Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

Một câu chuyện nhân quả có thật tại trường Đại học Stanford

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại học Stanford, Mỹ. Câu chuyện là minh chứng cho luật nhân quả hiện hữu ngay trong đời thực.

trường đại học, nhân qủa, có thật,
Nghệ sĩ dương cầm Ignacy J. Paderewski. (Ảnh: Internet)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho. Cậu và một người bạn quyết định tổ chức một buổi hoà nhạc tại trường để gây quỹ kiếm tiền trả học phí cho cả hai.
Họ tìm đến nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng Ignacy J. Paderewski. Ông bầu của nhạc sĩ yêu cầu phải các cậu phải đảm bảo thanh toán một khoản thù lao là 2.000$ cho buổi độc tấu dương cầm. Giao kèo được thoả thuận và hai cậu sinh viên bắt tay tổ chức để buổi biểu diễn được thành công.
Ngày trọng đại đó rồi cũng đến. Paderewski biều diễn tại Stanford. Nhưng không may, hai bạn trẻ không thể xoay sở để bán hết số vé. Tổng số tiền mà họ thu được chỉ vỏn vẹn 1.600 $. Thất vọng, họ tới Stanford để giải thích hoàn cảnh của họ. Hai cậu sinh viên trao hết 1.600 $ cho Paderewski cùng tấm phiếu ghi nợ 400 $ cho khoản tiền còn thiếu với lời hứa rằng họ sẽ tranh thủ thanh toán tấm phiếu này sớm nhất.
Paderewski nói, “Không, việc này không thể chấp nhận được”. Ông xé tấm chi phiếu, đưa lại 1.600 $ cho hai cậu sinh viên và nói: “Đây là 1.600 $. Hãy thanh toán mọi chi phí mà các bạn còn thiếu nợ, giữ số tiền mà các bạn cần để thanh toán học phí, tôi chỉ lấy phần tiền còn dư”. Hai cậu sinh viên vô cùng ngạc nhiên và rối rít cám ơn Paderewski.
Nó chỉ là một nghĩa cử nhỏ bé thể hiện một tấm lòng tử tế, nhưng rõ ràng cho thấy rằng Paderewski là một con người có nhân cách lớn.
Tại sao ông phải giúp hai thanh niên mà ông chẳng hề quen biết. Chúng ta ai cũng tình cờ gặp những tình huống như vậy trong đời mình. Và hầu hết chúng ta chỉ nghĩ: “Nếu giúp họ, chuyện gì sẽ xảy ra cho ta?”. Nhưng những con người vĩ đại thì lại nghĩ rằng: “Nếu ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra cho họ?”. Họ giúp và không mong có sự đền đáp. Họ làm điều đó vì họ cảm thấy rằng đó là một việc đúng cần phải làm.
Paderewski sau đó trở thành Thủ tướng của Ba Lan. Ông là một nhà lãnh đạo tài ba, nhưng không may, chiến tranh Thế giới xảy ra, Ba Lan bị tàn phá. Hơn 1,5 triệu người dân trong nước lâm vào cảnh đói và không có tiền để cung cấp cái ăn cho họ.
trường đại học, nhân qủa, có thật,
Tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ – Herbert Hoover. (Ảnh: Internet)
Paderewski không biết cầu cứu ở đâu, ông quyết định tìm đến Tổ chức Cứu trợ Lương thực Hoa Kỳ để xin giúp đỡ. Lãnh đạo của tổ chức này lúc bấy giờ là Herbert Hoover, sau này trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Hoover đồng ý giúp và nhanh chóng gửi hàng tấn ngũ cốc để cứu đói cho người dân Ba Lan.
Thảm họa được đẩy lùi. Thủ Tướng Paderewski cảm thấy nhẹ nhõm. Ông quyết định sang Mỹ gặp Hoover để đích thân cảm ơn. Khi Paderewski bắt đầu nói lời cảm ơn Hoover vì nghĩa cử cao thượng của ông, thì Hoover vội cắt ngang và nói: “Ngài không cần phải cảm ơn tôi, thưa Thủ tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ câu chuyện này, nhưng vài năm trước, ngài đã giúp hai cậu sinh viên trẻ tuổi tiếp tục học đại học tại Hoa Kỳ, và tôi là một trong hai sinh viên ấy thưa ngài”.
Theo QTCS

