Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Phá giải kỳ mộng báo đại thù, lưới trời tuy thưa mà khó lọt



Thiện ác có báo là thiên lý không đổi từ cổ chí kim, lưới trời tuy thưa mà khó lọt, đã có rất nhiều câu chuyện đã chứng nghiệm cho thiên lý này.

triều Đường, Tiểu Nga, thiên lí, lưới trời tuy thưa mà khó lọt, Bài chọn lọc,
Trong năm Nguyên Hòa triều Đường, có một phú hộ họ Tạ ở quận Dự Chương, ông có một cô con gái đặt tên là Tiểu Nga. Tiểu Nga từ nhỏ thân thể đã khỏe mạnh, có khí chất của nam tử.
Năm Tiểu Nga 14 tuổi, Tạ lão gia gả cô cho Đoạn Cự Trinh làm vợ. Sau khi thành hôn, hai vợ chồng sống hòa thuận, gia đình hai bên cùng nhau kinh doanh một con thuyền lớn, đi lại giữa hai nước Ngô – Sở, vận chuyển người và hàng hóa kiếm sống. Anh em, con cháu hai bên gia đình, cùng các đầy tớ cộng lại mười mấy người, đều cùng làm công việc kinh doanh này. Mấy năm trôi qua, buôn bán thịnh vượng, may mắn, tiền bạc tích nhiều, sự nghiệp chói sáng, nổi danh gần xa.
Một ngày, khi thuyền đi đến cửa hồ Bà Dương, đột nhiên xuất hiện mấy chiếc thuyền hải tặc, chúng giương vũ khí, bao vây xung quanh. Hai trùm hải tặc dẫn đầu nhảy lên thuyền, đem lão Tạ và Đoạn Cự Trinh một đao giết chết. Sau đó đám hải tặc nhao nhao nhảy lên, lần lượt giết hết người ở trên thuyền. Tiểu Nga gặp lúc khó ló cái khôn, nhanh chóng bò lên cột buồm nhảy vào trong nước. Nước chảy xiết, đám hải tặc đều cho rằng cô chắc hẳn đã chết rồi.
Thật là người hiền có trời giúp. Đang lúc hấp hối, cô được hai vợ chồng ông lão đánh cá cứu sống. Tiểu Nga khóc lóc kể lại cảnh ngộ bi thảm của mình rồi dập đầu bái tạ ơn cứu mạng của hai vị lão nhân gia. Nghỉ ngơi trên thuyền được vài ngày, cô dần dần khỏe lại.
Vì thấy hai ông bà lão hoàn cảnh khó khăn, nên Tiểu Nga không muốn gây thêm phiền toái cho họ, cô liền từ biệt đi ăn xin sống tạm qua ngày. Một ngày, cô đến chùa Diệu Quả huyện Kiến Nghiệp đầu triều Nguyên, sư chủ trì là lão sư cô Tịnh Ngộ thấy Tiểu Nga thông minh lanh lợi, vô cùng đồng cảm với cảnh ngộ của cô, nên để cô ở lại trong chùa. Tiểu Nga một lòng báo thù, nên không quy y xuất gia.
Một đêm cô mộng thấy cha toàn thân đầy máu, nói cho cô rằng: “Con nếu muốn biết tên người đã giết ta, con phải nhớ thật kỹ hai câu này: Xa trung hầu, môn đông thảo (Khỉ trong xe, cỏ cửa đông)”. Dứt lời, hồn cha liên phiêu phiêu mà bay đi. Tiểu Nga khóc lóc tỉnh lại, vẫn nhớ rõ từng chi tiết trong mộng, nhưng khó hiểu ẩn ý trong câu đố.
Sau đó hai ngày, cô mộng thấy chồng báo cho cô rằng: “Người giết anh: Điền trung tẩu, nhất nhật phu (đi trong ruộng, chồng một ngày)”. Cô mộng cả hai lần, cảm thấy tuyệt không phải ngẫu nhiên, rõ ràng là vong hồn người chết hiển linh, khổ là không thể tiết lộ thiên cơ, chỉ có thể dùng hình thức câu đố để báo cho. Cô đau khổ suy tư nhưng không tìm ra đáp án, thỉnh giáo sư phụ Tịnh Ngộ cũng không nghĩ ra chút đầu mối nào.
Sau đó, sư phụ Tịnh Ngộ nói cho cô biết, chùa Ngõa Quán gần đó có một cao tăng pháp danh Tề Vật, học thức uyên bác, nói cô có thể đi thỉnh giáo ông. Tiểu Nga đi, nói rõ lai lịch thân phận, kỹ càng giới thiệu nội dung câu đố, vị cao tăng này trầm tư suy nghĩ cũng không giải ra đáp án tên hai hung thủ là gì. Tiểu Nga đành buồn bã cáo từ.
