Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

NPV VÀ IRR:  KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1. Về NPV:
  • Khái niệm:
NPV (Net present value) được dịch là Giá trị hiện tại ròng, có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện nay của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại:
 NPV = giá trị hiện tại của dòng tiền vào (thu) -  giá trị hiện tại của dòng tiền ra (chi)
  • Ý nghĩa:
Nếu NPV dương thì dự án đáng giá. Tại sao lại đáng giá, bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, vì vậy, nếu đã khấu trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế. Cho nên, khi đánh giá dự án bằng NPV cần quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu (thường bằng với lãi suất của cơ hội đầu tư tốt nhất nhà đầu tư đặt được nếu không đầu tư vào dự án đang được đánh giá. Các yếu tố ảnh hưởng tới suất chiết khấu này được phân tích kỹ trong phần sau của bài viết này) và xem NPV có dương hay không. Nếu như NPV dương có nghĩa là khoản đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.
Thông thường NPV không chỉ được coi là chỉ số mà còn được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của phương án hay dự án vì ý nghĩa nôm na của nó cho biết mức lãi ròng của dự án sau khi đã thu hồi vốn đầu tư ban đầu và trang trải tất cả chi phí  (bao gồm cả lạm phát).
Tuy nhiên phương pháp NPV này có nhược điểm là đòi hỏi tính toán chính xác chi phí mà điều này thường khó thực hiện đối với các dự án có đời sống dài. Vì thế trong thực tiễn người ta phát triển chi phí vốn thành tỉ suất chiết khấu hay còn gọi là tỉ suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được - tỷ suất rào (thường do nhà đầu tư kỳ vọng trên cơ sở cân nhắc tính toán đến các yếu tố tác động vào dự án đầu tư). Một nhược điểm khác nữa của NPV đó là không cho biết khả năng sinh lợi tính theo tỉ lệ % do đó ảnh hưởng đến việc khó chọn lựa cơ hội đầu tư.
  • Tỷ suất rào (tý suất chiết khấu trong các báo cáo Nghiên cứu khả thi)
Tỷ suất rào là tỷ suất hoàn vốn tối thiểu mà tất cả các khoản đầu tư cho một doanh nghiệp cụ thể phải đạt được.
Trước tiên khi tìm hiểu về tỷ suất rào, chúng ta cần phân tích về chi phí sử dụng vốn của một dự án. Nó chính là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức: cả nợ và chủ sở hữu.
Vốn nợ mà các công ty sử dụng đều có một chi phí gọi là lãi suất phải trả cho các trái phiếu và các giấy nợ khác.  Lưu ý rằng vốn góp của các chủ sở hữu cũng là chi phí thực. Chi phí này là chi phí cơ hội - tức là phần mà các cổ đông có thể kiếm được trên phần vốn của mình nếu họ đầu tư vào cơ hội tốt thứ hai ở cùng một mức rủi ro. Ví dụ, nếu nhà đầu tư có 100.000 USD tiền đầu tư vào cổ phiếu Công ty XYZ - một công ty có giá cổ phiếu hay dao động bất thường, chi phí cơ hội của họ cho số vốn đó có thể là 14% - tỷ lệ sinh lời mà họ có thể đạt được cho một vụ đầu tư khác có mức rủi ro tương đương. Vì vậy, đối với một công ty lớn và ổn định, chi phí cơ hội của cổ đông có thể là 10%; còn đối với một công ty công nghệ cao và khá rủi ro thì chủ sở hữu có thể trông đợi tỷ lệ sinh lời 18%. Nói một cách đơn giản thì chi phí vốn là chi phí bình quân gia quyền của các nguồn vốn khác nhau của tổ chức.
