sửa chữa giấy tờ ấn chỉ có giá trị như sổ tiết kiệm, séc rút tiền... để chiếm đoạt tiền của ngân hàng. Điển hình là Trần Thị Hoa Anh (Hải Dương) dùng sổ tiết kiệm có trị giá 0,5-5 triệu đồng sửa thành 500-980 triệu đồng thế chấp vay ngân hàng hơn 4 tỷ đồng.

Các hành vi trên được thực hiện trót lọt, có sự "giúp sức" đáng kể của một số cán bộ ngân hàng. Khi thẩm định các tài sản cho vay, bảo lãnh, thế chấp... họ chỉ làm đại khái, bỏ qua nhiều thủ tục quy định.
(Theo Lao Động)

Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao

- chuyên mục
 
 
  »
 

Thanh toán không dùng tiền mặt được xem là phương thức thanh toán hiệu quả nhất, tiết kiệm và an toàn nhất. Thế nhưng hãy cẩn thận vì có những người lợi dụng chuyện này để lừa đảo.

Lừa đảo thanh toán qua ngân hàng: Cháo múc, tiền không trao
Ủy nhiệm chi là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt giữa bên mua hàng hóa hoặc dịch vụ và bên bán. Bên mua ủy nhiệm cho ngân hàng nơi mở tài khoản tiền gửi trích tài khoản của mình để chuyển trả vào tài khoản cho bên bán ở cùng ngân hàng hoặc ở ngân hàng khác.
Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều kiểu lừa đảo bằng việc bên mua xuất trình cho bên bán hàng hóa dịch vụ giấy ủy nhiệm chi liên 2 có chữ ký và con dấu của ngân hàng để nhận hàng rồi biến mất mà tiền không chuyển như đã ghi trong ủy nhiệm chi, dẫn đến cháo múc nhưng tiền không trao.
Ủy nhiệm chi thật, chuyển tiền “ảo”
Xin kể một trường hợp lừa đảo đã từng xảy ra. Công ty TNHH LHL do ông N.T.D. làm giám đốc mua hàng của ông B., hai bên cùng nhau vào ngân hàng X nơi Công ty LHL mở tài khoản tiền gửi. Trước sự chứng kiến của ông B., ông D. viết giấy nộp 250 triệu đồng tiền mặt vào tài khoản công ty mình và đưa kèm một ủy nhiệm chi chuyển trả cho ông B. số tiền 250 triệu đồng, giao dịch viên nhận đủ tiền và ký trả liên 2 giấy nộp tiền và ủy nhiệm chi cho ông D.. Ông D. đưa lại chứng từ đó cho ông B. và sau đó được ông B. giao số hàng hóa trị giá 250 triệu đồng.
Sau khi giải quyết hết lượng khách đang chờ trước quầy của mình, giao dịch viên của ngân hàng X mới bắt đầu làm các chứng từ chuyển tiền và phát hiện số dư trên tài khoản không đủ 250 triệu đồng nếu tính cả phí chuyển tiền. Khi giao dịch viên gọi, ông D. bảo sẽ đem thêm tiền đến nộp vào cho đủ để chuyển đi. Do quá nhiều việc nên giao dịch viên cũng quên món tiền này. Ngay sau đó ông D. đến quầy giao dịch khác của ngân hàng rút hết 250 triệu đồng.
Để tránh rủi ro
Để thủ tục chặt chẽ hơn, ngân hàng có thể sử dụng con dấu “đã nhận chứng từ” để đóng vào liên 2 ủy nhiệm chi, đó là đối với những khách hàng là doanh nghiệp quen biết, mỗi lần đến ngân hàng mang mấy chục bộ ủy nhiệm chi cùng một lúc. Còn với khách hàng mới chưa đủ độ tin cậy, ít quan hệ hoặc các khách hàng cá nhân thì giao dịch viên phải kiểm tra và hoàn tất việc ghi nợ tài khoản xong mới giao trả liên 2 ủy nhiệm chi. Về phía bên bán, khi nhận liên 2 ủy nhiệm chi, thấy con dấu “đã nhận chứng từ” cần gọi lại cho ngân hàng để xin xác nhận về việc số tiền trên đã được chuyển về tài khoản mình chưa, chưa thì đừng giao hàng.