Lại qua vài năm, vị tăng nhân chùa Ngõa Quán truyền lời muốn cô đến gặp, cô kích động chạy đến, cao tăng Tề Vặt lấy tay chỉ một người bạn của ông và nói: “Đây là bạn tốt của ta, làm phán quan ở Hồng Châu Giang Tây, tên là Lý Công Tá, hắn đã giải ra câu đố của cô”.
Tiểu Nga nghe xong nhanh chóng tiến đến chào, hỏi ông lý giải danh tính hung thủ trong câu đố ra sao. Lý Công Tá nói: “Hung thủ giết cha cô là Thân Lan, bởi vì chữ “Xa” (車) trong “Xa trung hầu”, bỏ đi nét cao thấp và hai bên tạo thành chữ “Thân” (申) ở giữa, “Môn đông thảo”, chữ đầu là Môn (門), trong Môn lại thêm chữ Đông (東) thành chữ “Lan” (蘭).
Hung thủ giết chồng cô cũng họ Thân. Cô xem “Điền trung tẩu”, kéo dài hai đầu trên dưới của chữ “Điền” (田) sẽ thành chữ “Thân” (申), “Nhất nhật phu” tức là “Phu” (夫) thêm “Nhất” (一), phía dưới lại thêm “Nhật” (日) thành chữ “Xuân” (). Cho nên hai hung thủ này là Thân Lan, Thân Xuân không thể sai”.
Tiểu Nga nghe người họ Lý Công Tá giải thích có thứ tự, đối với ân công thiên ân vạn tạ. Lại vội vàng ghi danh tính hai tên hung thủ vào vạt áo, thề báo thù rửa hận.
Cô từ biệt trở về trong am, giả dạng thành nam tử, đổi tên Tạ Bảo, từ biệt sư phụ quyết tâm tìm cừu nhân báo thù. Có khi cô đến từng bến tàu nghe ngóng tin tức cừu nhân, có khi đi làm nhân viên cho các đội thuyền để nghe ngóng. Lại qua hơn một năm, không hề có tin tức. Một ngày cô theo thuyền buôn đi vào quận Tầm Dương, trên đường nhìn thấy một bảng thông báo chiêu người, trên đó viết: “Trong nhà đại quan Thân Lan tuyển thuê nam nhân một người, ai nguyện ý thì đến”. Tiểu Nga mừng rỡ, quyết tâm đi dò xét đến cùng.
Thân Lan nhìn thấy Tạ Bảo rất hài lòng, liền nhận. Từ đó về sau, cô cần cù chăm chỉ, chịu mệt nhọc, dần dần được Thân Lan tín nhiệm, không đến hai năm cho cô làm quản gia. Vàng bạc tài bảo ra vào đều do cô định đoạt, cô mượn cơ hội này kết giao không ít chính nghĩa chi sĩ bên ngoài. Một lần vô tình, cô thấy được tài vật bị cướp của gia đình cô nằm đó, đây càng chứng minh Thân Lan là kẻ thù giết cha không sai.
Một ngày, một người tự xưng là nhị đệ của Thân Lan mang theo mười mấy người đến thăm, trên tiệc rượu, mỗi người đều phải báo danh trước tượng thần. Cô đều một mực ghi chép lại. Sau đó, lại dùng biện pháp ân cần mời rượu, đem tất cả mọi người rót đến say mềm, bất tỉnh nhân sự. Cô ra ngoài tìm bằng hữu chính nghĩa hỗ trợ, trói chặt Thân Lan cùng những tên tặc này giải lên quận trưởng quận Tầm Dương.
Trương Thái Thú thăng đường thẩm tra Thân Lan và Thân Xuân quả nhiên làm hải tặc cướp thuyền kiếm sống nhiều năm trước. Cuối cùng, chúng cũng khai ra tội đã giết hại, cướp tài vật trên thuyền của gia đình Tiểu Nga. Hải tặc Thân Lan và đồng lõa sau khi thẩm vấn xong thì bị xử trảm, Tạ Tiểu Nga báo được thù xưa, cũng được Hoàng Đế khen ngợi. Trong một thời gian ngắn, cha, chồng báo mộng cho Tạ Tiểu Nga, cô trăm phương ngàn kế cầu người phá giải câu đố, về sau, câu chuyện trải qua gian khổ tìm kẻ trộm báo thù được lưu truyền và ca tụng.
Mộng không thể nói là không kỳ lạ, mộng lại có thể chuẩn xác như vậy, từ đó có thể nhìn ra thiện ác có báo là thiên lý không đổi từ cổ chí kim, đúng là lưới trời tuy thưa mà không lọt, Thiên lý sáng tỏ, báo ứng không sai. Điều này chẳng lẽ không trở thành một điều cảnh tỉnh cho những kẻ ác ngày nay hay sao?
Theo daikynguyenvn.com

