Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tin tức về sự hồi phục kỳ diệu của tôi đã lan truyền đến mọi người dân trong thị trấn



Bài viết của một học viên Pháp Luân công ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 24-06-2013] Vào năm 1997, khi mới lên mười, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Khi sinh ra tôi đã ốm yếu. Lúc mười tuổi, tôi bị chẩn đoán mắc bệnh viêm cơ tim, tức là thành cơ tim của tôi đã bị viêm. Vì thế tôi phải nghỉ học.
Theo phương pháp trị liệu tim mạch hàng ngày, tôi đã châm cứu ở mu bàn tay, cổ tay, cánh tay và chân trong một thời gian dài. Sau vài tháng chữa trị tôi cảm thấy khỏe hơn, bố mẹ quyết định để tôi quay lại trường học. Vào ngày mà tôi quay lại trường mẹ đã đưa tôi đi khám lại ở một bệnh viện để chắc chắn là tôi đã hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng lại được thông báo rằng tôi mắc bệnh thận mãn tính.
Điều đó thật quá sức chịu đựng
Bố tôi đã bị chẩn đoán mắc bệnh gan. Bây giờ thận của tôi lạibị hỏng. Mẹ tôi đã òa khóc lúc ở bệnh viện.
Tôi không biết rằng cách chữa trị duy nhất là cấy ghép thận. Tôi chỉ biết là mình luôn mệt mỏi. Thậm chí đi bộ cũng là một việc khó khăn đối với tôi. Bố mẹ tôi phải bế tôi lên cầu thang. Bố mẹ tôi là những người có thu nhập thấp, nhưng họ đã cố thử mọi cách chữa trị mà họ có khả năng chi trả. Họ thử cả Tây y và Trung y. Quá thất vọng, một lần họ đã thuê một bà đồng về nhảy đồng với hi vọng đuổi đi tà ma khiến cho tôi ốm yếu.
Chúng tôi sống trong một thị trấn hẻo lánh. Ở đó không có ai tu luyện Pháp Luân Công. Bố tôi, một người đam mê khí công, đã thử nhiều trường phái khí công, vì vậy ông gặp gỡ rất nhiều người có cùng chí hướng. Một ngày ông ấy nghe nói về một môn khí công có tác dụng chữa bệnh kỳ diệu. Ông thấy có một người đàn ông duy nhất trong vùng chúng tôi tu luyện nó và đã mượn ông ấy bản sao cuốn Chuyển Pháp Luân. Bố tôi đã say mê Pháp Luân Công ngay khi ông ấy đọc sách. Ông ấy học các bài công pháp bằng cách bắt chước những hình vẽ trong sách và sau đó ông dạy cho tôi.
Hàng xóm của chúng tôi và bạn bè của bố cũng bắt đầu tu luyện, đã bảo với bố tôi cùng luyện công trong công viên. Họ muốn giúp nhiều người hơn nữa biết đến nó và chia sẻ lợi ích của việc tu luyện  Pháp Luân Công.
Tôi dậy từ sáng sớm và đi cùng bố tới công viên địa phương. Ban đầu tôi ngồi xem họ luyện khi bố đưa tôi đến đó. Chỉ sau vài ngày tôi đã có đủ sức khỏe để có thể luyện cùng với họ.
Tôi cảm thấy khỏe như bình thường chỉ trong hai tuần. Tôi tràn đầy năng lượng và xin quay lại trường học. Mặc dù đã lỡ mất nửa học kỳ, tôi là học sinh đứng đầu lớp trong kỳ thi cuối năm đó.
Thần tích đó đã làm mẹ tôi tin vào huyền năng của Pháp Luân Công. Bà cũng bắt đầu tu luyện.
Tin tức về sự hồi phục kỳ diệu của tôi nhanh chóng đến tai mọi người trong thị trấn nhỏ của chúng tôi. Số lượng học viên nhanh chóng tăng đến vài trăm người chỉ trong chưa đầy hai năm. Vào năm 1999 có hơn 300 học viên trong thị trấn nhỏ của chúng tôi. Hàng ngày chúng tôi luyện công tập thể trong công viên. Tôi vẫn vui thích nghĩ về sự thanh tịnh và hòa ái của nhóm luyện công chúng tôi trong công viên.
Lối đi bộ chính trong công viên có hai luống hoa ở hai bên. Chúng tôi từng luyện công gần luống hoa ở phía tây. Mùa hoa nở ở phía bắc Trung Quốc thường ngắn vì thời tiết lạnh. Sau khi chúng tôi tu luyện Pháp luân Công ở công viên, những khóm hoa ở gần điểm luyện công của chúng tôi nở lâu hơn những khóm hoa ở phía Tây. Thực tế, chúng liên tục nở cho đến tận mùa thu khi tất cả những loài hoa khác trong công viên đã tàn.
Mọi thứ đã thay đổi khi chế độ Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999. Chế độ này cảm thấy bị đe dọa vì có nhiều người tu luyện Pháp Luân Công. Bố mẹ tôi đã bị bắt, giam giữ và kết án tù hoặc lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công cho dù Hiến háp Trung Quốc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
Khi mọi việc bắt đầu tôi vẫn là học sinh tiểu học. Chúng tôi không còn luyện Pháp Luân Công ở nơi công cộng nữa. Công an tịch thu toàn bộ các sách Pháp Luân Công của chúng tôi. Tôi không từ bỏ tu luyện và hết sức cố gắng để tuân theo lời dạy của Sư phụ, nhưng thật khó khi không có sách. Tôi lơ là trong tu luyện và cư xử như những đứa trẻ khác ở trường, luôn tranh đấu vì danh lợi. Tôi trở thành một đứa trẻ bình thường.
Khi tôi học lớp 11 mẹ tôi được thả. Nhưng bà đã về nhà với một đứa trẻ ốm yếu đã ngừng tu luyện Pháp Luân công. Tôi luôn hụt hơi và mệt mỏi. Tôi không thể tập trung học vì vấn đề sức khỏe của mình. Mẹ đã rất lo lắng cho tôi, nhưng sức khỏe suy giảm của tôi đã không thể khiến tôi có động lực tu luyện Pháp Luân Công.
Một buổi chiều tôi bị sốt cao. Tôi cảm thấy nóng như thiêu đốt. Tôi bị cơn đau thắt lưng hành hạ. Tôi chưa bao giờ bị đau như vậy. Thậm chí tôi không thể nói vì quá đau đớn, dường như đau đến tận xương tủy. Mẹ tôi thức trắng đêm với tôi. Vào buổi sáng bà quyết định đưa tôi đến bệnh viện thành phố. Tôi bị viêm thận cấp tính với hàm lượng protein trong nước tiểu ở mức nguy hiểm. Bệnh viện từ chối cho tôi nhập viện vì họ nghĩ tôi có thể chết. Mẹ tôi tìm thấy một bệnh viện nhỏ nơi tôi không được điều trị gì ngoài một mũi tiêm penicillin. Hiển nhiên là nó không có tác dụng gì đối với tôi.
Cuối cùng mẹ đưa tôi đến nhà của một học viên khác
Khi chúng tôi ở đó, mẹ nói: “Tại sao con không tu luyện Pháp Luân Công? Chỉ có Sư phụ mới cứu được con.”
Tôi bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Tôi yếu đến nỗi phải dừng lại và nghỉ ngơi sau vài câu. Nhưng tôi cảm thấy khá hơn từng chút một khi tôi tiếp tục đọc. Tôi còn có thể ăn được một chút. Tôi liên tục đọc và đọc xong vài bài giảng ngày hôm đó.
Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân vài ngày, tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh. Chúng tôi quay lại bệnh viện thành phố để kiểm tra lại, và lần này chỉ số protein trong nước tiểu của tôi là bình thường. Bác sỹ hỏi mẹ rằng tôi đã uống gì trong vài ngày qua để có được kết quả kỳ diệu như thế.
Tôi vô cùng biết ơn cứu độ của Sư phụ. Tôi bắt đầu trở lại tu luyện Pháp Luân Công. Tôi quyết tâm tu luyện tinh tấn và sống thật có ích cuộc sống mới mà Sư phụ ban cho.
Tôi đã tốt nghiệp đại học và có việc làm. Mỗi lần khi thấy mình buông lơi trong tu luyện, tôi nhắc nhở bản thân rằng tôi đã được ban cho một cuộc đời mới và tôi phải trân quý nó. Tôi sẽ không ở đây nếu không có Sư phụ. Tôi nợ Ngài mọi thứ. Tôi sẽ không bao giờ có thể đền đáp ơn cứu độ của Sư phụ ngoài việc tinh tấn tu luyện và giảng chân tướng cho mọi người rằng Pháp Luân Công là Chính Pháp và đang  bị bức hại vô cớ.

