Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Nga 'đánh chìm tàu chiến ngoại giao’ Mỹ năm 1971 như thế nào?

theo Báo tin tức | 30/12/2013 12:20

Ít người biết rằng Nga đã ngăn chặn một cuộc tấn công của liên quân Mỹ-Anh nhằm vào Ấn Độ.

Cách đây hơn 40 năm, Ấn Độ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến với Pakistan nhờ một phần có sự hỗ trợ ngoại giao mạnh mẽ từ Nga. Nhưng rất ít người biết rằng Nga đã ngăn chặn một cuộc tấn công của liên quân Mỹ-Anh nhằm vào Ấn Độ.
Nga 'đánh chìm tàu chiến ngoại giao’ Mỹ năm 1971 như thế nào?
Một binh sĩ Ấn Độ đấu súng với phía Pakistan ở một ngôi làng cách Dongarpara 1,5 km về phía đông biên giới Pakistan ngày 7/12/1971.
Cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan năm 1971
Sau khi tách khỏi Ấn Độ thành quốc gia độc lập tháng 8/1947 theo kế hoạch Maobetton của Anh, Pakistan tìm cách thôn tính tiểu vương quốc Jammu và Kashmir (nơi có 70% dân số theo đạo Hồi), phế truất Maharaja của Jammu và Kashmir Hari Singh (người theo Ấn Độ giáo). Sau khi tiến hành các hoạt động xâm nhập, lợi dụng tôn giáo để xúi giục những người theo đạo Hồi nổi dậy chống chính quyền, ngày 20/10/1947, Pakistan đưa quân đánh chiếm Jammu và Kashmir. Maharaja của Jammu và Kashmir Hari Singh chạy sang Delhi (Ấn Độ) yêu cầu giúp đỡ và ký hiệp ước sáp nhập Kashmir vào Ấn Độ (20/10/1947). Trên cơ sở đó, Ấn Độ cho quân nhảy dù xuống Kashmir, nhanh chóng giành quyền kiểm soát, đẩy lùi quân Pakistan.
Tháng 12/1947, quân đội Pakistan cùng với lực lượng nổi dậy Hồi giáo tiếp tục tấn công vào khu vực tây nam Kashmir; tới tháng 5/1948 mở rộng chiến sự lên phía bắc và tây bắc Kashmir. Nhờ vai trò chung gian hòa giải của Liên Hợp Quốc, ngày 31/12/1948, hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Tuy nhiên, vấn đề Jammu và Kashmir vẫn là nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa hai nước vào những năm 1965 và năm 1971.
Cuộc chiến xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan vào tháng 12/1971, bắt nguồn từ cuộc bầu cử Quốc hội Pakistan vào năm 1970 sau khi đảng Awami do giáo chủ Mujibur Rahman, đại diện cho cộng đồng người Hồi giáo tại vùng lãnh thổ đông Pakistan (quốc gia Bangladesh hiện nay) giành thắng lợi. Thế nhưng, Thủ tướng Pakistan khi đó, Zulfikar Ali Bhutto từ chối trao chiếc ghế thủ tướng lại cho Giáo chủ Rahman, đồng thời ra lệnh cho quân đội thẳng tay đàn áp những người Hồi giáo có thiện cảm với đảng Awami.
Ngày 25/3/1971, quân đội Pakistan chiếm giữ thành phố Dhaka (thủ đô Bangladesh hiện nay) ở vùng lãnh thổ đông Pakistan, bắt giữ Giáo chủ Rahman và ra lệnh giải tán đảng Awami. Thế nhưng hành động này của chính quyền Pakistan đã gây bất bình trong nội bộ quân đội để đến ngày 27/3/1971, Đại tá Ziaur Rahman quyết định ly khai khỏi quân đội Pakistan và tuyên bố sẽ thành lập quốc gia Bangladesh.
Hành động này của Đại tá Rahman không những nhận được sự hậu thuẫn của Ấn Độ mà cả của Liên Xô. Riêng Mỹ lại phản ứng gay gắt về việc thành lập một quốc gia mới ở đông Pakistan chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Liên Xô. Vì vậy, Tổng thống Mỹ Richard Nixon quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan để giải thể chính quyền mới ở vùng lãnh thổ đông Pakistan bằng vũ lực.
Hậu quả là bạo lực tăng cao ở đông Pakistan, hàng triệu người đông Pakistan phải chạy tị nạn vào lãnh thổ Ấn Độ ở các bang tây Bengal, Bihar, Assam, Meghalaya và Tipura nhằm tránh các vụ thảm sát gây ra bởi quân đội Pakistan. Ở phía tây Pakistan, chính quyền của Thủ tướng Bhutto, được sự hậu thuẫn cả về mặt ngoại giao và quân sự của Mỹ, lăm le tấn công Ấn Độ.
Trước tình hình căng thẳng của một cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan không thể nào tránh khỏi, Thủ tướng Ấn Độ, bà Indira Gandhi, có chuyến công du đến Moskva ngày 9/8/1971 để ký kết hơn 20 hiệp định hợp tác cả về kinh tế và quân sự với Liên Xô. Hành động này của Thủ tướng Gandhi khiến Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng Liên Xô muốn thông qua Ấn Độ để bành trướng thế lực ở Nam Á. Vì thế, Mỹ quyết định “bật đèn xanh” để Pakistan tấn công Ấn Độ.
