Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Sáng chế "điều hòa" không cần điện cho ngày hè 45 độ C

Chiếc điều hòa cực thân thiện với môi trường vì được làm từ vỏ chai nhựa là một giải pháp tuyệt vời dành cho những nơi phải sống trong tình trạng thiếu điện.
Ở thành phố, gia đình không cần quá khá giả cũng có thể trang bị cho mình một chiếc điều hòa, xua tan đi cơn nóng chảy mỡ của mùa hè.
Tuy nhiên, bạn biết đấy, mùa hè chưa bao giờ là thảm hoạ nếu không... mất điện, và thời gian chờ đợi điện về thực sự là ác mộng. Dù có dỗi cả thế giới, điện nó cũng chẳng chịu về cho.
Nhưng ấy là bạn còn may mắn lắm vì còn có điện để mà mất. Tại Bangladesh, hơn 70% hộ dân không biết điện là gì. Và để nâng tầm thảm họa, cũng 70% người dân ở đây đang sống trong những ngôi nhà lợp bằng mái tôn. Hệ quả là thường xuyên trong mùa hè, nhiệt độ phòng tại quốc gia này chạm ngưỡng... 45 độ C.
Tình nguyện viên đang "lắp đặt" điều hòa không cần điện năng cho các hộ dân Bangladesh. (Ảnh: Internet).
Nhà là nơi chúng ta dừng chân, nghỉ ngơi, ngủ, ăn, nói chung là thực hiện tất cả những nhu cầu cần thiết của con người. Nhưng với nhiệt độ như vậy, lại không có điện thì có lẽ nhà chẳng còn là nhà nữa. Đây là thực trạng chung của không chỉ Bangladesh mà còn tại nhiều ngôi làng trên thế giới.
Tuy nhiên để giải quyết chuyện này, một công ty quảng cáo tên Grey Dhaka, cùng các tình nguyện viên đã đưa ra một ý tưởng về một chiếc "điều hòa" - đúng hơn là máy làm mát - không cần dùng đến điện, với tên gọi Eco-Cooler.
Nghe kêu thế thôi, Eco-Cooler thực ra có cấu tạo rất đơn giản: những chai nhựa đã qua sử dụng được cắt làm đôi, gắn lên một tấm bảng bằng bất kỳ chất liệu gì.
Sau đó, áp nguyên tấm bảng vào cửa sổ là xong! Chúng ta đã có một máy điều hòa không cần điện mà lại cực kỳ thân thiện với môi trường.
Việc khí khi thổi ra sẽ được giải phóng khỏi áp suất cũng giúp khí trở nên mát hơn.
Nguyên lý của Eco-Cooler được vận dụng từ một quy tắc vật lý: hãy để ý rằng khi bạn hà hơi, không khí thở ra sẽ nóng. Nhưng nếu chu mồm lền thổi, luồng khí sẽ có nhiệt độ thấp hơn.
Khi chu miệng lên thổi, không khí sẽ bị nén lại để đi qua miệng. Luồng khí có kích cỡ nhỏ hơn, đồng nghĩa với việc nhiệt độ thoát ra sẽ nhanh hơn. Đồng thời, việc khí khi thổi ra sẽ được giải phóng khỏi áp suất cũng giúp khí trở nên mát hơn.
Bằng việc sử dụng Eco-Cooler, nhiệt độ trong phòng tại nhiều nơi đã giảm tới 5 độ C.
Tương tự như vậy, khi gió thổi qua vỏ chai, không khí sẽ bị cổ chai nén lại, và tạo ra những luồng gió có nhiệt độ thấp hơn.
Theo ghi nhận, bằng việc sử dụng Eco-Cooler, nhiệt độ trong phòng tại nhiều nơi đã giảm tới 5 độ C, giúp cuộc sống người dân trở nên dễ chịu hơn trong những ngày nắng nóng
  • Nguồn "Khoa học TV"

Bộ hợp hạch lạnh "Hot Cat" tạo ra năng lượng nhiều hơn nó tiêu thụ

Parkhomov là nhà khoa học và là đồng sự của Andrei Sakharov, người đoat giải Nobel năm 1975. Parkhomov đã lặp lại thí nghiệm về hệ thống hợp hạch lạnh mang tên “Hot-Cat” theo báo cáo gần đây Observation of abundant heat production from a reactor device and of isotopic changes in the fuel được đăng bởi nhóm nhà khoa học Italia và Thụy Điển sau khi kiểm tra khả năng thực tế của công nghệ Andrea Rossi (E-Cat).
Parkhomov xác nhận rằng “lò phản ứng có khả năng tạo ra nhiệt lượng nhiều hơn nhiệt lượng được cung cấp bởi bộ gia nhiệt”. Với nhiệt độ làm việc trong khoảng 1200-1300 oC, mẫu thử này cho thấy COP (mức hiệu suất) vào khoảng 2,6.

