Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Chỉ 20 phút trò chuyện với Bill Gates, tôi đã hiểu vì sao ông trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới


Ấn tượng của tôi về Gates đúng như những gì báo chí vẫn hay viết về ông: một vị tỷ phú chững chạc, lịch thiệp, hài hước và rất thông minh.


Chỉ 20 phút trò chuyện với Bill Gates, tôi đã hiểu vì sao ông trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới
Cha đẻ của Microsoft – tỷ phú Bill Gates nhiều năm liền giữ vị trí người giàu nhất thế giới. Ông cũng được coi là người đã đưa máy tính cá nhân trở thành vật dụng quen thuộc đối với mọi nhà.
Không những thế, vị tỷ phú này còn đứng đầu một quỹ từ thiện phi lợi nhuận với mục tiêu đẩy lùi bệnh tật và đói nghèo trên toàn cầu.
Tạp chí New York Times (Mỹ) từng gọi Gates là “người đàn ông quyền lực của thế giới”. Bởi với khối tài sản khổng lồ 87,4 tỷ USD mà ông đang sở hữu cùng với giá trị tài sản từ thiện của quỹ Bill and Melinda Gates Foundation lên tới gần 40 tỷ USD, khó có người nào có thể vượt qua được Bill Gates.
Dưới đây là câu chuyện mà Drake Baer – một phóng viên mảng chiến lược, lãnh đạo và tâm lý tổ chức của Tạp chí Tech Insider chia sẻ ấn tượng về người đàn ông quyền lực Bill Gates sau cuộc phỏng vấn kéo dài đúng 20 phút.
Hôm thứ Hai vừa qua, tôi đã có cuộc trò chuyện kéo dài 20 phút với tỷ phú Bill Gates. Ngày hôm đó, Gates tới thành phố New York để chia sẻ về việc phát hành Thư thường niên gửi tới các cổ đông.
Đúng 2h chiều, cuộc phỏng vấn bắt đầu. Bên chiếc bàn hội nghị sang trọng tại khách sạn Midtown Manhattan, tôi và vị tỷ phú bắt tay nhau dưới sự chứng kiến của một trợ lý kiểm soát về thời gian.
Ấn tượng của tôi về Gates đúng như những gì báo chí vẫn hay viết về ông: một vị tỷ phú chững chạc, lịch thiệp, hài hước và rất thông minh.
Khi Gates nói chuyện, mọi cử chỉ, hành động đều dứt khoát, có vẻ mọi giải pháp cho vấn đề đều nằm trong lòng bàn tay vị tỷ phú.
Ông nhớ được những con số chi tiết nhỏ nhặt nhất, từ tỷ lệ tài sản từ thiện của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 0,1% nền kinh tế nước này, đến con số khổng lồ 3 nghìn tỷ USD mỗi năm của thị trường năng lượng; hay thậm chí là số trẻ em trên toàn thế giới chết vì bệnh tật dưới 5 tuổi đã giảm từ 33% xuống còn 5%...
Cuộc phỏng vấn diễn ra trôi chảy và không một điểm dừng.
Sau khi Bill Gates trả lời xong các câu hỏi mà tôi đặt ra cũng là lúc viên trợ lý thông báo thời gian phỏng vấn đã kết thúc. Vị tỷ phú đứng dậy, bắt tay tôi một lần nữa và rời khỏi phòng.
Ngay sau đó, tôi nhìn xuống đồng hồ của mình. Đúng 20 phút không sai một giây nào!
Đó là điều khiến tôi thực sự ấn tượng về Bill Gates. Ông cũng là một người bình thường, giống bạn và tôi. Nhưng có lẽ điều làm nên sự khác biệt khiến Bill Gates trở thành một tượng đài vĩ đại chính là nhờ khả năng quản lý thời gian siêu việt đến từng giây.
Khánh Ly
Theo Trí Thức Trẻ/Techinsider

Dệt may Việt Nam thua Campuchia tại EU: Nhanh chóng nhìn lại năng lực của chính mình






Dệt may Việt Nam thua Campuchia tại EU: Nhanh chóng nhìn lại năng lực của chính mình



Việc hàng dệt may của Campuchia đang nắm giữ được thị phần lớn hơn Việt Nam tại thị trường EU chỉ mang tính thời điểm và dệt may Việt Nam sẽ sớm giành lại vị trí của mình.