Từ tháng 10/1971, Mỹ tăng cường các chuyến bay vận chuyển khí tài quân sự cho Pakistan. Từ các căn cứ quân sự ở Nhật và Philippines, các máy bay vận tải quân sự C-130 và C-141 của Không quân Mỹ đêm ngày đáp xuống các sân bay Islamabad và Karachi của Pakistan, mang theo nhiều vũ khí. Hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ cũng được đưa đến Pakistan dưới nhiều vỏ bọc khác nhau.
Khi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, ngày 3/12/1971, Pakistan tiến hành tấn công Ấn Độ, bắt đầu bằng các cuộc ném bom ồ ạt các căn cứ quân sự Ấn Độ dọc theo biên giới phía tây bắc. Ở phía đông, quân đội Pakistan cũng đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ đánh trả một cách quyết liệt cả trên bộ, trên không và trên biển. Trên bộ, quân đội Ấn Độ với vũ khí, khí tài hiện đại do Liên Xô trang bị không những chống trả hữu hiệu các cuộc tấn công của Pakistan mà còn thọc sâu vào bên trong lãnh thổ Pakistan ở phía tây và chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng đến 4.000 km2.
Nga 'đánh chìm tàu chiến ngoại giao’ Mỹ năm 1971 như thế nào?
Tàu ngầm INS Vikrant của Ấn Độ.
Trên biển, Hải quân Ấn Độ làm chủ tình thế sau khi liên tiếp mở hai chiến dịch Trident và Pythus vừa tấn công đánh phá các tàu chiến Pakistan đồng thời phong tỏa việc tiếp tế bằng đường biển cho quân đội Pakistan ở vùng lãnh thổ phía đông. Trên không, các chiến đấu cơ MiG-21 (do Liên Xô sản xuất) và Mirage III (do Pháp sản xuất) của Không quân Ấn Độ đã thực hiện trên 4.000 phi vụ săn đuổi máy bay đối phương và yểm trợ các cuộc phản công trên bộ của quân đội Ấn Độ.
Cuộc chiến tranh năm 1971 được coi là chiến thắng “vang dội” nhất trong lịch sử hiện đại của Ấn Độ về mặt quân sự. Với tính chuyên nghiệp, sẵn sàng chiến đấu cao của binh lính dưới sự chỉ huy “sáng suốt” của vị tướng huyền thoại Sam Maneckshaw, cùng với các cuộc vận động hành lang ngoại giao tốt, đã tạo nên một chiến thắng huy hoàng. Sau hai tuần chiến đấu cả trên bộ, trên không và trên biển, gần 100.000 binh sĩ Pakistan đã phải đầu hàng trước sức mạnh vượt trội của phía Ấn Độ. Đây là sự đầu hàng có quân số đông nhất trong chiến tranh kể từ năm 1943 với sự đầu hàng của Thống chế quân đội Đức Quốc xã Paulus tại Stalingrad (Liên Xô). Tuy nhiên, chiến thắng này không chỉ đến nhờ quyền phủ quyết của Moskva tại Liên Hợp Quốc còn có tầm nhìn xa của New Delhi trong việc ký một hiệp ước an ninh với Nga năm 1970.
Trong khi đó, đối thủ của Ấn Độ cũng không phải là yếu. Quân đội Pakistan đã được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu đến từ Jordan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Về mặt tinh thần và trang thiết bị quân sự thì được sự hậu thuẫn của Mỹ, Trung Quốc và Anh. Bên cạnh đó, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất cũng đã điều một phi đội máy bay chiến đấu và Indonesia cũng đã cử ít nhất một tàu chiến để tham chiến cùng hải quân Pakistan. Tuy nhiên, sự can dự của Nga đã bẻ gãy các gọng kìm đang sẵn sàng “bóp nghẹt” Ấn Độ.
Siêu cường đối đầu
Ngày 10/12/1971, tình báo Ấn Độ đã thu thập được thông tin tình báo cho biết, được lệnh của Tổng thống Nixon, Hải quân Mỹ đã điều tàu sân bay USS Enterprise mang theo 70 máy bay chiến đấu và ném bom, tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS King, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Decatur, Parsons và Tartar Sam, tàu tấn công đổ bộ USS Tripoli cỡ lớn và một tàu ngầm hạt nhân cơ động đến Ấn Độ Dương.
Nga 'đánh chìm tàu chiến ngoại giao’ Mỹ năm 1971 như thế nào?
Hạm đội tàu chiến Mỹ USS Enterprise tiến vào vịnh Bengal của Ấn Độ.