Tuy nhiên, Hình 6 trong báo cáo cho thấy hiệu ứng “nhiệt tồn tại sau khi tắt hệ thông” (heat-after-death). Sau khi nguồn nhiệt bên ngoài bị ngắt, lò phản ứng tiếp tục duy trì nhiệt độ khoảng 8 phút trước khi giảm xuống. Đây là hiệu ứng khi được sử dụng triệt để sẽ cho phép hệ thống hoạt động với COP = vô cùng hay nói cách khác, ta không cần cung cấp năng lượng đầu vào mà hệ thống vẫn có thể sản xuất năng lượng với cường độ mạnh.

Sau đây là bản dịch báo cáo, nguyên bản có thể tải về tại địa chỉ:

 http://www.e-catworld.com/wp-content/uploads/2014/12/Lugano-Confirmed.pdf
1.     Lò phản ứng.

Lò phản ứng được chế tạo từ gốm Al2O3 dạng ống với chiều dài 120mm, đường kính ngoài 10mm, đường kính trong 5mm. Ống bằng gốm này được quấn quanh bởi điện trở nhiệt (dây mayso). Bên trong là hỗn hợp 1g bột Nickel và 10% Lithi Nhôm Hidrua LiAlH4. Cặp nhiệt được bố trí tiếp xúc với mặt ngoài của ống. Các đầu ống được bịt bằng xi-măng chịu nhiệt. Toàn bộ mặt ngoài của lò phản ứng cũng được phủ bằng xi-măng chịu nhiệt.
Hình 1. Sơ đồ lò phản ứng.
Hình 2. Lò phản ứng trước khi tiến hành thí nghiệm.
Sử dụng kỹ thuật chụp ảnh nhiệt giống như trong các thí nghiệm kiểm tra công nghệ của Rossi là quá phức tạp. Do đó tác giả quyết định sử dụng phương pháp đo nhiệt lượng dựa trên khối lượng nước bị hóa hơi. Phương pháp này đã được kiểm tra nhiều lần. Trong thí nghiệm này, lò phản ứng được đặt trong một bình kim loại kín. Bình này được nhúng chìm trong nước. Khi nước được đun sôi, một phần sẽ thoát ra ngoài dưới dạng hơi. Bằng cách đo độ giảm khối lượng nước ta có thể dễ dàng tính được nhiệt lượng sinh ra thông qua nhiệt hóa hơi của nước. Sự hiệu chỉnh giá trị nhiệt thất thoát xuyên qua lớp cách ly có thể tính toán thông qua giá trị làm nguội sau khi lò phản ứng ngừng hoạt động.
2. Kết quả thí nghiệm
Hình 3. Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm.
Năng lượng gia nhiệt cho lò phản ứng được thay đổi từ 25 đến 500W. Lò phản ứng đạt nhiệt độ 1000oC sau 5 giờ được làm việc. Trên Hình 5 cũng chỉ ra giá trị thu được của máy đếm Geiger SI-8B. Máy đếm Geiger sẽ đếm các hạt alpha, beta, gamma và X-quang. Qua kết quả thu được dễ thấy rằng, khả năng phát xạ của lò phản ứng không khác biệt nhiều so với môi trường. Một điểm nhảy vọt đáng lưu ý khi nhiệt độ chỉ trong khoảng 600-1000oC. Các nghiên cứu tiếp theo đã cho thấy rằng các điểm nhảy vọt như thế này xảy ra thường, không liên quan gì đến sự vận hành của lò phản ứng.
Hình 4. Sự biến đổi nhiệt độ ở khoảng nhiệt độ cao.
Hình 4 cho thấy chi tiết hơn sự biến đổi nhiệt độ khi năng lượng gia nhiệt là 300,400 và 500W. Có thể thấy rằng, ở mỗi giai đoạn gia nhiệt là sự tang dần nhiệt độ, đặc biệt mạnh ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn cuối cùng, khi nhiệt độ đạt cao nhất xuất hiện sự dao động của nhiệt độ. Giai đoạn này kết thúc khi chấm dứt gia nhiệt như là kết quả của heater burnout. Sau đó, trong khoảng thời gian 8 phút tiếp theo nhiệt độ lò phản ứng vẫn được duy trì ở 1200oC trước khi giảm đột ngột. Như vậy có thể thấy rằng, lò phản ứng có khả năng tạo ra nhiệt lượng nhiều hơn nhiệt lượng được cung cấp.
Tại khoảng nhiệt độ 1150oC và 1200-1300oC, nhiệt lượng sinh ra lớn hơn đáng kể so với năng lượng tiêu thụ. Suốt quá trình làm việc ở 3 giai đoạn này (90 phút), hệ thống đã sinh ra nhiệt lượng nhiều hơn 3MJ hay 830Wh so với điện năng tiêu thụ.