Đăng ngày 17-07-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thận trọng với mối nguy hại từ các trò chơi điện tử



Bài viết của một học viên trẻ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-08-2013] Tôi là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi ở Trung Quốc. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2008. Tôi đã đọc một số bài chia sẻ kinh nghiệm về những mối nguy hại từ việc chơi các trò chơi điện tử trên máy tính. Tôi đã ngừng chơi điện tử hồi còn học trung học, tuy nhiên, đến khi học cao đẳng tôi lại bắt đầu chơi trở lại. Tôi xin chia sẻ bài học của tôi với các bạn đồng tu trẻ, giúp họ coi trọng vấn đề này, đồng thời cũng nhân cơ hội này [có thể] loại bỏ đi chấp trước của tôi.
Tôi đã chia sẻ với một số học viên về lý do tại sao những người trẻ tuổi lại thích chơi trò chơi điện tử trên máy tính. Chúng ta thấy rằng trong khi chơi các trò chơi điện tử, con người ta có thể buông thả mình với những chấp trước được đẩy đến cực hạn. Người ta có thể cướp giật và chém giết trong trò chơi điện tử, và có thể có được những thứ bản thân truy cầu trong cuộc sống thực tại mà không có được, chẳng hạn như tiền và phụ nữ. Các trò chơi này thực sự vô cùng nguy hại cho người tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Những người khác cũng đến bái [lạy], bái tới bái lui, sẽ cấp cho nó một năng lượng nhất định. Đặc biệt nếu người luyện công thì còn nguy hiểm hơn; hễ bái [lạy] thì dần dần cấp năng lượng cho nó; nó sẽ hình thành một thân thể hữu hình; tuy nhiên thân thể hữu hình ấy hình thành tại không gian khác.” (Chuyển Pháp Luân)
Vì thế, tôi đã ngộ ra được rằng mỗi khi người ta (đặc biệt là các học viên) chơi các trò chơi điện tử trên máy tính, họ sẽ cấp năng lượng cho những linh thể trong trò chơi ấy. Những linh thể này sẽ quay lại lợi dụng các tâm chấp trước, phóng đại các chấp trước của con người lên; người tu luyện làm ra những sự việc này, chẳng phải là trái với mục tiêu tu luyện mà chúng ta cần hướng tới hay sao?
Nghiệp lực của con người là có liên quan trực tiếp đến các chấp trước của họ. Một số học viên nghĩ rằng việc chém giết trong một trò chơi điện tử có thể được coi là sát hại [một sinh mệnh] trong một không gian khác. Tôi nghĩ rằng nó thậm chí còn tồi tệ hơn thế, bởi vì nó tạo ra nghiệp tư tưởng. Một khi bạn có ý nghĩ trộm cắp, cướp hoặc chém giết trong một trò chơi, nó sẽ sinh ra nghiệp tư tưởng và sẽ trở thành một chướng ngại trong tu luyện của bạn. Mỗi lần tôi chơi một trò chơi điện tử trên máy tính, tôi đều có trải nghiệm thấy chóng mặt, cảm thấy bị kích động, lười biếng và bực bội, thậm chí [chúng vẫn còn tồn tại] sau khi tôi đã xóa bỏ đi các trò chơi. Tất cả các chấp trước của tôi, đặc biệt là tâm an nhàn và sắc dục đều gia tăng. Đôi khi, tôi không thể kiềm chế được bản thân truy cập vào các trang web người lớn sau khi chơi các trò chơi điện tử.
Sư phụ đã giảng:
“Con người ta sống cần phải suy nghĩ. Bởi vì con người mê ở chốn người thường, nên trong tư tưởng hay sản sinh những ý niệm theo danh, lợi, sắc, nóng giận, v.v.; dần dần sẽ tạo thành một loại nghiệp lực tư tưởng rất lớn mạnh.” (Chuyển Pháp Luân)
Những nghiệp lực tư tưởng mới này thậm chí còn khiến cho việc tu luyện cá nhân của chúng ta khó khăn hơn. Nếu chúng ta bị kích động, lười biếng và truy cầu dục vọng, thì làm sao chúng ta có thể cứu độ chúng sinh?
Bất cứ khi nào tôi có thời gian rảnh hay cảm thấy mệt mỏi, thì một ý nghĩ sẽ nảy sinh: “Chơi điện tử là một ý kiến không tồi. Mình sẽ nghỉ ngơi và chơi một chút.” Cái gọi là” không tồi” đã là một tiêu chuẩn suy đồi trong xã hội hiện đại. Là một học viên tu luyện [Đại Pháp], việc nghiện vào chơi bài, chơi cờ cũng là tìm đến một chủng phương thức phóng túng tâm cầu an dật kiểu người thường.
Sư phụ đã giảng rất rõ:
“Hút thuốc cũng là chấp trước, có người nói rằng hút thuốc có thể làm tinh thần tỉnh táo; tôi nói rằng đó là tự dối mình dối người. Có người làm việc đến lúc mệt hoặc giả viết sách đến lúc mệt mỏi, bèn muốn nghỉ một lát hút điếu thuốc; họ liền cảm thấy rằng hút thuốc xong thì tinh thần lại tỉnh táo lại. Thực ra không phải vậy, lý do là vì họ đa nghỉ một lúc. Tư tưởng của người ta có thể tạo thành một cảm giác sai, còn gây ra một ảo giác. Như vậy về sau thực sự hình thành quan niệm [như thế], hình thành cảm giác sai [như thế]; chư vị cảm thấy dường như hút thuốc làm tinh thần tỉnh táo lên; [thực ra] hoàn toàn không phải, nó không có tác dụng. Đối với thân thể con người thì hút thuốc không có chút gì tốt cả; một cá nhân hút thuốc một thời gian lâu, đến lúc bác sỹ giải phẫu thân thể người ấy, thì thấy khí quản đều là đen, trong phổi đều đa thành đen.”(Chuyển Pháp Luân)
Theo thể ngộ của tôi, khi một người nghỉ ngơi bằng việc chơi các trò trơi điện tử, đây chính là một loại ảo giác được dẫn động bởi các chấp trước của anh ta. Thay vào đó, các học viên có thể nghe nhạc Đại Pháp hoặc xem Thần Vận, những thứ không bị ảnh hưởng bởi văn hóa biến dị. Mặt khác, các học viên trong thời kỳ Chính Pháp nên bận rộn khi chúng ta thật sự có trách nhiệm đối với chúng sinh. Tại sao chúng ta lại có thể cảm thấy nhàm chán và lãng phí thời gian vào việc giải trí được?
Sống trong xã hội hiện đại, đặc biệt là các sinh viên, tôi thấy thật khó để có thể không bị ảnh hưởng. Đôi khi tôi không thể không xem những người khác chơi các trò chơi điện tử và nói chuyện về chúng.
Sư phụ đã giảng:
“Chính là do tư tưởng của chư vị bị một loại linh thể ngoại lai khống chế; chư vị lại còn cho rằng tốt lắm, chư vị thấy hoan hỷ, chư vị thấy cao hứng; chư vị càng cao hứng thì nó khống chế chư vị càng chắc chắn hơn.”(Chuyển Pháp Luân)
Bất cứ khi nào tôi thích xem và nói chuyện về các trò chơi điện tử, đó chính là tôi đang cầu nó đến. Ý nghĩ vào việc chơi chúng sẽ đến và các tư tưởng xấu sẽ gia tăng. Càng thích xem hay nói chuyện về chúng, tôi càng khó kiểm soát bản thân mình. Tôi nghĩ rằng các học viên chúng ta không nên nghe, xem hay nói chuyện về các trò chơi điện tử.
Bên cạnh các trò chơi điện tử trên máy tính, một loạt các trò chơi có sẵn trong điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác, các học viên cũng nên tránh chơi chúng. Những nguy hại nêu trên đều có thể xảy ra khi chơi chúng. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp nên nghĩ nhiều hơn về việc làm sao để có thể tu luyện dũng mãnh tinh tấn. Làm sao chúng ta có thể tìm những lý do để phóng túng tâm chấp trước của chúng ta? Thời gian tu luyện là không nhiều! Hãy trân quý khoảng thời gian quý báu này để trở thành những đệ tử Đại Pháp chân chính.

Đăng ngày 24-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Chicago, Hoa Kỳ: Các học viên Pháp Luân Công tham gia Lễ diễu hành nhân Ngày lễ Tạ ơn 10 năm liên tiếp

http://vn.minghui.org/news/44536-chicago-hoa-ky-cac-hoc-vien-phap-luan-cong-tham-gia-le-dieu-hanh-nhan-ngay-le-ta-on-10-nam-lien-tiep.html
[MINH HUỆ 30-11-2013] Các học viên Pháp Luân Công đã tham gia Lễ diễu hành nhân Ngày lễ Tạ ơn của McDonald ở thành thố Chicago vào ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đây là năm thứ 10 liên tiếp các học viên tham gia vào lễ diễu hành lớn thứ hai ở Hoa Kỳ này.
Các học viên Pháp Luân Công tham gia Lễ diễu hành nhân Ngày lễ Tạ ơn của McDonald ở thành phố Chicago
Khán giả chiêm ngưỡng con thuyền của các học viên
Các học viên trẻ biểu diễn bài công pháp thiền định của Pháp Luân Công
Các học viên Pháp Luân Công lắp thuyền
Biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công trên thuyền
Con thuyền mới thiết kế và màn biểu diễn các bài công pháp Pháp Luân Công của các học viên đã đem lại sự vui thích cho khán giả, những người tham dự sự kiện bất chấp thời tiết giá lạnh. Hàng trăm ngàn người đã có mặt tại đó để theo dõi lễ diễu hành. Sự kiện cũng được truyền hình trực tiếp tới hàng triệu khán giả xem truyền hình.
Khi thiết kế con thuyền mới cho sự kiện năm nay, các học viên hi vọng sẽ mang vẻ đẹp của Pháp Luân Công đến với khán giả và thể hiện rằng Pháp Luân Công có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa truyền thống.
Ông Dương, gần 80 tuổi, chịu trách nhiệm trang trí cổng thuyền. Ông cho biết hơn 10 học viên đã dành một tuần để thiết kế con thuyền, và xem xét độ chắc chắn, tính khả dụng cũng như tính thẩm mĩ của nó trong khi hợp tác với nhau để thống nhất một mẫu thiết kế. Đây là một nỗ lực xứng đáng, bởi cả nhóm đã rất vui khi thấy con thuyền được chào đón tại lễ diễu hành.
Bông sen khổng lồ và cổng thuyền đã đặc biệt thu hút sự chú ý của khán giả. Nhiều người đã liên tục nhận xét “tuyệt đẹp” khi đoàn diễu hành đi qua.
Nhiều người Trung Quốc trong số khán giả cũng phải thốt lên hai từ “tuyệt vời”. Một vài người trong số họ cho biết đã nhìn thấy các sự kiện của Pháp Luân Công tại Đài Loan, Hồng Kông, và những nơi khác. Họ rất vui khi lại được thấy Pháp Luân Công tại lễ diễu hành của Ngày lễ Tạ ơn này.
Cô Hiểu, người tổ chức đoàn diễu hành Pháp Luân Công, phát biểu: “Chúng tôi tham dự lễ diễu hành để cho mọi người thấy vẻ đẹp của Pháp Luân Công. Nhiều người đã nhận tờ rơi của chúng tôi, và nhiều người đã đến để tìm hiểu thêm về môn tu luyện. Thông qua việc tham gia lễ diễu hành, chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều người hơn nữa biết tới Pháp Luân Công. Đồng thời, chúng tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn tới Sư phụ Lý Hồng Chí vì đã truyền Pháp cho chúng tôi. Pháp Luân Công đã đem lại lợi ích cho hơn 100 triệu người trên khắp thế giới.”

