Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Tổng giám đốc: “Tôi mong tất cả nhân viên của mình đều hành xử như những người tu luyện Đại Pháp”


Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-2-2017] Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 5 năm 1998, tôi từng gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ. Thân thể tôi đã trở nên vô bệnh và không còn bị mệt mỏi nữa, vì tu luyện Đại Pháp đã ban cho tôi sinh lực.
Tháng 8 năm 1998, nhà máy nơi tôi làm việc bị ngập lụt và tạo thành một lớp bùn dày trên sàn nhà. Khi đang lau dọn, tôi bị một mảnh kính vỡ cứa vào gót chân. Tôi không bận tâm và tiếp tục lau dọn sàn nhà. Tôi chỉ giữ vết thương sạch sẽ. Lúc tôi làm xong việc, máu đã dừng chảy. Tôi chỉ cảm thấy đau một chút khi bước đi. Ba ngày sau, cơn đau đã hết và không có dấu hiệu tổn thương.
Năm 2002, tôi quên tắt máy chưng cất khi rời công sở. Khi về đến nhà, tôi nhìn thấy ánh sáng màu đỏ trước mắt mình, giống như chỉ thị trên máy chưng cất khi nó chưa tắt. Tôi quay lại nhà máy và tắt máy.
Năm 2003, một máy nhiệt độ cao ngừng hoạt động trong ca trực của tôi. Tôi phát hiện ra dây dẫn đã bị cháy và mất điện. Không suy nghĩ nhiều, tôi dùng tay trần nối lại dây. Khi máy chạy quá nhiệt độ và công tắc bảo vệ bị ngắt, tôi nhận ra máy đã chạy trên một nguồn điện khác và không được điều khiển bằng công tác nguồn. Tôi đã kết nối dây trực tiếp bằng đôi tay trần của mình. Và Sư phụ đã bảo hộ tôi.
Xem nhẹ lợi ích cá nhân
Năm 2000, các viên chức nơi tôi làm việc đã tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Họ phạt và giảm mức lương của tôi vì không từ bỏ tín ngưỡng của mình. Họ cũng đưa ra thông báo công khai. Tôi cảm thấy bất bình và nghĩ đến việc bỏ bê công việc. Nhưng sau khi suy nghĩ về nó, tôi nhận ra rằng mình không nên giống như một người bình thường, vì vậy tôi tiếp tục tận tâm làm tốt công việc của mình.
Tôi nghiêm khắc với bản thân mình về mọi thứ. Khi người thân hoặc hàng xóm nhờ tôi lấy trộm đồ từ nhà máy cho họ, tôi đã mua các món đồ và tặng miễn phí cho họ.
Khi tôi lắp điều hòa không khí ở nhà, chúng tôi cần sáu mét dây cáp nặng. Cửa hàng không bán loại cáp đó. Có một số cáp đã sử dụng trong kho nhà máy chúng tôi, vì vậy tôi đã trả 20 nhân dân tệ và lấy số dây cáp đã qua sử dụng về nhà. Khi giám đốc hỏi tôi tại sao lại trả 20 nhân dân tệ, tôi giải thích và anh ấy nói là không cần phải trả tiền. Tôi nói với anh rằng là một người tu luyện, tôi sẽ không lấy không bất cứ thứ gì.
Năm 2004, tôi chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của nguyên liệu thô. Hầu hết các nhà cung cấp muốn lấy lòng tôi. Tôi không nhận bất cứ thứ gì họ biếu tặng và nói với họ rằng là một học viên Đại Pháp tôi không thể nhận bất kỳ món quà nào của họ.
Thay vì nhận quà cáp, tôi đã giảng chân tướng về Đại Pháp cho họ và hầu hết họ đều đồng ý làm Tam thoái.
Một số nhà cung cấp cho biết: “Xã hội sẽ tốt hơn nếu có nhiều người hành xử như cô.” Những người khác nói: “Cô là người trung thực nhất trong đơn vị của cô.”
Nghĩ cho người khác trước
Nhà máy của tôi tinh giản biên chế và phải giảm mức lương của một nhân viên. Tất nhiên, không ai muốn là nhân viên đó. Tôi tình nguyện cắt giảm lương. Tiền lương hàng tháng của tôi ít hơn 60 nhân dân tệ so với các đồng nghiệp khác.
Tôi đã được trao tặng danh hiệu “nhân viên gương mẫu” vào năm 2004, 2005 và 2007. Tôi đã dùng tiền thưởng mua quà tặng cho tất cả những người làm việc cùng mình. Tất cả họ đều nói rằng chỉ những học viên Đại Pháp mới có thể làm như vậy.