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón


Nhiều người tự sát vì nghĩ rằng chết sẽ hết khổ, sẽ được tự tại rời khỏi thế gian con người, thực tế đó lại là tội nghiệp to lớn, gây hậu quả lâu dài. Thân người khó được, hãy trân quý sinh mệnh này vậy.

tử sát, diêm vương, dia ngục, Bài chọn lọc, Âm phủ,
Trương Đại, người Trấn Giang, Dương Châu, vào Tháng 5, năm thứ 7 Khang Hy bệnh nặng qua đời, gặp được Diêm Vương. Diêm Vương nói:“Bắt nhầm người rồi! Nếu ông đã đến đây rồi, nhân tiện phiền ông giúp ta gửi một bức thư đến dương gian vậy”.
Thế là, quỷ tốt dẫn ông đến tham quan một thành phố, trên tấm biển treo trên cửa thành có viết hai chữ “chết oan”. Ông nhìn thấy rất nhiều hồn ma, kéo theo cái lưỡi dài hơn một tấc, tự nhận là quỷ chết treo. Mỗi ngày đến một thời điểm nhất định, quỷ chết treo cần phải nếm trải cái khổ bị treo cổ lần nữa.
Sau đó, Trương Đại lại nhìn thấy rất nhiều hồn ma khác, thân thể sưng phù, áo quần ướt sũng, tự xưng là quỷ nhảy sông tự vẫn. Còn một số hồn ma, kẻ thì không đầu, kẻ thì đứt họng, kẻ thì thất khiếu chảy máu, tự nhận là những người đời trước tự sát, uống thuốc độc mà chết. Họ mỗi ngày vào giờ quy định phải dựa theo cách chết đời trước mà biểu diễn lại một lần, thật là thống khổ vạn phần.
Những hồn ma đó muôn lời như một, nói: “Chúng tôi lúc còn sống đều cho rằng hễ chết là hết, thật không ngờ rằng sau khi chết, thân lại thống khổ đến thế này, thật sự có hối cũng không kịp nữa rồi”.
Trương Đại hỏi: “Những hồn ma đó đến khi nào mới có thể được đầu thai làm người đây?”.
Quỷ tốt nói: “Không thể nữa rồi. Nói chung hồn ma người tự sát được chuyển sinh làm người trước điện Diêm La Vương là vô cùng ít ỏi. Thân người khó được, vậy mà không biết trân quý lại còn tìm đến cái chết. Những người này, tại âm gian đã cô phụ tấm lòng của Diêm Vương vì ông lúc nào cũng khích lệ họ làm người tốt tại nhân gian; rồi khi sống trên thế gian lại cô phụ công dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Huống hồ một người tự sát, sau đó sẽ khiến người nhà trên dương thế bị tố tụng tư pháp, thật là hại người không nhẹ. Do đó, Diêm Vương ghét nhất là loại người này, phán họ vào đường súc sinh, không được chuyển sinh làm người…
Xem xong cảnh này, ông trở về báo lại với Diêm Vương, Diêm Vương nói: “Khi ông về đến nhân gian, hãy đem những lời này mà nói rõ với người đời”.
Sau đó Diêm Vương lớn tiếng vỗ mạnh vào bàn, Trương Đại mới giật mình tỉnh dậy.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Times

Thuận theo tự nhiên là một loại phúc

Lão Tử nói: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên“. Trong cuộc sống cũng vậy, rất nhiều sự việc nó thế nào thì sẽ như thế, hành động thuận theo tự nhiên, theo nguyên lý vũ trụ, không bị ràng buộc vào mục đích cá nhân mạnh mẽ thì sẽ có hiệu quả tốt đẹp.

tự nhiên, kẻ lang thang, hạnh phúc, bồ tát,
Có một kẻ lang thang, đi vào chùa, thấy Bồ Tát ngồi trên Đài Sen nhận cúng bái của mọi người, anh ta vô cùng ngưỡng mộ.
Kẻ lang thang nói: “Con có thể đổi chỗ ngồi với Người vài ngày không?”
Bồ Tát trả lời: “Chỉ cần anh không mở miệng”.
Kẻ lang thang ngồi lên Đài Sen. Trước mắt của anh là cả ngày hỗn loạn ầm ĩ, người đến phần lớn là cầu điều này điều kia. Anh vẫn cố gắng chịu đựng trước sau không mở miệng.
Một ngày, một phú ông đến. Phú ông: “Cầu Bồ Tát ban cho con một đức tính tốt”. Nói xong ông dập đầu, đứng dậy, ví tiền lại bị rớt xuống mặt đất. Kẻ lang thang vừa muốn mở miệng nhắc nhở, nhưng kịp nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Sau khi phú ông đi ra, thì có một người nghèo bước vào. Người nghèo nói: “Cầu Bồ Tát ban cho con ít tiền. Người nhà con lâm bệnh nặng, đang rất cần tiền ạ”.
Cầu xong ông dập đầu, đứng dậy, nhìn thấy một túi tiền rơi trên mặt đất. Người nghèo thốt lên: “Bồ Tát quả thật hiển linh rồi”.
Ông cầm túi tiền ra đi. Kẻ lang thang muốn mở miệng nói không phải hiển linh, đó là đồ người ta đánh rơi, nhưng anh lại nhớ đến điều kiện của Bồ Tát.
Lúc này, một người ngư dân đi vào. Ngư dân cầu xin: “Cầu Bồ Tát ban cho con bình an, ra biển không gặp sóng gió”.
Đoạn dập đầu, đứng dậy, ông vừa muốn đi, lại bị phú ông túm chặt. Vì túi tiền, hai người đánh nhau túi bụi. Phú ông cho rằng người ngư dân đã lấy túi tiền, mà ngư dân thì cảm thấy bị oan uổng không cách nào chịu đựng nổi.
Kẻ lang thang không thể nhịn được nữa, anh ta liền hô to: “Dừng tay!”
Sau đó, đem chân tướng nói ra cho họ. Tranh chấp nhờ đó mà đã yên.
Lúc này Bồ Tát mới nói: “Ngươi cảm thấy làm vậy là đúng chăng? Ngươi hãy tiếp tục đi làm kẻ lang thang đi. Ngươi mở miệng tự cho mình rất công bằng, nhưng, người nghèo vì vậy mà không có tiền cứu chữa người thân. Người giàu không có cơ hội tu đức hạnh. Người ngư dân ra biển gặp sóng gió chôn thân dưới đáy biển.
Nếu ngươi không mở miệng, mạng sống người nhà kẻ nghèo kia được cứu. Người giàu tốn chút tiền nhưng giúp người khác mà tích được đức. Ngư dân cũng vì dây dưa không cách nào lên thuyền, tránh được mưa gió, có thể còn sống sót”.
Kẻ lang thang im lặng ra khỏi chùa…
Rất nhiều sự tình, nó thế nào, chính là như thế đó. Để nó tiến triển theo tự nhiên, kết quả sẽ tốt hơn. Khi đối mặt với sự việc, ai có thể biết rõ kết quả gì sẽ xảy ra chứ?
Yên lặng theo dõi diễn biến, chính là một loại năng lực.
Thuận theo tự nhiên, là một loại hạnh phúc!
daikynguyenv
n