Vậy tỷ suất rào hợp lý cho một doanh nghiệp cụ thể là bao nhiêu? Tỷ suất này dao động tùy theo từng công ty. Thông thường, tỷ suất rào được lập trên mức có thể đạt được từ một khoản đầu tư không rủi ro, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc.
Cách tính tỷ suất rào:
Tỷ suất rào = Tỷ suất không rủi ro + Tiền phản ánh rủi ro của dự án
Bất cứ nhà đầu tư nào đều mong muốn được đền đáp xứng đáng cho sự không chắc chắn mà họ đã chịu. Về bản chất, các mỗi dự án đều có nhiều yếu tố không chắc chắn. Vì lý do đó, các nhà đầu tư đòi hỏi các dự án tương lai phải chỉ ra được sự hứa hẹn khả dĩ.
Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có các tỷ suất rào khác nhau. Với các khoản đầu tư rủi ro thấp thì tỷ suất vào phải thấp hơn mức được áp đặt cho loại đầu tư rủi ro cao hơn. Ví dụ, một dự án thay thế dây chuyền lắp ráp hiện tại hay các bộ phận thiết bị chuyên dụng phải sử dụng tỷ suất rào là 10%, nhưng dự án sản xuất các dòng sản phẩm mới thì phải sử dụng tỷ suất rào là 15%.
2. Về IRR
  • Khái niệm:
IRR (internal rate of return) suất thu lợi nội tại. Có nghĩa là suất sinh lợi của chính bản thân dự án, IRR là nghiệm của phương trình NPV=0. Nói cách khác muốn tìm IRR chỉ cần giải phương trình NPV(IRR) =0. Đây là phương trình bậc cao, nếu có sự đổi dấu sẽ có nhiều nghiệm. Còn nếu không thì chỉ có 1 nghiệm.
  • Ý nghĩa:
IRR có thể tính bằng cách nội suy chặn trên chặn dưới, tuy nhiên, nhờ ứng dụng của Excel, việc tính IRR trở nên dễ dàng. Điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của IRR. Nếu giá trị này lớn hơn giá trị suất chiết khấu (chi phí cơ hội) thì dự án đáng giá.
Hiểu một cách chung nhất, tỉ lệ hoàn vốn nội bộ càng cao thì khả năng thực thi dự án là càng cao. IRR còn được sử dụng để đo lường, sắp xếp các dự án có triển vọng theo thứ tự, từ đó có thể dễ dàng hơn trong việc cân nhắc nên thực hiện dự án  nào. Nói cách khác, IRR là tốc độ tăng trưởng mà một dự án có thể tạo ra được. Nếu giả định rằng tất cả các yếu tố khác của các dự án là như nhau thì dự án nào có tỉ suất hoàn vốn nội bộ cao nhất thì dự án đó có thể được ưu tiên thực hiện đầu tiên.
Phương pháp IRR có ưu điểm là dễ tính toán vì không phụ thuộc chi phí vốn, rất thuận tiện cho việc so sánh cơ hội đầu tư vì cho biết khả năng sinh lời dưới dạng %. Ý nghĩa cốt lõi của IRR là cho nhà đầu tư biết được chi phí sử dụng vốn cao nhất có thể chấp nhận được. Nếu vượt quá thì kém hiệu quả sử dụng vốn. Nhược điểm của IRR là không được tính toán trên cơ sở chi phí sử dụng vốn do đó sẽ có thể dẫn tới nhận định sai về khả năng sinh lời của dự án. Nhà đầu tư sẽ không biết được mình có bao nhiêu tiền trong tay.
Tỷ suất thu nhập nội bộ (IRR) là một công cụ nữa mà các nhà đầu tư có thể sử dụng để quyết định có nên tập trung toàn lực cho một dự án cụ thể, hay phân loại tính hấp dẫn của nhiều dự án khác nhau.
IRR cũng có thể được so sánh với tỉ suất hoàn vốn trên thị trường chứng khoán. Nếu một công ty không thấy dự án nào có IRR tốt hơn mức lợi nhuận có khả năng tạo ra trên thị trường tài chính, công ty đó có thể đơn giản là đầu tư tiền của mình vào thị trường này thay vì thực hiện dự án. 

ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN: NPV HAY IRR

Nói chung, nhìn IRR thì dễ hình dung vì số % cụ thể, nhìn NPV bằng tiền rất khó diễn dịch. Vì vậy người ta dùng cả 2 cách để đánh giá.
Trước hết nếu xem xét hai chỉ số này trong cùng điều kiện thì tỉ suất hoàn vốn nội bộ và  giá trị hiện tại thuần đều cho cùng một kết quả. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp thì IRR lại không hiệu quả bằng NPV trong việc tính toán và chiết khấu dòng tiền. Hạn chế lớn nhất của IRR cũng chính là ưu điểm của nó: chỉ sử dụng một tỷ lệ chiết khấu duy nhất để đánh giá tất cả các kế hoạch đầu tư. Mặc dù việc sử dụng một tỉ lệ chiết khấu duy nhất giúp đơn giản hóa quy trình tính toán, nhưng trong nhiều trường hợp điều đó lại dẫn đến những sai lệch. Nếu một tiến hành đánh giá hai dự án đầu tư, cả hai dự án cùng sử dụng chung một tỉ lệ chiết khấu, cùng dòng tiền tương lai, cùng mức độ rủi ro, và cùng có thời gian thực hiện ngắn, IRR là một cách đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên bản thân tỉ lệ chiết khấu lại là một nhân tố động, nó luôn biến đổi theo thời gian. Nếu quy ước sử dụng lãi suất trái phiếu chính phủ làm lãi suất chiết khấu, lãi suất này có thể thay đổi từ 1% đến 20% trong vòng 20 năm, từ đó làm cho tỉ lệ chiết khấu cũng biến động theo. Nếu không có sự điều chỉnh, tức là IRR không tính đến sự thay đổi của tỉ lệ chiết khấu, phương pháp này sẽ không phù hợp với các dự án dài hạn.
Một kiểu dự án khác mà việc áp dụng IRR sẽ không hiệu quả đó là các dự án có sự đan xen của dòng tiền dương và dòng tiền âm. Ví dụ một dự án yêu cầu phải có kinh phí ban đầu là -50,000USD (dòng tiền âm)  trong năm đầu tiên. Dự án này sẽ tạo ra 115,000 USD (dòng tiền dương) trong năm tiếp theo, sau đó cần tiếp chi phí đầu tư -66,000USD trong năm thứ 3 vì có sự điều chỉnh lại dự án. Như vậy thì áp dụng một tỉ lệ IRR duy nhất là không phù hợp.
Một hạn chế nữa trong việc áp dụng IRR là phải biết được tỉ lệ chiết khấu của dự án. Để tiến hành đánh giá dự án thông qua IRR thì ta phải so sánh nó với tỉ lệ chiết khấu. Nếu IRR cao hơn tỉ lệ chiết khấu thì dự án là khả thi. Không biết tỉ lệ chiết khấu hoặc tỉ lệ chiết khấu vì lý do nào đó không thể áp dụng cho dự án thì phương pháp IRR sẽ không còn giá trị.
Để khắc phục những hạn chế của phương pháp IRR ta có thể sử dụng NPV.
Ưu điểm của việc sử dụng NPV đó là phương pháp này cho phép sử dụng các tỉ lệ chiết khấu khác nhau mà không dẫn đến sai lệch. Đồng thời cũng không cần phải so sánh NPV với chỉ số nào khác, nếu như NPV lớn hơn 0 có nghĩa là dự án là khả thi về mặt tài chính.
Vậy thì tại sao IRR vẫn được sử dụng phổ biến hơn trong việc tính toán phân bổ nguồn vốn? Có lẽ phương pháp này được ưa thích hơn chỉ vì quy trình tính toán của nó rất đơn giản. Phương pháp IRR đơn giản hoá dự án thành một con số duy nhất từ đó nhà quản lý có thể xác định được liệu dự án này có kinh tế, có khả năng đem lại lợi nhuận hay không. Nhìn chung thì IRR là phương pháp đơn giản nhưng đối với các dự án dài hạn có dòng tiền khác nhau và tỉ lệ chiết khấu khác nhau, các dự án có dòng tiền không ổn định, thì IRR không phải là chỉ số tốt mà NPV mới chính là sự lựa chọn đúng đắn.
Một ví dụ minh hoạ là các dự án giao thông vận tải hoặc khai thác khoáng sản, rõ ràng là sẽ có IRR thấp hơn các dự án trong lĩnh vực dịch vụ, chẳng hạn dự án mở một cửa hàng đồ ăn nhanh, trong khi NPV chắc chắc sẽ cao hơn. Tuy nhiên, NPV cao hơn không có nghĩa là dự án khai thác khoáng sản tốt hơn, vì chắc chắn lượng vốn ban đầu bỏ ra của dự án này cao hơn dự án trong lĩnh vực dịch vụ rất nhiều. Một lần nữa chúng ta thấy rằng IRR và NPV là những công cụ rất tốt nhưng có những điều kiện áp dụng nhất định như đã trình bày ở trên. Vì vậy, khi so sánh hiệu quả của các dự án, cần xem xét bản chất của ngành nghề kinh doanh và chi phí vốn bỏ ra ban đầu để có những so sánh kết luận chính xác.