Đến ngày 11/12/1971, lực lượng trên của Mỹ đã có mặt ở ngoài khơi vịnh Bengal của Ấn Độ. Các chiến đấu cơ phản lực xuất phát từ tàu sân bay Enterprise thực hiện các phi vụ áp sát lãnh hải và lãnh thổ Ấn Độ để gây áp lực.
Đối chọi với các tàu chiến hiện đại của Mỹ lúc đó, Ấn Độ chỉ có tàu sân bay Vikrant thuộc Hạm đội phía Đông của Hải quân nước này với 20 máy bay chiến đấu hạng nhẹ trên đó. Khi được hỏi liệu Hạm đội phía Đông e ngại đối đầu với Hạm đội 7 của Mỹ không, Phó Đô đốc N. Krishnan của hải quân Ấn Độ đã cảnh báo về bất kỳ một cuộc tấn công có thể của các máy bay chiến đấu từ tàu sân bay Enterprise: “Chỉ cần cho chúng tôi một mệnh lệnh” và nhấn mạnh rằng các máy bay chiến đấu của Ấn Độ sẽ xóa sổ lực lượng không quân của Pakistan trong tuần đầu tiên của cuộc chiến.
Trong khi đó, tình báo Liên Xô cũng cho biết tàu chiến của hải quân Anh do tàu sân bay Eagle đã tiến gần đến vùng lãnh hải của Ấn Độ. Anh và Mỹ đã lên kế hoạch phối hợp tạo thành một gọng kìm để gây sức ép lên Ấn Độ: trong khi các tàu chiến của Anh tiến vào vùng biển Ả Rập và nhắm vào bờ biển phía tây của Ấn Độ, Mỹ đã điều tàu chiến tới vịnh Bengal ở phía đông. Theo lệnh của Tổng thống Mỹ, các tàu chiến của nước này được phép tấn công các cơ sở thông tin liên lạc của Ấn Độ nếu cần thiết.
Để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ, ngày 13/12/1971, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô xuất phát từ căn cứ Vladivostok đã phái một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal dưới sự chỉ huy của Đô đốc Vladimir Kruglyakov, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh mà Xô - Ấn đã ký kết. Phía Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giáng trả đích đáng nếu Mỹ can thiệp bằng quân sự vào cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan.
Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình Nga sau khi nghỉ hưu, Đô đốc Kruglyakov, người chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương từ 1970-1975 cho biết Moskva đã ra lệnh cho tàu chiến nước này ngăn chặn tàu chiến của Mỹ và Anh tiến gần hơn đến "các mục tiêu quân sự của Ấn Độ". Ông Kruglyakov kể lại: “Chỉ huy của chúng tôi đã lệnh cho tàu chiến Liên Xô nổi lên mặt nước, cố tình để tàu chiến Mỹ phát hiện. Điều đó chứng minh rằng tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô đang hiện diện ở Ấn Độ Dương. Sau khi trồi lên mặt nước, tàu chiến của Mỹ đã phát hiện ngay lập tức. Theo cách nghĩ của người Mỹ, nó có nghĩa là tàu chiến của họ đang bị bao vây bởi tên lửa của Liên Xô. Vì vậy, chúng tôi đã ngăn cản Mỹ không tiếp cận gần hơn tới các khu vực Karachi, Chittagong hoặc Dhaka”.
Cũng tại thời điểm này, Nga đã thu chặn được một tin liên lạc từ Tư lệnh hạm đội tàu chiến Anh, Đô đốc Dimon Gordon gửi đến Hạm đội 7 của Mỹ, trong đó có đoạn: "Chúng tôi đã tới trễ. Tàu ngầm nguyên tử và các tàu chiến của Liên Xô đã ở đây". Sau đó, nhằm tránh một cuộc đối đầu gây căng thẳng quá mức giữa Mỹ và Liên Xô như đã từng xảy ra tại Cuba vào đầu thập niên 60, Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Xô bình tĩnh tìm biện pháp giải quyết thích hợp.
Đến ngày 16/12/1971, do không chịu nổi các cuộc tấn công của Ấn Độ nên quân đội Pakistan ở phía đông do tướng Niazi chỉ huy tuyên bố đầu hàng, dẫn đến việc thành lập Nhà nước Bangladesh ở phần lãnh thổ phía đông Pakistan. Đây được xem là cuộc đầu hàng tập thể lớn nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 với 93.000 binh lính Pakistan bị bắt làm tù binh, trong đó có 200 tội phạm chiến tranh bị buộc tội đã gây thảm sát 300.000 dân thường Pakistan ở miền đông.
Ở phía tây, Pakistan cũng đình chỉ các hoạt động quân sự. Và thế là cuộc chiến tranh giữa Pakistan và Ấn Độ kéo dài từ ngày 3/12/1971 đến tháng 1/1972 mới chấm dứt khi Lực lượng Hải quân Mỹ được lệnh rút ra khỏi Ấn Độ Dương. Các tàu chiến của Hải quân Liên Xô cũng được lệnh quay về lại căn cứ Vladivostok vào ngày 7/1/1972. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cũng kết thúc.