Đăng ngày 10-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Thổ Nhĩ Kỳ: Triển lãm ảnh Pháp Luân Công gây xúc động lòng người (Ảnh)

 Bài viết của một học viên Thổ Nhĩ Kỳ
[MINH HUỆ 28-11-2013] Cuộc triển lãm ảnh Pháp Luân Công với chủ đề “Kháng nghị hoà bình” đã được tổ chức tại thành phố Diyarbakir phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21 tháng 11 năm 2013. Một cuộc triển lãm tương tự cũng đã được tổ chức tại thành phố Hatay ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ một tháng trước đó.
Chiêm ngưỡng các bức ảnh tại cuộc triển lãm ở Diyarbakir.
Học các bài công pháp của Pháp Luân Công
Sự kiện được tổ chức ở hội trường triển lãm của Mahya Kahve Evi, một tiệm cafe nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên và cổ điển của nó. Tiệm cafe này là điểm đến quen thuộc của giới sinh viên và nghệ sỹ.
Trong vòng ba ngày, đã có nhiều người đến thăm quan triển lãm.
Ông Hasan, chủ tiệm cafe, là một nghệ sỹ nổi tiếng và là người ủng hộ nhân quyền. Ông đã xem cuộc triển lãm ở Hatay một tháng trước và đã rất xúc động bởi những điều mà ông nhìn thấy. Do đó, ông đã mời các học viên tổ chức cuộc triển lãm tại thành phố nơi ông sinh sống, và hỗ trợ họ rất nhiều.
Cô Sebahat, một nhân viên của tiệm cafe, cho biết cô cảm thấy bất bình trước những tội ác của chế độ Trung Quốc. Cô dự định sẽ nói với bạn bè và người quen của mình về sự tàn bạo của chế độ trong việc chống lại các học viên Pháp Luân Công. Cô đã lấy nhiều tờ rơi từ các học viên và nói rằng cô sẽ phân phát chúng cho những người mà cô biết sau giờ làm việc.
Chủ cửa hàng thực phẩm tự nhiên kế bên đã khen ngợi tinh thần kiên định của các học viên Pháp Luân Công sau khi xem xong những bức ảnh. Để thể hiện sự trân trọng của mình, ông đã mang cafe sạch tới mời các học viên tổ chức cuộc triển lãm.
Trong số những người đến xem triển lãm, các bác sỹ đã đặc biệt thấy sốc khi biết được tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm tiền.
Nhiều người xem đã bày tỏ mong muốn được học Pháp Luân Công. Các học viên đã lập một khu vực thông tin ở gian phòng kế bên, dạy mọi người luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công.
Hãng truyền thông địa phương cũng rất quan tâm đến cuộc triển lãm. Một số phóng viên báo chí đã nói chuyện với các học viên một lúc lâu để tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp tàn bạo kéo dài 14 năm của ĐCSTQ. Trước khi đi, các nhà báo nói rằng họ sẽ báo cáo chi tiết về cuộc triển lãm để cho người dân địa phương biết được sự thật.

Đăng ngày 14-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Miền Bắc Ấn Độ: “Tất cả mọi người ở Ladakh đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt”

Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Ấn Độ
[MINH HUỆ 25-11-2013] Trong một chuyến thăm thường niên gần đây đến Ladakh, một vùng núi thuộc miền Bắc Ấn Độ, một học viên đã được người dân địa phương chào đón nồng nhiệt và ngạc nhiên khi thấy rằng tất cả những nỗ lực của cô trong những năm qua nhằm nâng cao nhận thức về Pháp Luân Đại Pháp đã đâm hoa kết trái.
Một số bảng trưng bày thông tin được dựng trên đại lộ chính (chợ) ở thị trấn Leh cho phép mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. Không chỉ người dân ở Leh, mà ngay cả các làng gần xa, cũng như du khách từ các vùng khác của Ấn Độ và nước ngoài, đã biết về Đại Pháp ở đó. Nhiều người đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về những tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc.
Ủng hộ rộng rãi
Hầu hết mọi người háo hức lấy các tài liệu thông tin để chia sẻ với gia đình, hàng xóm, đồng nghiệp, và bạn bè ở nhà của họ. Bằng cách này, khi khách du lịch và người dân địa phương đến và đi, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền đến vô số người dân ở cách Ladakh hàng ngàn dặm.
Nhiều học sinh đi qua các bảng trưng bày đã chăm chú xem các biểu ngữ và đề nghị người học viên đến thăm trường của các em. Những tấm nhãn và áp phích mà người học viên phân phối trong những năm trước vẫn có thể được nhìn thấy ở nhiều nơi, và số lượng áp phích được dựng lên năm nay thậm chí còn nhiều hơn.
Giáo viên và học sinh mong muốn tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp
Người học viên đã đến thăm 15 trường học trong năm nay, trong đó có một trường ở Leh và các trường khác trong các làng lân cận. Trước đó, cô đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp ở 5 trong số những ngôi trường này. Giờ đây, cô thường được chào đón ở đó bằng những câu như “Pháp Luân Đại Pháp là tốt” hay “Pháp Luân Đại Pháp hảo” (bằng tiếng Trung Quốc).
Trẻ em từ độ tuổi 3 đến 17 đã có cơ hội để tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp trong những lần viếng thăm này. Hầu hết các em rất thích thú luyện công, và nhiều giáo viên cũng tham gia học các bài công pháp.
Hầu hết trẻ em và giáo viên trong vùng là người Ladakh địa phương và người Tây Tạng. Nhiều người đến từ các gia đình du mục. Họ có các tín ngưỡng khác nhau như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Cơ đốc giáo và đạo Sikh.
Người học viên đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp vào một số cuộc họp buổi sáng và các cuộc họp của giáo viên. Cô cũng thảo luận về cuộc bức hại đang diễn ra hiện nay ở Trung Quốc. Sau đó, các em nhỏ, cũng như các giáo viên, đã có cơ hội để học năm bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp.
Trẻ em, giáo viên và hiệu trưởng đều đề nghị người học viên quay lại vào năm sau.
Tại cuộc họp buổi sáng, các em nhỏ tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.
Các em nhỏ luyện bài công pháp thứ nhất
Các em nhỏ luyện bài công pháp số hai
Một học sinh nữ của trường Ladakh đang ngồn thiền.
Mặc dù năm nay thời tiết ở Ladakh nóng bất thường, các em nhỏ đã cố gắng tập cả năm bài công pháp. Bất kỳ sự khó chịu nào của các em thường biến mất một cách kỳ diệu sau khi ngồi thiền. Thật khích lệ khi thấy các em nhỏ ngồi trong trạng thái thiền định an hòa.
Trẻ em ở nhiều trường học thích hát bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, và một số em còn viết cả lời bài hát ra để hát cho họ hàng và bạn bè của mình.
Hiệu trưởng trường Leh, ngôi trường có các chi nhánh ở các vùng hẻo lánh hơn của Ladakh, đã có sáng kiến phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp cho các trường ở đó để cho nhiều người hơn có thể biết về Đại Pháp.
Ở một ngôi trường khác, cán bộ thư viện đã đưa những tài liệu này cho các em trong nhiều năm. Cô luôn nhắc nhở các em ghi nhớ rằng Chân – Thiện – Nhẫn là tốt và Pháp Luân Đại Pháp là tốt.
Trẻ em xem các áp phích với dòng chữ “Chân- Thiện- Nhẫn”
Những bông sen giấy tuyệt đẹp và những miếng dán đầy màu sắc được đặt trong lớp học cho các em xem. Nhiều giáo viên nói rằng họ sẽ tiếp tục nhắc nhở các em về tầm quan trọng của việc thực hành Chân, Thiện và Nhẫn trong trường học và ở nhà.
Các em rất thích thú xem những đoạn phim ngắn và những bức hình về Thiên Quốc Nhạc Đoàn (của các học viên Pháp Luân Đại Pháp), cũng như các đoạn phim chiếu cảnh các học viên đang luyện công nhóm.
Các em xem các đoạn phim và ảnh về các học viên Đại Pháp trên một chiếc iPad.
Pháp Luân Đại Pháp được chào đón ở khắp mọi nơi
Không chỉ ở các trường học, mà còn ở nhiều cơ quan, bệnh viện và các trung tâm y tế và các tổ chức chính phủ, các nhà lãnh đạo chính trị và người dân vui mừng nhận tài liệu thông tin cập nhật về Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều người đã lấy thêm tài liệu để phân phát cho đồng nghiệp, gia đình, và bạn bè của họ.
Người dân ở khắp mọi nơi tiếp tục bày tỏ cảm giác sốc và lo lắng của họ về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, cũng như về tội ác tàn bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp còn sống.
Hàng năm, người học viên đều xúc động bởi sự giản dị và chân thành của những người dân lương thiện, thuần khiết này.
Có ba em gái trong một trường học đã cảm ơn người học viên từ tận đáy lòng vì đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho họ. Ngoài lòng biết ơn, họ còn muốn đóng góp cho Pháp Luân Đại Pháp 10 Rupi. Tất nhiên, người học viên không nhận tiền của họ, nhưng cử chỉ chân thành của họ đã làm cô xúc động.
Hai học sinh nam đi qua những bảng trưng bày thông tin trên đại lộ và nói rằng họ sẽ luôn ghi nhớ Pháp Luân Đại Pháp và cố gắng để đưa những nguyên lý của Chân – Thiện – Nhẫn vào thực hành trong cuộc sống của mình.
Một người Tây Tạng làm việc ở một trường học khác nói rằng ông đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Tây Tạng trước khi cuộc bức hại bắt đầu. Ông đánh giá cao môn tu luyện.
Khi người học viên bước vào một đồn cảnh sát, nơi cô tới thăm hàng năm để phân phát các tài liệu thông tin, cô đã được chào đón với tiếng hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Ngay sau đó, ai đó đã lặp lại: “Mọi người ở Ladakh đều biết rằng Pháp Luân Đại Pháp là tốt!”.

