Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân

(Genk.vn) - Bom hạt nhân là loại vũ khí có sức hủy diệt kinh hoàng, hiện vẫn còn trong biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ và một số nước.

 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
 
Vậy quy trình sản xất ra loại bom hủy diệt này như thế nào? Đầu tiên đồng vị U-235 được lựa chọn là do khả năng tiếp nhận neutron tự do rất cao. Quá trình tiếp nhận và phân rã xảy ra vô cùng nhanh chóng. Để có thể hoạt động, nguyên liệu uranium cần phải được “làm giàu“, nghĩa là làm tăng tỉ lệ của đồng vị U-235. Ở cấp độ vũ khí hạt nhân, đồng vị U-235 phải chiếm trên 90% nguyên liệu chính.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
 
Chỉ có chất đồng vị U-235 trong uranium mới có khả năng phân hạch (để chế tạo bom). Uranium tự nhiên chủ yếu gồm chất đồng vị U-238 và chỉ có 0,7% chất đồng vị U-235. Cấu tạo của một quả bom phân hạch đơn giản bao gồm một đầu đạn nhỏ U-235 và một khối nguyên liệu U235 hình cầu, khi đầu đạn gặp khối nguyên liệu nó sẽ tạo nên khối lượng tới hạn và kích hoạt quá trình phản ứng phân hạch dây chuyền. (Trong ảnh: Bom hạt nhân B-61)
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhânHiện nay loại bom nguyên tử được biết đến nhiều nhất là B-61 hiện còn trong biên chế chiến đấu của quân đội Mỹ. Bom B-61 được thiết kế để các máy bay có tốc độ cao có thể vận chuyển và ném bom. Nó có vỏ thuôn, phù hợp với việc bay ở tốc độ siêu thanh. Loại bom này có chiều dài 3,58 m và đường kính bom là 33 cm. Trọng lượng chuẩn của bom vào khoảng 320 kg (700 lb), mặc dù trọng lượng cụ thể của từng quả có thể thay đổi tùy thuộc vào loại ngòi. (Trong ảnh: Bom hạt nhân B-61)
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhânMẫu mới nhất B-61 Mod 11 là loại bom xuyên các vật cứng được thả từ độ cao rất lớn, có vỏ bền (theo một số nguồn, vỏ của bom có chứa uranium nghèo) và một ngòi giữ chậm cho phép nó xuyên sâu vài mét vào trong lòng đất trước khi nổ, cụ thể là 6 mét, phá hủy được các công sự kiên cố, nằm sâu trong lòng đất.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