Có 4 điều nhất định phải giữ vững trong cuộc đời

“Nhân sinh tứ thủ” – bốn điều cần giữ vững trong cuộc đời – là yêu cầu căn bản trong việc tu thân dưỡng tính của người xưa. Chúng ta hãy xem bốn điều cần giữ vững đó là gì…
mh
Hình minh họa: internet
1. Thủ khiêm – giữ đức tính khiêm tốn
Trong “Sử ký” có viết rằng, thời trẻ Khổng Tử từng hướng Lão Tử thỉnh giáo đạo lý làm người. Lão Tử nói với Khổng Tử: “Lương cổ thâm tàng nhược hư, quân tử thịnh đức dung mạo nhược ngu.” (Tạm dịch: Người buôn giỏi thường khéo giữ của quý giá như không hề có gì, người quân tử đức tính dung mạo giống như kẻ ngu ngơ).
Lão Tử nói với Khổng Tử rằng: “Nhĩ yếu khứ điệu kiêu ngạo chi khí hòa tham dục chi tâm, như thử tài năng thành vi thánh nhân. Giá tiện thị sở vị đích”Đại trí nhược ngu” (Tạm dịch: Một người phải phải bỏ khí kiêu ngạo và tâm dục vọng thì mới có thể trở thành thánh nhân. Đây được gọi là “Bậc đại trí giả ngu”).
Từ xưa đến nay bậc trí tuệ thực sự không bao giờ cậy tài mà kiêu ngạo, không khoan dung người khác. 
2. Thủ tĩnh – gặp việc lớn nhất định phải có tĩnh khí
“Tĩnh” là một loại đại trí tuệ mà người cổ xưa tôn sùng. Trong “Đạo đức kinh”, Lão Tử viết: “Tĩnh vi táo quân” (Tạm dịch: Tĩnh là chủ của xao động, nóng nảy). Tĩnh có thể khắc chế được khí nóng trên thân thể người, làm mất sự nóng nảy trên cơ thể người.
Trong “Đại học” của tác giả Tử Tư (có ghi chép nhưng chưa xác định) cũng nói: “Tĩnh nhi hậu năng an, an nhi hậu năng lự, lự nhi hậu năng đắc” (Tạm dịch: Tĩnh rồi mới có thể an định. An định rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự mà làm thành được việc). Có thể nói, tĩnh là an định, là yên ổn, là cơ sở, nền móng của suy nghĩ và làm thành việc lớn.

