Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Uy lực Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh

(Quân sự Việt Nam) - Sáng mờ sương, chiếc xe loại UAZ 469 huyền thoại chở chúng tôi xuyên qua những trảng cát lúp xúp bụi cây, những đầm phá nhỏ xen giữa các triền đồi thấp. Sau chừng 20 phút chạy từ sân bay Cam Ranh, đã thấy trước mặt một vùng trời nước.
Hình ảnh: Uy lực sấm sét Hải quân Việt Nam
Vịnh Cam Ranh tĩnh lặng như nàng tiên nằm ngủ yên lành giữa những triền núi thẳm xanh, dù phía xa kia Biển Đông không ngơi sóng gió.
Đặc trưng địa lý khu vực Đông Nam Á với thềm lục địa ngắn, dốc, biển ăn sâu vào đất liền thể hiện rất rõ nơi vùng đất này.
Biển đang mênh mông, khi vào đến đây chợt gặp bán đảo Cam Ranh như cánh tay vươn dài, với núi Ao Hồ thuộc phần nam của dãy núi Đồng Bò sừng sững, cao gần 500m án ngữ, bao bọc lấy một vùng nước rộng bên trong.
Dường như thấy rằng chừng ấy cũng chưa đủ chở che, thiên nhiên đã kiến tạo thêm một hòn đảo nằm ở đầu mút bán đảo Cam Ranh – đảo Bình Ba, án ngữ nơi cửa vịnh cùng tên.
Ở phần cuối vịnh Bình Ba về hướng tây bắc, biển đột nhiên thu hẹp lại thành một eo nước nhỏ, hai bên là hai mũi đất cao – Mũi Điện và Mũi Hời. Xuyên qua eo Bé là vịnh Cam Ranh mênh mông, thẳm sâu nhưng tĩnh lặng.
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tuần hành trên biển
Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ tuần hành trên biển
Thiên nhiên đã dành cho Cam Ranh một thế núi biển ngọa hổ tàng long. Thế nên, từ lâu vùng đất hiểm trở này đã được sử dụng vào mục đích quân sự.
Sau khi khởi sự công cuộc thực dân tại Đông Dương vào nửa cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã chọn Cam Ranh để xây dựng quân cảng.
Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật hồi đầu thế kỷ trước, khi quân Nga liên tiếp thất trận ở Thái Bình Dương, Nga hoàng Nicholas II đã lệnh cho Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy Hạm đội Baltic sang Thái Bình Dương tiếp viện.
Đội tàu Baltic đã làm một chuyến hải trình từ Đại Tây Dương xuống cực nam châu Phi rồi vòng lên Ấn Độ Dương. Sau khi vào Biển Đông, vào năm 1905, Đô đốc Rozhestvensky đã chọn Cam Ranh làm nơi đồn trú trong chừng một tháng trời để chuẩn bị cho trận hải chiến tại eo biển Tushima.
Tập bắn mục tiêu trên không
Tập bắn mục tiêu trên không
Khi bóng dáng những chiến hạm của Nga vừa khuất giữa mịt mù sóng nước Biển Đông cũng là lúc người Pháp ráo riết biến Cam Ranh từ một quân cảng nho nhỏ thành căn cứ quân sự lớn, phục vụ cho các chiến dịch thực dân khắp Đông Nam Á.
Kể từ giờ phút đó, Cam Ranh với địa thế đắc địa hiếm hoi bên bờ Biển Đông luôn giữ vai trò là quân cảng quan trọng của Pháp. Sau này, người Mỹ cũng đã xây dựng Cam Ranh thành căn cứ không quân, hải quân lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Lúc cao điểm, có tới hơn 30.000 quân Mỹ và đồng minh cùng các đội tàu khu trục, hộ tống, tàu đổ bộ và máy bay tuần tra, tiêm kích, cường kích đóng ở Cam Ranh.
Sau ngày đất nước thống nhất, Cam Ranh dần trở thành một căn cứ quân sự lớn của Liên Xô, làm thế đối trọng với quân Mỹ tại căn cứ Subic ở Philippines.
Vào thời điểm năm 1986, có tới hơn 6.000 người Nga bao gồm quân nhân, kỹ sư, công nhân đóng tại Cam Ranh, kèm theo đó là một đội tàu hùng mạnh, với khu trục hạm, tiểu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm hạt nhân và tàu cao tốc.
Tháng 5 năm 2002, quân nhân Nga cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt thời kỳ hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại quân cảng này.
Sẵn sàng chiến đấu
Sẵn sàng chiến đấu
Người Nga rời đi, nhưng Cam Ranh với thế núi chở che biển cả vẫn giữ nguyên giá trị chiến lược đặc biệt của mình.
Đến Cam Ranh lần này, chúng tôi không có ý định tìm hiểu nhiều về lịch sử của quân cảng vốn được mệnh danh là “pháo đài bên bờ Thái Bình Dương”. Chúng tôi đến đây để “yết kiến” hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.
Tên của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc giờ đây được đặt tên cho hai chiến hạm tối tân nhất của một lực lượng Hải quân đang trên đường hiện đại hóa – hai tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9.
Khi chiếc UAZ 469 còn ở trên triền dốc xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng những chiếc tàu xám trên nền nước ửng hồng buổi bình minh.
Có thể dễ dàng nhận ra hai chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ qua vóc dáng đồ sộ, cũng như lớp vỏ thép nhẵn nhụi vốn là đặc trưng của những tàu chiến tàng hình, nằm giữa những chiến hạm nhỏ hơn, thuộc các lớp Molniya, đậu theo đội hình gần đấy.
Tàu Gepard 3.9 được đóng tại Nhà máy Zelenodolsk ở nước Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga. Đây là loại tàu chiến hiện đại, có khả năng tàng hình và hỏa lực rất mạnh, với hệ thống vũ khí chống ngầm, chống hạm và phòng không ứng dụng các công nghệ mới nhất.
Tàu được thiết kế để chịu các điều kiện đại dương khắc nghiệt nhất và có thể hoạt động liên tục trong nhiều ngày liền. Hiện nay, chỉ mới có Nga – nước sản xuất – và Việt Nam đưa vào biên chế hải quân loại tàu này.
Chiếc Gepard 3.9 đầu tiên chính thức được biên chế vào Lữ đoàn 162 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đóng tại Cam Ranh vào tháng 3/2011 và được đặt tên theo người anh hùng đã bình định 12 sứ quân để lên ngôi vua – Đinh Tiên Hoàng.
Chiếc thứ hai được biên chế vào cùng đơn vị hồi tháng 8/2011, và mang tên vị vua dời đô Lý Thái Tổ. Như vai trò của hai vị hoàng đế thuộc thời kỳ đầu của kỷ nguyên độc lập, hai chiến hạm Gepard 3.9 mang tên Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đóng vai trò tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam, với ưu tiên hướng tới Hải quân và Không quân.
Chủ trương này đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ vào ngày 3/8/2011:
“Phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó Hải quân, Phòng không – Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để bảo vệ đất nước”.
Luyện tập bắt mục tiêu
Luyện tập bắt mục tiêu
Quân đội sẽ từng bước được hiện đại, riêng Hải quân và Không quân sẽ được hiện đại hóa nhanh chóng. Trong xu hướng đó, sắp tới đây, các chiến hạm Gepard tân tiến hơn, với các tính năng chiến đấu mạnh mẽ hơn, sẽ được bổ sung vào lực lượng Hải quân Việt Nam.
Song song đó là các nỗ lực tự chế tạo tàu chiến và tên lửa đã, đang và sắp được triển khai. Lúc tới thăm quân cảng Cam Ranh, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến không khí hối hả trên công trường xây dựng căn cứ cho tàu ngầm lớp Kilo.
Sau vài năm nữa, một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại sẽ chính thức ra mắt tại đây, như chính tuyên bố của Đại tướng Phùng Quang Thanh vào ngày 3/8/2011: “Trước mắt, trong 5, 6 năm tới, ta sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm với 6 tàu hiện đại”.
Trong căn phòng nhỏ nằm giữa thân chiến hạm Lý Thái Tổ, Thượng úy Nguyễn Hải Dương dán mắt vào màn hình radar, bên tai anh, chốc chốc lại vang lên khẩu lệnh của Thuyền phó – Thiếu tá Nguyễn Đình Giảng từ phòng chỉ huy trên cao vọng về:
“Mạn phải 30, góc tầm 45, mục tiêu bay vào…”. Trên màn hình xuất hiện tín hiệu chiếc máy bay mục tiêu lúc này đang đảo vòng trên bầu trời vịnh Cam Ranh. Chiếc máy bay lúc ẩn lúc hiện, như cố tìm cách thoát ra khỏi “vùng phủ sóng” của radar, nhưng bất kể thế nào, Dương và tổ chiến đấu của anh vẫn khóa chặt được “con mồi”.
Nếu đây là thực tiễn chiến đấu, chàng sĩ quan trẻ chỉ cần nhấn nút phát hỏa là mục tiêu bị hạ.
Nguyễn Hải Dương vốn là học sinh chuyên toán ở Nghệ An. Thế rồi tình yêu biển đã thôi thúc anh gia nhập Hải quân. Sau khi ra trường, anh nhanh chóng trở thành một chuyên gia súng pháo, tên lửa cừ khôi trên các tàu tên lửa.
Chuẩn bị cho tiến trình hiện đại hóa Hải quân nhanh chóng, Nguyễn Hải Dương cùng nhiều sĩ quan thuộc thế hệ trên dưới 30 tuổi như anh đã được chọn đào tạo bài bản để tiếp nhận loại tàu chiến hiện đại Gepard 3.9.
Từ khi lên tàu mới, Dương như chú đại bàng biển mọc thêm cánh. Những kỹ năng chiến đấu của anh và đồng đội không ngừng được hoàn thiện. Chỉ sau một thời gian ngắn, Dương và đồng đội đã làm chủ được con tàu.
Cập cảng Cam Ranh
Cập cảng Cam Ranh
Trong chừng hai tiếng đồng hồ, lực lượng trên hai chiến hạm Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng đã thực hành bài bắn hạ mục tiêu trên không. Mục tiêu là một chiếc tàu lượn bay rất cao, ẩn hiện giữa những quầng mây xám trên biển.
Các vị trí chiến đấu từ chỉ huy tàu, sĩ quan tính hiệu, sĩ quan cao xạ, súng, pháo, radar và tên lửa đã phối hợp với nhau nhuần nhuyễn, dồn tất cả hỏa lực vào mục tiêu. Thuyền phó Nguyễn Đình Giảng cho biết:
“Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ thuộc thế hệ tàu chiến hiện đại, có khả năng tác chiến độc lập trên biển rất cao. Chiến thuật được áp dụng với loại tàu này cũng có nhiều khác biệt so với truyền thống. Thế nên, việc đào tạo cho các sĩ quan chỉ huy là rất quan trọng.
Anh em chúng tôi ở đây đều là những sĩ quan từng kinh qua các lớp tàu tên lửa thế hệ trước, giờ được đào tạo rất kỹ càng ở trong và ngoài nước nên làm chủ phương tiện rất nhanh. Sau hai năm đào tạo, giờ đây từ sĩ quan chỉ huy tàu tới sĩ quan các bộ phận đều đã thành thạo các kỹ năng chiến đấu”.
Còn Thượng tá Đỗ Quốc Tuấn – Thuyền trưởng tàu Đinh Tiên Hoàng chia sẻ: “Không chỉ tiếp thu các thao tác kỹ thuật để điều khiển tàu từ các chuyên gia Nga, anh em còn dịch thuật tài liệu, nghiên cứu các bài tập chiến thuật mới để hoàn thiện kỹ năng chiến đấu.
Trên cơ sở chiến thuật của nước ngoài, chúng tôi kết hợp với chiến thuật của Việt Nam, đặc biệt là từ kinh nghiệm chiến đấu của các thế hệ cha anh, để áp dụng vào loại tàu chiến hiện đại này”.
Rời quân cảng Cam Ranh vào buổi chiều muộn, khi buổi thao luyện vừa kết thúc, chúng tôi cảm nhận được nhiệt tình và quyết tâm của các anh qua từng cái bắt tay chắc nịch. Từ những chiếc “xuồng tên lửa”, giờ đây các anh đã bước lên những chiếc tàu chiến tối tân, đại diện cho một lực lượng Hải quân Việt Nam hiện đại.
Từ chốn cỏ lau, Đinh Bộ Lĩnh đã dấy binh dẹp loạn, lên ngôi hoàng đế, đem thái bình thịnh trị khắp cõi trời nam, đặt nền móng vững chắc cho một quốc gia độc lập.
Lý Thái Tổ dời đô từ chốn chật hẹp ra chỗ mênh mông, cũng với quyết tâm tạo nên một chỗ đứng vững chắc, một vị thế đĩnh đạc cho nước nhà trong bối cảnh vừa thoát khỏi sự đô hộ của phương Bắc.
Trên tinh thần đó, hai chiến hạm Gepard 3.9 ở quân cảng Cam Ranh, mang hiệu hai vị hoàng đế thuộc thời đầu của kỷ nguyên độc lập dân tộc, là một minh chứng cho quyết tâm không gì lay chuyển được, là biểu trưng cho ý nguyện của toàn dân Việt Nam trong việc bảo vệ vững chắc từng tấc đất, tấc biển mà cha ông ngàn xưa để lại.
Tên vịnh Cam Ranh có nghĩa là “bến nước ngọt”, nằm ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa phía Nam Việt Nam, là đỉnh tột cùng nhô ra nổi bật nhất của đường bờ biển hình vòng cung phía Đông Nam Việt Nam, là vị trí yết hầu chiến lược kiểm soát cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Khoảng cách từ vị trí này đến tuyến hàng hải quốc tế ở hai đại dương nói trên chỉ bằng hải trình một tiếng đồng hồ, vì thế Cam Ranh có vị trí chiến lược hết sức đắc địa, từ trước đến nay vẫn luôn là vị trí giành giật tất yếu của các nhà quân sự.
Vịnh Cam Ranh bốn bề được bao bọc bởi một quần thể núi đá cao khoảng 400m, ăn sâu vào đất liền 17km, rộng 6km, diện tích thủy vực rộng hơn 100km2. Độ sâu trong vịnh bình quân từ 16 đến 25m, chỗ sâu nhất đến 32m, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên có giá trị nhất thế giới.
Trong vịnh có thể đỗ được hàng trăm tàu cỡ lớn hàng vạn tấn, kể cả tàu sân bay. Nội cảng được phân thành hai khu vực là cảng quân sự và cảng thương mại, trong đó cảng quân sự nằm ở thị trấn Cam Ranh bờ phía đông, sâu 14m, có 6 cầu tàu chính.
Xưởng đóng tàu có thể sửa chữa các tàu cỡ lớn và đóng tàu cỡ nhỏ, còn có kho chứa dầu, kho đạn dược và kho quân nhu đảm bảo cơ sở vật chất, hệ thống trinh sát điện tử và thông tin cũng tương đối hoàn thiện.
Khu ngoại cảng hay còn gọi là đảo Bình Ba, sâu trung bình từ 10 đến 22m, tương đối thuận tiện, có đường sắt và đường bộ liền nhau.
Theo Petrotimes