Đăng ngày 13-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Cao Hùng, Đài Loan: Mang thông điệp nâng cao tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp đến cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi bão (Ảnh)


Bài của phóng viên báo Minh Huệ Tôn Bách và Tô Dung ở Cao Hùng, Đài Loan
[MINH HUỆ 20-11-2013] Ở Đài Loan, Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được xem là biểu tượng của văn hóa truyền thống Trung Hoa, và các học viên thường xuyên được mời đến các sự kiện cộng đồng và lễ hội kỷ niệm.
Từ ngày 16 đến 24 tháng 11 năm 2013, các học viên Pháp Luân Công ở Cao Hùng đã được mời tham gia vào một lễ kỷ niệm văn hóa thường niên ở quận Lục Quy.
Đây là lễ kỷ niệm đầu tiên được tổ chức tại khu vực này sau những tàn phá nặng nề của cơn bão Morakot vào năm 2009. Các quan chức của chính quyền địa phương đã mời các học viên và cảm ơn họ vì đã đến.
Lục Quy, Bảo Lai và Giáp Tiên, ba khu vực bị cơn bão tấn công, nằm ở trung tâm dãy núi. Tiếng nhạc của Thiên Quốc Nhạc Đoàn đã vang vọng khắp những ngọn núi và thu hút một lượng lớn người dân đến nghe.
Các học viên được mời tham gia vào lễ kỷ niệm văn hóa ở quận Lục Quy, thành phố Cao Hùng từ ngày 16 đến 24 tháng 11 năm 2013.
Thị trưởng thành phố Cao Hùng cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì đã mang sự quan tâm và lòng yêu mến đến cho người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi bão
Bà Trần Cúc, Thị trưởng thành phố Cao Hùng, đã tham dự lễ kỷ niệm. Bà đã có một bài phát biểu chào mừng các học viên đến tham gia và mang lòng từ bi của họ đến cho người dân ở những vùng bị ảnh hưởng bởi bão.
Thị trưởng Trần Cúc nhận một tờ rơi thông tin, đĩa DVD và một bông sen giấy làm bằng tay xinh xắn của các học viên.
Tiếng nhạc khích lệ tinh thần của Thiên Quốc Nhạc Đoàn vang vọng khắp các ngọn núi.
Các học viên mang may mắn đến cho người dân Giáp Tiên, khu vực bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão Morakot. Bức ảnh chụp cảnh nhóm Pháp Luân Công đi qua cây cầu Giáp Tiên mới được xây dựng lại.
Người dân ở khu vực miền núi xa xôi đọc các tờ rơi thông tin về Pháp Luân Công, và mong muốn tìm hiểu những thông điệp tốt lành của nó. 
Tiếng nhạc sôi nổi và hoành tráng của Thiên Quốc Nhạc Đoàn đã thu hút người dân và những người chủ kinh doanh dọc tuyến đường diễu hành đến xem và chụp ảnh.
Chân- Thiện- Nhẫn mang đến niềm hy vọng
Chủ tịch quận Lục Quy, ông Tống Quý Long, cảm ơn các học viên vì đã mang may mắn đến cho người dân địa phương.
Chủ tịch quận Lục Quy, ông Tống, nói: “Các bạn đã mang tinh thần của Chân, Thiện, Nhẫn đến cho xã hội, truyền cho chúng tôi niềm hy vọng và sự tích cực. Các bạn đang đóng một vai trò có tính giáo dục trong xã hội.”
Thiên Quốc Nhạc Đoàn của các học viên Pháp Luân Công đã trình diễn ở làng Bảo Lai, nơi nổi tiếng với những suối nước nóng và là điểm du lịch được yêu thích nhất trong khu vực Lục Quy. Cơn bão đã phá hủy một số cây cầu lớn, khiến cho khu vực bị phong tỏa và khách du lịch không còn đổ về đây. Thiên Quốc Nhạc Đoàn đã diễu hành quanh vùng và trình diễn ở trung tâm du lịch. Nhiều người dân và những người chủ kinh doanh dọc tuyến đường diễu hành đã đến để thưởng thức màn trình diễn của họ.
Chủ tịch quận Giáp Tiên, ông Lý Nguyên Tân, đã gửi một lời mời đặc biệt để đưa Thiên Quốc Nhạc Đoàn đến quận của mình. Ông đã đi theo đoàn nhạc trong suốt chặng đường diễu hành và thưởng thức màn biểu diễn âm nhạc đầy cảm hứng của họ.
Chủ tịch quận Giáp Tiên, ông Lý Nguyên Tân (người đầu tiên bên phải), dẫn Thiên Quốc Nhạc Đoàn diễu hành quanh khu vực.
Ông Lý phát biểu qua loa: “Đầu tiên, hãy chào đón Thiên Quốc Nhạc Đoàn. Các học viên Pháp Luân Công đã có những đóng góp to lớn cho Đài Loan và thế giới. Pháp Luân Công tịnh hóa tâm trí của mọi người và các học viên đã không ngừng nỗ lực trong việc thúc đẩy phúc lợi xã hội. Chúng ta hãy chào đón họ và hy vọng rằng họ sẽ thường xuyên tới đây.”
Ông Lý nói: “Tôi đã đọc những tin tức về việc chính quyền Cộng sản Trung Quốc đã bức hại các học viên ở Trung Quốc như thế nào. Điều đó không bao giờ nên xảy ra.” Ông nói: “Pháp Luân Công giúp cải thiện xã hội, và có tính giáo dục rất cao.”
Từ năm 2009, chính quyền thành phố Cao Hùng đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và nhân lực để xây dựng lại những khu vực bị tàn phá nặng nề bởi cơn bão. Các học viên Pháp Luân Công đã đem đến cho người dân ở những vùng miền núi thông điệp nâng cao tinh thần của Pháp Luân Đại Pháp, và hy vọng mọi người sẽ có một tương lai tốt đẹp.

Đăng ngày 15-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.
Suy ngẫm về sự phức tạp của thời gian