Kết luận: Thí nghiệm tương tự với mô hình của Rossi, sử dụng hỗn hợp Nickel và Lithi Nhôm Hidrua, cho thấy tại nhiệt độ khoảng 1100oC và cao hơn, lò phản ứng đã tạo ra năng lượng nhiều hơn nó tiêu thụ.
  • http://www.nangluongmoisaigon.org

Máy bay không người lái dùng pin mặt trời của sinh viên Bách khoa

Từ khi chiếc Solar UAV còn nằm trên giấy đến lúc sải cánh bay trên bầu trời, các chàng trai bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ (Đại học Bách khoa Hà Nội) khóa 52 đến 56 đã cùng tham gia thiết kế sơ bộ, chế tạo mô hình, hoàn thiện, bay thử...
Máy bay không người lái sử dụng pin năng lượng mặt trời (Solar UAV) của thầy trò bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ, Viện Cơ khí động lực thuộc nhóm sản phẩm giành giải Nhất, thu hút người xem tại Ngày hội sáng tạo khoa học trẻ Bách khoa năm 2016. Máy bay có sải cánh 2,5 m; dài 1,5 m; tải trọng có ích 1,5 kg với vận tốc hành trình trung bình 15 m/s và trần bay 300 m ứng dụng trong khảo sát, giám sát trồng rừng, phục vụ cứu hộ, cứu nạn.
Kiểm tra thiết bị trước khi bay tại vùng núi trong trời nắng gắt. Ảnh: Nhóm cung cấp.
Máy bay do nhóm sinh viên K56 là Bùi Văn Thành, Trần Trung Đức, Ngô Xuân Chính, Đào Văn Long và Nguyễn Văn Dinh (cựu sinh viên K55) thực hiện dưới sự hướng dẫn của hai giảng viên bộ môn TS Đinh Tấn Hưng và TS Vũ Đình Quý. Trưởng nhóm Bùi Văn Thành cho hay, việc triển khai nghiên cứu chiếc Solar UAV này được bắt đầu từ tháng 7/2015 tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Không gian và Dưới nước thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trước đó vào năm 2012, TS Hưng đề xuất nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái sử dụng pin năng lượng mặt trời. Đây là thiết bị có thể ứng dụng trong quân sự và dân sự. Nếu máy bay không người lái (UAV) có động cơ dùng nhiên liệu hóa thạch thì thời gian bay tốt nhưng khó hoạt động khi nhiệt độ, áp suất thay đổi, tiếng ồn lớn và có thể gây nhiễm môi trường. UAV với động cơ điện lại có thời gian bay ngắn, pin lưu trữ hạn chế. Vì vậy, Solar UAV được ưu tiên nghiên cứu phát triển.
Để có được sản phẩm "made in Bách khoa", sinh viên bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ các khóa từ K52 đến K55 đã lần lượt tham gia. Họ nghiên cứu, thiết kế sơ bộ, chế tạo mô hình, giải quyết dần bài toán từ lý thuyết đến thực hành, từ thiết kế chế tạo đến thử nghiệm. Tới nhóm sinh viên K56, sản phẩm Solar UAV mới được hoàn thiện. Mỗi thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm một khâu. Thành và Đức nghiên cứu hệ thống điều phối năng lượng; Long thiết kế cải tiến và hoàn thiện sản phẩm theo yêu cầu mới, Dinh gia công chế tạo tổng thể, Chính chế tạo hệ thống cứu hộ khẩn cấp bằng dù.
Cuối năm 2015, Solar UAV bắt đầu bay thử nghiệm tĩnh trong nhiều môi trường. Tháng 1/2016, thiết bị thử nghiệm bay ngoài trời lên đến 24 lần, tổng thời gian bay thử hơn 8 giờ.
"Đầu tháng 4, lần đầu tiên thiết bị bay được 35 phút trong tiết trời có gió và nắng nhẹ lúc 15h chiều. Bọn em mừng rơn", thành viên Ngô Xuân Chính nhớ lại và cho biết, thiết bị nhìn mảnh mai nhưng nhờ sải cánh rộng nên khả năng lượn tốt, cho phép thích ứng với các luồng gió và tốn ít năng lượng.
Khi trời nắng gắt, năng lượng mặt trời thu qua 36 tấm pin khiến thiết bị hoạt động ổn định. Năng lượng thừa được sạc vào pin lipo lưu trữ trong thân máy bay. Khả năng này cho phép Solar UAV khảo sát, giám sát tại các khu vực lớn, yêu cầu tầm bay xa như rừng, bờ biển... Hệ thống theo dõi trực tuyến năng lượng mặt trời và pin lưu trữ cho phép giám sát trực tiếp và liên tục trong quá trình Solar UAV hoạt động. Trường hợp khẩn cấp, hệ thống cứu hộ bằng dù tự động sẽ đảm bảo an toàn cho thiết bị bay.
Thầy trò Bách khoa cho biết gặp khó khăn về vấn đề kinh phí. May mắn, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp chịu đầu tư cho cả nhóm. Khi trao đổi về chiến lược phát triển của doanh nghiệp này, thầy Hưng đã đề xuất nên có thiết bị giám sát thường xuyên khu vực trồng cây, trồng rừng để hạn chế nạn chặt phá và họ đã đồng ý... Thầy trò làm từng bước và doanh nghiệp cũng đầu tư từng bước một.
Mới đây nhất vào ngày 1/6 tại vùng rừng núi phía Đông Bắc của doanh nghiệp đầu tư, khi trời nhiều nắng, ít mây, Solar UAV đã bay thử nghiệm theo hành trình quỹ đạo điểm, phục vụ dựng địa hình 3D khu vực rộng gần 50 ha. Máy bay hoạt động khoảng 3 vòng theo quỹ đạo đường zich zac liên tục, tổng quãng đường khoảng 50 km trong hơn một tiếng. Có được kết quả này, nhóm dự định thời gian tới tiếp tục thử nghiệm với yêu cầu cao hơn để hoàn thiện kỹ thuật, đáp ứng độ tin cậy, sớm đưa sản phẩm vào ứng dụng.
Theo TS Đinh Tấn Hưng, nếu ứng dụng máy bay không người lái sử dụng năng lượng mặt trời vào công tác cứu hộ, cứu nạn trong thời tiết kém như mưa, bão…thì chưa khả thi. Nhóm nghiên cứu dự định cải tiến, phát triển sản phẩm theo hướng có thể bay cao hơn tầng mây để giảm tác động của thời tiết, ổn định cường độ ánh sáng cho nguồn năng lượng mặt trời.
"Nhất định chúng tôi sẽ cải tiến thiết bị theo hướng có độ sải cánh lớn, trần bay cao để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn", thầy Hưng nói.
  • Nguồn: tietkiemnangluong.com.vn

