Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Lạc vào quá khứ và tươn lai



Một số người có thể nghĩ rằng chuyện vượt qua thời gian chỉ là sự giả tượng của những bộ phim truyền hình hiện đại, nhưng nhiều tờ báo nổi tiếng của Anh và Mỹ đã đăng tải về những trải nghiệm kỳ lạ này.
 Vào năm 1911, trải nghiệm ly kỳ trở về quá khứ của hai học giả người Oxford- Anh được công bố trong cuốn “phiêu lưu” (An Adventure). Ngoài ra, tờ Liverpool Echo của Anh đã báo cáo lại những câu chuyện thực sự lạ thường khi con người có thể quay trở về quá khứ, trong khi cổng thông tin About.com của Mỹ cũng ghi nhận lại câu chuyện nhìn thấy cảnh tượng ở tương lai.
Tên trộm trở về năm 1967
Vào năm 2006, một tên trộm trong khi chạy trốn để thoát khỏi sự truy đuổi của các nhân viên bảo vệ khu đường phố Bold, anh ta đột nhiên không nhìn thấy các nhân viên an ninh đâu nữa, điều này đã khiến tên trộm cảm thấy rất nhẹ nhõm. Nhưng quang cảnh hiện ra trước mắt anh ta toàn là những chiếc xe ô tô kiểu cũ, quần áo của người dân cũng rất kỳ lạ. Tình huống này khiến anh ta rất bối rối. Sau khi chạy đến tiệm báo thì anh mới phát hiện ra mình đang ở năm 1967. Vừa có phần sợ hãi và hoảng sợ, anh nhanh chóng quay trở lại khu ngoại ô Ranelagh, và rất may mắn đã trở lại được thời điểm năm 2006, nhưng anh vẫn có thể nhìn thấy các đường phố trong quá khứ.
Buổi tối hôm đó, sau khi các nhân viên an ninh xác minh những lời kể của tên trộm, quả thực những miêu tả về các vị trí và điểm mốc cũng như chi tiết của các cửa hàng khác nhau vào năm 1967 là hoàn toàn chính xác. Những nhân viên bảo vệ còn cho biết, trong khi truy đuổi, tên trộm trẻ tuổi này đột nhiên biến mất rồi sau đó trở lại.
Người phụ nữ vào cửa hàng đã đóng cửa từ lâu
 tinhhoa.net-1M7tJ1-20141109-nhung-truong-hop-lac-vao-qua-khu-va-tuong-lai-noi-tieng-trong-lich-su
Trong một trường hợp khác, một phụ nữ cho biết cô bước vào một cửa hàng rất kỳ lạ, cô tưởng của hàng này vừa mới khai trương. Điều đặc biệt là giá của tất cả các loại hàng hóa ở đó đều rất thấp, vì vậy mà cô đã đi đến quầy nhân viên thu ngân với một cánh tay đầy ắp hàng hóa, nhưng khi cô rút thẻ tín dụng để trả, người thu ngân và quản lý cửa hàng đều bối rối, sau đó cô đã để lại hàng hóa và bỏ đi. Khi cô kể với mẹ của mình về cửa hàng này, mẹ cô liền nói rằng cửa hàng đó đã ngừng kinh doanh từ lâu rồi, tại vị trí đó hiện nay là một ngân hàng.
Phi công người Anh nhìn thấy sân bay trong tương lai từ trên cao
 tinhhoa.net-KTK8EK-20141109-nhung-truong-hop-lac-vao-qua-khu-va-tuong-lai-noi-tieng-trong-lich-su
Năm 1935, ông Victor Goddard một trung tướng không quân người Anh đã có một trải nghiệm khá kỳ lạ. Trong khi ông bay qua một sân bay bỏ hoang gần Edinburgh, ông nhìn thấy một nhà chứa máy bay bên cạnh là bãi cỏ dại chăn thả gia súc, với những con bò đang gặm cỏ. Vào thời điểm đó, ông đã gặp một cơn bão mạnh như muốn đẩy ông ra khỏi sân bay. Sau khi cơn bão qua đi, ông đã nhìn thấy một số máy bay mới sơn màu vàng đậu tại sân bay này, điều kì lạ là ông chưa từng nhìn thấy những loại máy bay cánh đơn này khi hoạt động trong lực lượng liên đội không quân, các nhân viên tại mặt đất đều đang mặc bộ áo liền quần màu xanh (rất khác so với bộ quần áo quy định làm việc lúc đó là mầu nâu).