Tác giả: Một đệ tử Đại Pháp ở Seattle, Mỹ

[Chanhkien.org] Khái niệm thời gian là một vấn đề đơn giản đối với một nhà khoa học hiện đại, nó thường được đại diện bằng đồng hồ, được chia ra 24 giờ trong một ngày. Nhưng có thật là nó đơn giản như vậy không? Thời gian có phải chỉ có một chiều hay không, và liệu sự vĩnh cửu có phải là một phần của thời gian hay không?
Nếu có, thì làm sao để chúng ta hình dung được sự “thiên thu bất tận” trông như thế nào? Đó là một khái niệm mơ hồ, được dùng rất nhiều trong câu nói thông thường như: “Đi đến thiên thu mới tới được nơi”, hoặc là “Làm đến thiên thu mới xong được việc này”. “Tôi không có thời gian để…”. Ngược lại, khi chúng ta đang chán chường thì “thời gian” dường như trôi rất chậm chạp.
Đưa ra một hình ảnh tương tự để minh họa sự “thiên thu bất tận” còn dễ hơn nhiều so với việc mô phỏng “thời gian”. Người ta có thể mường tượng được sự vô hạn như sau: Cứ mỗi 1 triệu năm lại có một chú chim nhỏ bay lên đỉnh Everest, ngọn núi cao nhất thế giới, và cứ mỗi lần bay đến nơi thì nó lại gắp đi MỘT hạt cát. Chú chim ấy cứ lặp đi lặp lại việc này cho đến khi toàn bộ ngọn núi cao 8.849,87 mét (29.035 feet) này bị san phẳng. Đủ đến hình dung rằng cần tốn biết bao nhiêu triệu năm mới xong.
Trái lại, khái niệm “thời gian” lại không thể được minh họa bằng ví dụ đơn giản như vậy, và cũng không thể được đại diện bằng cái mà chúng ta gọi là một ngày gồm 24 giờ. Trong một từ điển, thời gian được định nghĩa “là một ý tưởng, là mối liên hệ, là khái niệm chung chung về sự tồn tại liên tục hoặc nối tiếp nhau–quá khứ, hiện tại và tương lai”. Mặc dù vậy, thời gian là một thực thể phức tạp hơn nhiều và không thể được định nghĩa ngắn gọn được. Tác giả của cuốn sách gây chấn động, Chuyển Pháp Luân, đã dùng nhiều cách để diễn tả sự phức tạp của thời gian trong các chiều không gian khác nhau, tại đó thời gian trôi qua nhanh hoặc chậm tùy thuộc vào đặc điểm và những sự kiện xảy ra tại không gian đó.
Như chúng ta đã biết, vũ trụ này gồm có phần vật chất và còn có các cảnh giới tâm linh. Trên bề mặt thì dường như chúng đã tồn tại sẵn có như vậy rồi và không hề có thời điểm bắt đầu. Nhưng dường như chúng liên tục thay đổi, rồi kết thúc và được tái tạo lại mới, những hoạt động diễn ra trong thời gian ma quỷ đang còn tung hoành đã khiến đạo đức suy đồi và tất cả vật chất trong vũ trụ bị thoái hóa. Nhiều câu chuyện cổ từ ngàn xưa đã kể lại chính xác sự kiện này và đã được vô số cổ thư chứng thực, ngoại trừ một điều rằng hầu hết các học giả không lý giải được nguyên nhân của sự thoái hóa và suy đồi của các hệ thống cũ. Các nhà cổ sinh vật học, khảo cổ học, sử gia và học giả tôn giáo vẫn còn tranh cãi về nguyên nhân của sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật và một số đại lục “mất tích”, và không thể giải thích được sự tồn tại và sự truyền tụng về những hiện tượng khác nhau. Các nhà nghiên cứu này cũng thường phán đoán sai khoảng thời gian mà các hiện tượng xảy ra.
Con người không chỉ phải sống trong trường thời gian vật chất này, mà còn có trách nhiệm sống phù hợp với phần tâm linh của nó. Con người câu thúc bản thân khi sống trong thời-không này như thế nào sẽ quyết định sự tồn tại của họ trong tương lai. Có ai đó đã nói rằng tuổi thật sự của vũ trụ là vô hạn. Chỉ có vị Thần cự đại mới xác định được điều này đúng hay sai. Tuy vậy nếu chúng ta thử suy nghĩ về điều này, rằng nguyên thần của con người là bất diệt, rằng nguyên thần tồn tại đến vô tận, giả sử rằng chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tâm tính mà sống và không mắc phải nguy cơ bị đào thải toàn bộ, thì đó chẳng phải là lý do để chúng ta nỗ lực hết sức nhằm tránh bị tuyệt diệt và đánh mất cơ hội được sống mãi mãi hay sao? Thế nhưng sự sống vĩnh hằng đó chỉ có thể được đảm bảo nếu chúng ta sống chiểu theo các Pháp lý cho phép chúng ta đạt được sự sống vĩnh hằng, đó là những Pháp lý được giảng trong cuốn Chuyển Pháp Luân nhiệm màu.
Qua hàng thế kỷ, các triết gia từ Đông sang Tây đều rất đau đầu với khái niệm “thời gian”. Họ hiểu về thời gian theo những cách khác nhau, nhưng đều có chung quan điểm rằng — “thời gian” gắn liền với sự thay đổi.
Khi xem xét “thời gian” ở một khía cạnh khác, ta thấy thêm được khái niệm về “nhanh và chậm”. Thế nhưng, một thứ có vẻ như chậm chạp ở không gian này có thể cực kỳ nhanh ở một không gian khác. Chúng ta không biết được có bao nhiêu thời-không đang tồn tại, nhưng chúng ta có thể mường tượng được một chút nếu liên tưởng đến tốc độ bay của phi thuyền. Chúng ta thường nghe về thuật ngữ “năm ánh sáng”, một cách tính thời gian của con người, chính là khoảng cách mà ánh sáng di chuyển trong một năm, và bằng 9.461 NGHÌN TỶ km, được dùng làm đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn học. Đó là con số ngoài sức tưởng tượng.
Lối suy nghĩ khuôn sáo khiến chúng ta khó mà hiểu được khái niệm “thời gian”. Chúng ta không được xem thời gian là một thứ tuyệt đối, chúng ta không nên mặc định rằng “thời gian” chỉ là một chiều, hay phủ nhận ý tưởng rằng “thời gian chính là một vị thần”, như tác giả của cuốn Chuyển Pháp Luân thần kỳ đã giảng trong một cuốn sách khác của ông. Thời gian không phải là một đơn vị đo chỉ có một chiều không gian và bị chi phối bởi một “khóa chủ” nào đó.
Các văn tịch Do Thái cổ rất quan tâm đến đặc tính của thời gian, chẳng hạn như các tài liệu này cho rằng thời gian liên quan đến thời tiết, các mùa trong năm, mùa vụ, ngày đẹp trời hay xấu trời. Một số người cho rằng thời gian chẳng qua chỉ là quá trình trái đất quay quanh trục, hay sự chuyển động của mặt trăng quanh trái đất, hoặc trái đất quanh mặt trời.
Nhiều xã hội nông nghiệp nguyên thủy chỉ xem thời gian gắn liền với lúc gieo hạt, các mùa trong năm và mùa thu hoạch. Lịch pháp sơ khai của họ căn cứ vào mùa màng và chu kỳ trăng, vốn chỉ là một phần nhỏ của khái niệm “thời gian”. Người Hy Lạp cổ đại cho rằng “thời gian” là một thế lực và có thời điểm họ còn nói rằng “thời gian là môi trường cho các hoạt động cứu rỗi của chư Thần”, đây là bằng chứng cho thấy quan điểm của họ rằng thời gian là một khái niệm trừu tượng, trái ngược với những xã hội nguyên thủy cho rằng “thời gian” là một thứ hữu hình. Stephen Hawking, nhà vũ trụ học của Đại học Cambridge đã đàm luận về hiện tượng “thời gian” trong cuốn “Tóm tắt lịch sử của thời gian” (A Brief History of Time) như sau:
Ngày càng có nhiều người trong xã hội Mỹ hiện đại cảm nhận được rằng chúng ta đang mất dần thời gian. Quan điểm về thời gian của chúng ta có thể thay đổi trong chớp mắt. ‘Thời gian ngừng trôi; thời gian thấm thoát trôi qua; thời gian chầm chậm trôi qua; thời gian đã đi đâu vậy? Tôi cần thêm một chút xíu thời gian; chúng tôi đã có khoảng thời gian thật tuyệt vời; giá như tôi có thời gian’. Chúng ta có thể chọn cách sử dụng thời gian trong cuộc sống, do đó chúng ta phải thật thận trọng với cách sống của mình“. (Trích dẫn bởi Ronnie Littlejohn, giáo sư Triết học, Nashville, Teneessee).
Một cách chủ quan mà nói, thời gian là một khoảng cách mà nó có thể tự thể hiện ra trong ý thức của chúng ta. Một việc hay những sự kiện xung quanh chúng ta dường như “xảy ra trong chớp mắt”, trong khi những sự việc khác lại trông như “kéo dài vô tận”. Một vài cá nhân kể lại rằng trong những khoảnh khắc bị stress, bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng, hay trong khi phẫu thuật, trong một trận động đất, toàn bộ cuộc đời của họ “xẹt qua trước mắt” chỉ trong vài giây.
Khi người ta sống có ý nghĩa, sự luân chuyển của thời gian hiện ra rõ ràng hơn và dường như có ích hơn. Khi câu thúc bản thân chiểu theo quy chuẩn đạo đức đúng đắn, chúng ta sẽ không gặp rắc rối với thời gian, vì chúng ta ý thức được rằng thời gian đã được dùng hợp lý. Mặt khác, rất có thể rằng đạo đức suy đồi đã tác động tiêu cực rất lớn đến sự tồn tại của chúng ta. Cụ thể là những dục vọng của phía tà diện, chúng đáp ứng nhanh chóng ham muốn của chúng ta, nhưng có thể hủy hoại cơ hội được sống vĩnh hằng, mang lại cho chúng ta không gì khác ngoài sự đau khổ trong đời này và đời sau.
Nhiều triết gia và hiền triết trong lịch sử đã miêu tả vũ trụ đi qua các chu kỳ thành, trụ, hoại, diệt. Diễn giải rõ ràng, dễ hiểu nhất về căn nguyên của những sự kiện này có thể được đọc thấy trong cuốn Chuyển Pháp Luân, không chỉ là định nghĩa về thời gian, không gian và vũ trụ, mà còn có lý do những sự việc này xảy ra, bởi vì mọi thứ đều tồn tại chiểu theo Pháp của Vũ trụ là Chân-Thiện-Nhẫn.
Dịch từ:
http://pureinsight.org/node/980
http://chanhkien.org/2013/12/suy-ngam-ve-su-phuc-tap-cua-thoi-gian.html

Tìm hiểu về áo giáp chống đạn

(GenK.vn) - Áo giáp đã có từ thời xa xưa và đến nay nó đã phát triển cùng với công nghệ mới, vừa mỏng và nhẹ mà vẫn đảm bảo an toàn tính mạng cho người mặc.