B-61 Mod 11 có khối lượng 540 kg. Được triển khai từ năm 1994, B-61 Mod 11 đã được đưa vào trang bị từ năm 1997 thay thế cho loại bom B-53. Khoảng 50 quả B-61 Mod 11 đã được chế tạo, phần chiến đấu của bom được cải tiến từ các bom B-61 Mod 7. Hiện nay, loại máy bay chính sử dụng cho việc chở bom B-61 Mod 11 là B-2 Spirit.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Dù bom B-61 được biết đến nhiều nhất hiện nay, nhưng sức công phá hủy diệt nhất được biết đến chính là loại bom B-53, nó có sức công phá mạnh gấp 600 lần quả bom Mỹ ném xuống Hiroshima năm 1945.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Dựa trên mẫu bom Mk 46, các nhà khoa học Mỹ đã cho ra mẫu bom mới thử nghiệm mang tên TX-53 vào năm 1959. Mặc dù TX-53 chưa từng được đem ra nổ thử, nhưng người ta tin tưởng sức mạnh của nó rất khủng khiếp bởi một cuộc thử trên loại bom TX-46 (phiên bản thử nghiệm của Mk 46) hồi tháng 6/1958 đã tạo nên sức nổ cỡ 8,9 megaton.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Mk 53 được đưa vào sản xuất từ năm 1962, kéo dài cho tới tận tháng 6/1965. Đây là giai đoạn đỉnh điểm của chiến tranh Lạnh. Có tổng cộng 340 quả bom đã ra đời, và chúng được thiết kế để lắp trên những chiếc máy bay ném bom chiến lược như Stratojet, B-52 Stratofortress và B-58. Từ năm 1968, loại bom này đổi tên thành B-53.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
B-53 có kích cỡ khá lớn, vời chiều dài 3,8 m và đường kính 1,27 mét. Nó nặng tổng cộng hơn 4 tấn, bao gồm hệ thống dù hãm nặng 350–400 kg. Quả bom có 5 cái dù, gồm một dù điều khiển đường kính 1,5 mét, một dù phụ đường kính 4,9 m và 3 dù chính đường kính 14,6 m mỗi chiếc.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Đầu đạn của B-53 sử dụng uranium được làm giàu cao độ, thay vì plutonium, và có pha thêm chất lithium-6. Mồi nổ làm từ một hỗn hợp các chất RDX và TNT. Sức nổ của quả bom này vào khoảng 9 megaton và người ta ước tính nó mạnh hơn 600 lần quả bom đã được ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, vào cuối Thế chiến thứ 2.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Một số tính toán cho thấy vụ nổ mạnh 9 megaton sẽ tạo ra một quả cầu lửa có đường kính từ 4-5km. Nhiệt sinh ra lớn tới mức có thể gây bỏng chết người cho bất kỳ ai không mặc đồ bảo vệ đứng cách vụ nổ 28,7km. Sóng xung kích từ vụ nổ đủ để đánh sập toàn bộ các công trình kiên cố trong phạm vi bán kính 14,9km. Trong bán kính 5,7km, hầu như mọi công trình nằm trên mặt đất đều bị thổi bay và tất cả những ai ở trong phạm vi này sẽ tử vong 100%.
 Quy trình sản xuất và sức hủy diệt của bom hạt nhân
Cuối cùng, một liều phóng xạ cực mạnh sẽ bắn phá vào cơ thể những người bình thường ở trong bán kính 4,7km kể từ tâm vụ nổ, đủ để khiến họ có 90% khả năng tử vong, nếu như không chết vì nhiệt hoặc sóng xung kích do vụ nổ tạo ra.
Theo Soha

