Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Pháo tự hành Nga: Những "loài hoa" thần chết trên tuyến lửa

 | 

Thường được đặt tên theo các loài hoa nhưng pháo tự hành của Liên Xô trước kia và Nga hiện tại, thực sự là những cỗ pháo đầy uy lực trên chiến trường. Đó là những "loài hoa" mà đối phương không bao giờ muốn gặp.

“Trăm hoa đua nở”
Pháo tự hành ASU-85A.
Một số hạn chế không thể khắc phục của pháo phản lực trong điều kiện tác chiến hiện đại chính là khoảng trống để những cỗ pháo tự hành lấp đầy.
Đã có lúc, giới quân sự đánh giá pháo phản lực (pháo đa nòng) hoàn toàn thay thế pháo binh truyền thống. Tuy nhiên, thực tế chiến trường chưa bao giờ loại bỏ được loại vũ khí này bởi ưu điểm về hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, việc sử dụng và bảo quản đơn giản, thích hợp với nhiều yêu cầu chiến thuật…
Do đó, từ những năm 1960, vị trí của những cỗ pháo một nòng được phục hồi và chú trọng phát triển, đặc biệt là pháo tự hành, được coi là những khẩu đại bác được đặt trên bánh xích.
Trong xu thế này, Liên Xô, vốn có nhiều viện thiết kế thiết kế tăng – thiết giáp trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng, đã cho ra đời nhiều mẫu pháo tự hành. Gần như, loại khung gầm xe tăng, thiết giáp nào của Liên Xô cũng được các nhà thiết kế tìm cách đặt lên đó những khẩu pháo với kích cỡ phù hợp.
Vậy nên, có thể nói, Liên Xô và Nga ngày nay có nhiều mẫu pháo tự hành nhất thế giới, trong đó có loại đặc chủng như ASU-85 có thể thả từ máy bay, dành cho các nhiệm vụ đổ bộ đường không hay pháo tự hành Koalitsiya-SV với thiết kế 2 nòng rất ấn tượng.
Pháo tự hành Koalitsiya-SV với thiết kế 2 nòng rất ấn tượng.
Thường được đặt tên theo các loài hoa nhưng pháo tự hành của Liên Xô thực sự là những cỗ pháo đầy uy lực. Điển hình là mẫu Kondensator 2P, được phát triển vào cuối những năm 1950, là sự kết hợp giữa khung gầm của xe tăng T-10 với nòng pháo cỡ 408mm, ngang ngửa với pháo hạm thời thế chiến. Kondensator 2P là câu trả lời của Liên Xô với pháo bắn đạn hạt nhân cỡ nòng 280mm của Mỹ.
Điểm nhấn trong các cuộc duyệt binh
Tuy nhiên, cỡ nòng lớn không phải là hướng phát triển chính của pháo tự hành. Với loại vũ khí này, các nhà sản xuất chú trọng tới khả năng cơ động, tính linh hoạt khi tác xạ… Những ưu điểm này có thể nhận thấy ở 2S19 Msta-S, loại pháo tự hành thường xuất hiện và gây ấn tượng mạnh bởi kích thước đồ sộ trong các buổi duyệt binh trên quảng trường Đỏ.
Các cỗ đại bác trên bánh xích 2S19 Msta-S trong lễ duyệt binh.
Msta-S sử dụng khung gầm xe tăng T-80 và động cơ của xe T-72, có thể hoạt động bằng 6 loại nhiên liệu, trong đó có cả xăng, xăng máy bay và nhiên liệu dẫn xuất từ cồn… Pháo trang bị cho Msta-S là loại có cỡ nòng 152mm, có thể được nạp đạn ở chế độ tự động hoặc thủ công, ở mọi góc nâng.