Trung Quốc: Hà Lan giúp Việt Nam chế tạo tàu khủng

(Quốc phòng) - Mấy ngày gần đầy rất nhiều trang quân sự của Trung Quốc có rất nhiều bài viết nói về việc Hà Lan đang giúp Việt Nam đóng một loạt các loại tàu cảnh sát biển (CSB) mới tầm hoạt động là 5.000 hải lý.
Tàu lớn nhất cảnh sát biển VN sắp vùng vẫy biển Đông
Theo đó tờ Hoàn Cầu đưa tin: Mấy năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh lực lượng cảnh sát biển nhằm bảo vệ tốt hơn lãnh hải, chủ quyền lãnh hải và thương mại trên biển.
Trong khi các nước khác mua các loại tàu chiến và vũ khí của nước ngoài để trang bị cho lực lượng cảnh sát biển thì Việt Nam có vẻ khôn ngoan hơn khi nước này đang chọn phương pháp mua bản thiết kế nước ngoài và tự đóng trong nước cùng với việc nhờ chuyên gia nước ngoài giúp đỡ.

Tàu chiến hiện đại nhất của CSB Việt Nam trong tương lai gần

Đây giống như việc bắn 1 mũi tên trúng hai đích bởi vì qua đó Việt Nam có thể tiết kiệm được kinh tế hơn so với việc mua nguyên bản những chiếc tàu chiến này, chưa kể còn có thể phát triển được đóng tàu chiến trong nước vốn còn lạc hậu của mình.

Hiện nay Việt Nam đang phát triển loại tàu cảnh sát biển DN 2000, đây được coi là loại tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CSB Việt Nam, có khả năng tàng hình cùng với nhiều trang thiết bị hiện đại rõ ràng đây là loại tàu chiến hiện đại nhất của CSB Việt Nam trong tương lai.

Tàu DN 2000 của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện ở nhà máy Z-189 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Hà Lan - Tờ Hoàn Cầu đưa tin
Được biết Việt Nam đã được rất nhiều chuyên gia Hà Lan giúp đỡ đóng loại tàu chiến khủng mới này, và gần như người Việt Nam đang tính đến việc một ngày nào đó họ có thể tự đóng được những loại tàu kiểu như thế này mà không cần ai đó giúp đỡ cả. Tờ Hoàn Cầu kết luận.

Theo Trung tá Nguyễn Văn Điều, Phó giám đốc nhà máy Z189, khẳng định: Tháng 6/2012, DN 2000 sẽ được hạ thủy và chạy thử nghiệm trên biển, nghiệm thu và đưa vào huấn luyện trong tháng 9/2012.
Tàu có chức năng và nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2.200 tấn...

Tàu chiến DN 2000 mới của Việt Nam mang số hiệu 8001
Tàu hoạt động trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với tầm hoạt động không hạn chế, trong điều kiện gió cấp 12, thời gian liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5.000 hải lý.
Hình ảnh nghệ thuật chống tầu ngầm của quân đội Việt Nam

  • Phú nguyễn (Theo Hoàn Cầu)