KẾT LUẬN

Khi phân tích đánh giá dự án, cần lưu ý rằng, các chỉ số trên là chỉ tiêu đánh giá tài chính. Hiện nay, những người làm dự án còn quan tâm đến NPV, IRR Kinh tế. Có nghĩa là lượng hoá các đại lượng kinh tế để tính hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế. Ví dụ như đầu tư 1 ngôi trường có thể lỗ về mặt tài chính nhưng nếu tính toán các giá trị kinh tế khác có được từ ngôi trường vào thì NPV kinh tế đáng giá. Hoặc dự án đầu tư vào một nhà máy công nghiệp chế tạo có lãi về mặt tài chính nhưng lại làm ô nhiễm môi trường thì NPV kinh tế có thể lại không đáng giá.
Trong nền kinh tế hiện đại, để đảm bảo công bằng và bảo vệ môi trường, xu hướng chung là tất cả các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế sẽ phải trả cho các tác động ngoai lai mà họ gây ra với chủ thể khác. Một ví dụ là công cụ kinh tế giấy phép xả thải. Theo đó, các công ty xả thải phải chịu một khoản chi phí nhất định cho việc làm ô nhiễm môi trường chung. Tuy nhiên, để đánh giá NPV hay IRR kinh tế, cần các điều tra xã hôi học và kinh tế rộng lớn, trong đó có xem xét tới các tác động ngoại lai gây ra bởi các tất cả các chủ thể. Tác giả xin được phân tích và đi sâu về các khái niệm và ý nghĩa của các chỉ số trên trong một bài viết khác.
NGUỒN : SAGA TỔNG HỢP & BIÊN TẬP

Sau Chu Vĩnh Khang, ai sẽ là người tiếp theo bị hạ bệ?

Chia sẻ bài viết này
Zhou Yongkang, former member of Politburo Standing Committee, attends the closing of the National People's Congress at the Great Hall of the People on March 14, 2011 in Beijing, China. Zhou is announced to be investigated for "severe violation of law" on July 29. (Feng Li/Getty Images)
Chu Vĩnh Khang tham dự lễ bế mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ngày 14 tháng 3 năm 2011 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li / Getty Images)
Bản án chung thân dành cho cựu trùm an ninh một thời quyền lực Chu Vĩnh Khang đánh dấu thời khắc quan trọng trong quá trình ông Tập Cận Bình giành lấy quyền kiểm soát bộ máy chính quyền và triệt tiêu những đối thủ chính trị nguy hiểm, nhưng bản án đó có thể chưa phải là điểm kết thúc.
Trong nhóm quan chức bị ông Tập tước đi quyền lực, cô lập, bắt giữ và trấn áp (đó là tất cả những biện pháp cần thiết trong bối cảnh chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc), Chu Vĩnh Khang không phải là nhân vật cấp cao nhất. Sau Chu Vĩnh Khang, còn có hai nhân vật quyền lực hơn ông ta.
Toàn bộ sự nghiêp mà Chu Vĩnh Khang có được là nhờ vào Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo chế độ từ năm 1989 đến 2002, và thực tế thì quyền lực của Giang còn vượt xa khỏi thời gian đó. Trong suốt giai đoạn 1989 – 2002, Giang Trạch Dân trông cậy rất nhiều vào những mưu mẹo của cố vấn bí mật kiêm quân sư chính trị của ông ta: Tăng Khánh Hồng.
Hai nhân vật này vẫn tự do, và nếu chiến dịch thanh trừng chính trị của ông Tập Cận Bình được đẩy mạnh thì Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng sẽ là mục tiêu cuối cùng.
Tại Tòa án  Nhân dân Trung cấp số 1 Thiên Tân ( ở miền bắc Trung Quốc), ông Chu nói: “Tôi thừa nhận những tội lỗi của mình và những mất mát đã gây ra cho Đảng. Vì vậy, tôi cảm thấy ân hận và xin thú tội”.
Ông Chu nói rằng ông ta sẽ không kháng án. Bản án mà ông ta phải nhận có thể đã là án tử hình.
Bình luận viên Chu Tiểu Tuệ nói với Epoch Times rằng Chu Vĩnh Khang không kháng cáo chứng tỏ ông ta đã hài lòng với kết quả này.
“Chế độ Trung Cộng và Chu Vĩnh Khang chắc hẳn đã có một thỏa thuận để chế độ “nhắm mắt bỏ qua” những tội ác khác của ông ta, như: sát hại vợ, âm mưu đảo chính, tạo điều kiện cho nạn mổ cắp nội tạng”, ông Chu Tiểu Tuệ bình luận.
Vào năm 2002, có tin là Chu Vĩnh Khang đã sát hại vợ mình bằng cách dàn xếp một vụ tai nạn xe hơi. Một vài bản tin cho rằng chiếc xe đâm vợ ông ta mang biển số quân đội. Một năm sau, Chu cưới Cổ Hiểu Diệp, cựu biên tập viên và phóng viên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV). Cô gái họ Cổ trẻ hơn Chu 28 tuổi.