Nhiều ngày sau, ông B. vẫn không thấy tiền về trên tài khoản của mình nên cầm liên 2 đến ngân hàng X khiếu nại vụ việc mới vỡ lở. Liên lạc tìm ông D. thì được biết ông D. đã sang Campuchia đánh bạc và nghe nói bị cầm giữ bên đó vì nợ nần. E ngại rắc rối, ảnh hưởng không tốt mà chưa chắc thu hồi được tiền từ ông D., ngân hàng xử lý bằng cách bắt giao dịch viên nhận nợ vay 250 triệu đồng trả cho ông B.. Đến nay ông D. vẫn chưa hoàn trả món tiền trên cho ngân hàng X.
Một trường hợp khác dù giao dịch viên đã cẩn thận nhưng vẫn bị “dính”: khách hàng mang ra cùng lúc hơn 20 ủy nhiệm chi, giao dịch viên đã cộng tổng số tiền trên các ủy nhiệm chi này để đảm bảo tài khoản đủ số dư trước khi ký đóng dấu giao liên 2 cho khách hàng. Nhưng do công nghệ ngân hàng ngày nay khá hiện đại, có thể giao dịch online nên khách hàng đó đã rút hết tiền trước khi các ủy nhiệm chi được thực hiện.
Lợi dụng sơ hở
Sở dĩ có thể xảy ra chuyện “lừa đảo” này là do tâm lý muốn lấy lòng khách hàng và bán được hàng nên nhiều người bán không đợi tiền về trên tài khoản mà nhanh chóng xuất hàng ngay khi bên mua xuất trình, thậm chí fax liên 2 ủy nhiệm chi trả tiền cho bên bán có chữ ký và con dấu của ngân hàng mà bên mua mở tài khoản. Không bàn đến những trường hợp rất hiếm là chữ ký và con dấu ngân hàng bị làm giả, còn lại hầu hết đều là chữ ký và con dấu thật của ngân hàng.
Điều này được lý giải như sau: do giao dịch viên - nhất là ở các ngân hàng lớn - luôn bị quá tải trước lượng khách hàng cũng như hàng núi công việc, hàng loạt thao tác phải thực hiện trên máy, vừa phải trả lời điện thoại hay hướng dẫn cho khách hàng. Thời buổi khách hàng là thượng đế, chỉ cần có lời phàn nàn đến tai sếp - không cần biết đúng sai thuộc về ai - là lập tức giao dịch viên bị kiểm điểm, nhắc nhở. Cho nên nhiều giao dịch viên ưu tiên thực hiện ngay với những giao dịch bằng tiền mặt để tránh cho khách hàng phải chờ đợi, còn các giao dịch không dùng tiền mặt sẽ thực hiện sau.
Thông thường theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận giao dịch của ngân hàng sẽ ký tên và đóng dấu vào liên 2 để trả cho khách. Sau đó có thời gian, giao dịch viên mới bắt đầu kiểm tra chứng từ, số dư, hạch toán trích tài khoản bên mua để trả tiền cho bên bán. Lúc này, nếu thấy tài khoản bên bán không đủ tiền, giao dịch viên mới liên lạc yêu cầu bên bán nộp hoặc chuyển tiền về đủ để thanh toán cho bên mua. Lợi dụng điều này, nhiều người đã sử dụng chứng minh nhân dân giả để mở tài khoản rồi dùng những liên 2 ủy nhiệm chi này để lừa đảo với số tiền lớn rồi biến mất.
Lâu nay, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm với chính khách hàng của mình - chủ tài khoản - nếu tài khoản đủ tiền, đủ các điều kiện mà ngân hàng lại chậm trễ trong việc thực hiện yêu cầu của chủ tài khoản. Vì vậy trước mắt, bên bán hàng cần nên đánh giá được mức độ tín nhiệm của bên mua để quyết định giao hàng trước hay sau khi nhận được tiền. Nếu thấy uy tín bên mua chưa đủ đảm bảo thì nên đợi đến khi tiền đã vào tài khoản của mình rồi hãy giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, “tiền trao rồi cháo hãy múc”. Đừng vì ham món lợi nhỏ mà mất cả chì lẫn chài.
Nguồn : Tuổi trẻ

