Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Giang Trạch Dân đã lạm dụng quyền lực như thế nào để đàn áp Pháp Luân Công?

Ảnh: Luis Novaes/Epoch Times
Ảnh: Luis Novaes/Epoch Times
Nhiều người khó có thể hiểu được tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân lại phát động một cuộc đàn áp tàn khốc lên một nhóm người thiền định ôn hòa môn tập Pháp Luân Công. Cuộc đàn áp không chỉ khiến mạng sống của hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công lâm vào nguy hiểm mà nó còn là giọt nước tràn ly đối với nhiều người Trung Quốc. Kinh sợ trước sự tàn bạo gần đây nhất của Đảng, đến tháng 4 năm 2015, đã có hơn 200 triệu người thoái xuất ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó.
Điều gì đã thúc đẩy Đảng phát động một kế hoạch hủy diệt như vậy? Đơn giản, cuộc đàn áp là do lãnh đạo Đảng ép buộc thực hiện. Nhìn lại những hồ sơ lịch sử từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, chúng ta có thể rút ra những trường hợp rõ ràng về sự lạm dụng quyền lực của Giang. Giống như người tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Giang sẽ không ngừng làm bất cứ điều gì để đạt được những mục tiêu chính trị cá nhân.

Can thiệp vào Hội đồng Nhà nước

Sau khi các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam tại Thiên Tân vào ngày 23 tháng 4 năm 1999 trong lúc họ đang cố gắng thỉnh nguyện ôn hòa về việc một số quan chức địa phương đối xử thô bạo với họ, các học viên này được thông báo rằng họ cần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện.
Vì Văn phòng Kháng cáo Trung ương chịu sự giám sát của Hội đồng Nhà nước, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp những người đại diện cho các học viên vào ngày 25 tháng 4 và đảm bảo rằng họ được tự do theo tín ngưỡng của mình. Những lời này cho thấy rằng các quan chức đã đơn phương hành xử sai trái.
Quảng cáo
Một phát ngôn viên của Văn phòng Kháng cáo Trung ương thậm chí còn ra một thông báo, lặp lại chính sách tự do tín ngưỡng của Trung Quốc.
Nhiều phương tiện truyền thông hải ngoại đã đưa tin về việc này và xem đây là một sự cải thiện của chính phủ Trung Quốc. Không may thay, Giang đã không hài lòng với kết quả này.
Theo một tài liệu do Đại Kỷ Nguyên công bố, Giang đã gửi một bức thư cho mỗi thành viên của Bộ Chính trị Trung ương vào đêm đó để công kích Pháp Luân Công.
Trong một cuộc họp vào ngày hôm sau, Thủ tướng Chu Dung Cơ nói rằng các học viên Pháp Luân Công chỉ muốn cải thiện đạo đức và sức khỏe của họ.
“Không có lý khi cho rằng họ có mục đích chính trị”, ông Chu nói. “Chúng ta hãy để cho họ được tập luyện đi”.
Nhưng Giang đã giẫy nảy lên và chỉ tay vào mặt ông Chu Dung Cơ mà nói:
“Hồ đồ! Hồ đồ! Đây là vấn đề tồn vong của Đảng và nhà nước. Một số đồng chí của chúng ta thật sự không có sự nhạy bén về chính trị”, ông ta nói.
Sau đó ông ta đã ra lệnh cho La Cán, cựu Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), điều tra chi tiết về Pháp Luân Công.
“Đây phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta! Chúng ta phải điều tra mọi thứ và không để sót bất kỳ kẻ hở nào!”, Giang hét lên.
Biết được bản chất phi chính trị của Pháp Luân Công, tất cả sáu thành viên còn lại trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị – ngoại trừ Giang – đều từ chối đàn áp Pháp Luân Công. Giang là thành viên thiểu số duy nhất trong Ban Thường vụ muốn đàn áp Pháp Luân Công.
Nhưng điều đó đã không ngăn được ông ta. Trong một động thái gợi nhớ người tiền nhiệm Mao Trạch Đông, Giang đã thành lập một lực lượng đặc biệt đặt tên là “Phòng 610”, dựa vào ngày thành lập của lực lượng này – ngày 10 tháng 6. Cơ quan này hoạt động như một tổ chức ngoài vòng pháp luật với quyền lực vượt trên các cơ quan hành pháp và tư pháp tại mỗi cấp của chính phủ, và là đơn vị thực thi ý muốn đàn áp Pháp Luân Công của Giang.