Siêu pháo bắn viên đạn nặng 7 tấn

Những năm Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức quốc xã đã xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng với những vũ khí độc nhất vô nhị, trong đó siêu pháo Schwerer Gustav được chú ý hơn cả.

Karl Great
Siêu pháo bắn viên đạn nặng 7 tấn
Karl Great là khẩu cối tự hành lớn nhất từng được chế tạo. Nó có sức hủy diệt cực lớn nhưng hiệu quả tác chiến lại không đáng kể. Ảnh: All-information.
Đây là một loại súng cối tự hành siêu nặng do công ty Rheinmetall phát triển. Khẩu cối này có đường kính nòng tới 60 cm, nghĩa là tương đương với cỡ nòng của pháo hạm thời đó.
Karl Great phóng đi đạn cối nặng tới 2 tấn, bắn xa 10km, có thể phá hủy một tòa nhà cao tầng chỉ với một phát bắn. Để vận hành khẩu cối siêu nặng này cần tới kíp chiến đấu lên tới 21 người.
Đức quốc xã đã  chế tạo 7 khẩu cối loại này. Hiện nay, chỉ còn một khẩu được trưng bày tại bảo tàng ở Nga.
Schwerer Gustav
Đây có thể xem là khẩu pháo lớn nhất từng được chế tạo, với đường kính nòng pháo lên đến 80 cm, tương đương cỡ nòng của pháo hạm lớn nhất thế giới thời đó.
Pháo bắn được viên đạn nặng 7 tấn. Toàn bộ khối lượng của khẩu pháo này lên đến 1.350 tấn. Để di chuyển khẩu pháo này, các binh sĩ cần đến 2 tuyến đường sắt đặt sát nhau.
Siêu pháo bắn viên đạn nặng 7 tấn
Siêu pháo Schwerer Gustav có kích thước khổng lồ dài 47,3 mét. Nòng pháo có chiều dài 32,5 mét, chiều rộng 7,1 mét, chiều cao 11,6 mét. Khối lượng chiến đấu lên đến 1.350 tấn. Ảnh: All-information.
Pháo này có tầm bắn khoảng 37 km. Đạn pháo bắn đi từ Schwerer Gustav có thể xuyên thủng tường bê tông cốt thép dày đến 7 mét hoặc phá nát xe tăng có lớp giáp dày đến 1 mét (nếu có loại xe tăng như vậy).
Đức từng chế tạo 2 khẩu pháo loại này và sử dụng trong chiến dịch bao vây Sevastopol (Ukraine ngày nay).
Trong chiến dịch, pháo đã bắn đi khoảng 30.000 tấn đạn. Có uy lực rất mạnh nhưng Schwerer Gustav bắn rất chậm, với tốc độ bắn vào khoảng 14 phát một ngày.
Vào giai đoạn cuối chiến tranh, quân đội Mỹ đã phá hủy khẩu pháo vì lo sợ nó rơi vào tay Liên Xô.
Pháo tạo lốc xoáy
Một vũ khí quái đản khác mà chỉ có những kỹ sư Đức quốc xã nghĩ ra là pháo tạo lốc xoáy. Ý tưởng thiết kế được đưa ra là ứng dụng nguyên lý tạo ra các vụ nổ ở trong buồng đốt áp lực cao rồi xả vào mục tiêu tạo một cơn lốc xoáy nhân tạo.
Siêu pháo bắn viên đạn nặng 7 tấn
Pháo tạo lốc xoáy, đúng là những ý tưởng thiết kế mà chỉ có những kỹ sử của Đức quốc xã mới có thể  nghĩ ra. Ảnh: All-information.