Chuyện trâu đen cứu chủ trả nợ tiền kiếp


“Nợ thì phải hoàn trả” ấy là quy luật của vũ trụ, thế nên con người cũng chớ vì các món nợ khó đòi mà phải lao tâm khổ tứ, bởi dẫu trước hay sau gì thì món nợ ấy cũng được hoàn trả, vì vũ trụ là công bình.

Vương bán dầu, trâu đen cứu chủ, Bài chọn lọc, ân đền oán trả,
Vào những năm cuối triều đại nhà Thanh, vùng đông bắc Trung Quốc có một thôn xóm, trong thôn có một người họ Vương, bởi mỗi ngày ông đều gánh dầu ăn ra chợ bán, nên mọi người đều gọi ông là Vương bán dầu.
Đầu mùa xuân năm ấy, vợ ông mắc phải bệnh nặng. Nửa năm nay, vì để chữa bệnh cho vợ, tất cả số tiền dành dụm được đều đã dùng hết.
Để duy trì cuộc sống, ông đành phải tìm đến ông chủ xưởng ép dầu ở làng kế bên, vừa giải thích vừa phát thệ rằng: “Gần nửa năm nay, vợ tôi lâm trọng bệnh, kinh tế trong nhà thật sự rất khó khăn. Trước hết xin ông hãy cho tôi ứng tạm một ít dầu bán lấy tiền trang trải cuộc sống hiện tại, tôi vẫn sẽ tiếp tục bán dầu thuê cho ông, đợi khi kinh tế khá hơn rồi, nhất định sẽ trả hết nợ nần. Nếu như trả không hết, kiếp sau dù có làm trâu làm ngựa đi nữa, tôi cũng nhất định trả cho ông“.
Vương bán dầu đã bán dầu cho chưởng quầy (chủ xưởng) nhiều năm, vậy nên chưởng quầy biết rõ ông là người thật thà trung hậu, liền vui vẻ đồng ý.
Từ đó, Vương bán dầu mỗi ngày đều tạm ứng dầu của chủ quầy, rồi gánh ra chợ bán, số tiền kiếm được đều dùng để chữa bệnh cho vợ. Nửa năm sau đó, vợ ông vẫn qua đời.
Họa vô đơn chí, sau khi vợ mất chẳng được bao lâu, ông cũng mắc phải bệnh nặng, hơn nữa bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng hơn.
Vương bán dầu vốn là người coi trọng lời hứa, một hôm ông mang theo tấm thân tàn tạ bệnh tật, đến gặp ông chưởng quầy, rồi vừa giải thích vừa thề rằng: “Nửa năm nay, tôi vẫn luôn ứng dầu của ông, tổng cộng đã nợ ông hai mươi lượng bạc. Vợ tôi mất rồi, thân tôi bây giờ cũng mang trọng bệnh. Đợi tôi kinh tế khá hơn, nhất định sẽ trả cho ông. Nếu như trả không hết, kiếp sau thân tôi dù có làm trâu làm ngựa, tôi cũng sẽ hoàn trả cho ông“.
Không lâu sau, Vương bán dầu qua đời.
Thiếu nợ thì phải trả, phát thệ cần phải hoàn thành, đây là nguyên tắc của vũ trụ. Đúng vào ngày Vương bán dầu mất, trâu mẹ nhà chưởng quầy cũng đẻ được một trâu con màu đen. Vương bán dầu biết rất rõ rằng bản thân ông đã chuyển sinh thành trâu con mới đẻ của nhà chưởng quầy .
Chưởng quầy từ trong tiềm thức cũng biết rằng con trâu đen này là Vương bán dầu chuyển sinh, nhìn thấy bộ lông óng mượt của nó, ông có cảm giác vô cùng thân thiết. Khi con trâu đen được 3 tuổi, đã có thể tự mình cáng đáng công việc của cả hai con ngựa cộng lại. Cối xay dầu cần đến hai con ngựa kéo, nhưng nó một mình có thể làm được.
Một ngày mùa thu năm ấy, khi trâu đen được 5 tuổi, thôn làng của ông chưởng quầy xảy ra trận lũ lớn, mọi người trong thôn đều bỏ chạy đến một vùng đất cao ngoài làng, chưởng quầy cũng vội vàng cưỡi lên lưng trâu, dẫn cả nhà chạy ra khỏi làng.
Ngoài thôn làng có một con sông, ngày thường người ta rất dễ băng qua, bờ sông bên kia là một nơi cao, người sống ở đó có thể bình an. Tuy nhiên, con sông trước mắt bây giờ, dòng nước vừa sâu vừa chảy xiết, có người trông thấy chẳng dám qua, còn những ai dám qua thì khi đến giữa dòng, cả người lẫn ngựa xe đều bị nước lũ nhấn chìm.
Con trâu đen kéo cả nhà chưởng quầy đến bên bờ sông, chẳng cần quan sát, nó liều cả mạng sống, thả mình xuống sông, trâu đen vểnh cái đuôi lên, cứ mãi bơi về phía trước. Trâu đen bốn chân vươn ra như bốn cột nước, tất cả người ngồi trên xe kéo đều cảm thấy cứ như ngồi trên chiếc thuyền nhỏ. “Chiếc thuyền nhỏ” phá tan tầng tầng lớp lớp sóng dữ, chẳng mấy chốc đã đến bờ bên kia. Tiếp đó, trâu đen lại dốc hết toàn bộ sức lực kéo cả nhà ông chủ lên đồi cao, đến nơi mới chịu dừng lại.
Ông chưởng quầy bước xuống xe, nhìn về phía xóm, thì chẳng thấy làng quê đâu nữa, tất cả đều bị nhấn chìm trong biển nước, những người liều mình qua sông cũng đều bị nước lũ cuốn trôi, không rõ tung tích. Chính nhờ con trâu đen này mà cả nhà ông may mắn sống sót.
Vương bán dầu, trâu đen cứu chủ, Bài chọn lọc, ân đền oán trả,
Tác phẩm “Hành trình về nhà”, tác giả Lin, được đặt tại bảo tàng nghệ thuật Đài Bắc, Đài Loan.
Chưởng quầy đến bên con trâu, dùng tay vuốt nhẹ lên bộ lông đen óng trên mình nó, một hồi lâu ông mới thốt nên lời: “Trâu ơi, thật vất vả cho ngươi quá, may nhờ có ngươi, mà cả nhà ta được cứu sống, đừng nói ngươi nợ ta hai mươi lượng bạc, cho dù cả trăm lượng, nghìn lượng đi nữa, vậy cũng đủ rồi”.
Không biết con trâu đen kia có nghe được những lời cảm kích của ông chủ dành cho nó hay không, chỉ biết lời ông chủ vừa dứt, nó liền ngã nhào xuống mặt đất và chết vì kiệt sức. Nó đã hoàn thành lời thệ ước của chính mình.
Tiểu Thiện, dịch từ Epoch Time
s