Chiếm đoạt hệ thống lập pháp

Dù Giang đã ra lệnh bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhưng lại không có cơ sở pháp lý cho một cuộc đàn áp quy mô như vậy. Vì thế, ông ta đã quyết định ngụy tạo một cái cớ cho quyết định của mình.
Dưới chỉ đạo của ông ta, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã thông qua một đạo luật “chống tà giáo” vào ngày 30 tháng 10 năm 1999. Dù cho luật hồi tố như vậy thường bị cấm trong cộng đồng luật pháp thế giới, nhưng Giang và tay chân của ông ta đã dùng nó để chống lại các học viên Pháp Luân Công.
Theo đạo luật giả tạo này, ông Vương Trị Văn và ba thành viên khác của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp đã bị kết án 18 năm tù. La Cán đã chọn chiến lược xử án vào ngày 26 tháng 12 năm 1999 – ngày chủ nhật sau Lễ Giáng sinh, khi đó hầu hết các nhà báo phương Tây đều nghỉ lễ.
Hơn 300 học viên Pháp Luân Công đã đến nơi xử án như những người đứng ngoài xem theo quy định của phòng xử án, nhưng tất cả đều bị bắt giữ và sau đó bị chuyển đến các trại giam hay trại lao động.
Giang thậm chì còn không tuân theo luật riêng của mình khi thi hành luật. Dù luật chỉ liệt kê ra những hành động nhất định là phi pháp – luật mà các học viên không vi phạm ngay từ đầu – Giang và bộ máy tuyên truyền truyền thông của ông ta đã lạm dụng luật pháp bằng cách tuyên bố rằng tất cả học viên Pháp Luân Công đều là tội phạm.
Trong 16 năm qua, hầu hết các học viên mà thụ nhận một bản án chính thức đều bị kết án theo Điều luật 300 của Luật Hình sự Trung Quốc. Dù Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc đã công bố giải thích tư pháp để chụp mũ Pháp Luân Công, nhưng những hành động như vậy mới là phi pháp thật sự vì theo luật  phápTrung Quốc, biện giải như vậy cần được ban hành bởi cơ quan lập pháp.
Hơn nữa, Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc quy định rõ ràng là bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Điều đó có nghĩa là đàn áp các học viên Pháp Luân Công bởi niềm tin của họ là không có cơ sở pháp lý ngay từ đầu.

Lạm dụng quyền lực quân đội

Là Chủ tịch của Quân ủy Trung ương từ năm 1989 đến 2004, Giang đã lạm dụng quyền lực quân đội để phát động và gia tăng cuộc đàn áp.
Sau khi sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Bộ Chính trị từ chối đề xuất đàn áp Pháp Luân Công của Giang, ông ta đã quay sang Liệu Tích Long, Tư lệnh Quân khu Thành Đô kiêm Phó Bí thư Quân ủy. Liệu đã làm việc với Cục Tình báo ở Quân khu Thành Đô và bịa đặt thông tin, thêu dệt rằng Pháp Luân Công sẽ lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giang đã lợi dụng thông tin này để ép các ủy viên thường trực Bộ Chính trị ủng hộ quyết định đàn áp Pháp Luân Công của mình.
Không lâu sau cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, Giang cũng ra lệnh cho Trương Vạn Niên, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, lập tức chuẩn bị quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc để phát động chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Tổng Cục Tham mưu và Tổng Cục Chính trị đã ban bố một lệnh khẩn cấm các cán bộ đương nhiệm, cán bộ quân đội về hưu và người nhà không được tập Pháp Luân Công. Lệnh này được liên tục nhấn mạnh trong hệ thống Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Mặc dù cuộc đàn áp được tiến hành rộng rãi vào năm 1999, nhưng hầu như chiến dịch này đã gặp phải sự phản đối vào năm 2000 khi ngày càng nhiều người trở nên chán ghét cuộc đàn áp bất công này.
Sau đó Giang và chế độ của ông ta đã dàn dựng vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, trong đó miêu tả các học viên Pháp Luân Công tự tẩm xăng lên người và tự thiêu với danh nghĩa tín ngưỡng của họ. Trò tuyên truyền giả dối khủng khiếp này đã triệt để tẩy não nhiều người Trung Quốc và đưa cuộc đàn áp lên một cấp độ mới.
Bên ngoài Trung Quốc, sự kiện này đã sớm bị tiết lộ là một trò lừa bịp, như bộ phim tài liệu “Lửa giả” (từng đạt giải thưởng danh giá) đã miêu tả. Khi nhiều học viên đột phá kênh truyền thông tuyên truyền do quốc gia kiểm soát để phát sóng sự thật này tại Trường Xuân vào ngày 05 tháng 3 năm 2002, Giang đã ra lệnh cho quân đội chuẩn bị chiến đấu cấp độ hai. Cả Tư lệnh tiểu Quân khu Trường Xuân và Cảnh sát Vũ trang Cát Lâm được lệnh sẵn sàng chiến đấu cấp độ một.
Lưu Kinh, trưởng Phòng 610 kiêm Thứ trưởng Bộ Công an của Trung Quốc, đã đích thân đến Trường Xuân để giám sát vụ việc. Chỉ trong vài ngày, khoảng 5.000 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, và bảy người đã chết vì bị tra tấn tàn bạo trong trại giam.
Ngoài ra, lực lượng quân đội cũng giữ vai trò chính trong vấn nạn mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm còn sống, kiểm duyệt Internet và nỗ lực ám sát ông Lý Hồng Chí – Nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Thăng chức cho những nhân vật chủ chốt trong cuộc đàn áp