Luôn có những tranh chấp về chất lượng sản phẩm tại đơn vị công tác. Sư phụ đã ban cho tôi trí huệ, vì vậy tôi có thể giải quyết những vấn đề mà người khác không thể. Cuối cùng, tôi đã tiết kiệm cho nhà máy hàng chục nghìn nhân dân tệ.
Sư phụ dạy chúng ta làm người tốt. Tôi ghi nhớ trong tâm rằng mình là một học viên và tin tưởng vào Pháp và Sư phụ.
Tại một cuộc họp, tổng giám đốc của chúng tôi nói: “Tôi mong tất cả nhân viên của chúng ta đều hành xử như cô ấy.”

Đăng ngày 15-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Chủ doanh nghiệp: “Tôi tin những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp“


Bài viết của Quy Chân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 8-3-2017] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cảnh sát thường sách nhiễu tôi tại nơi làm việc. Ông chủ của tôi cuối cùng đã bảo họ rằng: “Tôi không quan tâm cô ấy tập cái gì. Tôi chỉ biết rằng cô ấy là một nhân viên tốt. Không ai trong các anh được phép đụng đến cô ấy!” Sau đó, cảnh sát không còn quay lại nữa.
Tôi sống ở tỉnh Hà Bắc. Kể từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thường tình nguyện làm những công việc khó khăn và dơ bẩn nhất. Khi mọi người nghỉ giải lao, tôi sẽ dọn dẹp. Sau đó, tôi được phân công làm quản gia trong toà nhà hành chính. Trong khi dọn dẹp tôi thường nhặt được tiền trên bàn chơi mạt chược hoặc trên sàn mà ông chủ bỏ lại. Tôi luôn trả lại tiền nhặt được.
Ông chủ bảo tôi hãy giữ lấy số tiền, nhưng tôi giải thích rằng một học viên không nhận tiền trừ phi đó là do họ tự lao động kiếm được. Vì vậy, ông chủ đã đưa chìa khoá văn phòng của ông cho tôi và nói: “Tôi tin tưởng những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.”
Nhận được lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp
Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi là một người nhỏ mọn, ích kỷ và cáu kỉnh. Tôi phàn nàn về cuộc sống của mình và cãi nhau với chồng.
Tôi bị chẩn đoán mắc bệnh lao và phải nhập viện vài tháng, việc điều trị đã tiêu tốn của tôi gần 10.000 nhân dân tệ nhưng bệnh tình cũng không khỏi.
Tháng 7 năm 1997, tôi may mắn đắc Đại Pháp và sức khoẻ sớm được hồi phục. Sống theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn, tính nóng nảy của tôi đã sửa đổi và bây giờ gia đình cũng được hoà thuận.
Thể hiện sự tốt lành của Đại Pháp
Năm 2006, tôi rút một số tiền lớn từ tài khoản ngân hàng. Khi kiểm tra tài khoản, tôi phát hiện rằng việc rút tiền đã không được ghi nhận. Tôi thông báo cho nhân viên ngân hàng và cô vô cùng biết ơn. Tôi bảo với cô rằng tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và các học viên rất trung thực.
Một quan chức trong khu phố bảo chúng tôi rằng gia đình chúng tôi có thể nộp đơn xin trợ cấp sinh hoạt và chúng tôi đã làm. Tuy nhiên, sau khi học Pháp tôi nhận ra rằng mình khỏe mạnh và nên tìm một công việc để có thể hỗ trợ cho gia đình. Tôi quyết định huỷ đơn xin trợ cấp và trả lại 180 nhân dân tệ đã nhận. Tôi bảo họ rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và khỏe mạnh. Tôi có thể làm việc để hỗ trợ cho gia đình và số tiền này nên đến tay những người thật sự cần chúng.
Khi mẹ chồng của tôi nhập viện, tôi đã ngày đêm chăm sóc cho bà. Các con của bà chỉ đến thăm bà hai lần, nhưng tôi không trách họ. Khi bà xuất viện, chúng tôi đã trả toàn bộ viện phí và giữ bà ở lại nhà chúng tôi cho đến khi bà phục hồi hoàn toàn.
Hiện mối quan hệ của tôi với gia đình mẹ chồng đã cải thiện. Tất cả họ điều ủng hộ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ.
Nhận được phúc báo qua việc ủng hộ Đại Pháp
Chồng và con trai của tôi ủng hộ Đại Pháp kể từ khi họ chứng kiến những thay đổi ở tôi. Họ đã làm Tam thoái. Đôi lúc họ cùng tôi đi treo các biểu ngữ Đại Pháp và phân phát tài liệu chân tướng. Chồng tôi niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo” mỗi ngày.