Tùy vào nhiệm vụ, pháo này có thể bắn nhiều loại đạn với tốc độ bắn tối đa 8 phát/phút, tầm bắn tối đa đạt 50 km (tùy thuộc vào đạn). Msta-S được trang bị hệ thống ngắm bắn đồng bộ gồm các thiết bị hiển thị biểu tượng số hóa, bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh.., cho phép phản pháo với các tham số tự động hiệu chỉnh.
Nhiệm vụ của Msta-S rất phong phú, từ chế áp tiêu diệt các mục tiêu đối phương tới tiêu diệt các phương tiện hạt nhân chiến thuật, các đại đội pháo, cối, cũng như phương tiện phòng không...
Nhiệm vụ của Msta-S rất phong phú.
Không những thế, các tổ hợp này còn sử dụng hỏa lực để củng cố trận địa hay chốt phòng ngự, hoặc bắn kiềm chế hướng vận động của bộ binh cơ giới và tăng thiết giáp đối phương trên chiến trường.
Pháo tự hành 2 nòng
Dựa vào thiết kế của Msta-S, các nhà sản xuất cố gắng lắp thêm 1 nòng nữa vào tháp pháo, để cho ra pháo tự hành Koalitsiya-SV. Mục đích của thiết kế này nhằm ắn hai mục tiêu ở khoảng cách khác nhau cùng một lúc (dựa trên thay đổi liều phóng của đạn). Ngoài ra, với 2 nòng pháo có hệ thống nạp đạn tự động hoạt động độc lập, nếu một nòng pháo gặp trục trặc thì nòng còn lại vẫn có khả năng hoạt động bình thường.
Pháo tự hành 2 nòng Koalitsiya SV trong xưởng chế tạo.
Do thời gian sử dụng mỗi nòng pháo được chia đôi, độ bền của chúng cũng tăng gấp đôi và ít yêu cầu bảo dưỡng, thay thế khi thực chiến. Điều này giúp giảm kíp vận hành của Koalitsiya-SV xuống chỉ có 2 người.
Hệ thống nạp đạn tự động thông minh của khẩu pháo này cho phép chọn loại đạn (đạn trái phá, đạn cháy hay đạn khói) trong thời gian cực ngắn.
Ngoài ra, hệ thống này có thể nạp đạn ở bất kỳ góc bắn nào và giúp khẩu pháo có tốc độ bắn duy trì lên đến 16 phát/ phút, nhanh hơn rất nhiều so với pháo tiêu chuẩn như MSTA-S (6-8 phát/phút), M-109A6 của Mỹ (4 phát/phút), AS-90 của Anh (6 phát/phút) hay Pzh-2000 của Đức (10 - 13 phát/ phút).
Thậm chí, nếu sử dụng loại đạn dẫn đường Krasnopol, khẩu pháo này có thể tiêu diệt hai mục tiêu cùng lúc ở hai phía khác nhau.
Thời vang bóng
Tuy hiện đại nhưng Msta-S chưa trải qua thực chiến nhiều. Nếu nói đến chiến tích của pháo tự hành Nga, phải kể tới những loại pháo tự hành đời trước như 2S1 Gvodzika (“Hoa cẩm chướng”), 2S3 Akatsiya (“Hoa keo”) hay 2S4 Tyulpan (“Hoa uất kim hương”, hay "Hoa Tuy líp").
Các mẫu pháo này đều được giới quân sự Liên Xô đánh giá cao trên chiến trường Afghanistan những năm 1980, nhờ khả năng bắn phá hiệu quả các mục tiêu ẩn nấp trên cao hoặc trú ẩn trong hang động, một chiến thuật điển hình của du kích Mujahideen.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya hành quân.
Lịch sử cuộc chiến Afghanistan ghi nhận, vào tháng 6.1985, ở thung lũng Pandshir, dưới sự chỉ huy của thượng úy A. Beletskyi, một chiếc 2S4 đã nã liền 12 phát đạn, diệt gọn 1 đồn trú ẩn của lực lượng Mujahideen dưới quyền Ahmed Shah Masood-người sau này là lãnh đạo lĩnh liên minh phương Bắc trong cuộc nội chiến với Taliban.
Còn 2S1 Gvodzika, với khả năng định sẵn 2 tầm bắn rất linh hoạt, có thể nhanh chóng bắn đuổi các mục tiêu ở khoảng cách xa nhau, thích hợp trong các cuộc truy quét phiến quân.