Sau khi Liệu cung cấp thông tin tình báo giả cho Giang, ông ta đã được thăng làm Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hậu cần của Quân đội Giải phóng Nhân dân và trở thành một thành viên của Quân ủy Trung ương. Sau này, ông ta còn đóng vai trò chính trong việc thành lập chuỗi cung ứng nội tạng thông qua hỗ trợ quân sự.
Một ví dụ khác về những người thăng tiến con đường chính trị bằng cách tham gia vào cuộc đàn áp là Bạc Hy Lai, Thị trưởng  Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh khi Giang đến thăm thành phố này vào tháng 8 năm 1999.
“Cứng rắn với Pháp Luân Công, anh sẽ được thăng quan tiến chức”, Giang nói.
Bạc đã khắc cốt ghi tâm thông tin này. Ông ta lập tức ra lệnh mở rộng nhiều nhà tù và trại lao động để có thể chứa một lượng lớn các học viên. Những chiến thuật tẩy não của ông ta tại Trại lao động Mã Tam Gia được ca ngợi là một mẫu hình học tập cho toàn quốc.
Bạc đã sớm được thăng lên chức Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh.
Vai trò chính của Bạc trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên còn sống và cuộc triển lãm nhựa hóa cơ thể người đã dấn đến những thời khắc đen tối nhất của văn minh nhân loại.
Trước khi Giang rời ghế Tổng Bí thư ĐCSTQ vào năm 2004, ông ta đã thăng chức cho những hầu cận thân cận nhất lên các chức vụ cao hơn bằng việc mở rộng từ bảy thành viên lên chín thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Bằng cách này, ông ta có thể tiếp tục ảnh hưởng đến các chính sách của Trung Quốc và duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Nhiều kẻ giữ vai trò chủ chốt trong cuộc đàn áp gần đây đã bị hạ bệ trong những cuộc đấu đá chính trị nội bộ. Sau khi Vương Lập Quân, Giám đốc công an thành phố Trùng Khánh, bị kết án vào tháng 9 năm 2012, Bạc Hy Lai đã bị kết tội tham nhũng và chịu án tù chung thân. Lý Đông Sinh, Thứ trưởng Bộ Công an kiêm Giám đốc Phòng 610, đã liên tục bị điều tra vào tháng 12 năm 2013. Từ Tài Hậu, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã qua đời vì bệnh ung thư vào tháng 3 năm 2015 khi đang đối mặt với một tòa án quân sự.
Thậm chí Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Giám đốc của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC, 2007-2012), cũng bị buộc tội hối lội, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.
Mặc dù tội mà các quan chức này bị kết không kể đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công hay buôn bán nội tạng trái phép, nhưng không lâu nữa sự thật sẽ được phơi bày.
Ngay khi cấm Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Giang đã tuyên bố: “Tôi không tin rằng ĐCSTQ không thể chiến thắng Pháp Luân Công!”.
16 đã trôi qua, hơn 200 triệu người đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Sự ngạo mạn và khinh rẻ của Giang đối với các nguyên lý của Pháp Luân Công là Chân – Thiện – Nhẫn, những nguyên lý liên kết với các giá trị truyền thống và điều thiện lành, sẽ dẫn đến kết cục sụp đổ cho chính ông ta và Đảng.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Hơn 103.000 người khởi kiện Giang Trạch Dân


Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 25-07-2015] Hơn 130.000 người đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, kể từ cuối tháng 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 2015. Các nguyên đơn hối thúc Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao nhanh chóng đưa Giang ra trước công lý vì đã lạm dụng quyền lực của mình để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Các nguyên đơn cáo buộc Giang đã bỏ tù phi pháp, tước đoạt quyền tự do tín ngưỡng được quy định trong Hiến pháp của họ, lạm dụng quyền lực, và nhiều tội ác khác. Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, và lập nên Phòng 610, cho nó quyền lực vượt trên cả hệ thống công an và tư pháp nhằm thực thi các chỉ thị của ông ta.
Hơn 16 năm qua, trên 3.800 học viên Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết đã được xác nhận. Con số thực tế còn cao hơn, bởi những thông tin như vậy bị kiểm duyệt chặt chẽ ở Trung Quốc.
Trong tuần qua, từ ngày 17 đến 23 tháng 7, Minh Huệ Net đã nhận được 18.306 bản sao đơn kiện của 21.389 nguyên đơn.
Từ cuối tháng 5 đến ngày 23 tháng 7, tổng cộng có 84.835 đơn kiện của 103.605 học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã được gửi đến Minh Huệ Net .
Trong số các nguyên đơn, có 1.078 nguyên đơn là các học viên Pháp Luân Công đã rời khỏi Trung Quốc để tránh bức hại và hiện tại đang định cư ở 24 quốc gia khác nhau. Họ cũng gửi đơn kiện Giang lên Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc.
06d8389afe0a47497046944c4e18c87b.jpg
Các vụ kiện Giang Trạch Dân tăng nhanh kể từ cuối tháng 5 năm 2015
e68f45e48edfc306e8b19e6507faf44d.jpg
Phân bố theo tỉnh và thành phố của các nguyên đơn
Các nguyên đơn dùng tên thật để gửi đơn kiện
Các học viên Pháp Luân Công cùng thân nhân của họ đã kể lại những lợi ích mà họ nhận được qua tu luyện Pháp Luân Công và tường thuật lại những gì mà họ phải gánh chịu bởi cuộc bức hại tàn bạo này. Họ dùng tên thật của mình [để gửi đơn kiện] bất chấp cuộc bức hại vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Các nguyên đơn bao gồm các quan chức chính phủ, các nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật, bác sỹ, luật sư, giáo sư, người lao động, nông dân, và các chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trong số hơn 103.000 nguyên đơn có:
• 2.721 người đã bị tàn phế hoặc có người nhà bị tra tấn đến chết
• 13.058 người có nhiều thân nhân bị bức hại
• 465 người từng bị giam giữ trong các trại tâm thần
• 37.633 người từng bị giam giữ trong các trại giam hoặc trung tâm tẩy não
• 19.590 người chịu thiệt hại về kinh tế vì bị tống tiền, mất việc làm, tiền lương hay tiền hưu trí của họ bị đình chỉ hoặc bị cắt giảm.
• 5.523 người có thân nhân bị mất việc làm, bị đuổi khỏi trường học, bị suy sụp về tinh thần, hoặc qua đời do bị bức hại.
Tác động của làn sóng khởi kiện Giang ở Trung Quốc
Việc đệ đơn kiện Giang Trạch Dân trên diện rộng đã phơi bày cuộc đàn áp Pháp Luân Công ra trước công chúng và gây xôn xao dư luận.
Một quản lý địa phương ở Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã đến thăm một học viên Pháp Luân Công vào ngày 17 tháng 7 năm 2015 để hỏi về việc khởi kiện Giang. Nhiều người đã đến gặp anh ấy, kể cả công an. Người học viên này đã giải thích với họ về lý do khiến anh kiện Giang. Người quản lý đã xin học viên một cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.
Sau khi đọc vài trang sách, ông ấy nói: “Nếu mọi người đều có thể làm người tốt, thì mọi người sẽ an cư lạc nghiệp và đạo đức sẽ được cải thiện.” Người quản lý hỏi: “Anh có thể cho tôi mượn cuốn sách này được không?” Học viên đó đồng ý.