Hợp hạch lạnh (LENR) sẵn sàng được tung ra như một vũ khí hủy diệt nền kinh tế xăng dầu

Mức dự trữ dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất trong vòng 80 năm để chuẩn bị sẵn sàng cho đợt bán tháo mùa xuân trước khi giá dầu giảm về một mức rất thấp so với giá chính phủ đã chi trả để mua vào dầu đó.
Lượng dầu dự trữ khổng lồ này, 425 triệu thùng và đang trên đà tăng lên về số lượng, giá trị vào khoảng 50 tỉ đô chỉ vài tháng trước đây, bây giờ nó được trưng bày như một thanh kiếm kinh tế khổng lồ của Damocles trên thị trường năng lượng và dầu khí toàn cầu.

Nhưng ngoài lượng dầu dự trữ Mỹ ra, còn có một yếu tố khác đang làm bất ổn thị trường dầu khí – đó là một nguồn năng lượng hoàn toàn mới. 

Mỹ sẽ sớm bắt đầu giảm lượng dự trữ dầu khổng lồ, một điều bắt buộc đối với họ vì Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và vì thế họ không còn cơ sở nào để dự trữ một lượng dầu lớn như thế. Khi điều đó xảy ra, giá dầu sẽ giảm mạnh hơn nữa. Có khả năng điều này sẽ xảy ra sớm khi mùa đông bớt lạnh đi trong vài tháng tới. Hãy quan sát đợt bán tháo mùa xuân này. Dầu dự trữ này phải bắt đầu giảm ít đi kẻo nhà nước phải bán lỗ, hoặc thậm chí không dám bán vì giá vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng còn cao hơn số tiền họ thu được từ người mua. Rất nhiều chuyên gia về năng lượng và dầu khí toàn cầu dự đoán rằng giá dầu sẽ giảm xuống còn $20/thùng.
Bức tranh ẩn sau sự sụt giảm trên thị trường dầu khí chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với những điều mà họ muốn công chúng biết đến. Đỉnh điểm giá dầu thô vượt $100/thùng như đã thấy từ năm 2008 đến năm 2014 là một định mức lịch sử. Đầu những năm 2000 đã là kỷ nguyên của trò đu quay kì quái trên thị trường năng lượng toàn cầu.