Pocket Drone – máy bay nhỏ gọn tích hợp camera hành trình

(GenK.vn) - Mức giá đã được nhà sản xuất giảm còn dưới 500 USD nhưng lại nâng cấp khá nhiều về phần cứng.

Mẫu máy bay (quadcopter) Pocket Drone được phát triển từ mẫu DJI Phantom. Mức giá đã được nhà sản xuất giảm còn dưới 500 USD nhưng lại nâng cấp khá nhiều về phần cứng.
Pocket Drone – máy bay nhỏ gọn tích hợp camera hành trình
Quadcopter vẫn là thú chơi khó mang theo trong những hành trình du lịch, đó chính là lý do Pocket Drone được ra đời. Thiết bị được thiết kế với khả năng gập lại, nhỏ gọn hơn nhưng thời lượng pin tăng gấp đôi so với phiên bản Phantom. Với giá thành dưới 500 USD, Pocket Drone là một trong ít mẫu quadcopter có khả năng mang theo camera hành trình như GoPro camera.
Khung đỡ trên Pocket Drone có thể gập lại thâm chí cả cánh quạt cũng được gấp gọn. Thiết kế mới giúp máy bay khi gặp vật cản có thể tránh được những va chạm. Kích thước nhỏ nhất khi thu lại đặt vừa trong chiếc hộp dày 7 cm và diện tích mặt tương đương chiếc máy tính bảng 7 inch.
Pocket Drone – máy bay nhỏ gọn tích hợp camera hành trình
Pocket Drone – máy bay nhỏ gọn tích hợp camera hành trình
Nâng cấp đáng kể trên Pocket Drone phải kể đến thời gian bay. Bằng việc sử dụng pin lithium-polymer, một lần sạc thiết bị cho phép bay trong 20 phút (có mang theo camera GoPro). Thực chất Pocket Drone là tricopter do đó khối lượng máy bay nhẹ hơn đáng kể. Ngoài ra động cơ mới trên thiết bị cũng giúp cải thiện vòng quay và tiếng ồn.
Pocket Drone – máy bay nhỏ gọn tích hợp camera hành trình
Pocket Drone cho phép điều khiển theo thời gian thực. Người dùng có thể theo dõi hành trình bay thông qua bộ điều khiển từ xa hoặc smartphone với ứng dụng đi kèm. Đặc biệt, tích hợp hệ thống định vị GPS, Drone cho phép bay tự động theo hành trình lập sẵn. Với những người yêu thích sự sáng tạo, máy bay sử dụng mã nguồn mở cho phép lập trình, lên các ý tưởng và thoải mái thể hiện những gì mong muốn.

Pocket Drone được nhóm AirDroids gây quỹ tại KickStarter. Với số tiền 495 USD hỗ trợ dự án, người dùng có thể sở hữu mẫu quadcopter và dự kiến giao hàng vào tháng tới.
Tham khảo: Gizmag

Từ tháng 4/2014, TV bán tại Việt Nam phải chuyển đổi công nghệ

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là các doanh nghiệp sản xuất và phân phối TV trên thị trường Việt Nam phải ngừng bán TV trên 32 inch chưa được tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 theo quy định của Bộ TT&TT.