Trung Quốc âm mưu bành trướng trên biển bằng tàu không người lái

Bảo An - theo Trí Thức Trẻ | 06/12/2013 14:28

(Soha.vn) - Trung Quốc đang đầu tư phát triển các loại tàu không người lái nhằm tăng cường sức mạnh của mình trên biển và phục vụ cho tham vọng bành trướng của mình.

Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết ngân sách Chính phủ cho nghiên cứu phương tiện tự hành đã tăng đáng kể. Ít nhất 15 nhóm nghiên cứu đã được thành lập tại các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu ở nước này để phát triển những phương tiện không người lái tốc độ cao trong vài năm vừa qua.
Giáo sư Ma Zhongli, chuyên gia về phương tiện tự hành tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, cho biết chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ để phát triển máy bay không người lái (UAV) trong vài thập kỷ qua. Gần đây, các nhà lãnh đạo nước này mới nhận thấy giá trị thực tiễn và tầm quan trọng chiến lược của phương tiện không người lái trên biển.
Bà Ma cho biết quân đội Trung Quốc đặc biệt quan tâm sử dụng tàu không người lái để thu thập thông tin tình báo và đánh lạc hướng hỏa lực của kẻ thù trong các cuộc hải chiến. Chúng cũng có thể được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa và thiết bị khác nhau, từ camera hồng ngoại tới bệ phóng tên lửa.
Một mẫu tàu không người lái do trường đại học khoa học và công nghệ Giang Tô phát triển.
Một mẫu tàu không người lái do trường Đại học khoa học và công nghệ Giang Tô phát triển.
"Quan tâm lớn nhất của chính phủ Trung Quốc là ứng dụng của phương tiện trong quân đội”, bà Ma nói. “Những con tàu này có thể tuần tra liên tục trên biển 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Chúng có thể nhìn thấy những thứ ở khoảng cách mắt thường không thấy được.”
Tàu không người lái có thể triển khai cùng lúc với số lượng lớn để áp đảo kẻ thù. Điều quan trọng nhất là chúng có thể giúp giảm thương vong. Bà Ma cho biết tình hình tại một số vùng biển trở nên quá nhạy cảm hay nguy hiểm đối với con người, tàu không người lái trở nên rất cần thiết. Chúng cũng có thể được sử dụng trong lĩnh vực dân sự như bảo vệ môi trường và quản lý đánh bắt thủy sản.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với nhóm nghiên cứu của bà Ma là phát triển một hệ thống camera có thể ghi lại được hình ảnh hay video sắc nét và ổn định, thậm chí khi được lắp đặt trên tàu tốc độ cao. Camera cần phải xác định được những đối tượng nào sẽ đối đấu với tàu không người lái, bao gồm tàu dân sự hay quân sự.
“Công nghệ này phức tạp hơn nhiều so với công nghệ sử dụng ở phương tiện bay không người lái bình thường. Nếu không giải quyết được những trở ngại về công nghệ, tàu không người lái vẫn chưa thể được sản xuất hàng loạt”, bà Ma thừa nhận.
Bà Ma cho biết các nước khác như Mỹ đã tiến hành những dự án nghiên cứu tương tự sớm hơn Trung Quốc và đã thiết kế được một số mô hình ấn tượng, nhưng phương tiện tàu không người lái có thể sử dụng nhiều hơn tại vùng biển Trung Quốc.
“Trung Quốc có chung đường biên giới biển với nhiều quốc gia. Tại những vùng biển tranh chấp, tàu không người lái có thể hiệu quả, tiện lợi và an toàn hơn so với tàu có người lái trong nhiều tình huống. Chúng cũng có chi phí thấp hơn. Sức mạnh của chúng sẽ tăng gấp đôi nếu được triển khai cùng UAV”, bà Ma nói.

Lộ diện gót chân Achilles của hệ thống Vòm Sắt Israel

Minh Đức - theo Trí Thức Trẻ | 06/11/2013 15:19

(Soha.vn) - Lá chắn tên lửa Iron Dome của Israel không hề hiệu quả như giới quân sự nước này từng ảo tưởng.