“Tĩnh rồi mới có thể an định. An định rồi thì sau mới lo nghĩ, mưu sự mà làm thành được việc”. 
Một người nếu trong tâm không tĩnh thì thực sự rất khó để suy nghĩ được vấn đề, làm người, làm việc cũng nhất định sẽ ngạo mạn, kiêu căng, xốc nổi. Người có tĩnh khí sẽ cẩn thận quan sát nhận định tình hình, xem xét thời thế, càng dễ dàng suy nghĩ được sâu xa mà tìm được ra biện pháp giải quyết vấn đề hay hiểu được đạo lý nhân sinh.
Chỉ có người thủ vững được tĩnh mới có thể phát hiện được những điều tốt đẹp và hạnh phúc trong cuộc sống. Người kiêu căng, xốc nổi, bước chân vội vàng luôn lỡ bước mà bỏ qua cơ hội gặp gỡ những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Chúng ta có thể sẽ trải qua những năm tháng “phí phạm” hay những lúc “nhấp nhô” trên đường đời nhưng nếu bảo trì được thái độ và cách sống đạm bạc, thản nhiên tự tại thì từ trong “rối ren” ấy có thể tìm được sự siêu nhiên và an định trong tâm mình. Khi ấy, chúng ta sẽ không bị phiền nhiễu và bị gục ngã bởi thế tục, cuộc đời cũng sẽ rộng mở và sáng tỏ hơn.
3. Thủ thời – người quân tử chờ thời cơ
Thủ thời không phải đúng giờ mà là nắm chắc thời cơ. Trong “Chu Dịch” viết: “Quân tử tàng khí vu thân, đãi thì nhi động” (Tạm dịch: Người quân tử cất giấu vũ khí, chờ thời cơ). Có ý nói rằng, người quân tử có tài năng, tài nghệ siêu việt hơn người nhưng họ không khoe khoang mà chờ đến khi thời cơ đến họ đem tài năng, tài nghệ ra thi triển.
Như Lã Thượng gặp Chu Văn Vương chính là như vậy. Lời này cũng nhắc nhở chúng ta rằng, vào lúc chúng ta còn chưa được ai biết đến, thì phải tăng cường tu dưỡng, chờ khi cơ hội tới mới có thể thi triển ra đầy đủ tài năng của mình.
" Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi" (Khổng Tử) (Ảnh minh họa/Joel Santos Aurora Photos, Corbis)
" Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi" (Khổng Tử) (Ảnh minh họa/Joel Santos Aurora Photos, Corbis)
“Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi” (Khổng Tử) (Ảnh minh họa/Joel Santos Aurora Photos, Corbis)
Thời cơ, thời thế là khách quan, không phải là con người làm ra. Chúng ta không thể sáng tạo ra thời cơ mà chỉ có thể làm tốt những chúng ta có thể làm, chờ đợi thời cơ, nắm bắt thời cơ. Đây chính là “thủ thời”. Một người biết “thủ thời” nhất định sẽ có sự chuẩn bị tốt, kỹ càng và không để thời cơ trôi qua một cách vô ích.
4. Thủ tín – người không tín sao làm lên việc?
Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử nói: “Nhân nhi vô tín, bất tri kì khả dã. Đại xa vô nghê, tiểu xa vô nguyệt, kì hà dĩ hành chi tai?” (Tạm dịch: Người mà không đáng tin cậy, làm sao làm được việc. Xe lớn mà không có cái đòn lớn, xe nhỏ mà không có cái chốt nhỏ, làm sao dùng để đi đây?)
Năm 544 trước Công nguyên, Quý Trát phụng mệnh đi viếng thăm nước Lỗ. Ông có mang theo một đoàn tùy tùng và xuất phát từ thủ phủ của nước Ngô. Lúc họ đi qua khu vực nước Từ, chứng kiến cảnh dân chúng nước Từ an cư lạc nghiệp, cuộc sống giàu có yên vui thì trong lòng họ không khỏi ngưỡng mộ: “Vua nước Từ trước tới nay nổi tiếng là dùng nhân nghĩa đối đãi với dân chúng, hôm nay được chứng kiến điều này, quả là danh bất hư truyền!”
Quý Trát liền nảy sinh ý muốn tới thăm hỏi vua nước Từ một chút để thổ lộ lòng ngưỡng mộ của mình. Vua nước Từ rất thích thanh bảo kiếm mà Quý Trát đeo trên người, mấy lần ông muốn nói nhưng lại không tiện mở miệng. Quý Trát là người thông minh nên chỉ liếc mắt đã hiểu thấu lòng vua nước Từ, muốn tặng lại thanh bảo kiếm cho vua nước Từ nhưng vì còn phải đi sứ nên ông chỉ tự hứa với lòng mình rằng sau này quay trở lại sẽ tặng cho vua nước Từ.
Sau khi Quý Trát quay lại thì vua Từ đã mất. Dù không ai biết lời hứa của Quý Trát nhưng ông vẫn cởi bảo kiếm và treo trên cây, cạnh phần mộ của vua Từ.
Câu chuyện "Quý Trát treo kiếm" làm nên bài học sâu sắc về giữ chữ Tín. Dù chỉ là lời tự hứa, nhưng ông vẫn làm tròn ngay cả đối với người đã khuất. (Ảnh: Sưu tầm)
Câu chuyện "Quý Trát treo kiếm" làm nên bài học sâu sắc về giữ chữ Tín. Dù chỉ là lời tự hứa, nhưng ông vẫn làm tròn ngay cả đối với người đã khuất. (Ảnh: Sưu tầm)
Câu chuyện “Quý Trát treo kiếm” làm nên bài học sâu sắc về giữ chữ Tín. Dù chỉ là lời tự hứa, nhưng ông vẫn làm tròn ngay cả đối với người đã khuất. (Ảnh: Sưu tầm)
Tùy tùng của vua Từ thấy vậy liền ngăn cản và nói: ““Thanh bảo kiếm là quốc bảo của nước Ngô, sao có thể tùy tiện đem tặng cho người khác? Huống hồ bây giờ vua Từ cũng đã qua đời, thì cần gì phải tặng cho người thừa kế chứ?”
Quý Trát nghe mọi người nói vậy liền trả lời: “Lần trước trong lúc nói chuyện cùng với vua Từ, ta không tặng bảo kiếm cho ngài là vì ta còn phải có nhiệm vụ đi sứ nước Lỗ. Nhưng trong lòng ta sớm đã hứa sẽ tặng nó cho vua Từ rồi. Đã hứa rồi, sao có thể vì vua Từ đã mất mà lừa gạt lương tâm của mình đây? Hơn nữa, ta là công tử và sứ giả của nước Lỗ mà lại không coi trọng chữ tín, nếu như điều này truyền đi thì đâu còn mặt mũi nào mà đối mặt với mọi người? Người khác sẽ nhìn chúng ta như thế nào?”
Thủ tín là một loại lực hấp dẫn của nhân cách mà có dùng bao nhiêu tiền cũng không mua được. Đường đường chính chính làm người! Quan minh chính đại làm việc! Vĩnh viễn đừng bao giờ vứt bỏ sự tín nhiệm của người khác đối với bản thân mình, bởi vì người khác tín nhiệm bạn tức là giá trị của bạn đã nằm trong sự cảm nhận của người khác rồi! Thất tín là thất bại lớn nhất của đời người, thủ tín mới có thể được lòng người!
Mai Trà biên dịch từ Soundofhope
Theo daikynguyenvn.com