Chuyện có thật về nhân quả luân hồi: Bỏ mạng nơi rừng hoang



Đừng nghĩ những việc mình làm không ai biết, phàm làm gì đều có nhân quả báo ứng, đời này và đời sau. Ai cũng nghĩ rằng chết là sẽ hết mọi chuyện, đó là sai lầm lớn nhất trong sự hiểu biết nông cạn của chúng ta.

Thiện Ác, nhân quả luân hồi, báo ứng,

Vì quá tàn ác mà Hạ Dương phải trả cái giá quá đắt cho việc cưỡng hiếp và trộm cắp của mình. Bài học đáng quý mà chúng ta cần nên suy ngẫm.
Câu chuyện xảy ra trong thời nhà Tùy (581 – 618 SCN). Kênh đào Kinh Hàng đang được xây dựng vào khoảng thời gian đó, đã mang đến thịnh vượng cho khu vực Dương Châu. Có một tiên sinh họ Hạ sống tại đây. Ông là người rất thành thật và trung hậu. Ông và vợ làm việc rất chăm chỉ trong cửa hàng lụa tơ tằm của mình. Họ chỉ có một người con trai tên là Hạ Dương. Gia cảnh của gia đình rất khá giả. Tuy nhiên, dù tuổi còn nhỏ nhưng Hạ Dương khá hư đốn, cậu bé hình thành rất nhiều tật xấu, hơn nữa lại đặc biệt thích nổi loạn.
Cha mẹ của cậu phải thỉnh mời gia sư đến kèm cặp con trai, nhưng đứa con ngỗ nghịch chỉ muốn chơi bời, chẳng bao giờ tập trung vào việc học. Về sau, cha cậu mời về một võ sư truyền dạy võ thuật cho Hạ Dương. Sau một thời gian, vị lão sư này nhận thấy Hạ Dương không đủ đức hạnh để học võ; bởi cậu quá tàn ác và muốn gì làm nấy.
Vì vậy, lão sư chỉ dạy cậu một số kỹ năng võ nghệ nông cạn. Ông nói với Hạ Dương: “Con đừng nên làm bất cứ điều gì xấu. Nếu không con sẽ hại người khác, cũng như hại chính mình đó”.
Sau đó, vị lão sư rời đi. Vào lúc đó, Hạ Dương đã gần hai mươi tuổi. Cậu rất khỏe mạnh cường tráng nên cũng không biết sợ bất cứ ai. Một ngày nọ, cậu cãi cọ với cha chỉ vì một điều nhỏ nhặt, tồi tức giận và bỏ nhà ra đi không lời từ biệt.
Ngay sau khi rời khỏi nhà, cậu đã kết bằng hữu với một đám côn đồ loạn đảng. Bởi vì biết một chút võ nghệ, cậu đã trở thành kẻ cầm đầu băng đảng nhỏ này. Những kẻ lưu manh dành phần lớn thời gian của chúng vào việc tiệc tùng, uống rượu, bài bạc và ăn chơi trụy lạc. Không lâu sau, chúng đã tiêu hết số tiền mình có, rồi bắt đầu đột nhập vào nhà dân chúng để trộm cắp và cưỡng hiếp các cô gái xinh đẹp.
Trong một thời gian ngắn, chúng đã khuấy động khắp thành Dương Châu khiến nơi này rơi vào cảnh náo loạn. Dân chúng khắp nơi đều không ngớt lời than vãn. Cha mẹ biết tin con trai đã trở thành người như thế đã vô cùng tức giận và đau đớn rồi lần lượt qua đời. Sau đó, quan phủ cho truy bắt những kẻ lưu manh trong băng đảng này và hành quyết chúng. Hạ Dương không có mặt khi đồng bọn bị bắt nên may mắn thoát được. Thay vì phản tỉnh sau bài học này, cậu ta vẫn tỏ ra không hề hối cải. Sau khi lẩn trốn trong vòng một năm, cậu ta bắt đầu tác oai tác quái trở lại, với thủ đoạn còn hạ lưu và tàn nhẫn hơn nữa.
Một ngày nọ, vào lúc trời nhá nhem tối, cậu ta lẻn vào tư gia của gia đình Triệu viên ngoại, một điền chủ giàu có. Tiểu thư nhà họ Triệu đang chuẩn bị xuất giá trong hai ngày nữa, căn nhà được trang hoàng bằng đèn lồng, giấy màu, với bầu không khí tràn đầy niềm phấn khởi và hạnh phúc.