Năm 2007, khi chồng tôi đang làm việc trong một mỏ than, anh nhìn lên và thấy một lượng lớn than đang đổ về phía anh. Anh hét lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, xin hãy cứu con!” Đống than đã chuyển hướng và đổ sang phía bên cạnh. Anh biết rằng Đại Pháp đã cứu anh.
Mùa hè năm 2015, anh đang làm việc tại một công trường xây dựng. Khi cùng một đồng nghiệp khiêng một phiến đá lớn, phiến đá bị trượt khỏi tay họ. Phiến đá đã đập vào ngón chân của cả hai người. Chồng tôi hồi phục sau một tuần trong khi đồng nghiệp của anh phải mất sáu tháng mới bình phục. Những đồng nghiệp khác nói rằng: “Tốt hơn là nên tin vào Đại Pháp.”
Con trai của tôi bị một chiếc xe hơi tông vào và trượt xuống gầm một chiếc xe tải khi đang đi xe đạp trên đường. Cháu đã nhanh hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Cháu kể lại rằng cháu cảm thấy mình được một bàn tay rất lớn kéo ra khỏi gầm xe. Chiếc xe đạp bị nghiền nát nhưng cháu vẫn bình an. Cháu về nhà và bảo tôi rằng: “Mẹ ơi, Đại Pháp đã cứu mạng con.”
“Đại Pháp đã cải biến con dâu tôi”
Khi mẹ chồng tôi nhập viện, ở đó cũng có một bệnh nhân 88 tuổi. Trong khi con trai và cô con gái của ông không ở đó, tôi đã giúp ông. Họ biết ơn lòng tốt của tôi.
Họ muốn biết tại sao tôi lại tốt đến vậy. Tôi bảo họ rằng tôi chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn. Họ hỏi tôi xem có phải là tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không. Mẹ chồng tôi bảo họ rằng: “Con dâu tôi trước đây không như vậy, Đại Pháp đã cải biến nó đấy.”
Tôi giảng chân tướng về Đại Pháp cho họ nghe và cả gia đình họ đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Đăng ngày 16-6-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Khách hàng lên tiếng tố Alma "lừa bịp" sau khi ngậm quả đắng

06:10' 17/04/2017 (GMT+7)
   |  
(VnMedia) - Sau khi nộp hơn 100 triệu đồng, khách hàng mới nhận thấy giao dịch đầy mờ ám, lại biết thông tin nhiều người đã nộp tiền cho công ty này như mình mà vẫn chưa được hưởng bất kỳ một dịch vụ nào nên yêu cầu trả tiền cọc thì chỉ nhận được sự…im lặng.
Một khách hàng vừa gửi đơn tới VnMedia “tố” Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (Alma) cho nhân viên gọi điện dụ dỗ tới tham dự buổi xin ý kiến xây dựng khu vui chơi giải trí Disneyland và giới thiệu “sở hữu kỳ nghỉ” tại Alma rồi tới tận nhà thu tiền ngay sau ký hợp đồng.
Theo nội dung đơ tố cáo thì, sau khi nộp hơn 100 triệu đồng, khách hàng mới nhận thấy giao dịch đầy mờ ám, lại biết thông tin nhiều người đã nộp tiền cho công ty này như mình mà vẫn chưa được hưởng bất kỳ một dịch vụ nào nên yêu cầu trả tiền cọc thì chỉ nhận được sự…im lặng và đưa ra những yêu cầu bất lợi cho phía khách hàng.
Bà V.A trong buổi làm việc với Luật sư để tư vấn các thủ tục tố giác Alma
Bà V.A trong buổi làm việc với Luật sư để tư vấn các thủ tục tố giác Alma
Cụ thể, bà Hoàng Thị V.A, (SN 1982) trú tại tổ 1, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP HCM cho biết, khoảng đầu tháng 10/2016, chồng bà Hoàng Thị Vân Anh có nhận được cuộc điện thoại từ một người tự xưng là làm việc tại tòa nhà Techcombank Tôn Đức Thắng mời đến dự buổi xin ý kiến để xây dựng khu vui chơi Disney land và sẽ tặng 1 phiếu đi nghỉ dưỡng 1 đêm tại Đà Lạt địa điểm tại tầng 30, tòa nhà Lim Tower, số 9-10 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP HCM.