Sát thủ diệt hạm của tàu chiến Gepard VN

(Quân sự Việt Nam) - Năm 2011, Việt Nam đã lần lượt nhận chuyển giao 2 tàu Gepard 3.9 (project 1661.1E) – chiến hạm hiện đại nhất, lớn nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
>>>Trung Quốc: Hà Lan giúp Việt Nam chế tạo tàu khủng
Gepard 3.9 là tàu chiến rất hiện đại, thiết kế cho phép nó có thể tiêu diệt chiến hạm, tất cả mục tiêu trên không tầm thấp. Tàu có thể triển khai tác chiến độc lập hoặc đi kèm đội hình.
Gepard 3.9 hoàn toàn có thể tiêu diệt được những chiến hạm địch lớn hơn nó nhiều lần bởi tàu trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm rất hiện đại, tiên tiến, đó là tổ hợp Uran E.
 Tên lửa hành trình đối hạm Kh-35E Uran
Tên lửa hành trình đối hạm Kh-35E Uran
Tổ hợp Uran E trang bị đạn tên lửa tầm ngắn Kh-35E. Theo đánh giá, Kh-35 có thể tấn công đánh chìm tàu có lượng giãn nước 5.000 tấn. Tên lửa có chiều dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Tên lửa có 4 cánh định hướng ở giữa thân và 4 cánh ở đuôi.
Tên lửa lắp hai động cơ, một động cơ rocket đẩy đưa tên lửa rời bệ phóng, khi đạt độ cao ổn định, động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy sẽ kích hoạt đưa tên lửa tới mục tiêu. Kh-35 có thể đạt vận tốc cận âm Mach 0,8, tầm bắn tối đa 130km, lắp một đầu đạn thuốc nổ mạnh xuyên giáp nặng 145kg.
 Cụm ống phóng Kh-35E trên tàu Gepard (Ảnh: QĐND)
Cụm ống phóng Kh-35E trên tàu Gepard (Ảnh: QĐND)
Khi hoạt động, dữ liệu chỉ thị mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng. Tên lửa phóng đi, hệ thống định vị quán tính tên lửa sẽ đưa Kh-35 tới mục tiêu. Ở cự ly nhất định, đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-35E (tầm quét 20km) của tên lửa sẽ kích hoạt và tìm kiếm, khóa và tấn công mục tiêu.
Đặc biệt, ở hành trình bay cuối khi tấn công mục tiêu, tên lửa sẽ bay rất thấp (có thể chỉ cách mặt nước chừng 10-15m) nên việc đối phương đánh chặn tên lửa sẽ rất khó.
Trên tàu Gepard 3.9, tổ hợp Uran được bố trí nằm giữa thân tàu, 8 đạn tên lửa được đặt trong các container 3C34 đặt chéo nhau.
 Tàu tên lửa cỡ nhỏ 1241.8 của Hải quân Việt Nam trang bị 16 tên lửa Kh-35E Uran
Tàu tên lửa cỡ nhỏ 1241.8 của Hải quân Việt Nam trang bị 16 tên lửa Kh-35E Uran
Ngoài tàu Gepard 3.9, Hải quân Việt Nam còn có 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ 1241.8, mỗi tàu lắp 16 tên lửa Kh-35
Hồi tháng 2/2012, hãng tin Ria Novosti cho biết, Việt Nam – Nga đang lên kế hoạch hợp tác sản xuất biến thể cải tiến tên lửa hành trình đối hạm Uran.
Theo quan chức quốc phòng Nga, Việt – Nga sẽ thành lập liên doanh sản xuất tương tự liên doanh Ấn – Nga hợp tác phát triển siêu tên lửa đối hạm BrahMos.
Hiện vẫn chưa có thông tin về Việt – Nga sẽ sản xuất biến thể nào của Kh-35 Uran. Nhưng nếu hai nước chọn sản xuất biến thể cải tiến có sẵn thì có khả năng rơi vào loại Kh-35U.
Kh-35U là biến thể nâng cấp mạnh, tên lửa đạt tầm bắn tới 260km, khối lượng đầu đạn không đổi.


  • Theo Kham pha

J-20 của Trung Quốc lo ngại radar ‘khủng’ Việt Nam

(Quân sự Việt Nam) - Tờ Hoàn Cầu số ra ngày 14/6 trích nguồn từ trang Military Review cho biết Việt Nam đã mua từ Belarus khoảng 20 hệ thống radar phòng không RV-01/Vostock-E. Đây là loại radar có thể phát hiện được máy bay tàng hình J-20 Trung Quốc.
[links()]

Ảnh hiếm Radar Việt Nam khiến J-20 Trung Quốc lo sợ



Radar mới này sẽ giúp Việt Nam phát hiện được vị trí của các máy bay tàng hình hiện đại nhất trên thế giới trên bầu trời vịnh Bắc Bộ
Tờ Hoàn cầu cho biết: loại radar mới này của Việt Nam tốt hơn so với các sản phẩm tương tự ở Nga, với khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình, Việt Nam triển khai loại radar này nhằm mục tiêu để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông với loại máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20.
Theo tờ Military Review của Nga, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đã có các cuộc đàm phán bao gồm rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất trong đó là về radar RV-01/Vostock-E . Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu bộ hệ thống radar RV-01/Vostock-E, radar đã được trang bị trong lực lượng phòng không của Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp mua từ Belarus các bộ phận của loại radar RV-01/Vostock-E, để thực hiện việc sửa chữa nâng cấp và bảo trì.

Máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 của Trung Quốc đang lo ngại loại Radar mới này của Việt Nam
Theo nhà thiết kế, RV-01/Vostock-E (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến) có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A Nighthawk bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay chiến đấu từ khoảng cách 350km nếu không bị nhiễu. Vì là radar mạng chủ động, nên nó có thể hoạt động trong điều kiện tốc độ gió lên tới 35m/s.

Radar có khả năng bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu bay khác nhau. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Rau muống Việt Nam có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.

Theo báo cáo, trong các cuộc đàm phán, phía Việt Nam đề nghị Belarus bán 20 bộ radar  RV-01/Vostock-E . Belarus đã không chỉ đồng ý yêu cầu này của phía Việt Nam, mà còn mời các nhân viên kỹ thuật thuộc lực lượng phòng không Việt Nam đến thành phố Minsk để đào tạo giúp họ có thể sử dụng tốt hơn loại radar này.

Theo nhà thiết kế, RV-01/Vostock-E (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến) có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A Nighthawk bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72km trong môi trường nhiễu mạnh.
Phía Việt Nam cho biết rằng lực lượng kỹ thuật công nghệ xương sống của lực lượng phòng không đã được gửi sang Belarus và tháng Sáu năm nay, họ được đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Theo phân tích, tương lai Việt Nam sẽ tăng cường sắm thêm loại radar RV-01/Vostock-E để triển khai ở Biển Đông. Khi được trang bị loại radar RV-01/Vostock-E, phía Việt Nam sẽ thay đổi và làm chủ tình hình tác chiến ở Biển Đông khi Trung Quốc triển khai loại chiến đấu cơ mới J-20.

Cũng đáng và cần phải nhắc đến rằng là loại radar RV-01/Vostock-E có thể dễ dàng tích hợp cùng toàn bộ các hệ thống phòng không của họ, có thể chỉ huy và kiểm soát hệ thống, có nghĩa là sau khi nó phát hiện và khóa các mục tiêu máy bay chiến đấu của đối phương, nó thể nhanh chóng lựa chọn các loại vũ khí phòng không và thông tin để thực hiện việc tấn công trước tiên.

Việc mối quan hệ quốc phòng Belarus và Việt Nam ngày càng sâu sắc ngoài việc nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp các trang thiết bị quân sự cũng như củng cố cơ sở nền tảng ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, Việt Nam còn tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào Nga.

Chiến lược này được coi là đã thành công. Theo các chuyên gia vũ khí phương Tây phân tích cho thấy rằng loại radar RV-01/Vostock-E của Belarus tốt hơn nhiều so với loại tương tự mà Nga đã bán cho Việt Nam.

Việt Nam muốn mua của Belarus 20 hệ thống radar loại này
Hợp tác kỹ thuật- quân sự giữa Việt Nam và Belarus tiếp tục thực hiện sâu sắc hơn nữa và để thúc đẩy quan hệ thương mại quân sự song phương, các công ty buôn bán vũ khí của Belarus đã quyết định thiết lập văn phòng tại Việt Nam. Ngoài radar, hai nước cũng có thể hợp tác trong lĩnh vực như xe tăng, máy bay vận tải,... hợp tác kỹ thuật- quân sự với Việt Nam sẽ được tăng cường rất nhiều.

Ngoài Nga và Belarus, Việt Nam vẫn đang tìm kiếm các đối tác quân sự khác, bao gồm cả Ukraine, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Indonesia và Hàn Quốc.

Hiện nay, Việt Nam và các nước này đã ký kết các thỏa thuận để tiếp tục tìm kiếm cơ hội hợp tác. Ngoài ra, với công nghệ quân sự tiên tiến, Pháp, Đức và Vương quốc Anh đang hướng tầm nhìn vào Việt Nam.

Nếu Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường công nghệ vũ khí của các nước châu Âu, sức mạnh quân sự của Việt Nam sẽ được đưa lên một mức độ cao hơn.
  • Phú nguyễn (Theo Hoàn Cầu, quansuvn.net,)