Tàu chiến tàng hình mới nhất của Trung Quốc có gì đặc biệt?

 | 

Tàu chiến tàng hình mới nhất của Hải quân Trung Quốc Type 056 là ứng viên thay thế các tàu chiến thế hệ cũ Type 053 và Type 037 trong 3 hạm đội.

Hải quân Trung Quốc đã chính thức tiếp nhận tàu chiến tàng hình mới nhất lớp Jiangdao Type 056 vào ngày 24/2. Theo một số nguồn tin, Type 056 sẽ được dùng để thay thế các tàu chiến lớp Giang Hồ Type 053 và tàu pháo – tên lửa cỡ nhỏ Type 037 thế hệ cũ.
Tàu chiến tàng hình lớp Jiangdao Type 056 (số hiệu 582) trong lễ tiếp nhận trang bị Hải quân Trung Quốc. Hiện vẫn chưa rõ con tàu được đưa về biên chế trong hạm đội nào.
Tuy các phương tiện truyền thông Trung Quốc (Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn Cầu) gọi con tàu là khinh hạm (frigate). Nhưng nếu xét thông số kỹ thuật của tàu thì nó chỉ tương đương với hộ tống hạm (corvette). Type 056 có lượng giãn toàn tải 1.440 tấn, dài 95,5m, rộng 11,6m.
Kiểu dáng thân tàu thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình “lẩn tránh” hệ thống radar trinh sát mặt biển. Tàu được trang bị một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu nhưng không có nhà chứa.
Kiến trúc thượng tầng của tàu hộ tống lớp Jiangdao Type 056.
Type 056 được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại cho phép tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên biển, trên không. Trong ảnh là pháo hạm tự động 76mm ở boong trước tàu Type 056. Kiểu dáng pháo hạm này có nhiều nét tương đồng với kiểu AK-176 của Nga. Nhiều khả năng, Trung Quốc sao chép nguyên dạng AK-176.
Ở đuôi tàu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N (trong ảnh), có kiểu dáng tương tự loại RIM-116 RAM của Mỹ. Đạn tên lửa của FL-3000N có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6-9km. Ngoài FL-3000N, tàu còn có 2 hệ thống pháo tự động 30mm.
Hỏa lực diệt mục tiêu mặt nước của Type 056 gồm 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-83 đạt tầm bắn khoảng 280km.
Nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa lực lượng hải quân, thay thế tàu chiến thế hệ cũ. Trung Quốc đề ra kế hoạch đóng 20 tàu chiến tàng hình Type 056.
Hiện nay, 2 nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua (tại Thượng Hải) và Hoàng Phố (Quảng Châu) thực hiện đóng mới 20 tàu Type 056 với tốc độ “vũ bão”. Từ tháng 5/2012-2/2013, 2 nhà máy đã khởi đóng 11 chiếc, trong đó 1 chiếc số hiệu 582 đã hoàn thiện và đưa vào phục vụ. Một chiếc khác số hiệu 596 đang chạy thử nghiệm, số còn lại có lẽ sẽ sớm hạ thủy ngay trong năm 2013.

'Quái vật' Mỹ thường trú Biển Đông có gì đáng gờm?

 | 

Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến ven bờ USS Freedom sẽ rời căn cứ San Diego vào ngày 1/3 để tới Singapore. Đây là một trong những động thái của Mỹ nhằm đối phó với nguy cơ từ điểm nóng ở Biển Đông.