Mục đích của vũ khí “siêu dị” này là tạo ra những cơn lốc xoáy ngăn chặn máy bay ném bom của lực lượng đồng minh. Tuy nhiên, trên thực tế, pháo này chỉ tạo ra một cơn lốc xoáy trong phạm vi khoảng 200 m không đạt yêu cầu để đánh chặn các máy bay ném bom. Dự án sau đó đã bị hủy bỏ.
Supergun V3
Hochdruckpumpe V3 là khẩu pháo ứng dụng nguyên lý nòng nhiều buồng đốt có từ thế kỷ 19. Nòng pháo có chiều dài tới 140 mét và được bố trí nhiều liều phóng đặt bên trong. Chúng được cài đặt thời gian để kích nổ ngay khi quả đạn pháo vừa đi qua để tăng thêm lực đẩy cho viên đạn.
Siêu pháo bắn viên đạn nặng 7 tấn
 

Khẩu pháo siêu dị này đã bị quân Đồng minh phá hủy trước khi nó có thể khai hỏa tiêu diệt mục tiêu. Ảnh: Ona.c.blog.so.
Theo thiết kế, V3 có thể bắn một quả đạn pháo cỡ 150 mm, có khối lượng 140 kg, đi xa tới 165 km. V3 được thiết kế để công phá các mục tiêu bên trong nước Anh và phía Bắc nước Pháp.
Tuy nhiên, do kích thước khá đồ sộ nên nó đã bị lực lượng đồng minh phá hủy trước khi nó có thể sử dụng để bắn phá nước Anh và Pháp.
Theo Nguoiduatin

Vũ khí hạng 'siêu nặng' trên tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội

Với 18 ngư lôi và tên lửa mang theo, tàu ngầm Kilo Hà Nội có thể nhấn chìm mọi mục tiêu dưới nước, trên mặt nước và thậm chí các mục tiêu ven biển.

Tàu ngầm điện - diesel Đề án 636 Varshavyanka (NATO định danh là Improved Kilo) mang tên Hà Nội sắp lên đường về Việt Nam, đánh dấu một bước “lột xác” mới của Hải quân Việt Nam.
Đây là tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ thứ 3 được chế tạo tại Nga vào đầu những năm 1990. Tàu ngầm Kilo Đề án 636 được phát triển từ tàu ngầm Kilo Đề án 877.
Tàu ngầm Kilo được Hải quân Mỹ đặt biệt danh “Hố đen đại dương” bởi khả năng hoạt động yên tĩnh. Sức mạnh của Hố đen đại dương đến từ những vũ khí mà nó mang theo.
 Vũ khí hạng 'siêu nặng' trên tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội Khoang chứa ngư lôi của tàu ngầm điện - diesel Kilo Đề án 877EKM của Hải quân Nga. Về cơ bản khoang chứa ngư lôi của tàu ngầm Kilo Hà Nội cũng có thiết kế tương tự chỉ khác về hệ thống điện tử.
Itar-Tass cho biết, tàu ngầm Kilo 636 xuất khẩu cho Việt Nam được trang bị 6 ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm và khả năng phóng tên lửa chống hạm qua ống phóng ngư lôi này. Như vậy, 2 trong số 6 ống phóng ngư lôi trên tàu ngầm Kilo sẽ được sử dụng cho nhiệm vụ phóng tên lửa chống hạm, 4 ống phóng ngư lôi còn lại sẽ dùng để phóng ngư lôi hoặc rải thủy lôi.