Gương người xưa: Đạo kinh doanh của Hồ Tuyết Nham

Trong lịch sử đời nhà Thanh, Hồ Tuyết Nham là một cái tên rất nổi tiếng trong giới thương nhân.
thành công, giúp người giúp mình, Bài học, Bài chọn lọc,
Vàng bạc châu báu không phải là kho báu thực sự, nhân cách mới là bảo vật lớn nhất đời người. (Ảnh: Internet)
Đạo kinh doanh của thương nhân xưa: Ai cũng có ngày mưa không mang dù

Một buổi sáng đầu xuân, Hồ Tuyết Nham đang ở trong phòng khách trao đổi với người phụ trách kinh doanh ở các chi nhánh về vấn đề đầu tư. Khi nói về một vài đầu tư gần đây, sắc mặt của Hồ Tuyết Nham chợt trở nên nghiêm nghị.
Các trưởng chi nhánh gần đây thực hiện một số đầu tư, tất cả đều thành công. Chỉ là, có một chi nhánh lợi nhuận thu về quá thấp. Hồ Tuyết Nham cau mày, giáo huấn người phụ trách chi nhánh lợi nhuận thấp đó, nói rằng lần sau trước khi đầu tư phải phân tích thật kỹ thị trường, không được tùy tiện đầu tư.
Hồ Tuyết Nham còn chưa nói xong, thì bên ngoài có người tới báo, nói rằng có một thương nhân có chuyện gấp cần gặp ông. Thương nhân này sắc mặt đầy lo lắng.
Toàn bộ sản nghiệp bán ra với giá thấp, có mua hay không?
Vốn là, vị thương nhân này trong một thương vụ làm ăn gần đây đã bị thất bại, nên cần gấp một số tiền lớn để quay vòng. Bởi vì gấp rút, nên ông muốn bán toàn bộ gia sản của mình với giá thấp cho Hồ Tuyết Nham.
Sau khi nghe xong, các trưởng chi nhánh bàn tán xôn xao, đúng là một cơ hội hiếm có, và khuyên Hồ Tuyết Nham đừng bỏ lỡ.