Sau khi Hạ Dương phát hiện ra điều này, cậu ta nghĩ: “Ta nghe nói tiểu thư nhà họ Triệu xinh đẹp như hoa như ngọc, nếu ta có thể…Ta có thể được cả người đẹp lẫn tiền bạc!”. Vì vậy, cậu ta đã lẻn đến khuê phòng của Triệu tiểu thư, chọc thủng một lỗ nhỏ trên vách để quan sát. Khi đó, cậu ta thấy Triệu tiểu thư đang ngồi thêu thùa. Cô thêu một cặp vịt uyên ương chơi đùa mặt nước. Cô vừa thêu vừa thỉnh thoảng ngẩng đầu lên tủm tỉm cười một mình, vẻ như nghĩ tưởng về tương lai tươi sáng và hạnh phúc của mình.
Thiện Ác, nhân quả luân hồi, báo ứng,
Cô gái đang mơ về hạnh phúc tương lai. (Tranh minh họa)
Vẻ đẹp của cô đã làm cho Hạ Dương vô cùng sửng sốt. Có thể nói rằng sự kiều diễm của cô khiến cho mặt trăng lu mờ và nụ hoa cũng phải xấu hổ. Lúc này Hạ Dương cảm thấy khó cưỡng lại trước vẻ đẹp của Triệu tiểu thư, cậu ta quyết sử dụng phương pháp mà giới giang hồ coi là hạ lưu đê tiện nhất là thắp loại hương có thể khiến bất kì ai rơi vào trạng thái mê man. Sau khi ngửi phải hương, Triệu tiểu thư bắt đầu hắt hơi rồi từ từ ngã xuống sàn. Sau khi Hạ Dương thấy mình đã thành công, cậu ta nhảy vào phòng của Triệu tiểu thư, giở trò đồi bại với nàng, trong đầu còn thầm mừng rỡ vì Triệu tiểu thư chính là nạn nhân thứ năm của mình.
Đúng lúc ấy, đột nhiên có tiếng nói vọng từ bên ngoài: “Tại sao ánh nến trong phòng Triệu tiểu thư lại tắt vậy? Tại sao cửa sổ lại mở toang thế này?”.
“Không ổn rồi! Khẳng định là tên thái hoa dâm tặc đã đột nhập vào phòng tiểu thư! Tên tiểu tử lưu manh đó không có điều ác nào là không làm! Người đâu!”. Và sau đó người ấy hô hoán lên để báo động cho gia nhân chạy tới lùng bắt Hạ Dương. Sau khi Hạ Dương nhận thấy hành vi đồi bại của mình bị phát hiện, cậu ta nhanh chóng mặc quần áo vào rồi lao ra khỏi cửa. Nhân lúc người nhà không chú ý, cậu ta trèo qua bờ tường ở phía sân sau rồi chạy trốn.
Vừa khi nhảy ra khỏi sân sau, những người lính gác nhìn thấy cậu ta và đuổi theo rất gắt gao. Hạ Dương không còn cách nào khác ngoài việc cắm đầu chạy thục mạng theo những ngõ hẻm cũng như tìm mọi cách để trốn thoát.
Cậu ta chạy tới một nơi hoang vu, chạy một mạch cho đến khi không còn thấy ai đuổi theo. Cậu ta muốn ngồi xuống nghỉ ngơi một chút. Không may lúc đó, cậu ta trông thấy một người tiến đến gần. Người này được giang hồ biết đến với cái tên Vương Thiên Tả đại hiệp là vị hảo hán chuyên hành hiệp trượng nghĩa với một cây cương đao trong tay. Khi vừa trông thấy Vương Thiên Tả, Hạ Dương dựng ngay dậy và cắm đầu cắm cổ chạy, nhưng chính vì điều này đã khiến vị đại hiệp chú ý đến y và nhận ra ngay đây là kẻ ác nhân khiến lòng người oán hờn. Vì vậy, Vương Thiên Tả đuổi theo Hạ Dương rồi lấy mạng cậu ta bằng cây cương đao của mình. Thế là Hạ Dương bỏ mạng nơi rừng hoang. Tuy nhiên, đó chỉ mới là quả báo đầu tiên mà Hạ Dương phải nhận. Tội ác chất cao như núi, nghiệp mà cậu tạo ra như sông như suối, sao chỉ một đao là có thể thanh lý hết.