Cuối tháng 11/2012, quân đội Israel đã thực hiện chiến dịch quân sự “Pillar of Defence” (trụ cột quốc phòng) nhằm đáp trả lại các hành động phóng rocket vào Israel của nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas.
Trong chiến dịch này, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm Sắt) đã có màn trình diễn cực kỳ ấn tượng. Theo thông tin từ Lực lượng phòng vệ Israel, trong 3 ngày diễn ra chiến dịch quân sự Pillar of Defence, lực lượng Hamas đã bắn 737 tên lửa vào Israel, 492 quả đã rơi xuống, 245 quả đã bị hệ thống đánh chặn Iron Dome bắn hạ.
Như vậy có đến hơn 99% các tên lửa có khả năng đe dọa cho tính mạng người dân đều đã bị đánh chặn. Chỉ với 5 hệ thống được triển khai hoạt động, Iron Dome đã vô hiệu hóa gần hết các mối đe dọa từ tên lửa của lực lượng Hamas đối với tính mạng của người dân Israel.
Iron Dome không hiệu quả như giới quân sự Israel vẫn ảo tưởng.
Iron Dome không hiệu quả như giới quân sự Israel vẫn ảo tưởng.
Tuy nhiên, chuyên gia về phòng thủ tên lửa, tiến sĩ Nathan Faber đến từ Viện nghiên cứu Technion có trụ sở tại Haifa, Israel lại có một cái nhìn hoàn toàn khác về hiệu suất của hệ thống phòng thủtên lửa Iron Dome.
Chuyên gia Faber cho rằng, bất chấp những tiến bộ ấn tượng của Iron Dome trong chiến dịch Pillar of Defence, hệ thống này vẫn không hiệu quả như những gì nhà sản xuất Rafael tuyên bố. Để minh chứng cho lập luận của mình, ông Faber chỉ ra rằng một trong những nhược điểm chính của hệ thống Iron Dome là nó không thể ngăn chặn cuộc tấn công bằng tên lửa trong phạm vi từ 4,5-15km.
Ông Faber cho rằng, lý do chính của vấn đề này là những hạn chế về kỹ thuật của nhà phát triển. Nhận ra điều này, chính phủ Israel đã buộc phải chi tiêu hàng trăm triệu USD để xây dựng các hầm trú ẩn dọc theo biên giới Gaza.
Theo chuyên gia Faber, chìa khóa để hiểu vấn đề này không phải là câu hỏi liên quan tới bán kính tối thiểu, trong đó hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ có hiệu quả, mà vấn đề chính là thời gian. Bất kỳ hệ thống phòng thủ nào cũng cần phải có một thời gian nhất định, từ khi tên lửa được phóng đi, đọc quỹ đạo bay của nó, nơi nó hướng đến và dẫn hướng cho tên lửa đánh chặn.
Điều gì sẽ xảy ra nếu hệ thống không đủ thời gian để thực hiện các bước nhận diện tên lửa, tọa độ mục tiêu và chuẩn bị đánh chặn, nếu không có những bước này, hệ thống sẽ không thể hoạt động. Ông Faber cho rằng, trong quá trình phát triển, các nhà thiết kế Iron Dome chỉ nhằm vào các tên lửa tương đối chậm và nhẹ của đối phương.
Vì thế, trong khoảng thời gian từ lúc phát triển hệ thống Iron Dome, cho tới khi đưa nó vào sử dụng, đối phương đã học được cách sản xuất các tên lửa nhanh hơn. Với khoảng cách quá ngắn, hệ thống Iron Dome không đủ thời gian để bắn hạ nó.
Iron Dome không có khả năng đánh chặn các tên lửa trong phạm vi từ 4-15km do khoảng cách quá gần.
Iron Dome không có khả năng đánh chặn các tên lửa trong phạm vi từ 4-15km do khoảng cách quá gần.
Đó là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với các khu dân cư gần dải Gaza, Iron Dome không có khả năng bảo vệ thành phố Sderot và các khu dân cư xung quanh. Trong trường hợp những kẻ khủng bố sử dụng khái niệm “quỹ đạo ngang” khi đó tốc độ của tên lửa có thể tăng lên đến 4 lần và gần như không thể đánh chặn.
Ông Faber cũng lên tiếng chỉ trích số liệu thống kê của IDF, theo đó Iron Dome đã bắn hạ 85% tên lửa, ông cho rằng khả năng này của hệ thống chỉ khoảng 66%. Tuy nhiên, vấn đề của Iron Dome chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống phòng thủ đa cấp của Israel.
Từ các vấn đề tồn đọng trong hệ thống Iron Dome của Israel đã được nêu trong bài viết này thì có thể thấy rằng hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel đang đứng trước nguy cơ sụp đổ vào những thời điểm quan trọng nhất.

Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran

theo Đất Việt | 27/11/2013 11:11

Tất nhiên đằng sau sự cứng rắn của Tel-Aviv là sự ủng hộ mạnh mẽ của người Mỹ đặc biệt khi sự ủng hộ đó thể hiện bằng sức mạnh vũ khí...

Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Theo đó tờ CNJ của Trung Quốc đã thừa nhận, sẽ đến một ngày không có một quả đạn tên lửa nào có thể chạm được tới lãnh thổ của Israel, lý do được báo chí Trung Quốc đưa ra liên quan tới hệ thống phòng không David’s Sling đã được Israel thử nghiệm thành công.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Theo đó, về lý thuyết hệ thống phòng không này có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn, như vậy bất kỳ mối nguy nào xuất phát từ Iran cũng sẽ bị Israel vô hiệu hóa.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Đây chính là lý do tại sao Tel-Aviv vẫn tỏ ra cứng rắn với những lời đe dọa từ Teheran, “rõ ràng Israel có cơ sở trong cuộc đối đầu này“, tờ CNJ nhận định.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Tờ chinamil cho biết thêm, hệ thống phòng không Davids Sling được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo, hành trình ở khoảng cách từ 100 đến 200km do Tập đoàn quốc phòng Rafael của Israel phối hợp với Tập đoàn Raytheon của Mỹ phát triển.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Và đã có nhiều thông tin cho rằng sau những lần thử nghiệm thành công hệ thống này sẽ chính thức đi vào sản xuất hàng loạt trong năm sau và được trang bị cho quân đội Israel ngay lập tức.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Điểm mạnh được báo chí Trung Quốc lưu ý hơn cả đối với hệ thống này chính là việc khi chúng được kết hợp với hệ thống phòng thủ “Vòm sắt“ sẽ khiến cho không một loại tên lửa nào của đối phương có thể chạm được tới lãnh thổ của Israel.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Tờ chinamil cho rằng, Davids Sling sẽ bổ sung cho khoảng trống được tạo ra bởi hệ thống tên lửa đánh chặn tầm ngắn Iron Dome và hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo Arrow, đều đã được biên chế hoạt động.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Như vậy với hệ thống phòng không đa lớp của mình, Tel Aviv có thể yên tâm với những lời thách thức đến từ Iran.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Rõ ràng với sự giúp đỡ tích cực từ phía Mỹ, Israel đang ngày càng khẳng định sức mạnh quân sự vượt trội của mình trong khu vực và có thể yên tâm đối phó với mọi bất ổn có thể xảy ra.
Trung Quốc lý giải vì sao Israel không ngại Iran
Mặc dù đánh giá cao hệ thống phòng không mới của Israel, nhưng báo chí Trung Quốc cũng cho rằng, dù bất kỳ một hệ thống vũ khí dù hiện đại đến đâu cũng có những yếu điểm của nó và đó là điều mà các chuyên gia vũ khí không thể bỏ qua để tạo ra khắc tinh của chúng.