Nhiều năm sau, toàn bộ mọi điều dường như trở nên sáng tỏ hơn. Máy bay không quân Anh bắt đầu sơn toàn màu vàng, cũng mua hàng loạt một loạt máy bay mà Goddard đã từng nhìn thấy trước đây, đồng thời các nhân viên cơ khí sân bay cũng bắt đầu mặc những bộ áo liền quần màu xanh. Chuyên gia nghiên cứu về những hiện tượng siêu thường Stephen Wagner đã viết bài tiểu luận về câu chuyện này, đã được công bố trên cổng thông tin About.com tại Mỹ
Học giả trở về thành phố Paris thế kỷ 18
 tinhhoa.net-q3sXLK-20141109-nhung-truong-hop-lac-vao-qua-khu-va-tuong-lai-noi-tieng-trong-lich-su
Năm 1901, hai học giả người Anh là Charlotte Anne Moberly và Eleanor Jourdain trong chuyến thăm quan Versailles thì đột nhiên bị lạc đường, sau đó họ đi lang thang đến một con đường giống như trong quá khứ.
Họ đã gặp một số người làm vườn, những người làm vườn này nói với họ rằng họ chỉ việc đi tiếp sẽ đến nơi cần tìm. Dựa theo cuốn sách “cuộc phiêu lưu” mô tả, sau khi họ tiếp tục đi “tất cả mọi thứ càng trở nên bất bình thường”.
Một trong số họ kể lại, khi trở về quá khứ, bạn có một loại cảm giác ảm đạm không thể giải thích nổi. Theo mô tả của một trong hai học giả, có một người đàn ông ngồi nghỉ mát tại đình với một làn da thô ráp đến mức “khó ưa”, người đàn ông thế kỷ 18 này giống như người tình Comte de Vaudreuil luôn bên cạnh nữ hoàng Marie Antoinette.
Họ cũng đã gặp một phụ nữ đang phác thảo bản vẽ trên bãi cỏ, cô ấy dường như ăn mặc lỗi thời, Moberly nhớ lại, “Tôi nhìn cô ấy chằm chằm, nhưng có một số cảm giác không thể diễn tả, tôi như cảm thấy sự hiện diện của cô ấy gây một chút khó chịu và khiến tôi muốn tránh xa cô ấy”. Toàn bộ điều mà Moberly nhớ lại cho thấy người phụ nữ này có dáng vẻ giống nữ hoàng Mary Antoinette.
Sau đó, một người đàn ông trẻ với dáng vẻ dương dương đắc ý đã thu hút sự chú ý của họ trên lối vào của một hội trường, nơi đang diễn ra một tiệc cưới vui vẻ. Tiệc cưới này khiến họ vô cùng ngỡ ngàng. Khi bắt một chuyến xe ngựa để trở về căn hộ ở Jourdain, họ nhận ra những trải nghiệm đó thật kì lạ. Khi đặt chân xuống đất, họ mới phát hiện thời điểm trước đó đã biến mất và trở thành một nơi trống không. Ngay sau khi trở lại thời điểm hiện tại, họ đã kiểm tra xem trong cùng ngày hôm đó có ai tới hội trường tiệc cưới kia không, nhưng đều không phát hiện ra ai.

Tam giác quỷ Bermuda
tinhhoa.net-HkEs4R-20141109-nhung-truong-hop-lac-vao-qua-khu-va-tuong-lai-noi-tieng-trong-lich-su
Những ví dụ về các cuộc hành trình vượt không gian và thời gian như vậy có rất nhiều. Tam giác quỷ Bermuda cũng là một khu vực thường xuyên xảy ra những sự kiện tương tự, đây là nơi làm biến mất hàng trăm máy bay và tàu thuyền qua lại, đã có hàng ngàn người mất tích ở đây không một dấu vết, nhưng cũng có nhiều trường hợp xuất hiện trở lại sau một vài năm sau đó.
Một giáo sư trường Đại học thành phố New York cho biết: “Nếu hiện tượng này có thể được chứng thực qua việc thực hiện các thí nghiệm lặp lại, thì về căn bản nó sẽ làm thay đổi nền tảng của ngành vật lý hiện đại ngày nay”.

Sự thật đáng buồn


ong hai
Ông Trần Quốc Hải và gia đình với những xe thiết giáp do cha con ông làm ra
Nghĩ đến chuyện bố con ông Trần Quốc Hải ở Tây Ninh chế tạo hàng loạt xe bọc thép cho Campuchia được quốc vương nước này tặng huân chương Đại tướng quân, mình không khỏi băn khoăn, sao ông này tính quẩn thế.
>> ‘Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN’
Không chế tạo cho nước mình mà lại đi chế tạo cho thằng Campuchia, nhỡ nó dùng chính xe bọc thép do người Việt chế tạo đánh nước mình như dạo 1978-1979 thì sao. Dại tướng quân chứ đại gì.