Với tên lửa chống hạm 3M-54E, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tàu chiến mặt nước nào hoạt động trong tầm bắn của nó.  Ảnh minh họa nước ngoài.
Với tên lửa chống hạm 3M-54E, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ có khả năng vô hiệu hóa bất kỳ tàu chiến mặt nước nào hoạt động trong tầm bắn của nó. 
Loại tên lửa chống hạm trang bị cho tàu ngầm Kilo là 3M-54 Club S. Đây là một biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa chống hạm 3M-54 Club, NATO định danh là SS-N-27 Sizzler. Đây là một tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn sử dụng cho khởi động và hành trình. Pha cuối của tên lửa sử dụng động cơ phản lực để lao đến mục tiêu.
Tên lửa được dẫn hướng đến mục tiêu kết hợp giữa dẫn hướng quán tính giai đoạn đầu. Giai đoạn giữa của hành trình tên lửa có thể được dẫn hướng từ các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không như Ka-31. Pha cuối tên lửa sử dụng radar chủ động để khóa và tiêu diệt mục tiêu.
3M-54 nguyên mẫu có tầm bắn lên đến 600 km. Tuy nhiên, do quy định của MTCR (cấm xuất khẩu các loại tên lửa có tầm bắn trên 300 km và đầu đạn nặng 500 kg) nên biến thể xuất khẩu chỉ có tầm bắn dưới 300 km. Trong số đó, tàu ngầm Kilo Hà Nội sẽ được trang bị biến thể xuất khẩu 3M-54E hoặc 3M-54E1 với tầm bắn 220 km.
Theo một số nguồn tin, tàu ngầm Hà Nội được trang bị biến thể 3M-54E. Biến thể này có chiều dài 8,2 mét, mang theo đầu đạn nặng 200 kg. Tốc độ khởi động và hành trình của tên lửa khoảng 880 km/h. Tốc độ pha cuối của tên lửa khoảng 3.200 km/h.
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo Hà Nội còn có thể trang bị biến thể 3M-14E. Đây là một tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu ngầm có tầm bắn khoảng 300 km. Tên lửa có chiều dài 6,2 mét mang theo đầu đạn nặng 450 kg, có khả năng gây thiệt hại nặng cho các mục tiêu ven biển.
 Vũ khí hạng 'siêu nặng' trên tàu ngầm Kilo 636 Hà Nội
Ngư lôi TEST-71MKE với chế độ dẫn hướng kép sẽ cho phép loại bỏ mục tiêu nguy hiểm trong nhóm mục tiêu phát hiện được.
Về ngư lôi, tàu ngầm Kilo Hà Nội có thể trang bị các loại ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động như Type 53-65KE, đường kính 533 mm. Ngư lôi này có tầm bắn 19 km, tốc độ tối đa khoảng 81 km/h mang theo đầu đạn nặng 307 kg chất nổ mạnh, đủ sức nhấn chìm bất kỳ tàu chiến nào.
Ngoài ra, tàu ngầm Hà Nội có thể được trang bị TEST-71MKE. Đây là một loại ngư lôi có chế độ dẫn hướng kép bằng sóng siêu âm chủ động và kênh TV. Chế độ dẫn hướng này cho phép ngư lôi chuyển từ mục tiêu này sang mục tiêu khác. Ngư lôi này có phạm vi hoạt động 20 km với tốc độ 73 km/h mang theo đầu đạn nặng 200 kg.
Ngoài ra, tàu ngầm Kilo còn có thể trang bị loại ngư lôi “siêu khoang” VA-111 Shkval. Ngư lôi này di chuyển dưới nước bên trong một “siêu khoang” được tạo ra từ bọt khí cho phép triệt tiêu gần như toàn bộ lực ma sát của nước lên thân ngư lôi. Thiết kế này cho phép ngư lôi đạt tốc độ tới 370 km/h mà không một loại ngư lôi nào có thể so sánh được.
VA-111 lắp đầu đạn nặng 700 kg, cho phép tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn. Thậm chí, nó có thể gây hư hại lớn, làm mất khả năng chiến đấu tàu sân bay. Theo một số nguồn tin chưa xác nhận, hiện nay Trung Quốc là khách hàng nước ngoài duy nhất của loại ngư lôi siêu hạng này.
Bên cạnh đó, tàu ngầm Kilo Hà Nội còn có thể mang theo 24 mìn cho nhiệm vụ rải mìn phong tỏa các khu vực đường biển. Tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp Strela-3 với cơ số 8 tên lửa để đối phó với các mục tiêu đường không khi nổi lên. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu không được trang bị khả năng này.
Hệ thống vũ khí mạnh mẽ cùng hệ thống điện tử hiện đại, hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao sẽ cho phép tàu ngầm Kilo Hà Nội đối phó hiệu quả với nhiều mục tiêu khác nhau dưới nước và trên mặt nước thậm chí là cả trong đất liền.
Theo tiết lộ của chuyên gia nhà máy đóng tàu Admiralty, tàu ngầm Kilo Hà Nội là tàu ngầm đầu tiên được áp dụng nhiều thiết bị mới lần đầu được chế tạo cho phép nâng cao sức mạnh tác chiến lên một tầm cao mới so với gia đình tàu ngầm Kilo.
Theo Tri thức trực tuyến
Tòa án Tây Ban Nha lại ra trát bắt Giang Trạch Dân