Lượng tiêu thụ dầu tăng nhanh chóng ở Trung Quốc, sự bùng nổ kinh tế ở Châu Âu, và mức đòn bẩy cao trong các thị trường tài chính năng lượng ở Mỹ đều dẫn đến tình trạng mức khai thác dầu thô không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của người mua. Ngay cả trong các cuộc khủng hoảng lớn của thế kỷ qua, dầu hiếm khi có giá cao hơn $20-30/thùng. Suốt 15 năm gần đây, các ông trùm dầu khí đã ăn chặn tham lam nguồn năng lượng đắt đỏ này một cách không thể nào chấp nhận được, tạo điều kiện cho sự xuất hiện các chế độ độc tài điên rồ ở Trung Đông, sự tham nhũng trong thị trường nói chung, và các cuộc chiến tranh không cần thiết.

Tuy nhiên, trò chơi dầu khí trong năm vừa qua không thể được lý giải chỉ bởi những sự kiện xảy ra trong ngành xăng dầu.

Một kẻ lạ mặt xuất hiện trong trò chơi năng lượng

Yếu tố lớn nhất đang làm phức tạp các phân tích về phần “cung” năng lượng toàn cầu – đặc biệt là dầu khí – là những công nghệ Hợp hạch lạnh – LENR (phản ứng hạt nhân năng lượng đầu vào thấp – Low Energy Nuclear Reactions) ngày càng phát triển. Ngay cả Bộ Trưởng Xăng dầu nước Ả-rập Xê-út đã nói đến việc Hợp hạch lạnh đã đến làng chơi của thị trường năng lượng. Bây giờ, một điều đã rõ ràng: Suốt từ năm 1989, đã có một chiến dịch rất thành công để xuyên tạc sự thật về Hợp hạch lạnh nhằm ngăn chặn nguồn năng lượng mang tích cách mạng này cạnh tranh với các cacten dầu khí, những ông trùm tài chính đằng sau chúng, và các chính trị gia đang làm tay sai của chúng trong bộ máy nhà nước. Nhưng, dù họ giỏi bịt mắt thế giới đến đâu, họ không thể nào che giấu mãi một sự thật tuyệt diệu và rất đáng chú ý của Thiên nhiên.
Nó được gọi là "hợp hạch LẠNH" vì các phản ứng diễn ra được quan sát ở nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ bên trong mặt trời và các ngôi sao (tức là hơn một triệu độ Kelvin) của các phản ứng nhiệt hạch (“hợp hạch NÓNG”). Hợp hạch lạnh là khá nóng theo cách nhận xét của con người, ví dụ như nó có thể làm nóng nước tắm của bạn. Một ví dụ nữa đến từ bằng sáng chế gần đây của tập đoàn Airbus, trong đó họ đề xuất dùng phản ứng hợp hạch lạnh để tạo lực đẩy cho máy bay. Qua bằng sáng chế này chúng ta cũng thấy rằng các kỹ sư Airbus không phải là những kẻ ngu ngốc hay bất tài như họ đã từng bị bôi nhọ bởi các cacten dầu khí và ngân hàng.

Ngày nay, trên thế giới đang có các nhóm nhỏ các kỹ sư đang chế tạo và trình diễn thiết bị hợp hạch lạnh nhiều loại khác nhau. Điều kỳ diệu của các thiết bị này là chúng tạo năng lượng thừa từ phản ứng hợp hạch Hydro mà hoàn toàn không có bất kỳ sự nguy hiểm hoặc chất thải phóng xạ nào. Các lò phản ứng hạt nhân hợp hạch lạnh công suất hàng megawatt đang được lắp ráp bằng tay bởi các nhóm chuyên viên kỹ thuật từ 3 đến 6 người, toàn bộ lò phản ứng có thể được đặt bên trong một chiếc container 20 feet bình thường. Các thành phần của lò phản ứng lại có thể mua được ở các tiệm bán vật liệu xây dựng – linh kiện điện tử bình thường. Nhiên liệu Hydro được trích xuất từ hydro trong H2O, tức là nước. Năng lượng được sản xuất ra sẽ quá rẻ để tính phí, tuy nhiên đây không có nghĩa rằng lò phản ứng sẽ là miễn phí.
Trạm hợp hạch lạnh 100MW của Andrea Rossi (Cty Industrial Heat, Mỹ)
Những người đàn ông giàu nhất thế giới, bao gồm cả Bill Gates, đang được giới báo chí theo dõi khi họ hướng tới các nhóm nghiên cứu hợp hạch lạnh để tìm hiểu thêm.

Các nguồn công nghệ Hợp hạch lạnh và LENR nay được triển khai theo mô hình nguồn - mở (open source).