Không ngờ rằng cách giải quyết của Hồ Tuyết Nham lại khiến tất cả mọi người đều ngạc nhiên.
Hồ Tuyết Nham nhanh chóng hẹn thương nhân này ngày hôm sau đến bàn chuyện, rồi sau giao cho cấp dưới đi tìm hiểu gấp xem chuyện có thật hay không. Cấp dưới quay lại rất nhanh, nói đã xác nhận chuyện của vị thương nhân đó đúng là như vậy.
Hồ Tuyết Nham nghe xong, ngay lập tức chuẩn bị tiền, sẵn sàng cho giao dịch ngày hôm sau.
Mua lại sản nghiệp của thương nhân với giá cao hơn
Ngày hôm sau, Hồ Tuyết Nham mời vị thương nhân kia đến, không những đồng ý mua, mà còn mua những bất động sản và cửa hàng của ông này theo giá thị trường, giá này cao hơn giá ban đầu đưa ra. Vị thương nhân rất kinh ngạc, không hiểu vì sao Hồ Tuyết Nham lại không mua với giá rẻ, mà lại nhất quyết mua theo giá thị trường.
Hồ Tuyết Nham vỗ vai của vị thương nhân, bảo ông hãy yên tâm, và nói rằng, mình chỉ tạm thời giúp ông bảo quản số tài sản thế chấp này thôi, đợi đến khi ông vượt qua giai đoạn này, sẽ bán lại những bất động sản này lại cho ông, cùng với một chút ít tiền lãi.
Cách hành xử của Hồ Tuyết Nham làm cho thương nhân vô cùng cảm kích, ký xong thỏa thuận, ông thở dài, rưng rưng trở về nhà.
Không nên bóp nghẹt người khác khi họ đang ở trong khó khăn
Thương nhân vừa đi, cấp dưới của Hồ Tuyết Nham vẫn không thể nào hiểu được.
Mọi người hỏi Hồ Tuyết Nham, rằng vì sao một số chi nhánh lợi nhuận thấp thì bị giáo huấn cả ngày, còn vụ đầu tư này của ông lợi nhuận còn thấp hơn nhiều, sao ông vẫn quyết định đầu tư, vả lại mỡ treo tận miệng còn không ăn, không thừa dịp đối phương đang cần tiền để hạ giá, mà còn chủ động trả giá cao hơn.
thành công, giúp người giúp mình, Bài học, Bài chọn lọc,
Thương nhân Hồ Tuyết Nham. (Ảnh: Internet)
Ai cũng đều có lúc gặp phải ngày mưa không mang dù, mình cũng không ngoại lệ
Hồ Tuyết Nham, kể lại một trải nhiệm hồi còn trẻ của mình: “Khi tôi vẫn là một cậu bé, có một ngày đang vội đi trên đường thì gặp mưa, có một người đi cùng đường bị mưa xối ướt sũng.
Ngày hôm đó cũng may là tôi mang theo dù, tôi liền cho người đó đi cùng. Sau này, khi trời mưa, tôi thường cho một số người không có dù đi nhớ. Cứ như vậy một thời gian lâu, những người trên đường ngày càng có nhiều người biết tôi.
Vì thế lúc tôi quên không mang theo dù cũng không lo, bởi vì sẽ có rất nhiều người mà tôi từng giúp sẽ cho tôi đi cùng”.
Bạn cho người khác đi cùng dù, người khác mới nguyện ý làm như vậy với bạn
Hồ Tuyết Nham tiếp tục cười nói: “Bạn cho người khác đi nhờ, người khác mới nguyện ý cho bạn đi nhờ”.
“Sản nghiệp của thương nhân đó, có thể là mấy đời mới tích góp được, nếu tôi mua theo cái giá mà người đó đưa ra, thì chắc chắn sẽ kiếm được món hời lớn, nhưng có thể người ta cả đời sẽ không ngóc lên được.
Đây không phải là một đầu tư đơn thuần, mà là một cách giúp đỡ người khác, kết giao bạn bè, cũng không hổ thẹn lương tâm. Ai cũng có lúc gặp phải ngày mưa không mang dù, có thể giúp họ thì hãy chìa dù ra che cho họ”.
Mọi người nghe xong, tất cả đều im lặng.
Sau này, thương nhân lấy lại sản nghiệp của mình, cũng trở thành bạn hợp tác trung thành với Hồ Tuyết Nham.
Kỳ thực thì mình mới là người được hưởng lợi nhiều nhất
Sau đó, ngày càng nhiều người biết đến nghĩa cử của Hồ Tuyết Nham, và rất bội phục ông.
Người dân ở đó đều rất kính nể cách đối đãi có tình có nghĩa của Hồ Tuyết Nham. Công việc làm ăn của Hồ Tuyết Nham cũng trở nên thuận lợi vô cùng, bất luận là kinh doanh trong lĩnh vực nào, thì cũng đều có người giúp đỡ, càng ngày càng có nhiều khách hàng đến ủng hộ.
Vàng bạc châu báu, đồ cổ tranh chữ đều không phải là kho báu thực sự; lực hấp dẫn của nhân cách, mới là kho báu lớn nhất của đời người. Đó cũng chính là bí quyết thành công của Hồ Tuyết Nham.
Thành công của một người, là không chỉ dựa vào sự nỗ lực của chính mình! Vì thế khi người khác gặp khó khăn, nếu có thể hãy chìa tay ra giúp đỡ họ.
Ghi chú: Hồ Tuyết Nham (1823-1885) là thương gia giàu nhất Hàng Châu cuối thế kỷ 19. Sự nghiệp làm ăn của ông là cả một huyền thoại. Ông xuất thân là một người nghèo ở tỉnh An Huy, đến Hàng Châu giúp việc cho một ngân hiệu. Sau này ông có ngân hiệu riêng và mở rộng kinh doanh đến nhiều lĩnh vực khác.
Đường hướng kinh doanh của ông đến ngày nay vẫn còn hợp thời. Một loạt tư tưởng “chân thực”, “đúng giá”, “chọn mua hàng tốt”, “bào chế hàng thật”, “vì chữ tín”, “cội nguồn đời sống” mà ông từng áp dụng, đều là cách thức lấy chữ tín để lập nghiệp mà người kinh doanh ngày nay rất cần phải học hỏi.
Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw
Theo tinhhoa.net
 