Báo Nga: Việt Nam có thể tự đóng thêm vài chiến hạm Gepard

Tờ Business Online (Nga) trích nguồn tin từ nhà máy đóng tàu A. M Gorky cho biết, Hải quân Việt Nam có thể sẽ tự đóng theo giấy phép một vài chiến hạm Gepard 3.9 trong tương lai.

  Tàu hộ tống tàng hình Gepard 3.9
Tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9
Trong lễ khởi đóng tiếp 2 tàu hộ tống chống ngầm Gepard 3.9 hôm 24/9 vừa qua tại nhà máy đóng tàu A. M Gorky, giới truyền thông Nga đã đưa ra lý giải rằng, lý do chính làm Việt Nam thực sự quan tâm và muốn đóng thêm các tàu chiến Gepard là do các đặc điểm hiệu suất hoạt động tuyệt vời của 2 con tàu đầu tiên HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ. Ngoài ra, việc đóng và bảo hành chuyên nghiệp của nhà máy A. M Gorky cho 2 tàu Gepard đầu tiên đã thực sự "bật đèn xanh" cho các dự án hợp tác mới.
BÀI LIÊN QUAN
Business Online nhấn mạnh rằng, về lâu dài, Việt Nam đang mong muốn sẽ độc lập xây dựng những chiến hạm hộ tống Gepard 3.9 ở trong nước, mà theo dự đoán nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP.HCM sẽ đảm nhận trọng trách này.
Trong lễ khởi đóng cặp tàu hộ tống Gepard 3.9 tiếp theo vào hôm 24/9 vừa qua, Phó Giám đốc Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk Sergei Rudenko chỉ ra rằng, Việt Nam là một đối tác đầy hứa hẹn: "Cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cho phép họ (Việt Nam) có thể đóng ít nhất là vài cặp tàu khác (ngoài cặp Gepard chống ngầm vừa khởi đóng). Tất cả cơ sở đều đã được họ chuẩn bị sẵn", ông Rudenko nói.
Trả lời Business Online, Giám đốc điều hành Zelenodolsk, ông Vitaly Volkov nói rằng: "Chúng tôi có tầm nhìn tốt, có khả năng cung cấp nhiều, và những đề xuất này đáp ứng mong muốn của Bộ Quốc phòng Việt Nam". Tuy nhiên ông không đi vào chi tiết.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc nhà máy Zelenodolsk, ông Renat Mistahov thì nói với vẻ đầy lạc quan rằng, hai bên đã thảo luận làm sao để có thể tiếp tục đáp ứng mong muốn có thêm các tàu khác từ phía Việt Nam.
Như vậy, những nguồn tin cấp cao từ nhà máy đóng tàu Zelenodolsk đều cho thấy, có khả năng lớn Việt Nam sẽ tự đóng thêm một vài chiếc Gepard 3.9 khác ở trong nước theo giấy phép và dây chuyền công nghệ được Nga chuyển giao, một điều lệ tương tự như thương vụ mua 2 tàu tên lửa cao tốc Project 1241.8 Molniya và tự đóng theo giấy phép 6 chiếc khác ở nhà máy đóng tàu Ba Son.
Theo các thông tin ban đầu, hai tàu hộ tống Gepard 3.9 mới của Hải quân Việt Nam sẽ có các đặc điểm như sau: Lượng choán nước đầy tải 2.200 tấn, chiều dài tổng thể 102,4 m; chiều rộng 14,4 m; chiều cao 7,25 m; mớn nước khoảng 5,6 m; tốc độ di chuyển tối đa khoảng 29 hải lý/giờ; tầm hoạt động 4.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ; khả năng hoạt động độc lập liên tục 20 ngày trên biển và được vận hành bởi kíp thủy thủ 84 người. Tàu được trang bị pháo hạm hiện đại, tên lửa phòng không, vũ khí chống tàu ngầm, các thiết bị điện tử hiện đại, cũng như mìn và vũ khí phòng thủ. Ngoài ra, tàu còn được tích hợp các hệ thống truyền thông bên ngoài và bên trong khoang tàu, cũng như hệ thống phát thanh truyền hình và hệ thống quan sát.

Việt Nam nâng cấp xe tăng T-55, Trung Quốc "lạnh gáy"

(Soha.vn) - Mạng Trung Quốc cho rằng việc Việt Nam hợp tác cùng với Israel nâng cấp thành công xe tăng T-55M3 là một tin buồn đối với họ.