Nghiệp quả rất phù hợp của những kẻ đã làm việc hơn 25 năm vừa rồi để xuyên tạc sự thật về Hợp hạch lạnh (LENR) là công nghệ này đã trở thành một công nghệ mà, về thực tế, là của người dân thay vì là sở hữu riêng của các nhà tư bản. Hàng trăm lá đơn xin được cấp bằng sáng chế về công nghệ Hợp hạch lạnh tại Mỹ và nhiều quốc gia khác đã nhất quyết bị từ chối. Các nhà khoa học và nhà phát minh đằng sau những khám phá này không những không thể giữ bí mật những khám phá của họ mà còn liên tục tiết lộ chúng cho giới khoa học phát triển tiếp một cách tự do – bản chất của khái niệm “nguồn mở”. Với sự đơn giản sẵn có về kỹ thuật và các nguyên liệu cần thiết để thực hiện hợp hạch lạnh, đây là một lĩnh vực khá dễ xâm nhập vào giới “dân kỹ thuật” đang làm độc lập trên toàn thế giới. Thêm vào đó, vì chế độ cấp bằng sáng chế đã bị hư hỏng đến cốt lõi bởi các kẻ tham lam, các "rào cản sở hữu trí tuệ công nghệ” mà các nhà tư bản luôn luôn mong muốn, giờ ngày càng tan biến.
 
Vì nó đến từ một đặc tính cơ bản của thiên nhiên, đòi hỏi công nghệ không mấy phức tạp so với bóng đèn giản đơn của Edison, không có rào cản bằng sáng chế, hợp hạch lạnh (LENR) đã sẵn sàng để được phát triển nhanh chóng. Nó sẽ là một nguồn năng lượng của nhân dân, không bị kiểm soát bởi các tập đoàn đa quốc gia, với những ưu điểm vượt trội so với các nguồn năng lượng hiện nay vì nó rẻ, thân thiện với môi trường, và gần như vô tận.
Ngày nay, bất cứ doanh nghiệp nào có đủ kiến thức để sản xuất một máy nước nóng chạy bằng điện hay bằng gas đều có đủ điều kiện để chế tạo một máy nước nóng hoặc lò sưởi chạy bằng phản ứng hợp hạch lạnh. Nguồn năng lượng hợp hạch lạnh rất hấp dẫn cho các sản phẩm nói trên vì giá nhiên liệu của nó sẽ gần như bằng 0. Các thiết bị hợp hạch lạnh (LENR) tạo nhiệt độ rất cao đang được chứng minh ở Nga, Châu Âu, và Hoa Kỳ, chúng có thể chạy ở nhiệt độ vượt quá 1000 độ C (1800 độ F). Với nguồn nhiệt cao như thế, thật dễ dàng để nấu chảy sắt thành thép hoặc cung cấp nước nóng cho phòng tắm của bạn. Có lẽ nó còn có thể chạy được một động cơ phản lực.

Các quá trình sản xuất năng lượng hợp hạch lạnh không hề tạo ra bất kỳ khí thải nào, ngoại trừ một lượng nhỏ heli. Vậy, hợp hạch lạnh có thể được áp dụng để thay thế các công nghệ hiện đang đốt nhiên liệu hóa thạch – tức những công nghệ đã phun hàng nghìn tỷ tấn chất độc CO2 đã và đang dẫn đến sự hâm nóng toàn cầu. Nếu chúng ta muốn tránh việc phun thêm hàng nghìn tỷ tấn CO2 trong các thập kỷ tới, hợp hạch lạnh là một giải pháp hợp lý.

Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng trung bình 2,3% mỗi năm từ 2009, nhưng phần còn lại của thế giới đang có vẻ tồi tệ hơn. Có rất ít cơ hội cho sự tăng trưởng tiêu thụ dầu vào bất cứ thời điểm nào hiện nay. OPEC đã mất quyền lực của mình để thiết lập giá dầu và thống trị thị trường năng lượng toàn cầu sau 40 năm cầm quyền. Mỹ dự báo sản lượng dầu của họ sẽ tăng trong năm nay khoảng 300.000 thùng/ngày từ 9,1 triệu thùng đến 9,4 triệu thùng/ngày. Các quốc gia sản xuất dầu mỏ khác, bao gồm cả những nước phụ thuộc nhiều vào các ông trùm dầu khí và một số có nền kinh tế đa dạng hơn đang điên lên về việc mất thị phần của mình cho người Mỹ và đang gia tăng sản xuất nhiều nhất có thể. Điều này tiếp tục "cuộc đua đến con số không' đã bắt đầu năm ngoái với cái gọi là "cuộc chiến giá cả Mỹ - Ả Rập” và sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến định giá dầu thô.
Hiện nay, sự ra đời của công nghệ năng lượng hợp hạch lạnh, một công nghệ có khả năng cung cấp điện cho các ứng dụng lớn và nhỏ, đang tạo một mối đe dọa lớn cho ngành dầu khí. Các nước độc tài chuyên chế đã nhờ vào dầu khí như nguồn doanh thu chính của họ trong các thập kỷ qua, bây giờ phải chuẩn bị trải qua những sự thay đổi lớn. Đồng tiền may mắn và lượng vàng dự trữ của họ sẽ không tồn tại mãi được – và trong một thời gian ngắn người dân của các nước đó sẽ thấy rằng các nhà độc tài “siêu giàu” trong thời kỳ trước, nay không còn đủ tiền để duy trì lối sống xa xỉ, phô trương của họ.
  • Nguồn "http://www.nangluongmoisaigon.org"

Tổng hợp hạt nhân lạnh có thành hiện thực?