Đó là quan điểm được đại diện của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đưa ra khi trao đổi với chúng tôi về thông tindệt may Việt Nam đang “thua” Campuchia tại thị trường này.
Trong khi đó, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thì cho rằng có thể trong thời điểm hiện nay Việt Nam có thể thua Campuchia trong một số mặt hàng, hoặc giảm sút về thị phần so với Campuchia tại EU. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh dài hạn của Việt Nam tại thị trường này vẫn chủ yếu tập trung vào mặt hàng dệt may, da giày trong thời gian tới.
“Trên thực tế lĩnh vực này doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh tương đối dài hạn. Điều quan trọng là làm sao để giữ được sự cạnh tranh này, bởi trong thời gian tới, định hướng của chúng ta vẫn là phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động” – ông Lộc nói.
Không phải thua cả lĩnh vực, mà chỉ một vài mặt hàng?
Đặt trong bối cảnh tái cấu trúc lại lực lượng lao động trong thời gian tới, Chủ tịch VCCI cho rằng sẽ có hàng triệu lao động nông nghiệp Việt Nam sẽ phải chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, với những ngành có lợi thế thâm dụng lao động cao như dệt may và da giày thì tiếp tục là ngành chiến lược.
Vì vậy, Chủ tịch VCCI khẳng định rằng: “Trong ngắn hạn có thể thị phần giảm sút trong tương quan với các đối tác khác nhưng về dài hạn dệt may sẽ là ngành có lợi thế cạnh tranh cao”.
Đặt trong điều kiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã được ký kết, chuyên gia của EuroCham cũng khẳng định rằng khi FTA đi vào hiệu lực thì vị trí thứ hạng có thể thay đổi và Việt Nam vân là nước có lợi thế nhiều hơn tại EU trong xuất khẩu hàng dệt may.
Trước đó, theo thông tin từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) trong năm 2015, Campuchia đã vượt Việt Nam để vươn lên vị trí thứ 5 trong nhóm các thị trường xuất khẩu dệt may nhiều nhất vào EU. Cụ thể, Campuchia đã vượt Việt Nam về thị phần xuất khẩu vào thị trường này (thị phần của Campuchia là 3,64%, trong khi tỷ trọng của dệt may Việt Nam là 3,45% trong tổng kim ngạch hàng dệt may các nước xuất vào EU.
Tuy nhiên, trong một thông tin xác nhận mới đây của Vitas lại khẳng định việc Campuchia vượt Việt Nam về thị phần dệt may tại EU là không chính xác. Cụ thể, theo bảng thông tin mà Hiệp hội này đưa ra thì đây chỉ là thống kê hàng may mặc thuộc mã HS61 + HS62, song thông tin đưa ra lại có sự “nhầm lẫn” thành hàng dệt may nói chung.
Vitas cũng giải thích, trong năm 2014, tổng nhập khẩu hàng dệt may của EU28 (28 nước thành viên EU) từ Việt Nam là 2,53 tỷ Euro, tăng trưởng 21,31%; năm 2015 là 3,13 tỷ Euro, tăng trưởng 23,91%.
Trong khi đó, tổng nhập khẩu hàng dệt may (HS 50-63) của EU28 từ Campuchia, năm 2015 là 2,97 tỷ Euro, tăng trưởng 31,64%. Như vậy, tính tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU28 thì Việt Nam vẫn duy trì kim ngạch xuất khẩu cao hơn Campuchia.
Dệt may phải "suy nghĩ" lại về năng lực cạnh tranh của mình
Cho dù hàng dệt may Việt Nam chỉ "thua" Campuchia ở một vài mặt hàng, hay toàn bộ ngành hàng thì vị chuyên gia của EuroCham cũng như Chủ tịch VCCI đều cho rằng vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dệt may Việt Nam là điều cần phải suy ngẫm, để có thể tận dụng được các cơ hội về mà Hiệp định mang lại.
Theo đó, không chỉ là nâng cao cạnh tranh của từng doanh nghiệp, thì việc cải cách hành chính trong thời gian tới, nhằm giảm mạnh chi phí hành chính, giảm gánh nặng khác cho doanh nghiệp là rất cần thiết.
Đặc biệt là chi phí liên quan đến tiền lương và người lao động. Theo ông Lộc, nếu chính sách điều chỉnh tiền lương quá nhanh, và không phù hợp với sức khỏe của doanh nghiệp hiện nay, thì nguy cơ doanh nghiệp dệt may và da giày có thể mất lợi thế là nhãn tiền có thể xảy ra.
“Các chính sách tài chính cần có quyết định phù hợp, thì năng lực cạnh tranh của ngành dệt may mới được đảm bảo và ta mới có thể là nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu vào EU và trong thời gian tới” - Ông Lộc nói.
Cẩm An