Thấy được sự nhiệt tình từ nhân viên, vợ chồng bà V.A đã đồng ý tham dự buổi gặp mặt. Tại đây, một nhân viên tên Long Hoa Đăng của công ty Vịnh Thiên đường giới thiệu nội dung sở hữu kỳ nghỉ thuộc Khu nghỉ dưỡng cao cấp Alma, tại khu Bãi Dài, Nha Trang, Khánh Hòa.
Dự án này bắt đầu xây dựng năm 2013 và hoàn thành vào quý I/2018. Alma bán cho khách hàng 1 tuần nghỉ dưỡng mỗi năm tức là thuê một căn hộ cho 1 tuần (lặp lại trong thời hạn khoảng 40 năm).
Sau đó, gia đình bà Vân Anh được Giám đốc bán hàng tên Nguyễn Thanh Bảo chia sẻ về về số tiền mà khách hàng khi tham gia vào dự án sở hữu kỳ nghỉ dưỡng. Cụ thể, giá trị hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ 1 tuần mỗi năm, trong 40 năm  từ 140.000 – 168.000 USD ( tương đương từ 317 triệu đồng – 380 triệu đồng).
Đồng thời, anh Bảo nói, khách hàng dự hội thảo sẽ được hưởng chính sách đặc biệt tại sự kiện này. Cụ thể, chúng tôi phải đóng đủ 30% thì mới được hưởng các ưu đãi của sự kiện. Chúng tôi nói, ở nhà còn thẻ tín dụng có thể trả đủ 30% nên ngay sau đó, công ty Alma đã cử một nhân viên theo chúng tôi về nhà để lấy đủ số tiền 30% giá trị hợp đồng.
Dự án của Alma tại Khánh Hoà cho đến nay vẫn còn ngổn ngang không như những gì đã quảng cáo để mua chuộc khách hàng
Dự án của Alma tại Khánh Hoà cho đến nay vẫn còn ngổn ngang không như những gì đã quảng cáo để mua chuộc khách hàng
Tuy nhiên, vợ chồng bà V.A cho rằng, không biết dự án này ở đâu, xây dựng thế nào và lo lắng không có tiền để đóng cho các đợt thanh toán tiếp theo nên đã không muốn mua nữa. Nhân viên Hoa Đăng ngay sau đó đã trấn án bằng cách sẽ cho gia đình bà V.A một ưu đãi nữa là ngân hàng Sacombank hỗ trợ 10 tháng không lãi suất và mỗi tháng chỉ phải đóng 6 triệu.
Cảm thấy yên tâm vì ngân hàng cho vay đồng nghĩa với việc ngân hàng Sacombank đã thẩm định tính khả thi của dự án nên gia đình tiếp tục nộp tiên cho nhân viên của Alma.
Thế nhưng sau vài ngày, phía ngân hàng Sacombank đã gọi điện cho bà V.A hỏi về thu nhập từ lương hàng tháng. Sau khi nhận thấy lương không đủ hạn định mức để mở thẻ tín dụng đáp ứng thanh toán cho Alma thì phía ngân hàng đã gợi ý gia đình thế chấp sổ đỏ nhà ở hoặc giấy sở hữu xe hơi…
Nhận thấy sự mập mờ và cung cách làm việc của nhân viên công ty không đàng hoàng cùng những lời tư vấn của nhân viên Alma hoàn toàn không đúng những gì có trên giấy tờ nên đã yêu cầu hủy hợp đồng.
Thế nhưng, Công ty Alma cho rằng đây là lỗi do nhân viên tư vấn sai không phải lỗi cơ bản để hủy hợp động nên có thể thương lượng. Thực ra ở đây, việc thương lượng và hướng giải quyết như thế chỉ đưa chúng tôi vào “sự đã rồi” tức là vẫn đóng tiền tiếp cho công ty Alma và không làm rõ được tính khả thi của dự án.

Theo tìm hiểu của VnMedia, gia đình bà V.A không phải là khách hàng duy nhất tố công ty này. Trước đó, đã có những khách hàng của công ty này cho biết, họ đã ký hợp đồng “Sở hữu kỳ nghỉ” với công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường từ khoảng năm 2014 để thuê một căn hộ (trong thời hạn khoảng 40 năm) thuộc Khu nghỉ dưỡng cao cấp Alma, Khu Du lịch Bắc Bán Đảo Cam Ranh, Cam Lâm, Khánh Hòa).
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chỉ là bãi cát hoang và tất cả mọi người đến lúc này đều đặt ra nghi ngờ với những gì mà phía Alma đã quảng cáo. 