Tổng hợp hạt nhân lạnh nổi tiếng như một huyên thoại khoa học của thế kỷ XX. Từ lâu đa số các nhà vạt lý đã  tạm ngừng thảo luận về khả năng xảy ra một phản ứng tương tự. Nhưng gần đây hai nhà khoa học Italia lại giới thiệu với công chúng một thiết bị mà theo lời họ rất dễ thực hiện. Liệu phương pháp tổng hợp hạt nhân lạnh này có trở thành hiện thực không?

TIN LIÊN QUAN

Đầu năm nay trong thế giới khoa học lại xôn xao bàn tán đến tổng hợp hạt nhân lạnh hoặc như các nhà vật lý Nga gọi, là “phản ứng nhiệt hạch lạnh” (cold thermonluclear). Đó là phản ứng xảy ra không cần nhiệt độ cao đến trăm ngàn độ như trong phản ứng tổng hợp nhiệt hạch trong những vụ nổ bom khinh khí (bom H).

Lý do của sự náo động này là trong một công bố báo chí, hai nhà khoa học Italia là Sergio Focardi và Andrea Rossi tại trường Đại học Bologna đã dùng một thiết bị tự tạo đơn giản để chứng minh khá dễ dàng sự xảy ra phản ứng tổng hợp không cần nhiệt độ quá cao.

gioi thieu

Thí nghiệm được tiến hành như sau: Người ta cho vào một ống kim loại đốt nóng bằng điện bột nikel dạng nano và đồng vị của hydro, sau đó tăng áp suất lên 80 atmosphe. Ở nhiệt độ ban đầu cao (hàng trăm độ), các nhà khoa học cho biết, một số phân tử hydro (H2) bị phân ly thành hydro nguyên tử và những nguyên tử này tham gia phản ứng hạt nhân với nikel.

Kết quả của phản ứng là tạo thành đồng và phát ra một lượng nhiệt lớn. Andrea Rossi cho biết, trong những thí nghiệm đầu tiên, ở đầu ra của hệ hai ông thu được 10-12 kilowatt trong khi đầu vào chỉ cần trung bình 600-700 watt. Như vậy là, theo họ, năng lượng tạo ra cao hơn năng lượng được đưa vào nhiều lần. Hai ông khẳng định rằng mình đã thực hiện được phản ứng tổng hợp hạt nhân lạnh.

Hơn nữa, bản thông báo của hai nhà nghiên cứu cho biết, trong “thiết bị”, không phải toàn bộ hydro và nikel tham gia phản ứng mà chỉ là một tỷ lệ vô cùng nhỏ của chúng.

Họ tin rằng cái xảy ra ở bên trong chính là phản ứng hạt nhân. Dẫn chứng là đồng đã xuất hiện với lượng lớn hơn hẳn tạp chất trong “nhiên liệu” (tức nikel), không có sự tiêu hao hydro ở mức có thể đo được (vì nó chỉ tham gia như “nhiên liệu” của phản ứng hoá học), bức xạ nhiệt thực sự thoát ra, điều đó có nghĩa là xảy ra sự cân bằng năng lượng.

Phải chăng hai nhà vật lý Italia đã thực hiện thành công quá trình tổng hợp hạt nhân ở nhiệt độ thấp (chỉ vài trăm độ C trong khi những phản ứng tương tự phải tiến hành ở hàng triệu độ K)? Thật khó kết luận vì cho đến nay các tạp chí khoa học vẫn ngần ngại không chịu đăng bài báo của các tác giả này.

Sự hoài nghi của các nhà khoa học là dễ hiểu vì đã nhiều năm nay, các nhà vật lý coi chuyện “tổng hợp hạt nhân lạnh” có cái gì đó giống như ý định “chế tạo động cơ vĩnh cửu”. Hơn nữa, chính các tác giả cũng thừa nhận điều họ đã làm được nằm ngoài hiểu biết của họ.

Vì sao nhiều nhà khoa học đã ba chục năm nay vẫn không thể chứng minh hay bác bỏ hiện tượng “tổng hợp hạt nhân lạnh” khó hiểu này? Thuật ngữ ấy được giới khoa học hiểu là “quá trình trong đó xảy ra sự kết hợp của những nguyên tố nhẹ thành những nguyên tố nặng hơn, đồng thời tách ra một năng lượng lớn, và lớn hơn nhiều so với loại phản ứng hạt nhân phân rã các nguyên tố phóng xạ”.