Về phần Triệu tiểu thư, vì phát hiện ra mình đã bị cưỡng hiếp, cô đã treo cổ tự vẫn. Gia đình Triệu viên ngoại phải trải qua nỗi đau buồn khôn tả khi hỉ sự của gia đình chuyển thành tang sự.
Sau khi Hạ Dương chết, nguyên thần của cậu ta rời khỏi thân thể và bị giáng xuống địa ngục tầng thứ sáu. Sau một thời gian dài trả nghiệp ở nơi đó, cậu được chuyển sinh làm thú vật, và phải mang thân trâu ngựa trong hơn một trăm năm. Khi cậu phải chịu đựng đau khổ nơi địa ngục, một vị Bồ Tát tình cờ phái thị nữ của mình đi thị sát một số nơi trong tầng thấp đã phát hiện ra Hạ Dương, cô bèn thưa lại câu chuyện với Bồ Tát. Bồ Tát nghe qua liền sử dụng huệ nhãn nhìn thấu lai lịch của Hạ Dương.  Bà quyết định giúp Hạ Dương giải quyết ác duyên với năm cô gái mà cậu đã khiến người ta thất tiết.
………..
Dưới thời Võ Tắc Thiên trị vì, trong thành Dương Châu, một gia đình họ Hạ cũng có một cậu con trai tên là Hạ Dương. Cậu bé này tính tình thật thà đôn hậu, tuổi nhỏ tài cao. Hàng ngày, cậu làm việc siêng năng và điều hành cơ sở kinh doanh. Trước khi cậu bước sang tuổi hai mươi, rất nhiều gia đình có con gái tới để đề nghị kết làm thông gia. Hai cô gái đầu tiên mà cậu đã hứa hôn lâm bệnh nặng rồi qua đời.
Về sau Hạ Dương cưới ba người vợ khác. Người vợ cả đanh đá và rất hay ghen, người vợ thứ hai tính tình khá tốt và là người mà Hạ Dương yêu thương nhất. Người vợ thứ ba là người đẹp nhất trong số ba người phụ nữ trên, nhưng cô ta rất yêu tiền tài.
Hạ Dương yêu quí người vợ thứ hai của mình hơn cả. Vài năm sau, người vợ cả do quá ghen đã nhảy xuống một cái giếng tự vẫn. Không lâu sau, người vợ thứ hai cũng qua đời vì bạo bệnh. Tai ương liên tiếp cũng giáng xuống đầu Hạ Dương khiến tóc cậu bạc trắng khi ba mươi tuổi. Ngoài ra, cậu còn bị người khác lừa đảo khiến gia trang nhỏ phá sản, Hạ Dương lâm cảnh lao đao và vô cùng tuyệt vọng. Người vợ thứ ba thấy cậu đã rơi vào cảnh khốn cùng, đã gói ghém đồ vật có giá trị vào một bao nhỏ rồi rời đi. Giờ đây, Hạ Dương không còn lại gì cả.
Tại thời điểm đó, Hạ Dương đã khóc đến cạn cả nước mắt. Cậu nghĩ: “Điều gì đã làm cho số phận của ta đen đủi đến như vậy?”
Không còn sự lựa chọn nào khác, cậu đành tha hương và lưu lạc khắp nơi. Một ngày nọ, cậu nằm ngủ trên đỉnh núi Thái Sơn và nằm thấy giấc mộng dài. Trong giấc mộng ấy, cậu đã thấu tỏ hết thảy điều ác mà mình đã gây ra vào thời nhà Tùy. Sau khi tỉnh dậy, cậu biết rằng nhân quả báo ứng quả nhiên có thật. Thế là, cậu đã trở thành một đạo sĩ tu luyện trong một đạo viện gần Thái sơn. Đúng là:
“Ân oán vô thường nghiệp tùy thân,
Thiện ác tất báo quả thị chân,
Nhược đắc phúc báo thiện vi nhân,
Càn khôn lãng lãng thiện ác phân!”
Diễn nghĩa:
“Ân oán không bao giờ ngớt, nghiệp vẫn đi theo mỗi người,
Thiện ác đều có báo ứng, quả nhiên là điều chân thực,
Muốn được phúc báo thì phải lấy thiện đãi người,
[Luật] Vũ trụ phân biệt rõ thiện và ác!”
Theo chanhkien.org