Tầu tuần duyên LCS là lớp tầu tác chiến tàng hình trên vùng nước nông, vùng biển gần bờ, có khả năng tác chiến độc lập hoặc liên kết phối hợp với các binh chủng khác trong lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển.
Giới quân sự cũng như báo chí Trung Quốc rất chú ý đến động thái trên và liên tục có các bài phân tích về loại chiến hạm vô cùng tối tân này cùng với những nhiệm vụ của nó ở Biển Đông.
Tầu chiến tuần duyên ( LCS) là lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu nổi mới của Hải quân Mỹ. Tầu LCS là mẫu tầu chiến cao tốc, có khả năng cơ động cao, có khả năng kết nối mạng tác chiến trên biển, lớp tầu tuần duyên này là là mẫu tầu chuyên biệt của thế hệ tầu nổi tương lai của Mỹ, chương trình phát triển thế hệ tầu nổi tương lai này có tên là DD(X).
Sơ đồ kết hợp động cơ Diezen và động cơ turbingas DODOG cho các tầu có khả năng tăng tốc đột ngột. Có khả năng chống ngư lôi tầu ngầm và tên lửa chống tầu.
LCS được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cấp bách cho tàu hoạt động trong các vùng nước nông (vùng nước ven biển) để ngăn chặn các mối đe dọa đang tăng lên bởi xuất hiện nhiều khả năng chiến tranh "phi đối xứng" từ các loại thủy lôi, mìn ven biển, các tàu ngầm diesel có độ ồn rất thấp (lớp Kilo), khả năng tấn công bằng chất nổ của những lực lượng đặc công nước vànhững nhóm khủng bố được vũ trang, sử dụng những tầu, xuồng cỡ nhỏ, có tốc độ cao, được vũ trang bằng các loại vũ khí nhẹ.
Tháng Năm năm 2004, Bộ Quốc phòng Mỹ và Hải quân Mỹ thông báo đã ký hai hợp đồng thuộc lĩnh vực quốc phòng riêng biêt với hai công ty là Lockheed Martin and General Dynamics đồng thời tiến hành thiết kế lớp tầu mới, thiết kế chi tiết và đóng hai tầu thử nghiệm mẫu số 0 (áp dụng thử), lớp tầu đầu tiên của thế hệ tầu tương lai LCS.
Model tầu LCS-1.
Lockheed Martin Corp. phối hợp với công ty thiết kế Gibbs & Cox (Arlington, VA), 2 xưởng đóng tàu Marinette Marine Corp. (Marinette, WI) và Bollinger (Lockport, LA).
Lockheed Martin đã nhận được một hợp đồng đóng con tàu đầu tiên, LCS 1, trong tháng 12 năm 2004. Con tầu LCS 1 được đặt tên là USS freedom, được bắt đầu đóng vào tháng Sáu năm 2005 tại xưởng đóng tàu Marinette Marine tại Wisconsin. Nó đã được hạ thủy vào tháng Chínnăm 2006.
Tầu được bắt đầu thử nghiệm trên biển vào tháng Bảy năm 2008. Tầu LCS được bàn giao choHải quân Mỹ vào tháng 9 năm 2008 và được biên chế đầy đủ vũ khí trang bị vào 8 tháng 11, 2008.
Tầu đỗ tại căn cứ hải quân tại San Diego. 16 Tháng 2 Năm 2010, USS Freedom rời căn cứ Hải quân Mayport để bắt đầu triển khai các hoạt động đầu tiên của nó, hai năm trước kế hoạch.
General Dynamics đã nhận được hợp đồng thiết kế và đóng tầu USS Independence, LCS 2, vào tháng 10 năm 2005. Con tầu được bắt đầu đóng vào tháng Giêng năm 2006 tại xưởng đóng tàu Austal USA tại Mobile, Alabama.