Gần đây, một học viên ở tỉnh Hà Nam đã bị đưa đến đồn công an bởi phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công. Anh ấy nói với công an ở đó rằng: “Pháp Luân Công là Phật Pháp. Trong lịch sử, những người bức hại Phật Pháp đều bị trừng phạt. Tôi hy vọng rằng các anh không đứng về phía phản diện.” Một số người gật đầu và không hỏi thêm gì nữa. Sau đó, một công an đã nói với học viên đó rằng anh ấy có thể đi ra ngoài ăn trưa một mình. Sau bữa trưa, người học viên đó quay trở lại. Người công an đó hét lên với anh ấy rằng: “Tôi nói anh hãy ra ngoài ăn trưa!” và sau đó hạ thấp giọng xuống nói tiếp: “Và đừng quay trở lại đây nữa!”
Tám học viên ở Uy Lương, tỉnh Cam Túc- Triệu Tông Thành, Từ Kim Bưu, Ngô Gia Miếu, Lôi Bằng Hòa, Ngô Lan Phương, Hà Tồn Mai, Đài Mai Hoa, và Bạch Quần Anh- bị giam giữ tại mộttrại tạm giam trong 13 tháng, đã được trả tự do vào ngày 17 tháng 7 năm 2015. Ban đầu người ta nói với họ rằng họ sẽ bị kết án tù.
Lên tiếng ủng hộ khởi kiện Giang Trạch Dân
2015-7-16-minghui-dc-rally-07--ss.jpg
Nghị viên Ted Poe (R-Texas) phát biểu trên sân cỏ phía tây của điện Capitol Hoa Kỳ ở Washington, D.C vào ngày 16 tháng 7 năm 2015.
Nghị viên Ted Poe (R-Texas) nói rằng quyền tin và thực hành đức tin là quyền cơ bản của con người, và không có gì quan trọng hơn điều đó. Ông nói về những biểu hiện của những người phản kháng nhằm đưa Giang Trạch Dân ra công lý: “Qua những gì tôi biết về Giang, thì ông ta cần phải bị ngồi tù, chứ không phải là các học viên Pháp Luân Công.” Nghị viên Poe từng là một thẩm phán trước khi trúng cử vào Quốc hội.
Khoảng 700 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để phản đối cuộc bức hại và ủng hộ những người đã đệ đơn khởi kiện Giang. Một người đứng xem diễu hành đã nói: “Cần sớm đưa ông ta ra trước công lý.”
2015-7-21-minghui-hongkong-parade-14--ss.jpg
Các học viên Pháp Luân Công diễu hành ở Hồng Kông vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc và ủng hộ những người đã khởi kiện Giang. Dòng chữ trắng trên phần nền xanh của tấm biểu ngữ lớn: “Ủng hộ 80.000 người Trung Quốc đã khởi kiện Giang.” Các chữ lớn trên phần nền trắng của tấm biểu ngữ: “Khởi tố Giang Trạch Dân”
Các luật sư Hồng Kông, ông Hồ Chí Vỹ, Lương Quốc Hùng, Lý Trác Nhân, Lương Diệu Trung, và Trần Vĩ Nghiệp, bày tỏ sự ủng hộ của họ với việc khởi kiện này.
Hơn 2.000 học viên Đài Loan đã diễu hành vào ngày 18 tháng 7 năm 2015 để ủng hộ làn sóng khởi kiện ở Trung Quốc, thu hút sự chú ý của đông đảo người dân và khách du lịch.
2015-7-19-minghui-falun-gong-taiwan720-01--ss.jpg
5.000 học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan mít-tinh trên Đại lộ Ketagalan trước Dinh Tổng thống để ủng hộ việc khởi kiện Giang ở Trung Quốc. Biểu ngữ lớn với dòng chữ: “Ủng hộ 80.000 người đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang bởi bức hại Pháp Luân Công”
Nghị sỹ của Ontario, ông Jack MacLaren, đã đề cập đến một cuộc biểu tình ở trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Ottawa, Canada vào ngày 15 tháng 7 vừa qua. Ông nói: “[Các học viên] bị cầm tù, bị tra tấn và bị sát hại, thậm chí còn bị mổ cướp tạng, một tội ác thật ghê tởm. Đối với bất cứ nơi nào trên thế giới thì đây cũng là sự xâm phạm nhân quyền vô nhân đạo nhất.”
2015-7-15-minghui-falun-gong-ottawa-02--ss.jpg
Nghị sỹ Quốc hội Ontario, ông Jack MacLaren, phát biểu tại một buổi mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada vào ngày 15 tháng 7 năm 2015.
Giới truyền thông Úc đã bắt đầu chú ý hơn đến cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hãng AAP đưa tin về việc khởi kiện Giang của các học viên Pháp Luân Công ở Úc và nhanh chóng được nhiều hãng tin khác đăng tải lại, trong đó có The AustralianThe Daily TelegraphThe Daily MercuryGold Coast GazetteCairns PostHerald SunGeelong AdvertiserThe Advertiser, và The Sunday Times, cũng như mạng lưới truyền hình The Nine Network và The Seven NetworkPhần lớn các hãng đều đặt tiêu đề cho báo cáo này là “tin nóng”. Nó cũng được ghi nhận là “tin tức được đọc nhiều nhất trong ngày” trên news.com.au.

Đăng ngày 06-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.