Nợ một đồng tiền muối phải đầu thai thành trâu

Làm người thế gian, nợ tiền thì phải lo trả cho chủ nợ. Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên, kiếp này không trả ắt kiếp sau phải trả.

đầu thai, vay, trâu, trà, tien, nợ, kiếp sau, kiếp này,
Ngày xưa, ở nước Kế Tân có hai anh em trai, người anh xuất gia tu hành, chứng đắc quả vị La Hán, còn người em ở nhà gây dựng sự nghiệp kinh doanh, người anh thường xuyên đến khích lệ dạy bảo người em, phải thực hành theo điều Phật dạy bảo, thường xuyên tu thiện tích phúc. Nếu mà có thể tu thiện thì không chỉ bây giờ có lợi ích, mà đến khi kết thúc sinh mệnh, cũng sẽ được đầu thai đến nơi tốt.
Người em luôn luôn trả lời: “Anh à, anh bây giờ xuất gia rồi, đừng xen vào những việc thế tục này nữa, em còn phải chăm sóc vợ, ruộng đất, tài sản, tiền bạc cần phải có. Em có nhiều việc phải xử lý như thế, anh đừng lãng phí lời nói, lãng phí thời gian nữa”.
Về sau người em sinh bệnh mà chết, đầu thai thành một con trâu, hàng ngày đều phải chở muối vào nội thành cho chủ. Người anh tu hành từ trong nội thành đi ra gặp phải, liền giảng giải, con trâu này nghe xong đau khổ bi thương mà khóc không dừng.
Chủ nhân của con trâu liền hỏi người anh kia: “Anh rốt cuộc là nói cái gì vậy? Mà khiến cho con trâu của tôi buồn phiền khổ sở như thế?”.
Người anh trai trả lời: “Con trâu này kiếp trước là em trai của tôi, trước đây vì thiếu nợ ông một đồng tiền muối ăn, cho nên phải đầu thai thành trâu, giúp ông làm việc để hoàn trả nợ nần”.
đầu thai, vay, trâu, trà, tien, nợ, kiếp sau, kiếp này,
Người bằng lòng đem tiền cho chúng ta vay, điều này chứng tỏ họ tin tưởng, tín nhiệm ta, vì thế ta cần phải giữ lời hứa của mình, không thể nói vay rồi không trả. Người ta không có nói là tặng, sao có thể không trả được?
Trong “tam thế nhân quả văn” có viết: “Vì sao kiếp này làm trâu ngựa, bởi vì kiếp trước nợ tiền không trả hết nợ”. Chúng ta phải minh bạch lý này, tuy là trong kinh văn khuyên bảo con người trong cuộc đời hãy làm việc thiện, nhưng về bản chất, đạo lý chính là khó tránh khỏi quan hệ nhân quả.
Người cho vay tiền kỳ thực có công đức rất lớn, vì việc cho vay này có thể sẽ giúp người đó đủ để vượt qua khó khăn, thậm chí hoàn thành xong việc lớn, làm cải biến cuộc đời. Mà cuộc đời cải biến là do được người khác ban tặng thông qua việc cho mượn tiền, nên mới được như ước nguyện, cho nên mượn rồi trả, cũng vẫn nên biết ơn người cho vay trong lòng.
Thiếu nợ một túi muối mà phải trả một cái giá quá đắt, huống chi thiếu người khác mấy trăm đồng, mấy ngàn đồng, mấy vạn, mấy chục vạn mà không trả? Tiền chúng ta mắc nợ cũng sinh ra lãi giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy, mỗi ngày không trả thì mỗi ngày tiền lãi sẽ tăng lên.
Con người thế gian không biết sự lợi hại của điều này, lại cho rằng thiếu nợ tiền của người ta không trả thì là của mình rồi, là mình phát tài rồi, thật là không biết, trên đầu ba thước có thần linh, nhân quả không sai. Ta không kết thù kết oán, không tranh chấp nợ nần bất kỳ ai, thiếu nợ của ai cái gì phải nhanh chóng hoàn trả, hoàn trả xong rồi sẽ tất thoải mái, vãng sinh sẽ đi được thản nhiên, oan thân chủ nợ sẽ không tới gây khó dễ, được tự tại.
Theo daikynguyenvn.co
m