Nó đã được hạ thủy vào tháng Tư năm 2008 và chính thức đặt tên USS Indefendence vào tháng 10 năm 2008. Con tàu hoàn thành thử nghiệm trên biển củanhững nhà thiết kế và đóng tầu vào tháng 10 Mười năm 2009 và được bàn giao cho Hải quân Mỹvào tháng 5 2009. Nó được biên chế vào lực lượng Hải quân Mỹ vào tháng Giêng năm 2010.
Model tầu LCS - 2.
General Dynamics Bath Iron Works và các hãng Austal USA (Mobile, Alabama), BAE Systems (Rockville, MD), GD Advanced Information Systems (Fairfax, VA), L3 Communications Marine Systems (Leesburg, VA), Maritime Applied Physics Corporation (Baltimore, MD) và Northrop Grumman Electronic Systems (Baltimore, MD). Cần nói thêm là Austal USA là chi nhánh của công ty chuyên thiết kế và đóng các thương thuyền và chiến hạm bằng nhôm.
Hãng Austal có 5 cơ sở sản xuất: 3 tại Úc, 1 tại Margate, Tasmania và 1 tại Mobile, Alabama. Lockheed Martin dùng thiết kế cổ điển với thân tàu bằng thép và thượng tầng kiến trúc bằng nhôm trong khi đó General Dynamics dùng kiến trúc ba thân ghép lại (tri-hulled-trimaran design) vỏ bằng nhôm. Thiết kế chung cho cả 2 loại :
Cả hai có lườn tàu lườn thấp hơn tàu chiến thông thường để dùng trong các khu vực sát bờ biển (cạn hơn 20 ft) được gắn động cơ diesel cùng với động cơ phản lực (gas turbine) để đạt vận tốc trên 45 hải lý. Ống hơi nước (waterjet) điều khiển được dùng để lái tàu thay vì chân vịt và bánh lái giúp tàu dễ dàng vào sát bờ.
Cả hai chiếc đều có sân trực thăng lớn gấp rưỡi so với các chiến hạm khác, đủ chỗ cho 2 trực thăng loại MH-60 Seahawks và các trực thăng không người lái UAV loại MQ-8 Fire Scout cũng như hệ thống cẩu thả và kéo các xuồng cao tốc (có nhân viên hay điều khiển vô tuyến) từ lái tàu và 2 bên hông gần mặt nước.
Thay vì trang bị cố định như các chiến hạm thông thường, chiến hạm loại này có thể nhanh chóng thay đổi vũ khí trang bị để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Vũ khí trang bị có thể sử dụng là của Mỹ, Nga hoặc các nước công nghiệp thuộc khối NATO. Việc thay đổi trang bị có thể thực hiện trong 24 giờ để thích ứng với nhu cầu chiến trường và giảm chi phí cho những khách hàng tiềm năng khi xuất khẩu.
Được trang bị hệ thống chia sẻ thông tin chiến thuật hiện đại mới nhất (advanced networking capability to share tactical information) để phối hợp tác chiến với các máy bay chiến đấu, chiến hạm, tàu ngầm và đơn vị bạn trong vùng.
Những đặc điểm độc đáo
Kiến trúc 3 thân với chiều rộng gấp đôi chiến hạm thường với một sân bay rất rộng (1,030 m² - 11,100 sq ft) và cân bằng có thể chứa 2 trực thăng loại SH-60, các trực thăng không người lái UAV hay 1 trực thăng hạng nặng CH-53 hoạt động trong tình trạng biển động cấp 5. Trực thăng loại SH-60 có thể dùng để chuyên chở, cứu cấp, săn tàu ngầm cũng như tấn công các chiến hạm của địch
Tầng hầm boong tầu kiến trúc rất rộng nên có thể chứa đến 4 làn xe cơ giới và các quân nhân cơ hữu biên chế trên tầu, được đưa lên xuống bằng các cửa hông.