Từ thời xa xưa, các chiến binh cổ đại đã biết dùng nhiều loại vật liệu khác nhau để làm áo giáp cho mình. Chúng có thể làm từ da thú (người cổ đại) hoặc các tấm sắt thép mà binh lính Trung cổ sử dụng. Từ thế kỷ thứ 15, con người đã chế tạo ra những loại áo giáp phức tạp mà khi mặc chúng, họ sẽ trở nên gần như bất tử trước dao kiếm, súng đạn. Sang thế kỷ 16, với sự phát triển của đại bác và các loại súng hiện đại, thế cuộc dần bị thay đổi do giờ đây súng ống có thể bắn ra những viên đạn bay với tốc độ cực kỳ nhanh, có khả năng xuyên thủng cả những tấm thép mỏng. Mặc dù người ta có thể làm cho áo giáp sắt dày hơn nhưng bù lại, người mặc sẽ trở nên nặng nề, cồng kềnh và chậm chạp. Sau đó, mãi cho đến thập niên 60 của thế kỷ trước, các kỹ sư mới có thể tạo ra những chiếc ACĐ đáng tin cậy nhưng lại có độ mỏng cao và mặc vào thấy thoải mái như quần áo thông thường. Loại ACĐ này là áo giáp mềm, không dùng sắt thép mà được dệt từ các sợi vật liệu siêu chắc.
Tìm hiểu về áo giáp chống đạn
 
ÁO GIÁP MỀM - ÁO GIÁP CỨNG:
ÁO GIÁP MỀM:
Đã là áo giáp thì tại sao lại mềm? Mềm thì làm sao chống được súng đạn? Để hiểu nguyên tắc làm việc của áo giáp mềm, bạn chỉ cần nhớ bên trong áo, các sợi vật liệu được dệt thành một tấm lưới siêu chắc.
Cho dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng đến tấm lưới của khung thành thủ môn trong bóng đá. Lưới khung thành được làm từ các sợi dây dài, kết đan xen lẫn nhau và buộc chặt vào khung. Khi bạn sút tung lưới, trái bóng sẽ tiến về khung thành mang theo một nguồn năng lượng dưới dạng động năng. Khi bóng chạm lưới, nó sẽ tác dụng lực lên một điểm trên tấm lưới và đẩy lưới dội ngược về phía sau khung thành. Các sợi dây của lưới cũng sẽ bị tác động kéo ra phía sau theo, làm tiêu tán năng lượng của trái bóng từ một điểm thành ra lan tỏa khắp lưới, giúp nó dừng lại.
Chính kết cấu đan xen của tấm lưới mới có thể làm tiêu tán năng lượng của trái bóng. Khi trái bóng chạm vào một sợi dây của lưới và đẩy nó về phía sau, do được kết đan xen nên sợi dây đó cũng kéo theo các sợi dây ngang, dọc khác ra sau, cứ thế sợi này kéo theo sợi khác làm cho cả tấm lưới bị kéo về phía sau khung thành và nhờ đó mà nó hấp thu được hết toàn bộ năng lượng chuyển động của trái bóng.
[IMG]
Áo giáp mềm cũng vậy, bên trong áo cũng có một tấm lưới siêu chắc giống như tấm lưới khung thành. Chỉ có điều nó được đan dày đặc hơn và dùng loại vật liệu cứng cáp hơn để có thể chống chọi được với viên đạn, vốn bay nhanh hơn rất nhiều so với trái bóng. Vật liệu làm ACĐ thông dụng nhất đó là sợi KEVLAR của hãng DuPont. KEVLAR là một loại sợi nhẹ như sợi vải truyền thống nhưng nó khỏe hơn gấp 5 lần một mảnh thép có cùng khối lượng. Và khi được đan thành một tấm dưới dày đặc thì nó sẽ có khả năng hấp thu một lượng lớn năng lượng từ đầu đạn bay tới. Không những dùng để chặn đứng đầu đạn, ACĐ còn phải bảo vệ người mặc khỏi những tổn thương do đầu đạn gây ra, tuy nó không chạm vào da thịt người mặc nhưng do tốc độ bay quá nhanh và mạnh nên đầu đạn vẫn có thể khiến ta bị tổn thương nghiêm trọng. Nhưng nếu có mặc ACĐ thì chuyện này sẽ không xảy ra.
ÁO GIÁP CỨNG:
Áo giáp cứng ngoài các lớp sợi như áo giáp mềm thì phía trước nó còn có một tấm vật liệu cứng làm bằng kim loại hoặc gốm. Đầu đạn trước khi chạm vào tấm lưới sợi thì nó phải chạm vào tấm gốm/thép này trước. Chính tấm gốm này sẽ làm giảm đi một phần tốc độ của đầu đạn, dùng độ cứng của mình để phá vỡ hình dáng khí động học của nó, làm cho đầu đạn bị biến dạng và giảm sức sát thương.
ÁO GIÁP CHẤT LỎNG (ÁO CHỐNG ĐẠN BẰNG CHẤT LỎNG):
Áo giáp chất lỏng là một trong những bước phát triển mới nhất trong ngành chế tạo ACĐ. Bên cạnh việc tận dụng các loại vật liệu có độ cứng cao thì người ta còn dùng tới một số chất lỏng đặc biệt để tăng thêm khả năng bảo vệ của áo. Ở đây, không phải người ta bơm nước vào trong ACĐ mà là nhúng sợi KEVLAR qua 1 trong 2 chất lỏng đặc biệt để tăng cường độ cứng cho nó. Thông thường, một chiếc ACĐ sẽ có từ 20-40 lớp sợi KEVLAR, làm cho áo trở nên khá nặng nề (khoảng 4,5 kg). Tuy nhiên nếu sử dụng công nghệ chất lỏng này thì chỉ cần 4 lớp sợi KEVLAR thôi cũng đủ sức mạnh tương đương với 14 lớp KEVLAR khi chưa dùng chất lỏng, do đó giúp làm giảm sức nặng của áo đi khá nhiều.
[IMG]
Ở đây có 2 loại chất lỏng, tương ứng với 2 loại ACĐ mới, đó là:
Shear-Thickening Fluid (STF): Chất lỏng có khả năng đông cứng đột ngột mỗi khi có va chạm mạnh từ bên ngoài.
Magnetorheological Fluid (MR): Chất lỏng có khả năng tạo thành lớp tường bảo vệ bằng sắt mỗi khi có từ trường xuất hiện.
SHEAR-THICKENING FLUID (STF):
STF lúc bình thường sẽ tồn tại dưới dạng chất lỏng, nhưng khi có một vật thể nào đó chạm vào nó với tốc độ nhanh và mạnh (ví dụ như đầu đạn, mũi dao) thì ngay lập tức, nó sẽ đông cứng lại. Tốc độ đông cứng của STF diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng vài mili-giây (1 giây = 1.000 mili-giây) và sau khi không còn lực tác dụng lên nữa thì nó sẽ trở về trạng thái lỏng ban đầu. Để minh họa, bạn có thể trộn bột bắp với nước giống như trong video dưới đây. Khi từ từ nhúng tay vào hỗn hợp này thì bạn sẽ cảm thấy nó mềm và "lỏng". Còn khi bạn đập mạnh vào nó thì nó sẽ cứng như bê tông.
Quá trình này có thể được giải thích như sau: Chất lỏng STF thật ra là một chất keo, chứa các hạt cực kỳ nhỏ lơ lửng bên trong nó. Bình thường, các hạt này đẩy lẫn nhau với một lực khá yếu để không bị dính vào nhau cũng như không bị đẩy xuống dưới đáy. Nhưng khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài, lực này sẽ áp đảo lực đẩy của mỗi hạt khiến cho chúng phải bị dính vào nhau, tạo thành nhiều khối đông đặc gọi là HydroCluster. Khi không còn lực tác động nữa thì các hạt lại tiếp tục đẩy lẫn nhau và khối HydroCluster sẽ bị tan rã.
Hình trên khi chưa có lực tác động, các hạt đẩy hỗn độn lẫn nhau. Hình dưới là khi có lực tác động vào, các hạt bám dính lấy nhau tạo thành bức màn bảo vệ.
Chất lỏng dùng trong ACĐ chính là Glycol PolyEtylen, còn các hạt bên trong chúng là hạt Silic Oxít (Silica). Silic Oxít có rất nhiều trong cát, thạch anh. Còn Glycol PolyEtylen là một loại polyme được dùng nhiều trong thuốc nhuận tràng và dầu bôi trơn. Do các hạt Silic Oxít này rất nhỏ, đường kính chỉ có vài Nanomét (1 mm = 1.000.000 nm) nên một số tài liệu còn gọi đây là sản phẩm của công nghệ Nano.
MAGNETORHEOLOGICAL (MR):
Chất thứ 2 dùng trong ACĐ chất lỏng đó là Magnetorheological. Khác với STF là chất keo thì MR lại là một loại dầu, bên trong chứa các hạt sắt và các hạt này cũng trôi lơ lửng trong chất lỏng MR. Các hạt sắt này chiếm từ 20-40% thể tích của chất lỏng bao quanh chúng và có đường kính từ 3-10 micromét (1 mm = 1.000 micromét). Tuy nhỏ như vậy nhưng sức mạnh mà nó mang lại là rất lớn. Vì là sắt nên khi có từ trường xuất hiện, các hạt sắt sẽ xếp thành hàng, làm cho chất lỏng MR biến thành chất rắn và tạo thành một lớp màng bảo vệ bằng sắt vô cùng cứng và chắc khỏe.