Luật sư Cao Trí Thịnh: “ĐCS Trung Quốc sụp đổ vào năm 2017”


Theo tin từ trang web www.canyu.org của Đài Loan ngày 25/1/2016, bài viết của luật sư nhân quyền nổi tiếng người Trung Quốc, ông Cao Trí Thịnh tiết lộ những giải thích về dự ngôn “năm 2017 ĐCS Trung Quốc sẽ sụp đổ” trong Cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” dự kiến xuất bản vào đầu năm 2016.
Luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh. (Ảnh: Internet)
Trong bài viết Cao Trí Thịnh nói rằng, những dự ngôn trong cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng“, là những điều mà Thần đã triển hiện cho ông thấy. Ông nói dù khả năng viết văn có tinh tế đến mức độ nào cũng không thể miêu tả được một cách chân thực về những điều kỳ diệu, những chi tiết hết sức tỉ mỉ mà ông đã nhìn thấy.
Trong bài viết này ông Cao trí chỉ đưa ra những phân tích về góc nhìn lịch sử và xã hội cũng như một chút về những điều thần bí mà ông đã chứng kiến.
Cao Trí Thịnh phân tích về quan điểm cho rằng ĐCS Trung Quốc sẽ “Tuyệt đối không tự diệt vong“, quan điểm này kỳ thực là nói nhảm, bởi vì trong lịch sử nhân loại không có triều đại nào mà không bị tiêu vong, không có triều đại nào tồn tại cho đến tận bây giờ, ông nói rất nhiều người nhìn nhận rằng ĐCS Trung Quốc hiện nay quá mạnh, nên khả năng sụp đổ gần như không xảy ra, nhưng ông lại cho rằng những bước đi của nhân loại không được quyết định bằng vũ lực ở trong tay những người cầm quyền, nên dựa vào lực lượng mạnh ở bên ngoài để đánh giá là không đáng tin cậy. Cao Trí Thịnh nêu thí dụ điển hình như Triều Đại nhà Tần và Liên Xô cũ lúc đương quyền có uy lực rất mạnh, nhưng lại sụp đổ một cách rất nhanh chóng.
Về việc “hiện nay ở Trung Quốc không có ai dám kêu gọi đứng dậy phản kháng“, Cao Trí Thịnh nói rằng, việc nhận thức những biến đổi lớn trong lịch sử chỉ dựa trên máu và lửa chỉ là đoán mò. Cao Trí Thịnh đưa ra ví dụ về sự sụp đổ của các nước cộng sản, đều là hiện tượng sụp đổ không bạo lực.
Trong câu cuối cùng của bài viết này ông Cao Trí Thịnh nói, sự kiện “ĐCS Trung Quốc sụp đổ vào năm 2017” là sự kiện trọng đại của lịch sử thế giới, nên ông không thể nào tùy tiện tiết lộ cho mọi người biết được. Ông nói đây chỉ là giới thiệu cho cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” sắp được xuất bản, tất cả đều nằm trong cuốn sách này, ông Cao hy vọng mọi người tin tưởng và đề nghị mọi người đọc cuốn sách này của ông.
Giới thiệu văn tắt về cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng
Cuốn sách “Năm 2017, Trung Quốc phục hưng” có khoảng cỡ 333.000 chữ, nội dung chính phân thành 3 phần, phần 1 nói về năm 2017 Trung Quốc phục hưng; phần 2 nói về chân tướng; phần 3 nói về tương lai của Trung Quốc sau năm 2017.
Cao Trí Thịnh nói:  “Phần đầu là những điều mà thần đã cho ông thấy. Nội dung chính mà ông nhìn thấy là tuổi thọ của ĐCS Trung Quốc kể từ thành lập là 96 năm, cầm quyền được 68 năm, đến năm 2017 diệt vong, tôi đã nhìn thấy được những điều vô cùng kỳ diệu“. Cao Trí Thịnh giới thiệu vắn tắt  cụ thể về những về những dị tượng mà ông đã được chứng kiến như sau: “Tuổi của đảng ĐCS Trung Quốc là 96 năm“, câu này liên tục xuất hiện trong mắt ông mấy tháng liền.
Trong phần thứ 2, Cao Trí Thịnh viết về những gì ông đã được chứng kiến khi ông ở trong tù. Đó là sự dã man, mục nát, chà đạp nhân quyền và quy tắc pháp trị của thế giới một cách vô nhân tính.
Phần 3 của cuốn sách, là tương lai của Trung Quốc sau năm 2017, Cao Trí Thịnh nói chế độ ĐCS Trung Quốc tà ác đã tạo ra thảm kịch sa đọa không đáy của nhân tính. Những quan chức đồng lõa với tội ác “chống lại loài người” sẽ bị trừng phạt. Bất luận là ai thoái xuất khỏi ĐCS Trung Quốc trước tháng 5/2016, chân thành sám hối, thì đều có tương lai tốt đẹp. Sau năm 2017 sẽ có một loạt những thay đổi lớn trong nội bộ Trung Quốc, cũng như quan hệ ngoại giao với các nước khác, dân tộc Trung Hoa sẽ phồn vinh trở lại.
Lê Hiếu dịch từ NTDTV

Sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến gần

Do khu vực sản xuất của Trung Quốc chững lại, nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới đang phải dựa vào một động cơ tăng trưởng nguy hiểm hơn, đó là tín dụng.
Chính phủ Trung Quốc đang khuyến khích các ngân hàng cho vay trong khi khích lệ người dân và các doanh nghiệp chi tiêu.
Điều này nghe có vẻ quen quen? Chính nước Mỹ cũng đã thực hiện như vậy trong nhiều năm qua, thúc đẩy người dân mua nhà, ô tô và tất cả mọi thứ khác bằng tín dụng. Các khoản nợ tích lũy dần đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc Đại Suy thoái.
Các nhà đầu tư nổi tiếng như ông trùm quỹ đầu tư phòng ngừa rủi ro Jim Chanos đang cảnh báo rằng Trung Quốc đang đùa với lửa.
Theo một số liệu công bố trong tuần này, các khoản vay mới tại Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục 2,51 nghìn tỷ Nhân dân tệ (380 tỷ USD) trong tháng 1/2016.
Hoạt động cho vay thường tăng mạnh vào đầu năm vì chính phủ thường tăng hạn mức cho vay đối với các ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, mức tăng này của tháng 1 cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước, và diễn ra sau nhiều tháng tăng cho vay mạnh.
Nếu tình trạng này được duy trì, nó sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong những tháng tới. Tuy nhiên, khi các khoản vay tăng vọt, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một rủi ro, đó là nguy cơ vỡ nợ.
Chuyên gia kinh tế Brian Jackson của hãng IHS Global Insight tại Trung Quốc cho rằng nếu hoạt động cho vay mới tiếp tục tăng mạnh, nó sẽ làm tăng mối quan ngại đang ngày càng nặng nề về mức nợ của Trung Quốc.
Các khoản nợ xấu đã tăng hơn 50% kể từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2015. Đây là một mức tăng rất lớn, đặc biệt là ở một đất nước mà số liệu thống kê thực không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Trong một báo cáo đặc biệt năm 2015, công ty kiểm toán PwC cho rằng nợ xấu tại các ngân hàng Trung Quốc tăng là kết quả trực tiếp của 5 năm cho vay chưa từng có và một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.
Có hai mối lo ngại chính đáng về sự bùng nổ nợ của Trung Quốc: thứ nhất là mức độ phát triển của nó. Thứ hai là liệu các ngân hàng của Trung Quốc có đủ sức khỏe để đối phó với một làn sóng vỡ nợ hay không.
Ông trùm Chanos cảnh báo rằng mức nợ của Trung Quốc vẫn tăng 2-3 lần nền kinh tế mỗi năm.