Công ty Austal còn đề nghị một thiết kế nhỏ và chậm hơn, bằng nữa loại LCS-2 đặt tên là Multi-Role Vessel hay Multi-Role Corvette có thể dùng để tuần tiễu biên giới, ngăn chặn buôn lậu trên biển hay chống hải tặc.
Hai mẫu tàu này, được gia tăng tiến độ thực hiện hai năm sớm hơn dự định vì Hải quân Mỹ muốn có các chiến hạm hoạt động được những nơi sát bờ biển. Giá thành khởi điểm cho tàu loại LCS vào khoảng $220 triệu USD một chiếc. Tuy nhiên chi phí trong thời gian qua lên cao vì các thay đổi của Hải quân và nhu cầu muốn thu ngắn thời gian nên giá chiếc LCS-1 đã tăng lên 637 triệu USD và chiếc LCS-2 là 704 triệu USD.
Hải quân Mỹ dự trù sẽ giao cho Lockheed Martin hay General Dynamics, chứ không cả hai, để đóng tàu được chọn. Loại tàu này sẽ hoạt động từng phân đội 2-3 chiếc trong vùng nước cạn yểm trợ cho các tàu lớn hơn hay lực lượng bạn với 2 thủy thủ đoàn thay phiên nhau hoạt động từng 4 tháng. Thủy thủ đoàn dự kiến khoảng 40 người và khoảng 35 binh sĩ thuộc phi hành đoàn, đội bảo trì và bảo đảm kỹ thuật trực thăng và đổ bộ.
Tháng 4 năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch cho hai công ty đóng 3 LCS. Đây là các tầu trước đây đã có dự kiến ​​đặt hàng 9 con tầu (A1) (thế hệ thứ hai) của tầu tuần duyênLCS trong năm 2008 và 2009, các tầu sẽ được đưa vào biên chế và nhận nhiệm vụ vào thời gian2010 đến 2012.
Số lượng tàu LCS dự kiến đóng chưa chính xác nhưng đã có thông tin dự kiến đóng từ 56 đến 60 tàu LCS, trong tổng số tàu chiến hạng nhẹ của Hải quân Mỹ là 375 chiến hạm. Người Mỹ đang có dự định giảm kinh phí đóng tầu bằng cách chia sẻ những gói thầu với các nước phát triển nhằm tận dụng được nhân công giá rẻ, đồng thời tìm kiếm đối tác trong phát triển công nghiệp quốc phòng khu vực.
Thông số kỹ chiến thuật
Thông số kỹ thuật của tên lửa chống tầu PAM, LAM, SeaRAM
Các hệ thống tên lửa sử dung trên tầu đều là những hệ thống tên lửa kiểu containers, được đóng gói thành các thùng, khi sử dụng hết có thể thay thế bằng thùng tên lửa tiếp theo.
Riêng hệ thống tên lửa PAM, LAM cũng có tính năng đặc biệt về khả năng ngụy trang, tên lửa hành trình được đóng gói trong các thùng vận tải thông thường, có thể đặt trên bất cứ phương tiện vận tải nào, phóng và điều khiển tên lửa bằng hệ thống điều khiển vô tuyến.
Hệ thống tên lửa hành trình đa dụng cận âm LAM và PAM.
Hệ thống tên lửa đa dụng SeaRAM 11.
Trong tương lai gần, xu hướng phát triển các tầu tuần biển, tuần duyên sẽ là sự kết hợp của tốc độ cao, công nghệ tàng hình và tác chiến liên kết phối hợp với sự kết nối và chia sẻ thông tin cao của các tầu chiến, không quân hải quân và phòng thủ bờ biển. Các chiến hạm đồng thời cũng là phương tiện vận tải máy bay trực thăng, lính thủy đánh bộ, hải quân đặc nhiệm trong tác chiến đa phương hóa, đa dạng hóa chiến trường.
Sơ đồ tác chiến của tầu LCS bảo vệ tuyến biển nông.