Nga bàn giao cho Việt Nam một lượng lớn tên lửa

(Quân sự Việt Nam) - Nga tiếp tục bàn giao cho Không quân Việt Nam một số lượng lớn các biến thể tên lửa không - đối - đất Kh-25/25M trang bị cho các chiến đấu cơ MiG-21, Su-22 và Su-27.
>>Việt Nam có thêm 3 chiến đấu cơ đa năng Su-30 MK2
Theo báo cáo mới nhất của Tổng công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV), công ty này đã chuyển giao cho Không quân Nhân dân Việt Nam số lượng lớn các biến thể tên lửa tiên tiến Kh-25 (không nói rõ số lượng cụ thể) để trang bị cho các chiến đấu cơ thực hiện các nhiệm vụ tấn công mặt đất, mặt biển và chống radar.
 Tên lửa Kh-25 lắp trên máy bay Su-22.
Tên lửa Kh-25 lắp trên máy bay Su-22.
Báo cáo của KTRV cho biết, các biến thể tên lửa Kh-25M mới chuyển giao cho Không quân Việt Nam gồm: Tên lửa dẫn đường bằng laser bán chủ động Kh-25ML, tên lửa dò tìm và chống radar thụ động Kh-25MP/MPU và tên lửa dẫn đường vô tuyến Kh-25MR.
Ngoài Việt Nam, các tên lửa tương tự như vậy cũng được phía Nga chuyển giao cho các khách hàng quen thuộc như Ấn Độ, Algeria và Turkmenistan.
Báo cáo cũng nhắc lại, trong năm 2009, KTRV đã chuyển giao cho Việt Nam 17 tên lửa chống tàu Kh-35 UranE (3M24E) với trị giá 767 triệu rub và năm 2010 đã tiếp tục chuyển giao thêm 16 tên lửa loại này (656 triệu rub) cùng với 8 tên lửa huấn luyện 3M24EMB trị giá 72 triệu rub.
Theo tin từ nhà cung cấp, các tên lửa Kh-25ML, Kh-25MP/MPU và Kh-25MR sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu loại Su-22, MiG-21 và Su-27 đang biên chế trong Không quân Nhân dân Việt Nam.
Việc bổ sung các tên lửa mới này giúp tăng cường khả năng oanh kích mặt biển và trên đất liền của các máy bay chiến đấu đang đóng ở các căn cứ không quân phía Bắc và dọc theo vùng duyên hải để củng cố thêm sức mạnh bảo vệ, đặc biệt là chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đặc điểm kỹ, chiến thuật
Kh-25/25M (định danh NATO là AS-10 Kerry) là tên lửa không - đối - đất hạng nhẹ do Liên Xô/Nga phát triển. Tên lửa được sản xuất với nhiều biến thể nhờ một loạt module hệ thống dẫn đường khác nhau và đạt tầm bay 10 km.
Được thiết kế bởi Zvezda-Strela, Kh-25 có thiết kế dựa trên tên lửa dẫn đường bằng laser Kh-23 (AS-7 Kerry). Đến nay, các biến thể mới của tên lửa Kh-25 tiếp tục được sử dụng phổ biến và không ngừng hiện đại hóa.
 Những chiến đấu cơ Su-22, MiG-21 và Su-27 của Không quân Việt Nam được trang bị thêm các tên lửa tiên tiến, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, biển đảo của tổ quốc.
Những chiến đấu cơ Su-22, MiG-21 và Su-27 của Không quân Việt Nam được trang bị thêm các tên lửa tiên tiến, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, biển đảo của tổ quốc.
Biến thể tên lửa Kh-25MP/MPU (AS-12 Kegler) chống radar, trong đó bản nâng cấp Kh-25MPU có các tính năng cải thiện tối ưu hóa để chống radar vượt trội, kể cả radar phòng không X-band. Kh-25MP/MPU được dẫn đường bằng đầu tự dẫn radar thụ động và có thể được bổ sung thêm cả hệ thống dẫn đường quán tính để tấn công mục tiêu, kể cả khi radar mục tiêu không phát tín hiệu (tắt máy)
Trong khi Kh-25MP có tốc độ bay tối đa là 850 m/s (khoảng Mach 2,5), tầm bắn cực đại 60 km (ở độ cao trung bình) và 25 km (độ cao thấp), tầm bắn tối thiểu 3 km và sai số (CEP) là 5 mét thì bản nâng cấp của nó là Kh-25MPU có trọng lượng lớn hơn, lên đến 320 kg và tầm bắn cực đại giảm xuống 40 km.
Kh-25ML là tên lửa điều khiển chiến thuật, được dẫn đường bằng đầu tự dẫn laser bán chủ động, chuyên tấn công các mục tiêu chiến thuật có kích thước nhỏ. Tên lửa có thể được phóng thẳng hoặc phóng khi máy bay bổ nhào góc -40 độ.
Tên lửa được tích hợp một thiết bị kích nổ mục tiêu khi va chạm và một đầu đạn xuyên, do đó bảo đảm tiêu diệt được cả các mục tiêu ẩn nấp sau chướng ngại vật (bê tông, xe bọc thép và các loại tương tự) và giảm được góc lia khi va chạm vào bề mặt vật cản.
Kh-25ML có tốc độ phóng cực đại là 870 m/s, tầm bắn 10 km, dùng 2 loại đầu đạn tấn công là kích nổ và xuyên nổ, đầu đạn kích nổ ra một lỗ nhỏ trên vật cản để xuyên luồng khí nóng và phá hủy mục tiêu phía sau, và loại đầu đạn xuyên nổ sẽ xuyên thủng vật cản sau đó phát nổ mục tiêu.
Kh-25ML đang được Không quân Nga sử dụng khá phổ biến và bản xuất khẩu của nó được thiết kế điều chỉnh phù hợp với các máy bay của nước ngoài. Các biến thể của Kh-25ML bao gồm Kh-25MUL dùng cho huấn luyện chiến đấu,
Tên lửa dẫn đường vô tuyến Kh-25MR chuyên thực hiện tiến công mặt đất, mặt biển và chủ yếu được trang bị trên máy bay Su-22 của Việt Nam. Để phóng được tên lửa này, máy bay sẽ phải lắp thêm pod dẫn bắn vô tuyến Delta-NG ở bên cánh hoặc mũi.
Nga cũng đã phát triển lên các biến thể tên lửa sửa đổi là Kh-25MS/MSE và tên lửa Kh-35 dẫn đường bằng vệ tinh. Tuy nhiên Việt Nam không đặt mua các tên lửa này do thiếu hệ thống dẫn đường như vậy.
Nga và Việt Nam cũng đang hợp tác để cùng tạo ra các biến thể tên lửa tầm xa phức tạp dựa trên loại tên lửa chống tàu Kh-35 Uran, tiến tới tạo ra một tên lửa chống tàu thế hệ mới được đặt trên tàu chiến và trên đất liền.
  • Theo Báo đất việt

Tên lửa Klub Việt Nam sở hữu có phiên bản khủng mới

(Quốc phòng)- Nga vừa thử nghiệm thành công phiên bản mới của tên lửa diệt hạm Klub mà Việt Nam trang bị cho chiến hạm lớp Gepard.
Lực lượng tinh nhuệ nhất Việt Nam trên báo Trung Quốc
Nguồn tin quân sự Nga cho biết phiên bản tên lửa Klub mới được thử nghiệm là 3K14 Kaliber. Vụ phóng thử được thực hiện từ ống phóng thẳng đứng trên một chiến hạm lớp Gepard. Tuy nhiên, nguồn tin không tiết lộ chi tiết và địa điểm thực hiện vụ phóng.

Kaliber có thể mang theo các đầu đạn có chức năng diệt hạm hoặc săn ngầm khác nhau. Phiên bản cũ hơn là Klub 3M53 nặng 2 tấn, được phóng từ thiết bị phóng lôi 533 mm và có thể mang đầu đạn nặng 200 kg.

Phiên bản diệt hạm Kaliber có tầm bắn 300 km và tốc độ tối đa 3.000 km/h trong giai đoạn cuối của quỹ đạo bay. Loại tên lửa này của Nga hiện còn có phiên bản được phóng từ trên không và từ mặt đất.
Phiên bản Klub mới có tốc độ nhanh hơn và mang đầu đạn nặng hơn
Phiên bản Klub mới có tốc độ nhanh hơn và mang đầu đạn nặng hơn

Các tên lửa phóng từ mặt đất thậm chí còn có tốc độ lớn hơn và có thể mang đầu đạn nặng tới 400 kg. Tốc độ cao trong chặng cuối của quỹ đạo bay khi còn cách mục tiêu khoảng 15 km sẽ giúp tăng hiệu quả tiêu diệt của tên lửa.

Trong khi đó, tên lửa chỉ bay ở độ cao 32 m khiến khả năng bị phát hiện được giảm thiểu. Với tốc độ cao, tên lửa chỉ mất dưới 20 giây để vượt qua quãng đường 15 km để tiêu diệt mục tiêu.
Tốc độ tấn công cao và tầm bay thấp khiến đối phương hầu như không có khả năng đánh chặn, kể cả với các hệ thống đánh chặn tên lửa tối tân nhất hiện nay.
Với khả năng bay thấp và tốc độ tấn công cao, đối phương gần như không có cơ hội đánh chặn tên lửa Klub
Với khả năng bay thấp và tốc độ tấn công cao, đối phương gần như không có cơ hội đánh chặn tên lửa Klub

Mỗi chiến hạm Gepards hiện có giá gần 200 triệu USD và đã được Nga đưa vào biên chế cho Hải quân được 10 năm. Gepards dài 102 m, mang theo thủy thủ đoàn 98 người và có thể hoạt động độc lập liên tục 15 ngày.

Tàu có khả năng đạt tốc độ tối đa 50 km/h. Chiến hạm lớp Gepards có chức năng chủ yếu là tuần tra ven bờ. Tuy nhiên, với khả năng mang theo 8 tên lửa diệt hạm (thường là loại Kh-35), 1 hệ thống tên lửa phòng không (20 tên lửa), tàu có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách xa.
Chiến hạm lớp Gepard
Chiến hạm lớp Gepard
Ngoài ra, Gepards còn có pháo hạm 76 mm, 2 súng tự động 6 nòng 30 mm, 4 máy phóng lôi 533 mm (với chức năng săn ngầm) và một hệ thống phóng lựu săn ngầm 12 nòng cùng 20 quả thủy lôi.

Hệ thống điện tử chính của Gepards gồm hệ thống dẫn đường, các radar phòng không, thiết bị định vị bằng thủy âm. Tàu có thể cho phép trực thăng hạ cánh.
Lực lượng tinh nhuệ nhất Việt Nam trên báo Trung Quốc
Đông Triều

Phi công xúc động giây phút lái tiêm kích ra Trường Sa

(Quân sự Việt Nam) - Sáng 15/6, lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa.
Lực lượng tinh nhuệ nhất Việt Nam trên báo Trung Quốc