[Chanhkien.org] Ngày 18-11-2013, Tòa án Tây Ban Nha lại một lần nữa ra trát bắt cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân cùng bốn người khác với tội danh chống lại loài người. Thư khởi tố cũng được đệ trình lên Đại sứ quán Trung Quốc ở Madrid.
Theo Đài Tiếng nói Tây Tạng (Voice of Tibet), tổ chức Tây Tạng ở Tây Ban Nha đã bắt đầu đề xuất tố tụng pháp luật đối với Giang Trạch Dân cùng sáu quan chức khác từ năm 2005, và đã nhiều lần kiện họ tội ác phản nhân loại lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha. Ngày 10-10-2013, Tòa án Tối cao Tây Ban Nha đã thụ lý vụ án này.
Ông Thubten Wangchen, nghị viên khu vực Châu Âu của Nghị viện Nhân dân Tây Tạng trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Tây Tạng: “Cục thế Tây Tạng đang biến đổi ngày càng nhanh. Nhiều năm qua chúng tôi đã đệ đơn kiện các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về tội ác tại Tây Tạng, nhưng lần này mới đạt thành quả. Đây có thể coi là đem sự thật Tây Tạng nói rộng ra khắp thế giới”.
Ông Thubten Wangchen cho biết: “Hiện tại chúng tôi đang trong thời khắc rất quan trọng. Hiểu biết của các bên đối với vấn đề Tây Tạng đang không ngừng tăng cao, đặc biệt hiện nay đang có không ít người Tây Tạng tự thiêu phản đối sự thống trị của Trung Cộng. Đây đều là những bằng chứng sống kêu gọi mọi người chú tâm đến vấn đề Tây Tạng, đồng thời đề xuất tố tụng pháp luật [như lên tòa án Tây Ban Nha]“.
Được biết từ tháng 2 năm 2009, một chuỗi sự kiện người Tây Tạng tự thiêu đã xảy ra ở Trung Quốc, bên trong khu vực sinh sống truyền thống của người Tây Tạng. Tới tháng 10 năm 2013, đã có ít nhất 121 nhà sư, ni cô hoặc nông dân du mục tự thiêu bên trong lãnh thổ Tây Tạng, trong đó ít nhất 103 người tử vong.
SpainistVerdict
Pháp Luân Công truy tố Giang Trạch Dân tội diệt chủng cùng các tội khác
Trung tuần tháng 11 năm 2009, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha từng khởi tố Giang Trạch Dân trong tổng số năm bị cáo khác với tội ác tra tấn và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công, theo đó Giang bị coi là người chịu trách nhiệm chính. Tán thành nội dung cáo trạng của bảy nguyên cáo, tòa đã thụ lý khởi tố năm bị can gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Bạc Hy Lai, Giả Khánh Lâm, và Ngô Quan Chính, với cáo buộc tội tra tấn, diệt chủng, cùng các tội ác nghiêm trọng khác. Không có bào chữa, tòa sẽ phát lệnh bắt giữ và áp dụng điều ước dẫn độ.
Theo luật sư của nguyên cáo vụ án này: “Dưới sự giới thiệu của luật sư Carlos Iglesias trong Hiệp hội Pháp luật Nhân quyền, ngày 15-10-2003, bảy học viên Pháp Luân Công và người nhà họ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lên Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha với tội danh ‘dùng cực hình’ và ‘diệt chủng quần thể’ (Giang Trạch Dân đã mất quyền miễn trừ của nguyên thủ từ bảy tháng trước). Ngày 28-11-2007, Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha chính thức thụ lý vụ án, đồng thời tuyên bố Giang Trạch Dân và La Cán nhất định phải chịu điều tra của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha về tội ác diệt chủng và tra tấn”.
Sau hai năm điều tra và thu thập chứng cứ của tòa, đến tháng 11 năm 2009, thẩm phán Ismael Moreno của Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha mới chính thức đưa ra phán quyết.
Luật sư Carlos Iglesias nói: “Chỉ cần những bị cáo này – bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Giả Khánh Lâm, Ngô Quan Chính và Bạc Hy Lai – đặt chân lên đất Tây Ban Nha hoặc bất cứ quốc gia nào khác ở Châu Âu, hoặc bất cứ quốc gia nào có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha, thì chúng tôi sẽ trực tiếp yêu cầu thẩm phán của nước bạn bắt giữ họ. Quan tòa sẽ ban hành lệnh truy nã quốc tế để bắt những người này về Tây Ban Nha xét xử”.