[IMG]
Hiện tượng này cũng dể hiểu, khi có từ trường (nam châm) thì các hạt sắt sẽ xếp thành hàng ngay ngắn, làm cho chất lỏng chứa chúng cũng trở nên đông đặc theo. Quá trình đông đặc này diễn ra trong khoảng 20 phần ngàn giây (20 mili-giây), chậm hơn nhiều so với STF. Tùy vào cấu tạo, kích thước của chất lỏng, hình dáng và độ mạnh của từ trường mà hiệu quả của sự đông đặc có thể khác nhau. Ví dụ nếu ta dùng các hạt sắt hình cầu thì khi có từ trường, các hạt này có thể trượt lên nhau, tạo thành một bức màng bảo vệ không được vững chắc cho lắm. Vì vậy mà người ta đang nghiên cứu để tìm hiểu xem hình thể nào của hạt sắt là phù hợp nhất để chế tạo ACĐ.
Như vậy, sợi KEVLAR được nhúng qua chất lỏng MR, khi gặp từ trường sẽ có thêm một lớp áo giáp sắt tạo ra bởi các hạt sắt, làm tăng khả năng bảo vệ của ACĐ. Tuy nhiên, vấn đề là mặc áo vào rồi thì lấy từ trường đâu ra? Viên đạn bắn tới không tạo ra được từ trường cho các hạt sắt. Vì vậy các nhà nghiên cứu dự định sẽ gắn các bảng mạch điện tử vào ACĐ để khi cần, người mặc chỉ cần bật công tắc để có dòng điện chạy qua áo, tạo ra từ trường và thế là ACĐ sẽ cứng lên. Hình thức bảo vệ này có lẽ không an toàn cho lắm bởi nó đòi hỏi sự chủ động của người mặc, nếu ra chiến trận mà bạn quên bật công tắc, áo hết pin thì coi như tiêu.
ACĐ bằng chất lỏng đã được sản xuất thành công. Tháng trước, Phòng phí nghiệm thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã phối hợp với CIA và FBI bắt đầu cho sản xuất hàng loạt ACĐ loại này. Tập đoàn vũ khí quốc phòng BAE Systems sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ACĐ bằng chất lỏng.[/boxr]Trên đây là 2 loại chất lỏng được dùng trong chế tạo áo giáp. Ngoài làm ACĐ ra thì nó còn có một số công dụng khác, ví dụ như làm chăn chống bom nổ, chế tạo giày cho các vận động viên nhảy dù hoặc làm đồng phục cho các lính canh trong trại giam, vì họ thường xuyên phải đối mặt với các loại vũ khí tự chế trong nhà tù như lưỡi dao và các vật nhọn khác.
KHẢ NĂNG NGĂN CHẶN SÁT THƯƠNG - PHÂN CẤP ÁO CHỐNG ĐẠN:
Ở phần trên, chúng ta đã hình dung ACĐ hoạt động giống như cách mà tấm lưới khung thành chặn được quả bóng. Khi sút bóng tung lưới, tấm lưới sẽ bị đẩy ra phía sau một khoảng khá xa rồi từ từ mới chặn nó lại được, nhưng đối với ACĐ thì không làm như vậy. Bởi vì nếu để đầu đạn bay quá sâu vào trong da thịt của người mặc thì nó có thể gây ra những tổn thương trầm trọng cho họ. Cho nên, thay vì để đầu đạn "đâm" một lực nhọn vào 1 điểm trên cơ thể người mặc thì ACĐ sẽ phân tán lực đó tỏa đều ra xung quanh, nhờ đó mà sức tàn phá của đầu đạn cũng bị phân tán và yếu đi rất nhiều. Để làm được điều này, các sợi vật liệu của áo cần phải được đan thật chặt vào nhau và mỗi sợi trước khi đan còn được xoắn lại để tăng độ cứng chắc. Bên cạnh đó, người ta còn phủ lên chúng một loại nhựa (Resin) và cho kẹp giữa 2 lớp nhựa khác nữa. Nhờ đó, người mặc ACĐ vẫn sẽ cảm nhận được lực của đầu viên đạn chạm vào người, nhưng sức ép của đầu đạn sẽ lan tỏa ra khắp phần thân trên với một lực yếu đi rất nhiều, nên họ sẽ không bị chấn thương nặng.
[IMG]
ACĐ cần phải được làm từ nhiều lớp để tăng khả năng chặn đứng đầu đạn. Nếu chỉ có một lớp vật liệu duy nhất thì khả năng đầu đạn đâm sâu vào cơ thể là rất cao. Vì thế khi có nhiều lớp bảo vệ, mỗi lớp chặn một ít, đầu đạn chạm vào lớp đầu tiên, bị ngăn đi một ít, chạm vào lớp thứ hai, lại bị ngăn đi nữa, cứ thế dần dần đầu đạn sẽ bị hấp thu hết toàn bộ năng lượng và dừng lại hoàn toàn để người mặc không bị tổn thương. Thông thường một chiếc ACĐ sẽ có từ 20-40 lớp KEVLAR. Ngoài ra, ACĐ còn khiến cho đầu đạn phải bị biến dạng sau khi nó bắn vào áo. Đầu viên đạn thường có hình dáng thon và nhọn để tăng lực đâm xuyên, nhưng khi có ACĐ, lực tác dụng ngược lại của áo sẽ làm cho đầu đạn bị bóp méo và xòe ra xung quanh, phần nào làm giảm đi tốc độ và khả năng đâm xuyên của chúng. Nó giống như khi bạn ném một cục đất sét vào tường thì đất sét sẽ bị bẹp dí đi vậy.
Và như mình đã nói ở đầu bài, vó quýt dày có móng tay nhọn, áo giáp xịn có đầu đạn to. ACĐ chỉ có thể giúp bạn "bất tử" ở một số giới hạn nhất định, quá giới hạn này thì ACĐ không còn tác dụng nữa. Vì khoa học quân sự không ngừng phát triển, ngày càng có nhiều loại súng có độ công phá lớn, tốc độ bắn nhanh và mạnh nên người ta luôn phải nghiên cứu chế tạo ra những loại ACĐ mới có sức bảo vệ cao hơn. Rồi sau đó lại có súng mạnh hơn khắc chế nó, mọi việc cứ thế mà tiếp diễn.
[IMG]
PHÂN CẤP ÁO CHỐNG ĐẠN:
Hiện nay, xét về cấp độ bảo vệ, ACĐ được phân thành 6 mức là: Loại I, IIA, II, IIIA, III và loại IV, với khả năng chống đạn tăng dần từ I đến IV, loại I yếu nhất và loại IV là mạnh nhất. Bảng phân hạng này được sử dụng ở Mỹ và do Viện Tư pháp Quốc gia, thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận. Tùy vào loại vật liệu và cấu trúc thiết kế mà ACĐ sẽ được phân thành 1 trong 6 loại trên. Mỗi loại chỉ có thể chống chọi được một số loại vũ khí nhất định. Ví dụ ACĐ loại I chỉ có thể chống được các đầu đạn có tốc độ bay tầm 330 m/s. Nếu mặc áo loại này mà bạn đưa ngực ra cho AK-47 nã (710 m/s) thì đừng hỏi tại sao bạn chết. Các loại ACĐ hạng cao khác thậm chí còn chống được cả súng máy và Shotgun. Trong số 6 loại trên, từ loại I cho đến IIIA là ACĐ mềm, có thể mặc dấu bên trong lớp áo sơ mi hay quần áo thông thường. Còn loại III và IV là ACĐ cứng.
[IMG]
Càng có nhiều lớp bảo vệ thì ACĐ càng có độ an toàn cao. Một số loại ACĐ thậm chí còn cho phép bạn gắn thêm một hoặc nhiều lớp bảo vệ nữa để tăng thêm tính an toàn. Trong đó, có một cách làm khá phổ biến đó là gắn thêm lớp bảo vệ ở túi áo trên. Khi cần, bạn có thể cho thêm một miếng kim loại hoặc gốm vào trong túi áo này để tăng độ dày của vùng nhạy cảm, khi không cần nữa thì có thể rút nó ra dễ dàng.
Để kiểm tra mức độ hiệu quả của ACĐ, không có biện pháp nào hữu hiệu hơn là cầm súng rồi bắn trực tiếp vào nó. Các nhà nghiên cứu đã dùng mọi loại đạn, bắn từ mọi góc độ khác nhau từ nhiều khoảng cách để đo khả năng bảo vệ của từng loại áo đó. Một chiếc ACĐ được gọi là làm việc hiệu quả khi nó có thể chống được đầu đạn từ một loại vũ khí nhất định, ở một khoảng cách nhất định mà không gây ra tổn thương nghiêm trọng cho người mặc. Để thử nghiệm, người ta đặt một khối đất sét đằng sau lớp ACĐ để giả lập da thịt của con người. Nếu sau khi bắn mà khối đất sét này bị biến dạng nhiều hơn một mức độ nào đó thì coi như ACĐ này không hiệu quả đối với loại súng đó.
Theo Tinhte