Hai chiếc Su-27 từ Trường Sa trở về
Hai chiếc Su-27 từ Trường Sa trở về
9 giờ 40 phút, chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt của Trung đoàn không quân 940 (thuộc Sư đoàn không quân 372) từ Trường Sa bay về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Phù Cát (Bình Định). Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của Trung đoàn 940 trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Khó có thể nói hết cảm xúc của các phi công trên hai máy bay Su-27 lúc vừa rời khỏi buồng lái sau chuyến bay đến hai đảo Song Tử Tây và Đá Nam (thuộc quần đảo Trường Sa) trở về.
Với hai phi công trẻ Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hồng Tuấn (cùng 31 tuổi), lần đầu bay ra Trường Sa do chính tay mình cầm lái, còn là niềm tự hào và vinh dự lớn lao khi được cấp trên giao nhiệm vụ đến mảnh đất thiêng của Tổ quốc.
Chuẩn bị tiếp đất
Chuẩn bị tiếp đất
“Trước khi đi, tôi có tìm hiểu kỹ về Trường Sa, về hai hòn đảo mà mình và đồng đội được giao nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nhưng khi đến nơi, vẫn thấy rất bất ngờ. Biển xanh, cát trắng, cây cối bên dưới hiện ra sống động, tươi đẹp hơn cả những gì tôi biết”, phi công Nguyễn Hồng Tuấn chia sẻ.
Không khí tại sân bay Phù Cát mỗi lúc lại thêm rộn ràng. Trong tiếng gầm rú của động cơ phản lực khi vừa hạ cánh, niềm vui, sự xúc động lẫn hân hoan hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của các thành viên đoàn bay, của những nhân viên kỹ thuật mặt đất.
Ôm bó hoa tươi của lãnh đạo sư đoàn chúc mừng khi vừa bước xuống chiếc Su-27, phi công Lê Hồng Sơn kể lại: “Xúc động nhất là lúc chúng tôi bay hai vòng quanh đảo Song Tử Tây ở độ cao 500 m. Chúng tôi nhìn thấy rõ ngọn hải đăng, thấy các đồng đội ở dưới đảo vẫy tay, vẫy cờ chào chúng tôi!”.  
Chuyến bay lịch sử
Ngay khi vào khu vực đậu, chiếc Su-27 đầu tiên trở về lập tức được đội kỹ thuật kiểm tra tình trạng
Ngay khi vào khu vực đậu, chiếc Su-27 đầu tiên trở về lập tức được đội kỹ thuật kiểm tra tình trạng
Trước đó, từ 4 giờ sáng, sân bay quân sự Phù Cát đã sáng rực đèn. Đoàn bay gồm 4 chiếc: một máy bay vận tải AH 26, một máy bay chỉ huy và hai máy bay Su-27 làm nhiệm tuần tiễu, trinh sát. 7 giờ 30, các máy bay lần lượt cất cánh.
Bên dưới, một lực lượng gồm kỹ thuật viên, hướng dẫn bay, chỉ huy làm nhiệm vụ theo dõi, kết nối và yểm trợ khi cần thiết. Với các phi công trẻ, vẫn có một chút lo ngại bởi ở một khoảng cách xa (bay đi bay về trên 1.300 km), lại bay qua biển, diễn biến thời tiết rất khó đoán.
Tuy nhiên, sau hơn 2 giờ thực hiện nhiệm vụ và xử lý tốt các tình huống trên không, đoàn bay đã hạ cánh thành công, an toàn.
Ra tận sân bay đón đoàn bay từ Trường Sa trở về, đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372, một người dày dạn kinh nghiệm bay, cũng không nén nổi cảm xúc: “Chuyến bay có ý nghĩa rất đặc biệt. Các phi công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Theo thiếu tá Hoàng Xuân Kiên, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn không quân 940, để có chuyến bay lịch sử trên, đơn vị đã phải chuẩn bị từ rất lâu với một quyết tâm cao độ.
Đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372 tặng hoa cho các phi công
Đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372 tặng hoa cho các phi công
Từ đầu năm 2011, trung đoàn nhận nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo ở khu vực miền Trung với loại máy bay tiêm kích Su-27. Ngay sau đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung đoàn cử một bộ phận vào sân bay Biên Hòa thực hiện chuyển loại Su-27.
“Lần đầu đến Trường Sa, các phi công của trung đoàn đã cầm lái với rất nhiều vinh dự, tự hào và tự tin” - thiếu tá Kiên nói.
Không quân tiếp sức
Hầu hết các phi công của Trung đoàn không quân 940 đều còn rất trẻ nhưng kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu lên đến hàng trăm, hàng ngàn giờ bay. Hằng ngày, ngoài chế độ sinh hoạt chung của bộ đội, các phi công này còn có hẳn một lịch học tập và rèn luyện thể lực gắt gao.
Lớp học cũng được chia thành từng nhóm để “vặn vẹo, hỏi lắt léo nhau mới nhớ bài được lâu” - một phi công nói vui. Buổi chiều, họ cùng tập các bài thể lực bắt buộc với huấn luyện viên.
Đặc thù công việc, nhiệm vụ khá căng thẳng nên lãnh đạo trung đoàn và các phi công luôn cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Ở họ có đầy sức trẻ, lạc quan và những lý tưởng cao đẹp. Khi được hỏi về những khó khăn khi cầm lái, Biên đội trưởng Hoàng Mạnh Hùng dí dỏm:
“Lái máy bay hệt như một chàng trai lần đầu nắm tay con gái. Nhẹ nhàng, mềm mại nhưng không được để thoát khỏi lòng bàn tay mình. Dễ mà khó là vậy”. Với kinh nghiệm lái máy bay nhiều năm, thiếu tá Hoàng Xuân Kiên chia sẻ:
“Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề bay là thật nhất. Thật ở chỗ là trải nghiệm của chính mỗi phi công ngay trong chuyến cầm lái đầu tiên với tất cả những tình huống, điều kiện đòi hỏi phải xử lý và vượt qua chỉ trong tích tắc. Mỗi lần bay lại có một hoặc nhiều tình huống mới diễn ra”.
“Ở chuyến bay hôm nay, chúng tôi muốn lần nữa khẳng định sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đơn vị xác định, sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa này, đây sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, chúng tôi luôn sẵn sàng ngay khi có lệnh”, thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 940, khẳng định.
Cùng chung vui với các phi công Trung đoàn không quân 940, thượng tá Vũ Văn Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa hồ hởi: “Các đồng đội trên không của chúng tôi thật tuyệt vời. Tất cả chúng tôi đã được cấp trên báo trước nên khi nghe tiếng động cơ Su-27 gầm rú trên không, chúng tôi đã ào cả ra hết dùng cờ để chào đồng đội.
Các phi công chao lượn và bay gần đến mức, chúng tôi thấy rất rõ những gương mặt của họ... Có không quân ra tiếp sức, chúng tôi rất vững tin bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc...”.  
Sở chỉ huy trên không
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940 cho biết đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung.
Trước đây, đã từng có nhiều chuyến bay Su-27 và Su-30 ra Trường Sa nhưng đều xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.

Sự thành công của những chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn không quân 940 có sự góp sức vô cùng quan trọng của các phi công Trung đoàn không quân 918.
Thượng tá phi công Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng 918, chỉ huy tổ bay AH26 như một sở chỉ huy chuyển tiếp trên không để chuyển các mệnh lệnh điều hành bay từ mặt đất đến các phi công tiêm kích đang được thực hiện nhiệm vụ trên biển.
Được biết, các phi công Trung đoàn 918 đã có hàng trăm lần làm nhiệm vụ chỉ huy di động trên không và lần nào cũng hoàn thành xuất sắc...
  • Theo Thanh Niên

Báo nước ngoài: Quân đội Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á

(Quân sự Việt Nam) -"Thực lực quân sự Việt Nam đã được nâng lên một cách vững chắc, quân số đông, tác chiến mạnh, sức chiến đấu và sức mạnh tổng hợp đều đứng đầu các nước Đông Nam Á".

Quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh: QĐND)
 1. Thực lực quân sự đứng đầu Đông Nam Á
Tạp chí Ngoại giao của Trung Quốc nhận định như trên và phân tích thêm: lực lượng vũ trang của Việt Nam chủ yếu bao gồm quân đội nhân dân và dân quân tự vệ, còn có cả cảnh sát biển và công an nhân dân. Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập năm 1944, lúc đầu chỉ có 34 người, gọi là “Đội tuyên truyền giải phóng quân” Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và giải phóng miền Nam, đến nay quy mô và sức mạnh chiến đấu không ngừng lớn mạnh.
Theo “Sách Trắng Quốc phòng” công bố năm 2009 của Việt Nam, hiện nay lực lượng thường trực của quân đội Việt Nam (bao gồm cả bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương) có tổng cộng 450 nghìn người, lực lượng dự bị khoảng 5 triệu người.
Bộ đội chủ lực là thành phần cốt cán của quân đội nhân dân Việt Nam , bao gồm lục quân, hải quân, phòng không không quân, bộ đội biên phòng.
Lục quân Việt Nam hiện chia thành 8 Quân khu, một số Quân đoàn, Sư đoàn bộ binh, Lữ đoàn tăng thiết giáp, Lữ đoàn tác chiến đặc chủng, Lữ đoàn pháo binh dã chiến, Sư đoàn công binh, Sư đoàn xây dựng kinh tế.

Tên lửa S-300PMU1 của quân đội Nhân dân Việt Nam (ảnh:QĐND)
Trang bị vũ khí chủ yếu gồm có 850 xe tăng chiến đấu chủ lực T-54/55, 300 xe tăng hạng nhẹ PT-76, 100 xe trinh sát thiết giáp BRDM-1/2, 300 xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, 1.100 xe thiết giáp chở quân BTR-40/50/60/152, khoảng 2.300 cỗ pháo kéo xe và một số dàn phóng tên lửa, pháo cao xạ, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và tên lửa đất đối không.
Hải quân Việt Nam thành lập năm 1955, hiện biên chế thành 4 vùng hải quân ven biển, trang bị chủ yếu gồm hai tàu ngầm mini mua của Bắc Triều Tiên năm 1977, 6 tàu hộ vệ, 2 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Cheetah”, 37 tàu tuần tra và một số tàu rà quét thủy lôi, tàu đổ bộ và tàu tiếp tế hậu cần.
Phòng không không quân Việt Nam thành lập năm 1963, được sáp nhập từ Bộ Tư lệnh phòng không và Cục không quân, hiện được biên chế thành một số Sư đoàn phòng không và Sư đoàn không quân, bên dưới có Trung đoàn máy bay tấn công, Trung đoàn máy bay tiêm kích, Trung đoàn máy bay vận tải, Trung đoàn pháo cao xạ, Trung đoàn rađa.
Trang bị chủ yếu gồm có 140 máy bay MiG-21, 7 máy bay SU-27SK, 4 máy bay SU-30MKK, 53 máy bay SU-22, 4 máy bay chống tàu ngầm Be –12, 26 trực thăng chống tăng MiG-24, 10 trực thăng chống tàu ngầm Ka-28 và một số máy bay huấn luyện, tên lửa không đối không, không đối đất, đất đối không.