Chế độ Trung Cộng và Chu Vĩnh Khang chắc hẳn đã có một thỏa thuận để chế độ “nhắm mắt bỏ qua” những tội ác khác của ông ta – Bình luận viên Chu Tiểu Tuệ

Về thoả thận mà có thể Chu đã đàm phán với chế độ để được sống, ông Chu Tiểu Tuệ cho rằng “Rất có thể Chu Vĩnh Khang đã tiết lộ tội lỗi của một quan chức chủ chốt nào đó hoặc một số quan chức quyền lực như một dấu hiệu cho sự thành tâm hợp tác của ông ta với Đảng”.
Dựa trên vị trí lúc còn đương nhiệm của Chu, nếu ông ta muốn công kích bất kỳ quan chức nào có quyền lực, người đó chỉ có thể là Tăng Khánh Hồng hoặc Giang Trạch Dân, hoặc cả hai.
Tăng Khánh Hồng từng giữ chức Phó Thủ tướng Trung Quốc và là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (Ủy ban thường vụ Bộ Chính Trị là một nhóm nhỏ gồm các quan chức cai trị đất nước), trong khi Giang Trạch Dân là Tổng bí thư ĐCSTQ và là người quyền lực nhất Trung Quốc.
Ông Lý Thiên Tiếu, nhà phân tích chính trị cao cấp của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, nói rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình bắt đầu vào năm 2012 đã và đang nhắm vào các quan chức tham nhũng trong phe cánh của Giang Trạch Dân.
Với ông Tập Cận Bình, mọi con hổ (cách gọi các quan chức tham nhũng cấp cao) đều có thể bị đặt trong tầm ngắm. Ông Lý nói rằng: “Một chiến dịch như thế sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến các quan chức trong Ủy ban thường vụ, và cuối cùng là hạ bệ cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân”.
Ông Lý tin rằng chiếc lưới bủa vây Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đang được siết chặt, nhưng nếu Giang và Tăng sử dụng quyền lực suy yếu của mình trong bất cứ hành động kháng cự tuyệt vọng nào để chống lại ông Tập, một đòn tấn công chớp nhoáng có thể hạ gục cả hai.
Ông Lý cho rằng “Con đường sáng sủa ở phía trước là trừng phạt Giang Trạch Dân theo pháp luật”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Trận doanh của Tập Cận Bình đang vây ráp sào huyệt Giang Trạch Dân, những động thái phá vỡ cấm kỵ

Chia sẻ bài viết này
Vào cuối tháng năm, các cơ quan truyền thông tại Trung Quốc đại lục đưa tin Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Lưu Kim Quốc, người giữ chức chủ nhiệm phòng 610 và là quan chức của phòng 610 tỉnh Quảng Đông đã bị điều tra. Các phân tích cho rằng, cuộc vận động “đả hổ” của các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đã thắt chặt vòng vây vào ông Tăng Khánh Hồng và bản thân ông Giang Trạch Dân; điều này đã phá vỡ một vài cấm kỵ. (Đại Kỷ Nguyên)
Ngày 1 tháng 5, Tòa án Trung Quốc bắt đầu cho thực hiện cơ chế đăng ký lập án, sau đó đã kéo theo làn sóng khởi kiện Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân do các học viên Pháp Luân Công phát khởi. Cuối tháng 5, kênh truyền thông phía chính quyền đã lên giọng đưa tin về việc Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương Lưu Kim Quốc, người từng nắm giữ vai trò chủ nhiệm phòng 610 và là quan chức trong phòng 610 tỉnh Quảng Đông bị điều tra.
Phân tích cho rằng, cuộc vận động “đả hổ” của các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình đang siết chặt vòng vây vào cá nhân ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng. Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy phòng 610  – thể chế được lập ra chuyên trách bức hại Pháp Luân Công của ông Giang Trạch Dân có nguy cơ bị khai trừ và mở đầu cho một cuộc vận động khởi tố ông Giang khắp trong dân chúng. Trận doanh của ông Tập Cận Bình đã phá vỡ những điều cấm kỵ cơ bản.