Sở dĩ Tòa án Quốc gia Tây Ban Nha có thể đưa ra phán quyết này là căn cứ theo một nguyên tắc gọi là “thẩm quyền phổ quát” (universal jurisdiction). Tây Ban Nha là một nước có hệ thống pháp luật rất đặc thù. Theo “Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội Diệt chủng” và “Công ước Chống Tra tấn” đã được ký, Tây Ban Nha không chỉ thừa nhận và tuân thủ hai công ước mang tính quốc tế này, mà còn đưa các hình luật này vào hình pháp của nước nhà. Năm 1985, hệ thống tư pháp Tây Ban Nha tiến thêm một bước nữa, xác nhận bất cứ ai trên thế giới, dù ở bất cứ xó xỉnh nào, nếu phạm phải tội diệt chủng hoặc tra tấn thì đều sẽ bị Tòa án Tây Ban Nha điều tra và xét xử, tức bất chấp người đệ đơn và người bị hại có mang quốc tịch Tây Ban Nha hay không.
Cơ quan tư pháp tối cao của Tây Ban Nha – Tòa Hiến pháp tuyên bố rằng, tội ác chống lại loài người không chỉ ảnh hưởng bản thân người bị hại, mà còn ảnh hưởng cả nhân loại, đặc biệt các tội hành này đang phát sinh ở những nước khó bị trừng phạt; do đó, thẩm quyền vượt biên giới là nhằm mục đích truy xét và trừng phạt những kẻ gây ra tội ác tra tấn và diệt chủng, từ đó bảo vệ chính nghĩa cho nhân loại.
Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha còn đặc biệt nhấn mạnh: “Trung Quốc chưa hề ký hiến pháp quốc tế thông qua Hiệp ước Rome, tuy nhiên thực tế chỉ rõ nhất định phải có sự can thiệp của thể thức tư pháp quốc gia khác mới có thể chấm dứt cuộc diệt chủng này, bởi vì ở trong nước Trung Quốc chưa thể tiến hành điều tra một tội ác xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy”.
Theo tin tức từ trang mạng Minh Huệ, kể từ năm 1999, Giang Trạch Dân đã tự đặt mình trên cả hiến pháp Trung Quốc, thao túng tài nguyên xã hội và bộ máy hành chính của cả một quốc gia để tiến hành chủ nghĩa khủng bố quốc gia, diệt tuyệt quần thể, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện khí công ôn hòa. Hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ phi pháp, lao động cải tạo, kết án phi pháp, cưỡng chế đưa vào bệnh viện tâm thần, bị đánh đập đến chết, khiến gia đình ly tán, lưu lạc khắp nơi; hàng trăm triệu thân thuộc, bạn bè, đồng nghiệp của các học viên Pháp Luân Công cũng phải chịu liên đới, nhân dân toàn Trung Quốc bị “tẩy não” bởi những lời dối trá bịa đặt lan tràn khắp nơi.
Cơ cấu và tổ chức bức hại Pháp Luân Công bao gồm Phòng “610″ các cấp trực tiếp bức hại Pháp Luân Công, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, tòa án, trại lao động, hệ thống bệnh viện, các kênh truyền thông, v.v. Bằng cách dùng bạo lực đàn áp hay ngụy tạo các tin tức giả để vu khống, các cơ quan này đã trực tiếp hoặc gián tiếp bức hại Pháp Luân Công và người thân của họ về cả kinh tế, thân thể lẫn tinh thần.
Hiện nay, Giang Trạch Dân và các hung thủ khác trong cuộc đàn áp như La Cán, Chu Vĩnh Khang, Lưu Kinh, Bạc Hy Lai, v.v. tổng cộng hơn 60 quan chức cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bị kiện ở Liên Hợp Quốc cũng như trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu, Châu Phi, Châu Á với các tội danh “tra tấn”, “diệt chủng”, và “tội ác chống lại loài người”, trong đó mình Giang Trạch Dân bị khởi tố ở ít nhất 21 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Xem thêm:
>> FDI: Tòa án Tây Ban Nha truy tố các lãnh đạo cộng sản cấp cao vì tội tra tấn và diệt chủng Pháp Luân Công
Dịch từ:
http://news.zhengjian.org/node/19570