>> VnMedia sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Nhóm PV

Dự án ALMA: Bỏ triệu đô chỉ để... thuê phòng nghỉ

08:35' 21/04/2017 (GMT+7)
   |  
(VnMedia) - Bỏ ra 15.000 USD đến 20.000 USD nhưng khách hàng chỉ được quyền sử dụng 01 tuần/năm căn hộ nghỉ dưỡng /biệt thự ALMA trên cơ sở lặp lại định kỳ trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, đối với 52 tuần còn lại ALMA cho 52 khách hàng Việt khác cho thuê lại và thu lời rất lớn...
Sau khi tiếp nhận đơn thư bạn đọc phản ánh về việc, Công ty Vịnh Thiên Đường (Alma) có cách làm việc khác người: cố dụ người mua bằng các chiêu trò quái đản, cùng với đó là việc nhiều người đã bỏ ra những số tiền rất lớn để mua giá trị ảo, PV của VnMedia đã vào cuộc điều tra, tìm hiểu.
Căn cứ theo những nguồn thong tin được xác thực, VnMedia đã làm rõ được nhiều điều vô cùng bất ngờ xung quanh cái gì đó gọi là “sở hữu kỳ nghỉ” mà Alma đang chào bán.
Biến tướng khi về tới Việt Nam?
Theo tìm hiểu, Timeshare theo mô hình của nước ngoài là một loại hình kinh doanh dịch vụ du lịch có thiết lập các tiêu chuẩn và được giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền theo những mục tiêu rõ ràng mà theo đó nếu như Nhà cung cấp dịch vụ Timeshare không tuân thủ sẽ chịu các hình phạt về tài chính lên tới 200.000 USD.

Một số các yêu cầu đưa ra buộc các nhà cung cấp phải thực hiện đúng là: Các công ty tiếp thị không được phép tặng quà và mời những chủ nhân sở hữu timeshare trong tương lai mà không nêu rõ mục đích thực sự của lời đề nghị; Các yêu cầu hủy Hợp đồng timeshare phải thực tế và ít gánh nặng; các khoản phí phải trả cho người tiêu dùng phải rõ ràng bao gồm chi phí thành viên và các khoản phụ phí…Tuy nhiên với mô hình Timeshare mà Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA) mang đến cho Việt Nam có nhiều điểm lạ và bất thường.
Hình ảnh đồ hoạ dự án của Alma để dụ khách hàng, đến nay nơi này vẫn đang ngổn ngang cồn cát trắng
Hình ảnh đồ hoạ dự án của Alma để dụ khách hàng, đến nay nơi này vẫn đang ngổn ngang cồn cát trắng
Theo phản ánh của các khách hàng đã ký Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với ALMA, khách hàng không có bất cứ thông tin gì về ALMA và Dự án của ALMA trước khi nhận lời mời tham gia Hội thảo về “Hạnh phúc gia đình” của Công ty này.
Sau khi tham gia chương trình theo lời mời của ALMA, khách hàng đã lạc vào ma trận của ALMA bởi những lời giới thiệu đường mật và bản vẽ phối cảnh đẹp như mơ của Dự án.
Nhân viên ALMA tư vấn nhiệt tình về Dự án và mô hình sở hữu kỳ nghỉ và khẳng định là khoản đầu tư tài chính sinh lợi trong tương lai cho khách hàng. Nắm được tâm lý còn dè dặt khi một số khách hàng chưa đủ khả năng về tài chính, ALMA liên kết với một số Ngân hàng mở thẻ tín dụng cho một số khách hàng vay để nộp tiền ngay và nhanh chóng ký Hợp đồng khi chưa có sự tìm hiểu kỹ càng về Dự án.
Do tin tưởng vào lời tư vấn, cam kết, hứa hẹn của nhân viên bán hàng và thông tin về nhà đầu tư Igal David Ahouvi - tỉ phú đô la người Israel, khách hàng nhanh chóng ký tên và nộp tiền.Tuy nhiên, khi tìm hiểu thông tin và tiến độ của Dự án, khách hàng mới hoang mang nhưng đã trót lỡ tay ký vào Hợp đồng.
Phần lớn khi muốn chấm dứt Hợp đồng, khách hàng luôn bị ALMA làm khó bằng các phương án đẩy khách hàng tiếp tục phải nộp thêm tiền hoặc mất trắng số tiền đã nộp. Lúc này, khách hàng mới nhận ra những “giá trị ảo” từ Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với ALMA.
Với một khoản tiền đầu tư của khách hàng cho Dự án lên đến hàng nghìn USD nhưng sự thật khách hàng mới chỉ nhìn thấy Dự án trên bản thiết kế và mô hình. Một số khách hàng đã sử dụng dịch vụ cho biết có chăng ALMA thuê hộ cho khách hàng khách sạn với chất lượng dịch vụ thông thường không đảm bảo các yếu tố cao cấp long lanh như ALMA hứa hẹn.