Ở Israel có những trường quý  tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này.
dothai-1372650188_500x0.jpg
Một bà mẹ Do Thái nuôi con tài năng. Ảnh minh họa: Guardian.co.uk.
Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái
Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.
Những “bí quyết” này được chia sẻ trong hội thảo về phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/6/2013.
Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel – đất nước của người Do Thái – để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu “tình yêu tử cung” như phần lớn các bà mẹ Việt. 
Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa “Tình yêu dòng nước mát” và “tình yêu dòng máu đào”, người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn “dòng máu đào” là tình yêu con  phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời. 
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
“Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý  tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này”, bà Hải Lý chia sẻ. 
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý  muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. 
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ. 
Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.
Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn. 
Bà cho rằng không một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ. Bản thân bà có 3 người con, con trai đầu 13 tuổi, con gái thứ hai 8 tuổi và cậu út 5 tuổi, và cũng không thể dạy các con giống nhau vì mỗi bé có một cá tính và khả năng nhận thức khác nhau. 
Nhưng có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động… “có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra quanh những câu hỏi bất tận của con”, bà Shahar đùa vui. Bà cũng động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình. 
“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường… Với trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”, bà nói. 
Là một nhà ngoại giao, phải đi nhiệm kỳ ở nhiều nước khác nhau, các con của bà Meirav Eilon Shahar cũng gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục thay đổi nơi sống và học tập, tìm cách thích nghi với môi trường mới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà luôn dạy con tôn trọng người khác, sự khác biệt.
Đến Việt Nam 10 tháng trước, các con đều thấy mới lạ, bà không yêu cầu trẻ phải thích nghi ngay mà chỉ bảo các cháu giữ tư duy tích cực, để ý đến em út. Bé út 5 tuổi không nói được tiếng Anh nên gặp khó khăn khi đến trường, giao tiếp với bạn bè. Bà đã đặt ra một thử thách cho cậu con đầu trong việc giúp em, và cậu bé 13 tuổi đã tự nguyện đi cùng em lên xe bus, kiểm tra xem ở lớp em có làm được bài tập hay có vui chơi với các bạn không… và cháu đã  làm tốt hơn cả mẹ mong đợi. Sau việc này, cháu thể hiện trách nhiệm người anh hướng dẫn em chu đáo.
“Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc”, bà Shahar chia sẻ.
Vương Linh