Đến một điểm nào đó, các khoản nợ sẽ đến hạn. Do nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, nên ngày càng có nhiều lo ngại rằng người dân và các doanh nghiệp sẽ không có khả năng trả nợ, và đó là lý do tỷ lệ vỡ nợ sẽ trở thành một số liệu thống kê chủ chốt.
Bài học từ Mỹ năm 2008 cho thấy khi các vụ vỡ nợ tăng vọt, các ngân hàng thường không phải luôn sẵn sàng đối phó với nó.
"Không ai biết các ngân hàng Trung Quốc yếu và xấu đến mức độ nào vì chẳng ai biết chất lượng cho vay", Gordan Chang, một luật sư và là tác giả của báo cáo "Sự sụp đổ của Trung Quốc đang đến."
Nhiều ngân hàng trên khắp thế giới, đặc biệt là tại Mỹ, đã và đang phải tăng dự trữ tiền mặt để ngăn chặn nguy cơ của một cuộc khủng hoảng tài chính khác, nhưng không chắc liệu Trung Quốc có làm như vậy.
Chính quyền Bắc Kinh đã từng bước rút lại những bảo đảm ngầm vốn đã hỗ trợ cho hệ thống tài chính của Trung Quốc. Trong năm 2014, các nhà đầu tư đã phát hoảng khi một công ty năng lượng mặt trời quy mô nhỏ không trả được nợ, trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên bị phá sản. Đã có một vài vụ phá sản nhỏ kể từ đó.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tin rằng chính phủ Trung Quốc có khả năng sẽ can thiệp để ngăn chặn sự sụp đổ mang tính hệ thống của các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp quan trọng.
Trung Quốc có lượng tiền dự trữ khổng lồ, và nợ chính phủ - hiện ở mức khoảng 43% GDP - vẫn tương đối thấp nếu tính theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Trung Nghĩa 
http://www.doanhnhansaigon.vn/thoi-su-quoc-te/su-sup-do-cua-trung-quoc-dang-den/1095322/

Tỷ phú Soros: Kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ hoàn toàn

Thế giới ) - Kinh tế Trung Quốc đang chờ đợi một sự sụp đổ hoàn toàn. Đây là ý kiến của nhà đầu cơ tiền tệ nổi tiếng George Soros, được Voice of Russia trích dẫn lại.

ty phu soros kinh te trung quoc sap sup do hoan toan
Tỷ phú này cho rằng mối đe dọa chính đối với nền kinh tế thế giới không phải là sự sụp đổ của ngân sách Mỹ và các vấn đề trong khu vực Châu Âu, mà là cuộc khủng hoảng đang hiện dần ra trong lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích không đồng ý với dự đoán này và cho rằng Soros đã quá phóng đại.
Mô hình phát triển đảm bảo cho nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng đã ngừng hoạt động.
 
Tình hình này tương tự như những gì đã xảy ra ở Mỹ vào đêm trước cuộc khủng hoảng năm 2008, theo nhà đầu tư George Soros, được toàn thế giới biết đến với tư cách là “người làm sụp đổ Ngân hàng Anh”.
 
Ông Soros cho rằng bong bóng thị trường tín dụng Trung Quốc sắp vỡ và không có cải cách nào có thể cứu vãn được nữa.
 