Choáng với cước 3G: Lập lờ kiếm thêm 500-600 tỉ đồng mỗi tháng

Trái với mức tăng giá cước 3G chỉ 20-40% mà Viettel, MobiFone và Vinaphone công bố khoảng hai tháng trước, một số gói cước dịch vụ 3G đối với những khách hàng sử dụng trả trước trên USB 3G, máy tính bảng... giá đã tăng tới hơn 300%.


Người tiêu dùng nạp tiền trả trước cho dịch vụ 3G tại một cửa hàng trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp, TP.HCM Ảnh: Thuận Thắng
Người tiêu dùng nạp tiền trả trước cho dịch vụ 3G tại một cửa hàng trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp, TP.HCM Ảnh: Thuận Thắng
Theo ước tính có trên 3 triệu thuê bao đang sử dụng gói dịch vụ 3G trả trước, và đợt tăng giá vừa qua đã giúp các nhà mạng “âm thầm” bỏ túi thêm 500-600 tỉ đồng mỗi tháng của người tiêu dùng.
Điều khiến nhiều người bức xúc là việc thông tin khá mập mờ của các nhà mạng, chỉ đến khi nhận hóa đơn thanh toán cước nhiều người dùng mới biết mình đã bị tăng cước đến hơn 300%.
Khủng khiếp quá!
“Quá kinh khủng. Chị có tin một tuần tài khoản của tôi bị trừ tới 300.000 đồng? Điện thoại hầu như không gọi mà chỉ dùng vào mạng là chủ yếu” - anh Long, một người dùng 3G trên điện thoại di động của MobiFone, bức xúc.
Theo anh Long, vì nơi làm việc, nhà ở đều có WiFi, ít phải dùng 3G nên anh không đăng ký gói dịch vụ theo tháng. Tuy nhiên, mới đây khi WiFi bị trục trặc, phải dùng 3G, anh Long gần như té ngửa với giá dịch vụ của nhà mạng.
"Trước đây tôi dùng dịch vụ 3G mất chỉ 40.000 - 80.000 đồng/tháng nhưng hai tháng trở lại đây cước của tôi lên đến gần 1 triệu đồng. Cước phí của tôi đã tăng đến hơn 10 lần"
Luật sư Lê Minh Trường (giám đốc điều hành Công ty luật Minh Khuê)
Tương tự, chị Hoàng, ngụ Q.12, TP.HCM cũng tỏ ra bức xúc vì bị nhà mạng trừ tiền với tốc độ chóng mặt. Chị Hoàng cho biết trước đó trên iPad gần như chỉ xài WiFi.
Mới đây, khi đi công tác, phải xài 3G của Viettel, ra đến sân bay mới nạp một thẻ trị giá 100.000 đồng vào iPad.
“Trong vòng 5 ngày, gần như toàn bộ thời gian ban ngày tôi dành cho công việc. Buổi tối chỉ 2-3 tiếng đồng hồ, có khi chưa đến, để lướt web, Facebook. Vậy mà tài khoản hết nhẵn! Trước đây, khi còn chưa lắp WiFi trong nhà, thời điểm nhà mạng chưa thông báo tăng cước, một thẻ nạp 100.000 đồng tôi sử dụng được khoảng một tháng” - chị Hoàng so sánh.
Những người dùng USB 3G cũng bức xúc không kém. Chị Hồng, ngụ Q.Phú Nhuận, cho biết mới đây khi tài khoản trong USB 3G của nhà mạng Vinaphone hết tiền, chị nạp 20.000 đồng vào. Chỉ lướt web, gửi mail mới được 2 giờ đồng hồ, tài khoản đã báo hết tiền! Tiếp tục nạp 50.000 đồng, chị Hồng sử dụng được trong một ngày, tài khoản lại báo còn 0 đồng.
  Cước 3G củ và mới áp dụng cho thuê bao 3G trả trước không đăng ký gói - Nguồn: Cục Viễn thông và thông tin từ nhà mạng - Đồ họa: V.Cường
Cước 3G củ và mới áp dụng cho thuê bao 3G trả trước không đăng ký gói - Nguồn: Cục Viễn thông và thông tin từ nhà mạng - Đồ họa: V.Cường
Tăng 300-400%!
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các gói cước 3G tăng giá từ ngày 16-10, gói cước dành cho người dùng các thiết bị USB 3G truy cập Internet có mức tăng khủng khiếp nhất.
Đó là những gói cước dành cho các khách hàng dạng “vãng lai”, không đăng ký sử dụng bất kỳ gói cước cụ thể nào, chỉ đơn giản là mua sim 3G chuyên dụng (không có chức năng thoại) gắn vào USB 3G và kích hoạt sử dụng dịch vụ dữ liệu.
Loại gói cước này không có dung lượng miễn phí và cũng không bị giới hạn tốc độ truy cập, khách hàng dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu.
Cụ thể, gói cước EZ0 của Vinaphone thay đổi từ mức 60 đồng/MB lên đến 250 đồng/MB, tăng 416,6% so với cước cũ; gói cước FC0 của MobiFone tăng từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB, tăng 333,3% so với cước cũ; gói cước Laptop Easy của Viettel tăng từ 60 đồng/MB lên 200 đồng/MB, tăng tương tự MobiFone.
Không chỉ khách “vãng lai” mà ngay cả những người dùng đăng ký gói cũng phải ấm ức nhiều. Thường xuyên phải di chuyển và sử dụng Internet nên chị Ngọc Ánh đã đăng ký gói cước 3G trên di động, số tiền bị trừ vào đầu tháng là 70.000 đồng.
Tuy nhiên, chị Ánh cho biết có cảm giác như nhà mạng bắt chẹt người tiêu dùng. Để kiểm tra xem số dung lượng miễn phí còn bao nhiêu, người dùng nhắn tin đến tổng đài. Nay nhà mạng thu cả tiền tin nhắn (?!).
Anh Mai Thắng (TP Vũng Tàu) kể: “Tôi đang làm việc thì bỗng dưng không thể truy cập được từ mạng 3G Viettel. Mạng liên tục báo lỗi và sau đó lại hiện dòng chữ “quý khách vượt quá 70% định mức, báo động đỏ, đề nghị thanh toán cước” và bị khóa hai chiều. Tôi dùng gói dịch vụ Laptop Easy 120 của Viettel, tức là thuê bao 120.000 đồng/tháng và được miễn phí 2,6 GB. Ngoài định mức 2,6 GB đó, phải đóng tiền 60 đồng/MB. Từ ngày thuê bao đến nay hơn ba năm, chưa lần nào bị chặn như thế”.
Lên trung tâm giao dịch Viettel phản ảnh thì anh Thắng mới biết nhà mạng đã tính cước 3G theo cách mới và buộc anh phải đóng đến 300.000 đồng mới được mở mạng lại. “Nhà mạng không hề thông báo cho các chủ thuê bao mà tự khóa và trừ nghiến tiền. Hành động ấy là móc túi người dùng trắng trợn” - anh Thắng cho biết.
3,4 triệu người bị ảnh hưởng
Theo Cục Viễn thông (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), tính đến tháng 10-2013, cả nước có hơn 3,4 triệu thuê bao 3G phát sinh lưu lượng, không sử dụng trực tiếp trên điện thoại di động (tức sử dụng dịch vụ 3G trên máy tính bảng, USB 3G).
Theo tìm hiểu, đa số thuê bao 3G trả trước dạng này đều không đăng ký gói cước không giới hạn dung lượng miễn phí. Những thuê bao này của cả ba nhà mạng MobiFone, Vinaphone và Viettel đều phải chịu mức tăng cước hoặc cước vượt gói từ 60 đồng/MB lên 200-250 đồng/MB. Như vậy, ảnh hưởng của đợt tăng 3G vừa qua nặng nề nhất là những người dùng ở nhóm đối tượng này.
Trong khi đó, giả sử trước đây mỗi thuê bao chỉ phải tốn trung bình 60.000 đồng/tháng cho loạidịch vụ 3G này thì giờ đây họ phải tốn ít nhất 200.000 đồng/tháng. Với đại đa số thuê bao trong khoảng 3,4 triệu thuê bao nói trên đều không đăng ký dịch vụ trọn gói, sau khi mức cước tăng nhảy vọt, nhà mạng đã kiếm bộn tiền. Họ đương nhiên bỏ túi thêm 500-600 tỉ đồng mỗi tháng.
Cũng theo thống kê của Cục Viễn thông, tính đến tháng 10-2013, cả nước có 19,6 triệu thuê bao 3G có phát sinh cước. Như vậy, với những thuê bao 3G sử dụng trên máy tính bảng, USB 3G bị tăng cước, đã chiếm hơn 16% tổng số thuê bao 3G. Con số này chưa kể đến những thuê bao có phát sinh cước 3G sử dụng trên điện thoại di động cũng bị ảnh hưởng, với mức tăng 20-40% tùy gói.
BẠCH HOÀN - ĐỨC THIỆN
Người trong ngành viễn thông cũng bất ngờ
Khi đề cập mức tăng thực tế của các nhà mạng, ông Phạm Tiến Thịnh, tổng giám đốc Công ty CP mạng Tầm Nhìn Mới - từng là giám đốc điều hành mạng di động S-Fone, cũng bất ngờ. Ông Thịnh nhận định: “Việc tăng cước tới 300% thì quá khủng khiếp!”. Theo ông Thịnh, cước tăng thêm 40% đã là quá hớp với thị trường và người tiêu dùng VN.
Theo luật sư Lê Minh Trường, giám đốc điều hành Công ty luật Minh Khuê, các nhà mạng tăng cước 3G đã có hành vi trục lợi về mặt thông tin đối với người tiêu dùng. Cụ thể khi tăng giá họ chỉ thông báo mức tăng trung bình khoảng 20%, nhưng thực tế có những gói tăng gấp nhiều lần. “Đáng ra nhà mạng phải có thông tin cụ thể về việc tăng giá cước cũng như có cảnh báo đến người dùng về việc nếu không đăng ký gói cước cụ thể sẽ có thể bị trừ rất nhiều tiền. Nhưng thực tế nhà mạng chỉ thông báo chung chung và âm thầm thu cước tăng gấp nhiều lần từ khách hàng”, ông Trường nhấn mạnh.
Ông Phạm Tiến Thịnh cũng cho rằng nhà mạng có rất nhiều kênh miễn phí để truyền thông rõ ràng về việc tăng cước cũng như giải thích nguyên nhân tăng cước để người tiêu dùng cùng chia sẻ. Nhưng thực tế việc truyền thông khá mập mờ, chỉ đến khi nhận hóa đơn thanh toán cước nhiều người dùng mới biết mình đã bị tăng cước đến hơn 300%.
ĐỨC THIỆN
Theo Tuoitre.vn