Vì sao Mỹ phải ‘chào thua’ trước Tổng thống Nga Putin?

NHỊP SỐNG SỐ Công Thành | 23/11/2013 - 08:14Vì sao Mỹ phải ‘chào thua’ trước Tổng thống Nga Putin?
Chùm tin: Tin tuc 24h Tin moi Tin hot
Nhịp sống số Chuyên trang cập nhật những thông tin MỚI NHẤT, NÓNG NHẤT về đời sống công nghệ thông tin 2013 trong và ngoài nước
(Techz.vn) Cơ quan an ninh quốc gia của Mỹ - NSA đã thành công trong việc nghe lén cả Thủ tướng Đức nhưng vẫn thất bại trước ông Putin, lý do vì sao?
Đối với Mỹ, việc nghe lén Tổng thống Nga Putin là quan trọng hơn cả. Trên thực tế, Mỹ mà cụ thể làNSA nhiều lần cố nghe lén ông Vladimir Putin nhưng không thể. Trang Bình luận quân sự nước Nga đã đưa ra lí do giải thích cho sự "bất lực" này của Mỹ.
Vì sao Mỹ phải ‘chào thua’ trước Tổng thống Nga Putin? -image-1385140943495
Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ - NSA cũng phải "bó tay" trước Tổng thống Nga
Tất cả các lãnh đạo bị nghe lén đều sử dụng điện thoại thông thường hoặc các hệ thống liên lạc được sản xuất dưới sự cấp phép của các công ty Mỹ và Nhật Bản, và như vậy, các nhà sản xuất Mỹ sẽ dễ dàng cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Đây là một ví dụ rất điển hình. Siemens và hàng loạt công ty khác đã cung cấp các thiết bị thông tin liên lạc cho Liên bang Nam Tư cũ. Với những tính năng ưu việt nhất định của các sản phẩm này, các sĩ quan và tướng lĩnh Nam Tư đã cho rằng các công ty tốt nhất phương Tây đã cung cấp các phương tiện liên lạc có thương hiệu, đồng thời tỏ ra có phần coi thường các phương tiện liên lạc do Nga sản xuất.
Tuy nhiên, khi chiến tranh nổ ra, tất cả các thiết bị thông tin đó bị vô hiệu hóa, liên lạc giữa các quân binh chủng bị đình trệ. Lúc này, công nghệ phương Tây đã "phản tác dụng".
Vì sao Mỹ phải ‘chào thua’ trước Tổng thống Nga Putin? -image-1385140927057 
Những cuộc điện đàm của Tổng thống Putin luôn được bảo vệ cẩn thận.
Trong khi đó, người Nga chưa bao giờ đặc biệt tin tưởng vào tính trung thực của các sản phẩm thương mại từ phương Tây, sau lịch sử mất liên lạc của quân đội Nam Tư vẫn còn hiện hữu- không thể tin tưởng bất cứ ai. Tuy nhiên, có thể có người đặt câu hỏi rằng liệu Putin có đơn độc giữa người thuộc cấp của mình? Câu hỏi này không những đặt ra với Putin mà còn đối với những lãnh đạo Xô viết và sau đó là giới lãnh đạo Nga hiện nay. Điều này luôn luôn làm phương Tây quan tâm, còn Putin thì tất nhiên hiểu rất rõ sự tình.
Để thực hiện liên lạc và đảm bảo kênh mã hóa bí mật, nơi nào Tổng thống Putin tới cũng có một máy bay đặc biệt theo sau và chỉ đơn giản làm nhiệm vụ liên tục bay trên không trung để đảm bảo tiếp phát tín hiệu. Có người cho rằng, cách làm này là không thuận tiện và rất cồng kềnh. Đúng là vậy, nhưng những bê bối gần đây của NSAđã là minh chứng rõ ràng cho sự đúng đắn của Putin mà không có ai có thể chối cãi.
Lịch sử ở đây rất đơn giản. Mỹ đã tận dụng những cơ hội do khả năng công nghệ liên lạc di động mang lại. Khi vệ tinh bắt được tín hiệu, Mỹ có thể truy cập và sao chép thông tin từ bất cứ nơi nào trên trái đất, như vậy, việc điều chỉnh nghe lén có thể được thực hiện theo kênh này hay kênh khác từ Trái Đất. Tuy nhiên, các hệ thống của Nga lại không đưa tín hiệu lên quỹ đạo, hoặc ít nhất là không đưa tới các vệ tinh của phương Tây, mà tín hiệu sẽ được truyền đi phía dưới quỹ đạo, qua các máy bay, tàu liên lạc và trong trường hợp cần thiết, còn có cả các vệ tinh, thậm chí còn có hệ thống mật mã đặc biệt của Nga.
Vì sao Mỹ phải ‘chào thua’ trước Tổng thống Nga Putin? -image-1385140866893
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel cũng là nạn nhân nghe lén của Mỹ và NSA
Mỹ luôn đã và đang cố nghe lén một cách bí mật hoặc công khai các cuộc đàm thoại của Tổng thống Nga. Vậy nên thường xảy ra tình trạng ở đâu có máy bay liên lạc của Nga thì xung quanh đó có máy bay tác chiến điện tử của Mỹ. Tuy nhiên, các cuộc điện đàm của Tổng thống luôn được "che giấu" cẩn thận.
Rõ ràng, Nga đang phải sử dụng hệ thống riêng của mình để duy trì khả năng phòng thủ, sự độc lập và bản sắc của mình. Trong khi đó, Mỹ cũng đang sử dụng công nghệ tương tự, tuy nhiên mới đang chỉ sử dụng trên quỹ đạo. Điều đó cho thấy, trong tình hình hiện nay, ý tưởng của Putin không phải chỉ là một sự may mắn mà còn là vấn đề phòng thủ của đất nước - cho cả Tổng thống và người dân Nga.
Nhiều người nghĩ điều này sẽ rất lãng phí, nhưng những kịch bản như tại Nam Tư vẫn cần phải được nhắc nhở lại trong thế giới hiện đại.