Dân mạng Trung Quốc tỏ ra hết sức quan tâm đến quá trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam, thời gian gần đây, dân mạng Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến thông tin Việt Nam hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp của mình bằng việc nâng cấp xe tăng T-55 lên tiêu chuẩn T-55M3.
Trong một bài viết được đăng tải trên trang Cjdby, bài viết cho rằng Việt Nam nâng cấp xe tăng T-55 lên tiêu chuẩn T-55M3 với sự trợ giúp kỹ thuật của Israel là một tin buồn đối với họ. Dưới đây là nội dung bài viết.
Xe tăng M-55S1 nguyên mẫu của xe tăng chiến đấu chủ lực nâng cấp T-55M3 của Việt Nam.
Xe tăng M-55S1, nguyên mẫu của xe tăng chiến đấu chủ lực nâng cấp T-55M3 của Việt Nam.
Vào những năm 1980, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, lực lượng xe tăng khoảng hơn 2.000 chiếc chủ yếu là T-54/55, T-62 đã trở nên lạc hậu rất nhiều so với xe tăng hiện đại của thế giới lúc đó.
Đặc biệt vấn đề đối với lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam càng trở nên nghiêm trọng hơn trong giai đoạn cuối những năm 90, đầu những năm 2000. Giai đoạn này, Việt Nam tập trung hiện đại hóa không quân và hải quân nên gần như lực lượng tăng thiết giáp bị bỏ rơi.
Tin buồn đối với Trung Quốc
Tuy nhiên, tình hình “bi đát” đối với lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã hoàn toàn thay đổi với sự xuất hiện của chương trình nâng cấp xe tăng T-55 lên tiêu chuẩn hiện đại hơn. Do ngân sách quốc phòng còn hạn chế nên Việt Nam đã lựa chọn việc nâng cấp lực lượng xe tăng hiện có nhằm tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo duy trì được khả năng chiến đấu.
Với sự giúp đỡ của Israel và Slovenia, Việt Nam đang hợp tác với 2 đối tác này để nâng cấp xe tăng T-55 dựa theo mẫu xe tăng T-55 đã được Slovenia nâng cấp thành công trước đó với sự trợ giúp của Israel là T-55S hay còn gọi M-55S1.
Mạng Trung Quốc cho rằng sự thành công của xe tăng T-55M3 là một tin buồn đối với họ.
Mạng Trung Quốc cho rằng sự thành công của xe tăng T-55M3 là một tin buồn đối với họ.
Mẫu T-55 nâng cấp tại Việt Nam dựa trên mẫu xe tăng M-55S1 được chỉ định là T-55M3. Đây là một gói nâng cấp “cải lão hoàn đồng” cho T-55 vốn đã già cỗi và lạc hậu. Gói nâng cấp này đã đưa một chiếc xe tăng lạc hậu đạt đến tiêu chuẩn của một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại.
T-55M3 được trang bị một loạt các cảm biến hiện đại, máy tính đường đạn kỹ thuật số, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu laser, thiết bị quan sát trong điều kiện đêm tối. T-55M3 được trang bị máy tính đường đạn kỹ thuật số Fontana SGS-55 ổn định 2 trục, có khả năng bắn trong khi xe đang di chuyển.
Máy tính đường đạn được hỗ trợ bởi cảm biến khí tượng MAWS6056B cho phép tính toán tác động của tốc độ gió đến đường đạn, qua đó hiệu chỉnh đường ngắm cho phép tấn công mục tiêu chính xác hơn. Chỉ huy xe tăng được trang bị hệ thống chỉ huy COMTOS-55 cho phép chỉ huy can thiệp vào quá trình lựa chọn mục tiêu của xạ thủ.
Pháo thủ vẫn giữ lại hệ thống quan sát TPN-10, lái xe được trang bị hệ thống quan sát tích hợp ngày/đêm Fontana CODRIS với góc quan sát 80 độ vào ban ngày và 78 độ vào ban đêm, ngoài ra còn tích hợp thêm hệ thống nhìn đêm thụ động Codris. T-55M3 được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực EFCS 3-55B, hệ thống liên lạc kỹ thuật số BROM RC 04.
Về vũ khí trên xe tăng T-55M3 cũng được nâng cấp rất nhiều, xe tăng sử dụng pháo chính M68/L7 105mm thay thế cho pháo chính 100mm. Pháo chính L7 có thể bắn nhiều loại đạn chống tăng khác nhau như đạn đạn HEAD, đạn xuyên giáp APFSDS. Đạn xuyên giáp M426 APFSDS của Israel có thể xuyên thủng giáp đồng nhất dày 450mm ở khoảng cách tới 2.000 mét.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55M3 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh VTV
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-55M3 khai hỏa tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc thử nghiệm. Ảnh VTV
Ngoài súng máy đồng trục 7,62mm, đại liên phòng không 12,7mm, xe tăng còn được trang bị thêm súng cối 60mm tương tự như trên xe tăng Merkava của Israel. Việc bổ sung thêm súng cối 60mm cho phép đối phó hiệu quả với các mục tiêu trên cao trong tác chiến đô thị hoặc các khu vực đồi núi.
Để tăng cường khả năng bảo vệ cho xe tăng, T-55M3 được trang bị giáp hộp cảm ứng Blazer do Israel chế tạo, có khả năng chống chịu rất tốt trước các loại vũ khí chống tăng. Phía sau tháp pháo được trang bị các đoạn xích treo nhằm làm giảm hiệu quả của các loại vũ khí chống tăng họ RPG-7. Hai bên hông xe được bổ sung thêm giáp váy bảo vệ hông xe.
Ngoài tăng cường bọc giáp, xe tăng T-55M3 còn được trang bị hệ thống cảnh báo laser khi xe tăng bị chiếu xạ, hệ thống sẽ cảnh báo cho ê kíp lại và kích hoạt hệ thống lựu đạn khói 2 bên tháp pháo để gây nhiễu đường ngắm của vũ khí chống tăng đối phương.
Động cơ cũ được thay thế bằng động cơ MTU MT881 của Đức công suất 1.000 mã lực cùng hệ thống truyền động mới cho phép xe tăng đạt tốc độ tối đa 60km/h, dự trữ hành trình trên 500km. Việc điều khiển xe cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ cơ chế tự động hóa cao hơn.
Theo các nguồn tin chưa được xác nhận, Việt Nam sẽ nâng cấp khoảng 300 xe tăng T-55 lên tiêu chuẩn T-55M3. Nếu thông tin này là chính xác thì lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam sẽ trở nên mạnh mẽ hơn rất nhiều. T-55M3 sẽ cho phép Việt Nam duy trì tương quan lực lượng xe tăng so với các nước trong khu vực.