Những quá trình tổng hợp nóng (hay tổng hợp nhiệt hạch), về công thức phản ứng tương tự với tổng hợp lạnh, xảy ra liên tục trên Mặt trời và các vì sao, toả ra cả ánh sáng và nhiệt. Ví dụ mỗi giây Mặt trời phát vào không gian vũ trụ một năng lượng tương đương 4 triệu tấn vật chất. Năng lượng ấy được tạo ra dó quá trình kết hợp 4 hạt nhân của hydro (proton) thành hạt nhân heli. Việc kết hợp 1 gam proton đã tách ra một năng lượng lớn hơn 20 triệu lần năng lượng đốt cháy 1 gam than đá.

Liệu loài người có thể chế tạo được một lò phản ứng giống như Mặt trời để sản xuất ra năng lượng thoả mãn nhu cầu của mình không ? Về lý thuyết thì hoàn toàn có thể vì nó không vi phạm định luật nào của vật lý học. Có điều là sẽ rất phức tạp: lò phản ứng ấy cần nhiệt độ rất cao và áp suất cao đến mức khó hình dung. Nó sẽ không kinh tế vì năng lượng để khởi động lò lớn hơn tổng năng lượng của thế giới rất nhiều lần.

Vì vậy, thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất thường là mơ ước của bất cứ nhà vật lý nguyên tử nào. Cho nên, sau thất bại của hai nhà điện hoà học Pons và Fleischmann năm 1989, người ta vẫn không dứt ra khỏi ý tưởng này.

Nhiều nhà vật lý (tuy chỉ là thiểu số) vẫn theo đuổi hướng nghiên cứu ấy và hy vọng một ngày nào đó sẽ tạo ra được nguồn năng lượng sạch và không bao giờ cạn kiệt.

Trong số này, có nhà vật lý Nhật Iosiaki Arata đi sâu vào đề tài này từ năm 1989 và năm 2008 đã công bố một kết quả tại trường Đại học Osaka về khả năng “tổng hợp hạt nhân lạnh” ở nhiệt độ không cao. Ông và đồng nghiệp đã sử dụng dạng kết cấu đặc biệt là những hạt nano.

Đó là một “cụm” gồm vài trăm nguyên tử palladi, được điều chếtheo một kỹ thuật không công bố, bên trong là khoảng rỗng có thể “nhét” vào đó những nguyên tử đơteri với nồng độ rất cao. Khi nồng độ chất này vượt qua một giới hạn xác định, những hạt đó sẽ bị ép sát vào nhau đến mức “dính” lại với nhau. Một phản ứng hạt nhân thực sự sẽ xảy ra. Hai nguyên tử đơteri sẽ kết hợp thành một nguyên tử heli và phát nhiệt. Dẫn chứng là, khi giáo sư Arata thêm khí đơteri vào hỗn hợp, chứa những hạt nano này, nhiệt độ đã tăng lên 70 độ C. Sau khi lấy hết khi đơteri đi, nhiệt độ trong đó vẫn cao như vậy trong hơn 50 giờ, năng lượng toả ra lớn hơn hẳn nang lượng đưa vào. Theo giáo sư, chỉ riêng điều đó đã chứng minh rằng phản ứng tổng hợp hạt nhân đã xảy ra.

Giáo sư Arata công bố như vậy song các phòng thí nghiệm vẫn không đâu lặp lại được thí nghiệm của ông nên các nhà vật lý vẫn tiếp tục xem “tổng hợp hạt nhân lạnh” chỉ là huyền thoại. Giáo sư Arata giải thích rằng sở dĩ không ai làm được như ông vì không nắm được kỹ thuật làm ra những hạt nano mà ông còn giữ kín.

Andrea Rossi và Sergio Focardi đã không tham gia vào những cuộc tranh luận “vô bổ” (theo hai ông) với những người còn nghi ngờ, mà nói họ đang chuẩn bị đưa “thiết bị” của mình vào sản xuất. Họ tuyên bố, khoảng 2 đến 3 năm nữa, sẽ sản xuất hàng loạt thiết bị như vậy, biến năng lượng hạt nhân thành điện, đủ để cung cấp cho một toà chung cư. Điện tạo ra từ thiết bị nhỏ bé này sẽ rẻ hơn hẳn điện đi từ than và dầu.

Thời gian (và các nghiên cứu tiếp ở các cơ sở khoa học khác nữa theo hướng này) sẽ trả lời: các thiết bị “tổng hợp hạt nhân lạnh” của các nhà khoa học trên là thực tế hay ảo tưởng.

Nếu họ đúng, một giải Nobel vật lý sẽ không xa tầm tay của họ.

Tuấn Hà (Theo Pravda)