Hải quân Việt Nam vùng IV luyện tập (ảnh: Trọng Thiết)
Bộ đội biên phòng Việt Nam thành lập năm 1959, có chức năng cơ bản là thực hiện quản lý biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ biên giới trên bộ, hải đảo, vùng biển và trật tự an ninh ở khu vực cửa khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Ngoài quân đội nhân dân, dân quân tự vệ Việt Nam cũng là bộ phận cấu thành chủ yếu của lực lượng vũ trang Việt Nam. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng vẫn ở vị trí sản xuất và công tác, thời bình là lực lượng lao động sản xuất chính, thời chiến là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân.
Dân quân tự vệ chủ yếu thuộc các loại hình bộ binh, phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, giao thông, phòng chống hóa học, điều trị y tế và dân quân tự vệ trên biển, trong đó dân quân tự vệ trên biển mới được thành lập từ năm 2009 nhằm đối phó với những đe dọa an ninh trên biển.
Việt Nam còn có lực lượng cảnh sát biển, thành lập năm 1998. Vì thế, Việt Nam hiện nay có ba bộ phận lực lượng vũ trang trên biển là hải quân, cảnh sát biển và dân quân tự vệ biển, cho thấy Việt Nam hết sức coi trọng an ninh trên biển.
Ảnh độc về Pháo tự hành khủng của Việt Nam

2. Chú trọng Biển Đông, đẩy nhanh hiện đại hóa hải quân không quân
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam đã bắt đầu tiến trình hiện đại hóa quân đội. Sau sự kiện khủng bố ngày 11/9, nhất là từ khi Mỹ phát động cuộc chiến tranh cục bộ kỹ thuật cao đối với Irắc, Việt Nam đã ý thức được rằng hình thái chiến tranh trong tương lai sẽ có thay đổi to lớn, vũ khí trang bị truyền thống và dạng thức tác chiến truyền thống đã không thể thích hợp với yêu cầu chiến tranh trong tương lai.
Mục tiêu tổng thể trong xây dựng quân đội của Việt Nam là “Cách mạng hóa, chính quy hóa, tinh nhuệ hóa và từng bước hiện đại hóa”.

Chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Việt Nam (ảnh:Trọng Thiết)
Vì thế, Việt Nam đã mở rộng chi phí quốc phòng, từ chỗ chú trọng xây dựng quy mô chuyển sang xây dựng chất lượng quân đội, chú trọng nguyên tắc phát triển phối hợp giữa các quân binh chủng và ưu tiên phát triển hải quân - không quân, đồng thời tiếp tục tăng cường xây dựng lực lượng dự bị như dân quân tự vệ.
Việt Nam bắt đầu thực hiện phương châm chiến lược “thu hẹp lục quân mở rộng hải quân”, coi việc bảo vệ lãnh thổ trên biển và tài nguyên biển là trọng tâm của chiến lược quân sự mới, tăng cường một cách có trọng điểm khu vực ven biển miền Trung Nam Bộ và bố trí binh lực ở các đảo mà Việt Nam đã chốt giữ , làm nổi bật nhiệm vụ xây dựng hải quân và không quân.

Tàu chiến Moliya
Năm 2001, Việt Nam đã cho ra đời “Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới”, đề xuất thay đổi toàn diện vũ khí trang thiết bị của ba quân chủng lục quân, hải quân và không quân, trọng tâm là ưu tiên đảm bảo hiện đại hóa phòng không không quân và hải quân, đồng thời lắp đặt các loại trang thiết bị cảnh báo, trinh sát, chỉ huy, cơ động và đảm bảo cung cấp hậu cần.
 “Sách Trắng Quốc phòng” năm 2009 của Việt Nam cũng nhiều lần nhấn mạnh phải xây dựng quân đội hiện đại hóa có trang bị vũ khí tiên tiến, trong khi tự nghiên cứu chế tạo, liên hợp sản xuất trang thiết bị, đồng thời mua sắm khối lượng lớn vũ khí trang thiết bị tiên tiến của nước ngoài, nâng cao tính năng vũ khí trang thiết bị của bản thân, trong đó mua sắm vũ khí trang thiết bị cho hải quân và phòng không không quân đã chiếm tỉ lệ rất lớn.

Hình ảnh Su-30MK2 mới của Việt Nam trên báo Trung Quốc
Cuối năm 2003, Việt Nam đã đặt mua của Nga 4 máy bay chiến đấu SU-30MK đa tính năng. Đồng thời, không quân Việt Nam đã hợp tác với Ixraen và Nga cải tiến hệ thống rađa của máy bay MiG-21, lắp đặt trên máy bay thiết bị trinh sát chụp ảnh ban đêm. Năm 2005, Việt Nam lại đặt mua hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1 trang bị cho một số đại đội pháo binh.
Không quân Việt Nam còn mua máy phản lực huấn luyện L-39C/máy bay tấn công hạng nhẹ của Séc, nhập khẩu một bộ phận máy bay luấn luyện KT-1, T-50 của Hàn Quốc và Ba Lan.
Tháng 3/2005, Việt Nam và Ba Lan đã ký Hiệp định mua vũ khí trị giá 150 triệu USD, mua 12 chiếc máy bay tuần tra trên biển M-28, 4 máy bay trực thăng cứu hộ trên biển W-3RM và 8 hệ thống trinh sát trên biển MSC-400 của Ba Lan. Năm 2009, Việt Nam lại ký hiệp định với Nga, mua của Nga 12 máy bay chiến đấu đa chức năng SU-30MK2.

Su-27 của Không quân Việt Nam
Để thích ứng với yêu cầu đặt ra trong tương lai, Hải quân Việt Nam đã có kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, hy vọng đến trước năm 2015 sẽ hoàn thành đổi mới trang thiết bị, để Hải quân Việt Nam trở thành một lực lượng hải quân trên biển hiện đại có đầy đủ các binh chủng, có khả năng tác chiến cơ động và khả năng tấn công hỏa lực tầm xa tương đối mạnh, đến trước năm 2050 sẽ hình thành một lực lượng tác chiến đa chiều độc lập ở biển xa.
Từ năm 1995 đến nay, Hải quân Việt Nam đã lần lượt đặt mua hơn 10 chiếc tàu chiến mang tên lửa có tên “Poisonous spider” của Nga, 12 chiếc tàu tuần tra của Thụy Điển, 2 tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên.

Tàu ngầm Kilo 636
Sau năm 2000, Việt Nam bắt đầu mua tàu mặt nước cỡ lớn của nước ngoài. Năm 2003, Việt Nam đã ký hiệp định trị giá 120 triệu USD với Nga, có kế hoạch mua của Nga 12 chiếc tàu chiến tốc độ cao mang tên lửa có tên “Lightning”.
Việt Nam còn mua các loại tàu tấn công/tuần tra tốc độ cao của Hàn Quốc có các tên “Dolphin”/ “Wildcat”; mua của Ba Lan 4 tàu hộ vệ hạng nhẹ “Miners”, 1 tàu huấn luyện “Nick Ward”, 8 tàu tuần tra bờ biển “Pilica”, và một tàu tuần tra cỡ lớn “Aubrey Lutz” đã cải tiến.
Năm 2007, Việt Nam lại mua của Nga 2 tàu hộ vệ “Cheetah” và một hệ thống tên lửa chống hạm trên bờ mới nhất để lắp ráp tên lửa hành trình chống hạm có tốc độ siêu âm "Ruby".
Để khắc phục những bất cập về năng lực tác chiến dưới nước, năm 2009, Việt Nam đã ký một hợp đồng lớn với Nga, mua 6 chiếc tàu tàu ngầm lớp “KILO” chạy bằng động cơ diezen trị giá 1,8 tỉ USD, đồng thời chuẩn bị thành lập lực lượng tàu ngầm.

Việt Nam đang đẩy mạnh giao lưu hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên lĩnh vực quân sự
Bên cạnh việc mua sắm vũ khí của Nga, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị nâng tầm của Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực ít nhất là trong lĩnh cực quân sự.
 
8 chiến hạm hàng đầu Đông Nam Á, Việt Nam có 3
  • Hương Trà (theo tạp chí Tri thức thế giới, nghiên cứu biển Đông, tạp chí Bộ ngoại giao Trung Quốc)

Cộng hòa Sec bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam?

(Vũ khí) - Các loại vũ khí công nghệ cao của Cộng hòa Czech có thể được xuất khẩu sang Việt Nam, theo đề nghị của Bộ Trưởng Quốc phòng Alexandr Vondra loan tải trên website của Bộ Quốc phòng Czech ngày 29/3.



Thế hệ radar thụ động thứ 4 mang tên “Vera-E” của Cộng hòa Séc bán cho Việt Nam có thể phát hiện ra máy bay tàng hình B-2 của Mỹ ở cách xa 250km.
Thông cáo trên trang web của Bộ quốc phòng Czech trích dẫn phát biểu của ông Alexandr Vondra, người dẫn đầu phái đoàn quân sự cấp cao tới Việt Nam ngày 27/3 trong chuyến thăm hai ngày, nói rằng không có gì ngăn cản việc nước ông bán vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam.

Đài truyền hình CT của Czech loan tin Bộ trưởng Vondra nói trong số các công nghệ có thể cung cấp cho Việt Nam có bao gồm hệ thống công nghệ cao phát hiện máy bay VERA của Cộng hòa Czech.

Năm 2004, Washington từng áp lực Cộng hòa Czech không được bán cho Trung Quốc công nghệ VERA vốn là hệ thống duy nhất có thể phát hiện ra máy bay tàng hình Stealth.

Ngày 27/3 tại Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Czech đã ký kết với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng giữa hai nước.

Cộng hoà Séc giúp Việt Nam nâng cấp Rada P-18 do Nga sản xuất  từ việc tín hiệu thông thường lên kĩ thuật số
Cách đây vài năm, Việt Nam có hai đơn đặt hàng mua vũ khí mới của Cộng hòa Séc nhưng chưa được công bố. Vào năm 2010, Việt Nam đã tiếp nhận 3 dàn radar Vera thụ động tinh vi của Séc.