Tiết lộ về tàu ngầm đầu tiên Việt Nam sở hữu từ năm 1997

(Soha.vn) - Năm 1997, theo hợp đồng đổi gạo lấy vũ khí, Việt Nam đã nhận về hai chiếc tàu ngầm mini lớp Yugo của Triều Tiên.

Theo một bài báo đăng trên Tuổi Trẻ tháng 1/2010, thì rất lâu trước khi nhận tàu ngầm Hà Nội, chiếc đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636, Việt Nam đã có một đơn vị tàu ngầm với mã hiệu M96.
Đơn vị tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam đóng tại căn cứ Cam Ranh (Khánh Hòa) ra đời từ năm 1996, nhưng vì “bí mật quân sự” nên mãi đến sau này, đơn vị này mới “hé cửa” cho một vài nhà báo tới thăm.
Hình ảnh chiếc tàu ngầm đăng tải trên báo Tuổi trẻ. Ảnh: T.B
Hình ảnh chiếc tàu ngầm đăng tải trên báo Tuổi Trẻ tháng 1/2010
Bài viết cho biết đến năm 1997, Việt Nam đã tiếp nhận những chiếctàu ngầm đầu tiên từ một “nước bạn”.
Hãng tin BBC (Anh) sau đó đã có những suy đoán về con tàu này. BBC nhận định rằng nó thuộc loại tàu ngầm nhỏ, vì theo mô tả, “chỉ cần thả người xuống và sải hai buớc là đặt chân xuống sàn tàu”, và “trên vách khoang tàu chật chội này, bố trí dày đặc các loại thiết bị chuyên dùng với nhiều màn hình, nút bấm, nút vặn.”
Có một chi tiết trong bài viết khiến người đọc suy tưởng rằng con tàu chạy bằng ắc quy. “Máy nổ sẽ tích điện cho cả trăm bình ăc-quy cỡ lớn và đó là nguồn năng lượng cho tàu khi hoạt động ngầm”, “Khoang máy có lẽ chiếm không gian rộng nhất trên tàu”.
Tháng 4/2012, trong một bài viết với tiêu đề “Việt Nam gấp rút đào tạo thủy thủ tàu ngầm”, BBC có đề cập tới chiếc tàu ngầm Việt Nam từng tiếp nhận trong năm 1997 và dẫn lời giới quan sát quân sự cho rằng Việt Nam có một cơ số tàu ngầm loại mini do Triều Tiên cung cấp. Tuy nhiên, không có thông tin nào chi tiết hơn về những con tàu này.
Sau đó, trong bài viết về “Hạm đội tàu ngầm Việt Nam” đăng tải tháng 8/2012, BBC cho biết: Năm 1997, theo hợp đồng đổi gạo lấy vũ khí, Việt Nam đã nhận về hai chiếc tàu ngầm mini lớp Yugo của Triều Tiên. Hai tàu này đậu tại Vịnh Cam Ranh, nơi chúng được bảo trì và sửa chữa.
Bài viết nhắc lại bức ảnh chiếc tàu ngầm xuất hiện cùng hạm đội M96 từng đăng tải trên báo Tuổi Trẻ, và nói đây là chiếc tàu ngầm lớp Yugo. Tác giả nhận định rằng hai chiếc tàu Yugo dường như chỉ được Việt Nam sử dụng trong các hoạt động lặn và để hiểu thêm về cơ chế hoạt động cũng như bảo trì tàu ngầm. Theo một số nguồn tin, tàu ngầm Yugo được chuyển giao cho Việt Nam đã ngừng hoạt động trong năm 2012.
Hình ảnh tàu ngầm lớp Yugo xuất hiện trên báo Trung Quốc
Hình ảnh tàu ngầm lớp Yugo xuất hiện trên báo Trung Quốc
Yugo là tên ký hiệu của NATO dành cho tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Una của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Phương Tây tin rằng tàu ngầm Una được đóng tại Nam Tư những năm 1965 nên đặt tên là Yugo.
Tờ Thiết Huyết của Trung Quốc từng nhận định do là tàu ngầm nhỏ nên Yugo chủ yếu dùng để huấn luyện chiến đấu cho đặc công nước là chính, khó có khả năng tác chiến.
Yugo có lượng choán nước 90 tấn khi nổi và 110 tấn khi lặn. Yugo dài 20m, rộng 3,1m, mớn nước là 4,6m. Tốc độ 10 hải lý/giờ khi nổi và 4 hải lý/giờ khi lặn liên tục, sử dụng 1 động cơ đơn diesel MTU 320 mã lực cùng 1 động cơ điện dự bị.
Yugo trang bị 2 ống phóng ngư lôi loại 406mm, và biên chế 4 thủy thủ cùng từ 6 đến 7 lính đặc công nước (người nhái).