Tòa án Tối cao chuyển đổi cơ chế lập án thẩm tra thành cơ chế lập án thông qua đăng ký

Ngày 5 tháng 6, trang mạng của Tòa án Trung Quốc đưa tin, trong tháng đầu tiên thực hiện cơ chế đăng ký lập án, số lượng hồ sơ các vụ án được đăng ký trên toàn quốc lên đến 1.132.741 bộ, tăng 29% trong năm và tăng 4.93% so với tháng trước.
Trước đó, vào ngày 15 tháng 4, trang mạng Tân Hoa đưa tin, trong hội nghị “sửa đổi các tổ công tác” của Trung ương diễn ra vào ngày 1 tháng 4 đã thông qua “Ý kiến liên quan đến việc đẩy mạnh cơ chế cải cách đăng ký lập án của Tòa án Nhân dân”. Tòa án Tối cao của ĐCSTQ đã phát đi tin tức này vào ngày 15, cơ chế thụ lý giải quyết các hồ sơ án phạm đã có sự cải cách, đổi từ cơ chế thẩm tra sang cơ chế đăng ký, yêu cầu áp dụng đối với các bản án cần giải quyết theo pháp luật, “có án thì phải lập hồ sơ, có kiện tụng thì phải xử lý”. Ý kiến này đã được thực thi vào ngày 1 tháng 5.
Vào ngày 27 tháng 5, Tân Hoa Xã đưa tin, Tòa án tối cao đã ra thông tri năm 2015 đã có quyết định về tiêu chuẩn bồi thường cho các công dân bị xâm phạm quyền tự do thân thể, con số cụ thể là 219.72 Tệ mỗi ngày. Con số này được Cục Thống kê xác định, căn cứ trên mức lương trung bình trong mỗi ngày của các lao động thuộc các đơn vị phi tư nhân (là 219.72 tệ).
Theo báo cáo, Tòa án Tối cao yêu cầu, việc thẩm tra các vụ bồi thường cấp nhà nước ở Tòa án các cấp phải được chấp hành theo các tiêu chuẩn kể trên.

Công chúng ở đại lục dấy lên làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân, khắp nơi lên tiếng ủng hộ