Lo ngại của tỷ phú Soros về nền kinh tế Trung Quốc không phải là không có cơ sở. Ông Alexander Orlov, chuyên gia Nga nổi tiếng, giám đốc điều hành của Arbat Capital cho biết: “Nhiều khả năng, ông Soros đã dựa trên thực tế là tổng số nợ của nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu lên đến quy mô nguy hiểm".
 
Vẫn theo chuyên gia Orlov, các khoản nợ này, tập trung chủ yếu trong khu vực doanh nghiệp và đô thị, đã mấp mé ranh giới sống còn của nền kinh tế.
 
Nợ doanh nghiệp đã vượt hơn 100 % GDP và nợ đô thị lên đến 17 nghìn tỷ nhân dân tệ. Con số này hiện ít hơn mức lo ngại bi quan nhất 20 nghìn tỷ nhân dân tệ, nhưng nhiều hơn số 10-12 nghìn tỷ của một vài năm trước đây.
 
Nhưng sự sụp đổ đe dọa Trung Quốc chỉ có thể xảy ra trong tương lai khá xa, và chỉ xảy ra nếu như Trung Quốc không cải thiện lĩnh vực tài chính. Vì vậy, theo ông Alexander Orlov, Soros đã phóng đại quá mức.
 
“Những khoản nợ đó có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc, nếu như bây giờ họ không có biện pháp giải quyết", ông Orlov nói.
 
Tuy nhiên, các nhà chức trách Trung Quốc đã bắt đầu hành động và tổ chức kiểm toán khẩn cấp. Và hiện giờ Trung Quốc đang cố gắng giải quyết vấn đề nợ tồn đọng.
 
Đồng thời, nền kinh tế Trung Quốc có đủ nguồn lực và dự trữ vàng đủ lớn. Hiện tại kinh tế có mức tăng trưởng để có thể hy sinh 2-3 % nhằm xóa bỏ sự mất cân bằng này.
 
Trung Quốc sẽ không cho phép xảy ra khủng hoảng trong lĩnh vực tài chính.
 
Trước hết, không giống như các nước nhỏ khác, nợ của Trung Quốc không lớn và vẫn có thể gia tăng. Thứ hai, sự hiện diện của nhà nước trong nền kinh tế với nguồn lực to lớn đang đóng một vai trò đáng kể.
 
Ngoài ra, trong tháng Giêng, Trung Quốc hủy bỏ lệnh cấm các công ty tư nhân tổ chức IPO để thu hút đầu tư cho sự phát triển của mình và để không còn phải vay tiền ngân hàng.
 
Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc chính của luật chơi. Các khoản nợ lớn từ các thành phố và các công ty đã nổi lên do chính phủ đòi hỏi bằng mọi giá phải đạt hiệu quả tăng trưởng mong muốn.
 
Ông Alexander Potavin,nhà phân tích chính của hãng “RGS- Quản lý tài sản” cho rằng nhiệm vụ chính hiện nay của Trung Quốc là đảm bảo chất lượng tăng trưởng.
 
“Từ chối tăng trưởng kinh tế nhắm tới mục tiêu sẽ là giải pháp phát triển kinh tế thích hợp nhất mà bây giờ đang tiến hành tại Trung Quốc", ông Potavin nói.
 
Tất cả điều này đã thúc đẩy Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố chương trình cải cách kinh tế mới toàn quốc hồi tháng 12 năm 2013. Các quan chức địa phương có nhiệm vụ theo dõi chất lượng tăng trưởng kinh tế chứ không phải là định lượng như trước.
Các dữ liệu mới nhất từ Trung Quốc rất đáng khích lệ.
 
Năm ngoái, kim ngạch ngoại thương của nước này đã vượt quá 4000 tỷ USD, chỉ thiếu 8% theo mức dự đoán mà chính phủ đặt ra.
Trong năm tới, GDP Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn một chút, nhưng cấu trúc của nó sẽ tốt hơn, và tốc độ tăng trưởng sẽ vẫn còn đủ cao.
 
Nói về dự báo Soros, các nhà phân tích cho rằng nhà đầu tư nổi tiếng đơn giản là mong muốn đưa ra tuyên bố cá cược chống Trung Quốc.
 
Nguồn Ngày NAY