Cổng vào dự án Alma tại Khánh Hoà vào thời điểm tháng 4/2017
Cổng vào dự án Alma tại Khánh Hoà vào thời điểm tháng 4/2017
Ngoài ra, việc ALMA cam kết với khách hàng “Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” là khoản đầu tư tốt nhất Việt Nam cũng không có cơ sở khi họ đang “bán” cái họ chưa có “quyền sở hữu”. Việc khách hàng bỏ tiền ra là thật nhưng đối tượng đầu tư của khách hàng là các căn hộ để thực hiện quyền nghỉ dưỡng trong khu nghỉ dưỡng còn đang hình thành trong tương lai là ảo.
Với hình thức thu tiền từ 30% - 80% giá trị Hợp đồng khách hàng chỉ được quyền thuê 1 tuần/năm… trong khi Dự án của ALMA còn chưa biết đến khi nào mới xong. Đến cuối năm 2016, Dự án còn chưa được cấp phép xây dựng, trên trang web của ALMA cập nhật tiến độ Dự án tòa nhà chính mới lên được tầng 4 giữa bãi đất hoang sơ không có điều gì đặc biệt.
Lập lờ đánh lận con đen?
Chúng ta có thể so sánh, tại trung tâm của TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, khách hàng hoàn toàn có quyền sở hữu được 01 căn hộ tiện ích có diện tích khoảng 70m2  với  tổng giá trị trên 1 tỉ đồng Việt Nam (đã có Giấy chứng nhận quyền sở hữu) với chất lượng tương khách sạn 4 sao.
Còn theo Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của ALMA, giá trị cho thuê 01 căn hộ nghỉ dưỡng /biệt thự ALMA từ 15.000 USD đến 20.000 USD, nhưng khách hàng chỉ được quyền sử dụng 01 tuần/năm trên cơ sở lặp lại định kỳ trong các năm tiếp theo. Như vậy, đối với 52 tuần còn lại ALMA cho 52 khách hàng Việt khác cho thuê cùng loại căn hộ, biệt thự nghỉ dưỡng với giá trị như trên thì số tiền căn hộ, biệt thự cho thuê của ALMA có giá trị lên tới trên dưới triệu đô la. Đây đúng là một bài toán kinh tế kỳ lạ nhất mà ALMA đem đến cho khách hàng Việt.

ALMA mang đến cho khách hàng nhiều sự kỳ vọng và những phép tính siêu lợi nhuận để khách hàng ký vào Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với những điều khoản bất lợi cho khách hàng như một cái bẫy để khách hàng sa chân vào là không có lối thoát.
Không biết sẽ còn bao nhiêu trường hợp như chị V.A tại TPHCM lên tiếng tố giác Alma
Không biết sẽ còn bao nhiêu trường hợp như chị V.A tại TPHCM lên tiếng tố giác Alma
Rõ ràng hình thức “sở hữu kỳ nghỉ” đối với Dự án resort tại khu Bãi Dài, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của ALMA là “rừng mơ” đối với khách hàng Việt kể từ thời điểm khách hàng Việt bị lạc vào các Hội thảo của ALMA với những chủ đề không liên quan.
Hiện nay, theo yêu cầu của khách hàng và phản ánh của các cơ quan báo chí, tháng 01/2017 vừa qua UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo Sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa kiểm tra Dự án của ALMA và sẽ thu hồi nếu Dự án này không khả thi và đúng tiến độ. ALMA sẽ có trách nhiệm trả lại tiền đã nhận theo Hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vụ việc đưa ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết như cơ quan Công an, Tòa án…
Bên cạnh đó khuyến cáo cá nhân tổ chức khi ký Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với ALMA cần có sự tìm hiểu kỹ càng về các điều khoản của Hợp đồng và tham vấn ý kiến của những người am hiểu pháp luật để tránh những rủi ro không đáng có khi ký kết Hợp đồng.
>> VnMedia sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này
Hải Hà

Luật sư 'bóc mẽ' lời nguỵ biện của Alma sau khi bị VTV... 'sờ gáy'

12:58' 19/05/2017 (GMT+7)
   |  
(VnMedia) - Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đã có công văn gửi VTV sau khi đơn vị này phát sóng phóng sự 'bóc mẽ' những sự thật về dự án Alma...