"Quái vật tàng hình" B-2 của Mỹ dọa cả Trung Quốc

 | 

Không chỉ Bình Nhưỡng cảm thấy lo ngại khi "quái vật tàng hình" B-2 của Mỹ được điều động tới HQ mà Bắc Kinh cũng bày tỏ sự quan ngại của mình...


Khi quân đội Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 tới bán đảo Triều Tiên, thậm chí còn tổ chức diễn tập đánh chiếm bằng đường không, truyền thông TQ cũng không có bất kỳ động thái phản ứng nào. Nhưng khi thông tin "quái vật" B-2 đang trên đường đến hỗ trợ Seoul bảo vệ khu vực Thái Bình Dương thì báo chí TQ đã có những động thái ban đầu.
Khi quân đội Mỹ điều động máy bay ném bom B-52 tới bán đảo Triều Tiên, thậm chí còn tổ chức diễn tập đánh chiếm bằng đường không, truyền thông TQ cũng không có bất kỳ động thái phản ứng nào. Nhưng khi thông tin "quái vật tàng hình" B-2 đang trên đường đến hỗ trợ Seoul bảo vệ khu vực Thái Bình Dương thì báo chí TQ đã có những động thái ban đầu.
Lần này Bắc Kinh đã không tiếp tục “bỏ rơi“ người hàng xóm Triều Tiên khi chính thức phản đổi việc không quân Mỹ cử siêu pháo đài bay B-2 xuất hiện tại khu vực Đông Bắc Á.
Trang quân sự Chinamil cho biết, hai máy bay ném bom tàng hình tối tân nhất thế giới của Mỹ là B-2 đã bay qua Hàn Quốc với nhiệm vụ mà Mỹ gọi là ’phòng thủ’ trong một động thái có thể khiến căng thẳng với Triều Tiên bùng lên, điều này không tốt cho các bên liên quan.
Theo báo chí TQ việc không quân Mỹ cử B-2 xuất hiện trên không phận của Hàn Quốc sẽ chỉ khiến tình hình trong khu vực thêm rắc rối và báo chí nước này cũng khẳng định Mỹ đang tiến hành tập trận đánh chiếm bằng đường không sau sự vụ này.
Họ (Mỹ) đã cử 2 chiếc máy bay này bay từ căn cứ Không quân Whiteman ở bang Missouri trải qua một chặng đường dài để thả các quân nhu giả vào các mục tiêu định sẵn trên lãnh thổ Hàn Quốc, đây là một điều bất ổn cho tình hình bán đảo Triều Tiên, trang “quân giải phóng ND Trung Hoa“ nhận định.
Đáp trả lời lên án này phía Mỹ khẳng định, hai máy bay này vốn đang tham gia vào các cuộc tập trận quân sự chung Mỹ - Hàn. “Máy bay ném bom B-2 là một yếu tố quan trọng nhằm củng cố và thúc đẩy tiềm lực phòng thủ do Mỹ mở rộng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương“ - Bộ Quốc phòng Mỹ nói.
Việc Mỹ chính thứ để B-2 xuất hiện tại bán đảo Triều Tiên chính là lời cảnh báo đanh thép nhất hướng tới Triều Tiên và qua đó cũng khẳng định nghĩa vụ và quyền lợi của quốc gia này tại Thái Bình Dương, điều khiến Bắc Kinh cảm thấy lo lắng nhất.
Bình Nhưỡng phản ứng dữ dội khi máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay qua Seoul. Và giờ đây tới lượt Bắc Kinh cũng có những thái độ kiên quyết trước sự xuất hiện của B-2 tối tân hơn đang bay qua trước mặt TQ mà không có cách nào ngăn cản được.
Mỹ đã sử dụng con bài chiến lược chỉ để giải quyết những xung đột “chưa hiện hữu“ trên bán đảo Triều Tiên, điều này sẽ chỉ làm nguy cơ làm xung đột leo thang thêm nữa. Đây là thời điểm cần đàm phán hòa bình chứ không phải sử dụng sức mạnh quân sự, trang mil.cnr của TQ nhấn mạnh.

Rõ ràng sự xuất hiện chính thức của những "quái vật" B-2 trên vùng trời khu vực Đông Bắc Á đã khiến ngay cả quốc gia lớn mạnh như TQ cũng cảm thấy e ngại thì Bình Nhưỡng cũng sẽ phải tính toán lại việc làm và hành động của mình, một khi đạn đã ra khỏi nòng súng thì sẽ rất khó vãn hồi toàn cục.
Rõ ràng sự xuất hiện chính thức của những "quái vật tàng hình" B-2 trên vùng trời khu vực Đông Bắc Á đã khiến ngay cả quốc gia lớn mạnh như TQ cũng cảm thấy e ngại thì Bình Nhưỡng cũng sẽ phải tính toán lại việc làm và hành động của mình, một khi đạn đã ra khỏi nòng súng thì sẽ rất khó vãn hồi toàn cục.