Nhưng nghĩ lại, cha con ông Hải chẳng qua cũng phải làm một việc cực chẳng đã, chứ ông đâu có ham danh hiệu Đại tướng quân
Cùng đam mê sáng chế như ông có ông Bùi Hiển 60 tuổi ở Bình Dương làm máy bay trực thăng. Ông được gọi là “cha đẻ của máy bay trực thăng” (tất nhiên là ở Việt Nam chứ không phải toàn cầu). Làm đến chiếc thứ hai rồi nhưng vẫn canh cánh lo nó không được thi thố với đời. Nghe nói ông có mời cả mời cả chuyên gia hàng không hạ cố đến để thẩm định sản phẩm của mình. Ông tâm sự, điều ông mong mỏi nhất là các nhà sáng chế nông dân như ông được nhà nước quan tâm đến, để cống hiến tài sức cho dân tộc. Chỉ cần được “bật đèn xanh”, ông Hiển có thể chế tạo cho Việt Nam chiếc trực thăng không chỉ bay được mà còn bay cao, bay xa, đạt tiêu chuẩn của thế giới. Nhưng điều khó khăn nhất đối với nhà sáng chế chính là việc được cấp phép thử nghiệm. Ông Hiển cho biết đã làm đơn, làm kế hoạch một cách bài bản để gửi đi nhiều cơ quan quản lý, nhưng câu trả lời vẫn là… chờ đợi.
Nhắc đến ông Bùi Hiển, mình lại nhớ đến anh chàng thợ cơ khí Nguyễn Văn Thắng ở Long Biên chế tạo máy bay trực thăng nhưng bị cấm, bắt viết cam kết từ nay không được chế tạo máy bay nữa. Rồi bên quân đội thì bắt anh cam kết không được tiếp tục nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm, phải giữ nguyên hiện trạng chiếc máy bay. Bộ đội thì bắt để nguyên trạng, nhưng công an lại bắt tháo máy, tháo cánh ra nên anh chẳng biết nghe ai. Hai trăm triệu anh bỏ ra có nguy cơ biến thành dúm sắt vụn.
Nói về niềm đam mê sáng chế, có thể kể thêm ông Nguyễn Quốc Hòa – Giám đốc công ty TNHH cơ khí Quốc Hòa (Cụm công nghiệp Phong Phú, TP.Thái Bình). Ông tự chế chiếc tàu ngầm mini, với mục đích bảo vệ chủ quyền biển đảo, đánh bắt hải sản và du lịch. Ông Hòa đã bỏ ra 1 tỷ đồng để chế tạo nó nhưng chưa thành công. 
Kể vài ví dụ về việc dân thường sáng chế để nói rằng, người Việt Nam mình cũng tài lắm chứ, đâu có kém thông minh hơn thiên hạ. Chỉ có điều, sức sáng tạo của họ thường vấp phải thế lực vô hình cản trở, đó là thằng “cơ chế”. Thằng này bao giờ cũng kìm hãm sự phát triển nhưng nó lại có quyền. Ai nghĩ ra cái gì mà trình độ của nó không kiểm soát được thì y như rằng khổ với nó. Điều trớ trêu là những nhà sáng chế trên, cấm ai có nổi cái bằng tiến sĩ, trong khi tiến sĩ nước ta có tới hàng vạn (theo Vietnamnet, con số này là 24000).
Trở lại chuyện của ông Trần Quốc Hải. Ông đã từng chế tạo máy bay trực thăng. Ông cùng ông Lê Văn Danh đã sản xuất đến chiếc máy bay thứ hai. Nhưng hai chiếc máy bay trực thăng “made in Việt Nam” do các ông chế tạo đã được “xuất khẩu” ra nước ngoài. Chiếc đầu tiên bán cho Viện Bảo tàng New York (Mỹ), chiếc thứ hai bán cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Đương đại Busan (Hàn Quốc). Hình như hai chiếc này chế tạo chưa thành công cho nên mới bán để đưa vào Viện Bảo tàng. Nhưng tại sao các ông không bán (hay không bán được) ở Việt Nam để cho người Việt Nam đến tham quan, học hỏi?
Có lần, máy bay của hai ông đang trong giai đoạn “thăng” thử (tức là nhấc bụng lên khỏi mặt đất) thì bị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh bắt về “giam” ở trụ sở huyện đội huyện Tân Châu, nằm chờ cấp trên xác minh, kết luận.
Ấy vậy mà cuối cùng, cha con ông Trần Quốc Hải đã tìm ra lối thoát. Đó là cống hiến tài năng, tâm huyết cho nước khác và được trọng dụng ngay. Tưởng nước khác là Mỹ hay Tây Âu thì nó thoáng đã đành, ai ngờ lại là anh Campuchia – cái quốc gia mà mỗi khi nhận ra thua kém thiên hạ, người ta lại lôi nó ra để tự an ủi rằng Việt Nam chưa đến nỗi bét thế giới.
Quốc vương nước này còn cấp giấy chứng nhận cho cha con ông Hải – công dân Việt là nhà kỹ thuật sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 và BTR60PB để ghi nhận những đóng góp của 2 người cho nền kỹ thuật của đất nước, 
Nguyễn Tường Thụy