Ngày 24/04/2017, bản tin tài chính kinh doanh của Đài truyền hình Việt Nam đã đưa tin về Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp theo mô hình sở hữu kỳ nghỉ của Công ty TNHH Khu Du Lịch Vịnh Thiên Đường (ALMA). Đây là khu nghỉ dưỡng có diện tích 30,24 ha nằm ở vị trí lô D7a2, TT4, Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa) theo giấy chứng nhận đầu tư số 37122000419 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp lần đầu ngày 5/2/2013 có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Sau khi bản tin được phát hành, ALMA đã có những phản hồi chính thức và thông cáo báo chí trên Website alma.vn. Nội dung bản Thông cáo đưa ra nhiều vấn đề nhằm giải thích cho những vướng mắc, rắc rối pháp lý của ALMA gặp phải. Tuy nhiên, những lập luận, giải thích của ALMA chỉ mang tính chất ngụy biện, né tránh, đẩy trách nhiệm về phía khách hàng, đơn vị tư phấn pháp lý.
Trên cơ sở những nghiên cứu pháp lý đã nắm được, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú đã có Công văn gửi Đài Truyền hình Việt Nam-VTV để phân tích những lý lẽ bao biện mà Alma đã nói về phóng sự đã phát sóng. VnMedia sẽ trích dẫn những nội dung chính của công văn này.
Đồ hoạ dự án Alma tại Khánh Hoà
Đồ hoạ dự án Alma tại Khánh Hoà
Cụ thể: Tại bản Thông cáo báo chí ALMA khẳng định nội dung điều khoản được soản thảo phù hợp với quy định của BLDS trên nguyên tắc tự do tự nguyện cam kết. Điều này, trái với thực tiễn mà ALMA đã và đang làm. Alma thường cho nhân viên tư vấn một cách dữ dội, khoảng 30 phút sẽ làm mọi cách để khách hàng ký vào hợp đồng mặc dù chưa đọc kỹ cũng như hiểu hết các quy định.
Mặc dù ALMA vẫn khẳng định trong Thông cáo báo chí là Hợp đồng hoàn toàn không hạn chế quyền khiếu nại hoặc khiếu kiện của khách hàng. Và đưa ra lời giải thích: “Mục đích của Điều 9 là để xác nhận rằng khi ký hợp đồng, khách hàng đã hiểu rõ toàn bộ các nội dung của hợp đồng. Do đó, nếu có tranh chấp phát sinh thì khách hàng sẽ không lấy lý do là khi ký Hợp đồng, khách hàng không nhận thức đầy đủ về bất kỳ hoặc toàn bộ các quy định trong hợp đồng, và từ đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tuyên bố Hợp đồng vô hiệu để khách hàng có thể thoái thác các trách nhiệm của mình theo hợp đồng”.

Luật sư Trương Anh Tú
Luật sư Trương Anh Tú
Việc giải thích điều khoản này chỉ mang tính chất bao biện. Bản chất hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ của Alma đưa cho khách hang là hợp đồng theo mẫu được quy định tại khoản 5 điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dùng“Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng”.
Về việc ALMA lựa chọn trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Phía ALMA khẳng định họ chọn Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) là phù hợp với quy định của pháp luật. Theo đó pháp luật Việt Nam cho phép lựa chọn cơ quan giải quyết như Tòa án Việt Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài quốc tế, Trọng tài nước ngoài ...(Theo điều 12 Luật Đầu tư 2005, điều 14 Luật Đầu tư 2015). Tuy nhiên, quan điểm của ALMA trong trường hợp này là không phù hợp.
ALMA đã áp dụng sai luật, theo đó điều 12 Luật Đầu tư 2005, điều 14 Luật Đầu tư 2015 điều chỉnh giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh tức là tranh chấp giữa các nhà đầu tư với nhau. Trong khi đó, tranh chấp theo hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là tranh chấp giữa nhà đầu tư với khách hàng không thể áp dụng điều 12, 14 Luật Đầu tư để lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Hơn nữa việc lựa chọn SIAC chính là đánh đố, dồn ép khách hàng vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Khách hàng không thể sang Singapore để giải quyết tranh chấp trong khi chi phí đi lại, ăn ở ...có thể vượt quá/gấp nhiều lần số tiền tranh chấp theo hợp đồng.
Về cơ sở pháp lý của Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ. ALMA đã dẫn chứng cơ sở pháp lý của Hợp đồng là Luật Du lịch, Luật Thương mại và Bộ luật dân sự. Đồng thời ALMA cũng khẳng định đối tượng của hợp đồng là “dịch vụ lưu trú”. Như vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 64 Luật Du lịch và Điều 18 Nghị định 92/2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 qui định chi tiết một số điều của Luật du lịch.