'Pháo đài bay' B-52 và những thảm họa hạt nhân nổi tiếng

 | 

(Soha.vn) - Thảm họa “Broken Arrow” đã khiến các oanh tạc cơ B-52 không được phép mang vũ khí hạt nhân khi bay gần biên giới với các nước khác.

Đưa vào phục vụ kể từ năm 1955, máy bay ném bom Boeing B-52 Stratofortress là phương tiện chiến đấu chính của Bộ Tư lệnh Không quân chiến lược thuộc Không quân Mỹ để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân chống lại Liên Xô.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, đặc biệt là vào cuối năm 1950 - đầu những năm 1960, kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô đã phát triển tới mức có thể “hủy diệt lẫn nhau”(Mutual Assured Destruction - MAD).

Máy bay ném bom chiến lược B-52 của Không quân Mỹ.
Máy bay ném bom chiến lược B-52G của Không quân Mỹ.
Trong thời gian đó, một số sự cố đã xảy ra với những chiếc B-52 khi nó mang theo vũ khí hạt nhân và được gọi là thảm họa “Broken Arrow”.
Hai trong số các vụ việc nổi tiếng nhất với các “Pháo đài bay” (B-52 có biệt danh BUFF - Big Ugly Fat Fellow - Gã béo xấu xí) đã diễn ra tại Tây Ban Nha và Greenland.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào ngày 17 tháng 1 năm 1966, khi một chiếc B-52G va chạm với một chiếc máy bay chở dầu KC-135 Stratotanker trong quá trình tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải, ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha. Cả hai máy bay đã phát nổ trong không trung, giết chết 7 thành viên phi hành đoàn.

Pháo đài bay B-52 tiếp nhiên liệu trên không.
Pháo đài bay B-52 tiếp nhiên liệu trên không.
Trên “Pháo đài bay” khi đó có 4 quả bom nhiệt hạch B28, 3 trong số chúng đã rơi xuống gần Palomerasa, va chạm với mặt đất gây ra vụ nổ phi hạt nhân của hai quả bom và phóng xạ plutonium.
Quả bom thứ tư rơi xuống biển Địa Trung Hải và vào ngày 17 tháng 3 nó đã được phát hiện ở độ sâu 2.550 ft (777 m). Quả bom đã được đưa lên tàu của Hải quân Mỹ vào ngày 07 tháng 4.
Sự cố thứ hai cũng đã xảy đến với B -52 G vào ngày 21 tháng 01 năm 1968, khi “Pháo đài bay” gặp nạn ở Greenland.
Máy bay ném bom không thể hạ cánh khẩn cấp tại căn cứ không quân Thule ở Greenland sau khi xảy ra một đám cháy trong buồng lái, và nó đã bị rơi trên bờ biển Greenland ở Vịnh North Star.

B-52 có khả năng mang theo các bom hạt nhận để thực hiện các cuộc tấn công chiến lược.
B-52 có khả năng mang theo các bom hạt nhận để thực hiện các cuộc tấn công chiến lược.
Sáu trong số bảy thành viên phi hành đoàn đã may mắn thoát hiểm một cách an toàn, tuy nhiên 4 quả bom hạt nhân B28 trên máy bay đã rơi rải rác và phóng ra các chất phóng xạ. Biện pháp khẩn cấp đã được thực hiện để hạn chế sự lây lan của bức xạ. Gió mạnh, nhiệt độ thấp và lửa không chỉ phá hủy chiếc máy bay B-52 mà còn gây ra sự phát tán của một số chất phóng xạ khác xuống biển.
Sau khi sự cố xảy ra, không phải tất cả các quả bom đều được tìm thấy, và sự kiện này đã gây ra mối quan tâm lớn đối với Chính phủ Đan Mạch, bởi vì Greenland là một quần đảo thuộc chủ quyền của nước này, và thực tế là lãnh thổ Đan Mạch nằm trong khu vực phi hạt nhân.
Chính hai sự cố nổi tiếng này, gọi là thảm họa “Broken Arrow” đã khiến các oanh tạc cơ BUFF không được phép mang vũ khí hạt nhân khi bay gần biên giới với các nước khác.