Từ 1/4/2014 tất cả các TV dưới 32 inch phải tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4. Ảnh minh họa: Internet
Từ 1/4/2015 tất cả các TV dưới 32 inch phải tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4. Ảnh minh họa: Internet
Bộ TT&TT cũng quy định, từ 1/4/2015 tất cả các TV dưới 32 inch phải tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2, mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG4.
Theo ông Đoàn Quang Hoan - Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đã ban hành đầy đủ quy chuẩn kỹ thuật đối với các thiết bị thu tín hiệu truyền hình số mặt đất (gồm TV và đầu thu STB) và quy định thời hạn tích hợp tính năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Dự kiến, Bộ TT&TT sẽ ban hành quy chuẩn kỹ thuật đối với thiết bị thu tín hiệu truyền hình số vệ tinh DVB-S2 trong quý I/2014.
Theo báo cáo của Tiểu ban giúp việc Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình, hiện nay các doanh nghiệp điện tử đã có kế hoạch sản xuất máy thu hình tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất DVB-T2/MPEG4 để cung cấp cho thị trường Việt Nam. Tính đến tháng 12/2013, 3 hãng điện tử của Nhật Bản là: Sharp, Sony, Panasonic đã sản xuất một số model TV tích hợp chức năng thu truyền hình số theo đúng chuẩn quy định. Dự kiến đến tháng 4/2014, các hãng khác như Samsung, LG, Sharp, TCL sẽ tung ra thị trường Việt Nam nhiều model TV trên 32 inch tích hợp tính năng thu truyền hình số.
Các doanh nghiệp sản xuất TV kiến nghị Bộ TT&TT sớm quy định về việc buộc dán tem hoặc in thông tin tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 lên các sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp điện tử cũng băn khoăn về việc các TV truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T còn tồn kho có được phép bán ra thị trường sau ngày 1/4/2014 hay không? Và các máy thu hình số chuẩn DVB-T cần làm thủ tục gì để tiếp tục được bán ra thị trường sau thời điểm này.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng, qua khảo sát sơ bộ tại một siêu thị điện máy ở Hà Nội chỉ có các sản phẩm TV của Panasonic là dán nhãn tivi theo chuẩn DVB-T2, còn sản phẩm của các hãng khác chưa có. Thậm chí, ngay cả nhân viên bán hàng tại nhiều siêu thị điện máy lớn cũng không biết TV chuẩn DVB-T2 là gì, chưa nói đến chuyện tư vấn cho khách hàng mua TV đúng chuẩn kỹ thuật.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng Bộ TT&TT cho rằng, việc dán nhãn quản lý thiết bị thu truyền hình số mặt đất trên thị trường là rất quan trọng. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố logo số hóa truyền hình và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất và phân phối TV, đầu thu kỹ thuật số phải dán nhãn logo này trên tất cả sản phẩm để người dân nhận biết, tránh mua nhầm TV và đầu thu không đúng chuẩn. Yêu cầu dán nhãn được áp dụng từ 1/4/2014.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son, sắp tới Bộ TT&TT sẽ có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không kinh doanh sản phẩm đầu thu DVB-T trên thị trường. Đồng thời, tuyên truyền cho người dân và các doanh nghiệp, tư thương không nhập khẩu sản phẩm đầu thu số chuẩn DVB-T trên thị trường bởi chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các sản phẩm TV và đầu thu DVB-T không còn dùng được ở Việt Nam.
Ngày 18/3/2013, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã ký ban hành Thông tư 07/2013/TT-BTTTT quy định thời điểm cụ thể tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình (TV) được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam. Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/4/2013.
Theo đó, các chủng loại TV sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo, có kích thước màn hình trên 32 inch, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam bắt buộc phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2012/BTTTT từ 1/4/2014.
Còn đối với những TV sử dụng công nghệ màn hình LCD, PDP, LED, OLED và các công nghệ màn hình tiếp theo, có kích thước màn hình từ 32 inch trở xuống, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam, thời điểm bắt buộc phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất tiêu chuẩn DVB-T2, tiêu chuẩn mã hóa tín hiệu hình ảnh và âm thanh MPEG-4 là từ ngày 1/4/2015.
Thông tư cũng nêu rõ, không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với TV sử dụng công nghệ màn hình CRT, được sản xuất và nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam.
Theo Ictnews.vn