Hình ảnh dự án Alma tại Khánh Hoà
Hình ảnh dự án Alma tại Khánh Hoà
Theo đó, điều kiện cụ thể đối với dịch vụ này là các biệt thự, căn hộ phải đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị (tức cơ sở vật chất) và mức độ phụ vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng. Tuy nhiên, Dự án khu nghỉ dưỡng của ALMA đến nay vẫn chưa hoàn thành, ALMA chưa đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ này theo Luật Du lịch nhưng vẫn tiến hành ký hợp đồng với khách hàng là vi phạm quy định của pháp luật.
ALMA sử dụng các thuật ngữ để giải thích đối tượng hợp đồng như “quyền nghỉ dưỡng”, “sở hữu kỳ nghỉ” đều là những thuật ngữ mơ hồ, ngớ ngẩn. Quyền nghỉ dưỡng không phải thuật ngữ du lịch, vô nghĩa trong tiếng Việt. Còn thuật ngữ “Sở hữu kỳ nghỉ” mà ALMA đưa ra như là việc đánh tráo, lập lờ khái niệm, dễ gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng, người sử dụng dịch vụ là vi phạm nguyên tắc trong ký kết Hợp đồng theo Bộ luật dân sự của Việt Nam.
Về tiến độ xây dựng dự án, liên quan đến vấn đề này, báo chí có đưa ra câu hỏi là hiện nay công ty đã nhận được giấy phép cuối cùng của dự án chưa. Tuy nhiên, trong Thông cáo báo chỉ ALMA đã không trả lời câu hỏi một cách thẳng thắn có hay không mà trả lời vòng vo về việc chấp hành, lắng nghe cơ quan có thẩm quyền trong quá trình hoàn thành các thủ tục giấy tờ pháp lý.
Ngoài ra, ALMA cam kết về tiến độ xây dựng của Dự án sẽ chính thức khai trương Khu nghỉ dưỡng vào năm 2018. Tuy nhiên trên thực tế cam kết này không có tính khả thi.
Với mô hình nghỉ dưỡng phức hợp với Tòa nhà chính cùng 200-400 căn villa, biệt thự, căn hộ và quần thể khu vui chơi giải trí cùng với hàng loạt qui trình cấp phép liên quan đến Dự án và một khoản tiền đầu tư khổng lồ, chưa nói đến các yếu tố khách quan khác ảnh hưởng thì việc Khu nghỉ dưỡng được đi vào hoạt động vào năm 2018 là phi thực tế.
Ads by AdAsia
You can close Ad in {20} s

Những lý do mà người tiêu dùng không nên mua sở hữu kỳ nghỉ
Những lý do mà người tiêu dùng không nên mua sở hữu kỳ nghỉ
Bên cạnh đó, ALMA khẳng định đã có sự liên kết với các đối tác, tổ chức quốc tế để “trao đổi kỳ nghỉ” quốc tế tại các quốc gia khác nhau trên thế giới như DAE và RCI. Tuy vậy dưới góc độ pháp lý cần xem xét các tổ chức này có tư cách pháp nhân không hay chỉ là các câu lạc bộ, Hiệp hội mà ALMA mục đích dùng để liên kết và mượn danh “trốn thuế” gây thất thoát ngân sách nhà nước và tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa Doanh nghiệp hoạt động du lịch theo qui định của pháp luật Việt Nam.
Về quyền sở hữu kỳ nghỉ chỉ được phép bán khi tài sản hiện hữu. Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng nghỉ dưỡng (dịch vụ lưu trú) chỉ đủ điều kiện khi có tài sản hiện hữu.
Để lý giải điều này, ALMA đã viện dẫn đơn vị soạn thảo Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là Vilaf và dẫn chiếu nội dung: “Ngay từ khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Công ty đã được phép vận hành dự án theo cách mà Công ty đang thực hiện..” là câu trả lời tránh né, đổ lỗi sang Vilaf.
Về mặt pháp lý, ALMA kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch theo mô hình “nghỉ dưỡng” phải đảm bảo các điều kiện theo Luật Du lịch tức là phải có Khu nghỉ dưỡng của ALMA. Tuy nhiên, trên thực tế Dự án của ALMA chưa hoàn thành.
Như vậy ALMA đang bán cái họ chưa có là có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Do vậy, hành vi sai trái của bất kỳ tổ chức cá, nhân nào do (lỗi) sự tư vấn của tổ chức cá nhân khác có thể là lý do, nhưng không phải là căn cứ thoái thác trách nhiệm, loại trừ trách nhiệm dân sự, hình sự (nếu có) của tổ chức đó.
Văn phòng luật sư Trương Anh Tú