Năm ngoái, Cộng hòa Séc còn giúp Việt Nam nâng cấp một loạt hệ thống radar P-18 do Nga chế tạo, từ việc sử dụng tín hiệu thông  thường, lên thành sử dụng đường truyền kỹ thuật số.

Hệ thống radar Vera thay thế 3 dàn radar thụ động Kolchuga của Ukraina mà Việt Nam đã bỏ ý định mua sau khi 3 dàn radar đặt mua trước đó không phát huy được hiệu quả như ý muốn.

Trước đó, theo nhiều chuyên gia và các tạp chí quân sự nước ngoài, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải  tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc.

Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khó có thể tiếp cận được.

Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải  tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Séc. Loại máy bay này chủ yếu sẽ được dùng để tiếp viện lương thực, thực phẩm cho quân đội cũng như người dân ở những vùng hải đảo hay biên giới xa xôi mà các phương tiện khác khó có thể tiếp cận đươc.
Bên cạnh việc sẵn sàng bán vũ khí cho Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Cộng hòa Czech khẳng định, Cộng hòa Czech sẵn sàng tạo điều kiện tốt nhất để hợp tác kỹ thuật quân sự với Việt Nam, cũng như tiếp tục cấp học bổng cho các học viên quân sự Việt Nam.
“Các học viên Việt Nam tại Cộng hòa Czech có kết quả học tập rất tốt”, ông Alexandr Vondra cho hay.
  • Phú nguyễn (theo Quân đội nhân dân, straits times, báo quân sự Sec)

Lưới lửa phá tan chiến thuật thống trị bầu trời Việt Nam

(Cách đánh) - Phương thức chiến thuật "Thống trị bầu trời” kết hợp với vũ khí trang bị hiện đại, công nghệ cao đang trở thành mối nguy hiểm của các nước ven biển đang phát triển và có nền công nghiệp quốc phòng hạn chế.



Cùng với sự phát triển của không quân, hệ thống phòng không cũng ngày càng phát triển với nhiều chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực lớn.

Chính vì thế, kẻ thù của chúng ta, muốn “thống trị bầu trời” phải chế áp các tổ hợp phòng không của ta, tạo ra một “bầu trời sạch” cho lực lượng không quân của chúng tác chiến.

Đây là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của địch, quyết định thành bại của chiến trường.

Vì vậy, tổ chức đập tan ý đồ của địch, biến vùng trời Việt Nam thành lưới lửa cho quân xâm lược cũng là một nhiệm vụ sống còn.

Kinh nghiệm và bài học cho nhau trong cuộc chiến tranh Việt –Mỹ

Áp chế phòng không thực chất là “làm mù” hệ thống phòng không của đối phương bằng cách tiêu diệt toàn bộ hệ thống radar, thông tin chỉ huy… của tên lửa đối không.

Các chiến thuật áp chế phòng không manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến.

 Thời kỳ đó, hệ thống phòng không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên chiến thuật áp chế phòng không chưa hình thành rõ rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng tấn công của lực lượng không quân chiến trường.

Chiến thuật áp chế phòng không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn tại cuộc đối đầu giữa không quân Mỹ và lực lượng phòng không của Việt Nam (1965-1972).

Ở cuộc chiến này, đế quốc Mỹ đã áp dụng hầu hết những tinh hoa về khoa học kỹ thuật trên thế giới lúc bấy giờ vào trong tác chiến áp chế phòng không đầu tiên trên chiến trường Việt Nam, hòng biến “Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

 Việt Nam, đương nhiên là quốc gia đầu tiên trên thế giới nếm đòn lợi hại từ chiến thuật này.

Lực lượng phòng không Việt Nam, đặc biệt là bộ đội tên lửa, ngoài việc đối phó khốc liệt, cân não với một lực lượng có nền công nghệ điện tử vượt trội trong gây nhiễu (áp chế mềm), họ phải đối đầu (áp chế cứng) với một loại tên lửa khét tiếng: Tên lửa AGM-45 Shrike.

AGM-45 Shrike là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (radar phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên lửa trúng đích, radar phải liên tục phát sóng.

Thời kỳ đầu AGM-45 Shrike gây ra vô vàn khó khăn, nhiều hệ thống radar bị tiêu diệt. Nhưng trí tuệ thông minh của bộ đội tên lửa Việt Nam đã tìm được phương án tối ưu để chống lại loại tên lửa nguy hiểm này.

Đó là chế độ bật, tắt radar phát sóng phối hợp với khả năng tự đeo bám mục tiêu sau khi bắt được mục tiêu của tên lửa.

Chiến thuật áp chế phòng không “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt radar) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ radar đối phương.

Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng không nhận dạng mục tiêu.

Mỹ đã gặp một đối thủ dày dạn kinh nghiệm vạch nhiễu tìm thù, và rất thành công trong phương pháp bật – tắt Radar chống AGM-45 Shrike hiệu quả và đương nhiên Mỹ đã trả giá đắt. Hơn 4 ngàn máy bay Mỹ bị tan xác trên bầu trời Việt Nam và đặc biệt trong chiến dịch Linebacker năm 1972 lịch sử khi B52-“pháo đài bay bất khả xâm phạm”, rơi rụng như sung.
 
Trước sự áp chế khốc liệt của Mỹ, tên lửa SA-2, những con Rồng lửa Việt Nam, vẫn giáng cho không quân Mỹ những đòn khủng khiếp
Trước sự áp chế khốc liệt của Mỹ, tên lửa SA-2, những con Rồng lửa Việt Nam, vẫn giáng cho không quân Mỹ những đòn khủng khiếp

Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Mỹ , từ giá đắt này đã có những kinh nghiệm quý báu.

Nếu như với phương pháp “bật-tắt” là có thể hạn chế được tên lửa AGM Shrike thì Mỹ đã phát triển một loại tên lửa khác, đó là AGM-88 HARM.

 Tên lửa AGM-88 HARM, khi radar của đối phương phát tín hiệu mà nó bắt được thì “nhớ kỹ”. Dù có bật-tắt thế nào thì AGM-88 HARM cũng tự tìm đến mục tiêu bằng định vị GPS.
Điều rút ra cho Việt Nam qua 3 cuộc chiến tranh  trên thế giới gần đây

Từ năm 1991 đến nay, Mỹ tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, Mỹ đều làm được điều mà không làm được ở Việt Nam, đó là: Làm tê liệt hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương, trong khi lực lượng phòng không-không quân của các quốc gia đó không phải là không hiện đại.

Biến vùng trời đối phương thành “vùng trời sạch”, còn ngạo mạn tuyên bố “vùng cấm bay”… Không quân của họ, trên “vùng cấm bay” đó thì “nhởn nhơ” tác chiến giống như cưỡi máy bay đi săn nai trên đồng cỏ châu Phi.

Điều này chứng tỏ, áp chế phòng không là một chiến thuật hữu hiệu của các nước có nền khoa học quân sự hiện đại khi tấn công một nước có nền khoa học quân sự thấp. Dĩ nhiên, đây là mối nguy hiểm lớn nhất của các nước đang bị nguy cơ xâm lược phải chuẩn bị đối đầu với quốc gia hùng mạnh.

Điều rút ra cho Việt Nam trong cuộc đối đầu với Mỹ và trong 3 cuộc chiến gần đây do Mỹ và NATO tiến hành là:

Khi các hệ thống phòng không được xây dựng dưới dạng mạng lưới, qua đó, thông tin thu thập được qua radar hay trinh sát quang học thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao qua mạng lưới datalink. Khi tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều radar đặt cách xa nó.

 Khi những hệ thống phòng không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên lửa phòng không tầm xa cơ động như S-300 MPU1 bắn và di chuyển… thì việc tiêu diệt một vài hệ thống radar là có thể.
Uy lực hệ thống rồng lửa tối tân S-300PMU1 của Việt Nam
Nhưng để đánh quỵ khả năng phòng không ngay từ loạt đạn đầu là không thể. Và lúc đó, lực lượng phòng không tiếp tục sẽ là cơn ác mộng cho phi công đối phương.

Một điều dễ nhận thấy, tên lửa chống bức xạ loại hiện đại như AGM-88 HARM là loại tiêu diệt radar siêu đẳng nhất nhưng đắt tiền nhất và phi công vẫn phải mạo hiểm tính mạng khi bay vào vùng xảy ra tác chiến. Cho nên sử dụng vũ khí tầm trung, tầm xa trong chiến tranh hiện đại đóng vai trò quan trọng.

Đây là phương thức tác chiến chủ yếu mà các nước lớn thường áp dụng làm giảm thiểu tối đa sự hy sinh không cần thiết của con người, phi công bớt mạo hiểm hơn khi bay vào vùng tác chiến làm nhiệm vụ tiếp theo.

Trong 3 cuộc chiến mà Mỹ và NATO tiến hành ở I-rắc, Nam Tư và Li bi thì mở đầu, một loại vũ khí luôn luôn được lựa chọn khai hỏa và đồng thời là nhân tố quan trọng trong các chiến dịch chế áp điện tử là tên lửa hành trình tầm xa BGM-109 Tomahawk.

Tên lửa hành trình kiểu Tomahawk của Mỹ; dòng tên lửa SS-N của Nga, tên lửa hải quân và không quân Club hay gần đây là thế hệ tên lửa Đông Phong của Trung Quốc đều sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu từ xa một cách chính xác hơn, với tầm tác chiến  từ vài trăm đến hàng chục nghìn km.

Có thể tấn công những mục tiêu quan trọng của đối phương mà không cần đưa các phương tiện hỏa lực tiếp cận vùng tác chiến. Với kích thước nhỏ gọn, độ phản xạ radar rất thấp nhờ ứng dụng các loại sơn có  khả năng hấp thu sóng điện từ nên việc phát hiện ra nó rất khó khăn.