Vietcombank liên tiếp cảnh báo giao dịch giả mạo

Đã ghi nhận một số trường hợp giao dịch giả mạo ngân hàng điện tử bằng nhiều chiêu thức lừa đảo...

Vietcombank liên tiếp cảnh báo giao dịch giả mạo
Một dạng giao diện giả mạo dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietcombank, nhưng khác tên miền và dãy số xác thực không đổi khi nhập sai thông tin hoặc làm mới để chọn dãy số khác.
THÀNH AN
Qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn chủ động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khuyến cáo khách hàng phòng tránh rủi ro trong giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

Trong thư điện tử cuối tuần qua và đầu tuần này gửi tới khách hàng, Vietcombank cho biết gần đây đã ghi nhận một số trường hợp giao dịch giả mạo ngân hàng điện tử bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.

Những chiêu thức phổ biến hiện nay là giả mạo cán bộ Vietcombank gọi điện/nhắn tin cho khách hàng thông báo khách hàng có khoản tiền chuyển nhầm đến tài khoản/khoản tiền chuyển cho chính khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ VCB-iB@nking và mã OTP để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại/quà tặng/trúng thưởng...

Hoặc đối tượng lừa đảo giả mạo thông báo tài khoản VCB-iB@nking của khách hàng bị xâm nhập trái phép, hoặc sắp hết hiệu lực và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận lại thông qua đường link độc hại.

Một hình thức khác là giả mạo người thân gửi tin nhắn qua mạng xã hội thông báo có tiền chuyển từ nước ngoài về hoặc cần sự hỗ trợ về tài chính và yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật cá nhân để nhận tiền.

Đáng chú ý là hình thức giả mạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập dịch vụ VCB-iB@nking bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh Vietcombank tới khách hàng trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng tiết lộ các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ.

Theo Vietcombank, những rủi ro trên hoàn toàn có thể phòng tránh, cùng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin bảo mật dịch vụ như: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực giao dịch OTP, mã kích hoạt Smart OTP, địa chỉ email và thông tin cá nhân cho bất kỳ ai và bất kỳ hình thức nào.

Khách hàng cần chủ động bảo vệ thiết bị cá nhân sử dụng dịch vụ và thay đổi thường xuyên mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử và e-mail cá nhân…

vneconomy.vn