Có thể nói đây là những loại tên lửa cực kỳ nguy hiểm cho hệ thống phòng không, thông tin chỉ huy của bất kỳ quốc gia nào phải đối phó, đồng thời đây cũng là phương án tác chiến khả thi nhất mà nước lớn thực hiện.

Đập tan ý đồ áp chế phòng không của đối phương, việc đầu tiên là phải tổ chức, bố trí các trận địa để tiêu diệt tên lửa hành trình có cánh tầm trung, tầm xa cận âm như Tomahawk hay Đông Phong Trung Quốc càng nhiều càng tốt khiến đối phương “không thể chịu đựng nổi”.

Đó là bài học cho Việt Nam từ chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” lịch sử. Giàu có như Mỹ, nhưng B52 rụng như sung cũng phải xuống thang chiến tranh.
>> Uy lực hệ thống rồng lửa tối tân S-300PMU1 của Việt Nam

  • Lê Ngọc Thống

Sự sáng tạo biến hóa vũ khí hiện đại của Việt Nam

(Cách đánh)  - Việc chúng ta mua sắm những trang bị vũ khí hiện đại là một chuyện, nhưng chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho vũ khí đó phát huy tác dụng, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của nó lại là chuyện khác.



Hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS của Mỹ, Glonass của Nga, gần đây là Bắc Đẩu của Trung Quốc, sắp tới là Galileo của EU là một trong những ứng dụng nổi bật nhất trong chiến tranh ở thế kỷ 21.

Việc sử dụng hệ thống định vị toàn cầu khiến cho việc xác định tọa độ mục tiêu cần tấn công trở nên dễ dàng hơn, chính xác hơn. Nó cũng được sử dụng để dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho vũ khí tấn công từ xa.
Việc chúng ta mua sắm những trang bị vũ khí hiện đại là một chuyện, nhưng chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho vũ khí đó phát huy tác dụng, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của nó lại là chuyện khác.
Như Trung Quốc, dù có tàu sân bay, nhưng để cho nó hoạt động, sẵn sàng tác chiến không phải dễ dàng. Chẳng phải ngẫu nhiên khi báo Hồng Kông đăng tin có 90 tàu ngầm bảo vệ nó…
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.
Hai tàu hộ vệ tên lửa hiện đại nhất Việt Nam trên quân cảng Cam Ranh là chiếc số 1 Đinh Tiên Hoàng và số 2 Lý Thái Tổ.

Với Việt Nam, có tàu ngầm KILO bây giờ cũng chưa chắc đúng lúc, vì có bây giờ thì nó vẫn chưa có khả năng sẵn sàng tác chiến. Ngay trước đây, Gepard 3.9; tổ hợp Bastion-P…cũng chỉ như là “gã khổng lồ cận thị” nếu như không muốn nói là “mù” mà thôi.

Không có lực lượng hỗ trợ chỉ bắn, dẫn bắn, chỉ nhờ vào radar trang bị trên tàu hay trên tổ hợp thôi thì không đủ, không khiến đối phương mất ăn mất ngủ.

Chiến tranh hiện đại, lực lượng đối lập hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Vì thế, kẻ nào nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn là kẻ đó chiếm ưu thế.

Vậy, nếu chiến tranh bắt đầu thì điều gì xảy ra khi Việt Nam không có hệ thống định vị toàn cầu? Khi Việt Nam không có máy bay trinh sát chỉ thị mục tiêu cảnh báo sớm hoặc máy bay chỉ thị mục tiêu KA-32 như của Nga?

Khi các lực lượng tấn công của kẻ địch “nhởn nhơ tác chiến” ngoài tầm bắn của hệ thống phòng thủ biển Việt Nam?

Câu trả lời từ Viện kỹ thuật Hải quân Việt Nam: Đã nghiên cứu xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải.

Hệ thống hoạt động tin cậy, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chiến thuật đặt ra, góp phần nâng cao tính năng và hiệu quả chiến đấu cho các tàu tên lửa.

Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa.

Giới quân sự, Bộ tham mưu đối phương biết tin này không giật mình, không lo lắng mới là chuyện lạ. Điều đó có nghĩa là gì?

Trước hết, hệ thống chỉ thị và nhận chỉ thị mục tiêu này đã làm cho các thông số về tính năng kỹ chiến thuật các trang bị vũ khí hiện đại của Việt Nam giờ đây đã hoàn toàn thay đổi.

Chẳng hạn tổ hợp tên lửa Bastion-P của Việt Nam có tầm bắn 300km nhưng với điều kiện radar của nó phải bắt được mục tiêu ở cách 300km.

Trong thực tế điều này không thể, vì hệ thống radar còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất, độ cao… và đặc biệt khi mục tiêu nằm ngoài đường chân trời thì radar bó tay.

Giới quân sự quá hiểu, nhưng khi có hệ thống này thì mọi điều đều có thể, ít nhất mục tiêu sẽ bị tiêu diệt ở tầm bắn tối đa.

Đối phương, nếu như trước đây còn chủ quan cho rằng còn lâu Việt Nam mới có Vệ tinh quân sự để chỉ thị và dẫn bắn chính xác cho các vũ khí trang bị hiện đại đã mua sắm thì nay phải suy nghĩ lại. Sự thay đổi này rất nguy hiểm và không tốt lành gì cho đối phương.

Hệ thống hiện đại Made in Viet nam này khi kết nối với mạng lưới thông tin, trinh sát phát hiện mục tiêu của thế trận chiến tranh nhân dân sẽ là những con mắt thần đa hệ.

Bất kể thời tiết, bất kể thủ đoạn áp chế điện tử của đối phương, một mục tiêu được quản lý bởi nhiều phương tiện, nhiều đầu mối, và mỗi đầu mối, mỗi phương tiện quản lý nhiều mục tiêu để khi cần thiết chia xẻ cho bất kỳ phương tiện tấn công nào giáng trả.

Đây là xương sống có ý nghĩa sống còn đối với chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc chống áp chế phòng không, áp chế điện tử của một nước nhỏ, nghèo.

Khi đối phương tấn công áp chế phòng không, sau khi đã phóng hàng trăm, hàng ngàn quả tên lửa loại như Tomahawk hay Đông Phong vào lãnh thổ thì không quân của hải quân sẽ là lực lượng đầu tiên mà đối phương sử dụng.

Các phi đội tấn công của họ sẽ dùng chiến thuật bay là là sát mặt biển  dưới tầm radar của Việt Nam để đột nhập không phận. Khi đó thông tin, dữ liệu của các trạm radar trinh sát, hệ thống chỉ thị, nhận mục tiêu và các lực lượng đang hoạt động trên biển quyết định khả năng sẵn sàng đánh chặn của hệ thống phòng không.

Bất  ngờ, thiếu chuẩn bị đồng nghĩa với bị tiêu diệt toàn bộ hoặc thiệt hại nặng ngay từ loạt đạn đầu của bất kỳ lực lượng phòng không nào, dù hiện đại tới đâu.

Sẵn sàng đón đánh, luôn không để bị bất ngờ là bài học kinh điển cho chiến thắng của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

Vì vậy, tấn công để chế áp phòng không hay chế áp điện tử hòng đánh nhanh, đánh phủ đầu làm tê liệt hoàn toàn sức kháng cự của Việt Nam trong thời gian ngắn là điều không thể.

Khi đã không áp chế được phòng không Việt Nam thì không thống trị được vùng trời và đương nhiên, vùng trời Việt Nam luôn luôn tiềm ẩn những lưới lửa, cơn ác mộng cho phi công đối phương.

Với việc nghiên cứu và xây dựng thành công hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải, Việt Nam đã thực sự làm chủ được vũ khí trang bị dù không sản xuất ra nó, khai thác tối đa tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí phục vụ cho lối đánh Việt Nam.

Nếu như Việt Nam đã tự chủ được số tên lửa phòng thủ bờ biển thì giờ đây những quả tên lửa này đã được có thêm con mắt thần để bay xa hơn, chính xác hơn.

Việt Nam có thể tấn công một mục tiêu từ nhiều hướng và từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu trong khả năng kỹ thuật cho phép. Lối đánh sở trường càng có điều kiện để phát huy tác dụng.

Vũ khí trang bị hiện đại trong tay QĐND Việt Nam trở nên vô cùng nguy hiểm và nó không chỉ dừng ở đó.
Hình ảnh Gepard Lý Thái Tổ luyện tập tác chiến trên biển
Hình ảnh lá chắn thép bảo vệ chủ quyền biển
  • Lê Ngọc Thống

Hải quân đánh bộ Việt Nam trang bị súng khủng

(Quân sự Việt Nam) - Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi "bất ngờ".
TAR-21 Việt Nam nằm trong top 10 súng tốt nhất thế giới
Trong đoạn clip "Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012", ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB..., điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo.
Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ.
Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán "xôn xao" trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới.
TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn.
TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. (Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn).
Tại sao lại là súng của Israel?
Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng.
Israel là một trong những nước có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển, họ được đánh giá "ngang hàng" với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là "trên cơ" siêu cường có nền khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới.
Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng, một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55... cũng do Israel đấu thầu.
Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất.
Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000.
Trong giai đoạn 2004- 2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel.
Các lợi thế của TAR-21
TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến.
Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn.
Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam.
Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech.
Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.
Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm.
Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng.
Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống.
Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm.
Quân đội nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận.
Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn tương đối xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Thiết kế bullup của TAR-21 đang được các nước NATO sử dụng phổ biến hiện nay.
Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại đối thủ.
 Hải quân đánh bộ được quân đội
Hải quân đánh bộ được quân đội "ưu tiên" trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. (Ảnh QĐND).
Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây chuyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet.
Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây chuyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất.
Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm "red dot".
Những thách thức
TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng.
Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47.
TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá "ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn.
Súng trường tiêu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62x39 mm của dòng súng AK.
Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện "lẫn lộn" của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính.
Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây chuyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga.
Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết.
Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung.
  • Theo Đất Việt