Trong tháng đầu tiên khi cơ chế đăng ký lập án được thực thi trong hệ thống tư pháp Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công ở tất cả các tỉnh thành, địa phương trong toàn quốc đã gửi đơn kiện đến các Tòa án và các cơn quan Kiểm sát cấp cao. Đây là hành động đầu tiên của làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân, một cựu lãnh đạo của ĐCSTQ. Trong ba ngày từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 30, mạng Minh Huệ (minghui.org) ở hải ngoại đã nhận được ít nhất 70 tin tức về việc các học viên Pháp Luân Công khởi kiện Giang Trạch Dân. Chỉ trong ngày 1 tháng 6 mạng Minh Huệ đã nhận được 161 bản sao các Đơn khởi tố hình sự của các học viên Pháp Luân Công tại 55 huyện thị của 18 tỉnh thành.
Trước mắt, trên toàn Trung Quốc các học viên Pháp Luân Công không ngớt đưa đơn khởi tố hình sự đối với ông Giang Trạch Dân. Những người khởi tố bao gồm cả những quan chức, công chức từng làm việc trong hệ thống Đảng, chính quyền và quân đội, còn có viên chức, quản lý cấp cao của các xí nghiệp quốc doanh, và công chúng từ khắp các ngành nghề trong xã hội. Có thể thấy rằng cuộc bức hại của ông Giang phát động đã ảnh ưởng sâu rộng đến nhiều tầng lớp trong xã hội.
Theo nguồn tin, trước mắt đã có người nhận được hồi đáp của cơ quan Tư pháp, chỉ còn đợi lập hồ sơ án phạm chính thức.
Làn sóng khởi kiện Giang Trạch Dân của các học viên Pháp Luân Công trong và ngoài Trung Quốc đã thu hút sự chú ý và ủng hộ của giới chuyên gia, học giả trong ngành luật. Ông Quách Liên Huy, một luật sư can đảm ở Trung Quốc bày tỏ, ông Giang Trạch Dân chính là người gây hại cho Trung Hoa, bức hại các học viên Pháp Luân Công một cách tàn khốc, lịch sử sẽ không bỏ qua cho ông ta. Ông Giang Trạch Dân sẽ không thể trốn thoát khỏi sự trừng phạt của lịch sử!
Ông Trọng Duy Quang, một học giả nổi tiếng gốc Hoa cho rằng, đây chính là sức mạnh của lòng tin “tà không thể thắng chính”, nó thuận theo dòng chảy lịch sử của thời đại, tất cả mọi người đều nên ủng hộ.
Hung thủ bức hại Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân, đã từng bị các học viên của gần 20 quốc gia trên khắp thế giới khởi tố vì tội phản nhân loại, tra tấn, diệt chủng.
Lưu Kim Quốc đã không còn ngồi ghế Chủ nhiệm Phòng 610, người kế nhiệm vẫn bặt tăm.
Trang mạng Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ vào ngày 26 tháng 5 có đưa tin, lý lịch đã được sửa đổi của ông Lưu Kim Quốc trên trang mạng của Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật Trung ương cho thấy rằng vị trí của ông Lưu hiện gờ là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã không còn đảm nhận vai trò Tổ phó Tổ Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo. Từ bảng lý lịch được đính kèm trên bảng tin cho thấy, ông Lưu Kim Quốc đã ngồi ở ghế Chủ nhiệm Phòng 610 từ tháng 1 năm 2014 trở đi cho đến tháng 1 năm 2015.
Trong bảng tin không đề cập ai là người thay thế chức vụ đó.
Tổng biên tập của nhà xuất bản Học viện Quân sự Tân Tử Lăng cho rằng, ông Lưu Kim Quốc tiếp nhận chức vụ này đã được nửa năm, trong khi đó các kênh truyền thông lại công bố một cách cao giọng là “ Lưu Kim Quốc không tiếp tục chủ nhiệm Phòng 610 nữa”, điều này cho thấy các cơ quan chính phủ đang tiến hành cắt giảm đối với phòng 610. Ông Tân Tử Lăng biểu thị: “theo từng bước đi của chiến dịch ‘chống tham nhũng’, cho đến việc thanh toán râu ria dưới hệ thống của Giang Trạch Dân, đương nhiên nó (tức 610) sẽ không còn tồn tại nữa, nó không thể tiếp tục tồn tại, cơ cấu này làm việc xấu, tương lai nó cũng sẽ bị thanh toán”.
Phòng “610” là một cơ cấu tương tự như “Văn cách tổ” trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa hay Gestapo của Đức Quốc xã được tổ chức dưới mệnh lệnh của ông Giang Trạch Dân, không theo bất cứ một trình tự Hiến pháp hay Pháp luật nào.  Cơ cấu phi pháp này chuyên trách việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, mang tiếng ác kể từ ngày 10 tháng 6 năm 1999.
Ngày 25 tháng 5, mạng Tân Hoa, mạng Trung Tân các cơ quan truyền thông của chính phủ các mạng xã hội khác đưa tin, Phó chủ nhiệm Phòng 610 của thành phố Dương Giang, tỉnh Quảng Đông bị tình nghi “làm trái kỷ luật và quy định luật pháp” hiện đang bị điều tra, chữ Phó chủ nhiệm Phòng 610 được đăng rõ trong tiêu đề. Đây là lần thứ ba các cơ quan truyền thông chính phủ đưa tin liên quan đến cơ cấu này.
Phòng 610 cũng cao giọng đưa tin, sau đó được hệ thống của các trang mạng lớn chuyển tải đi, tin tức này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các giới. Có phân tích nhận định rằng, những tin tức cố nhấn nhá vào “610” chính là đang điểm trúng tử huyệt của “Giang phái”, điều này đã làm tình hình canh bạc đang diễn ra ở Trung Nam Hải càng thêm nổi bật. Vào ngày 30 tháng 9 năm 2014, mạng Tài Tân còn đưa tin “Hàn Khắc Phong Phó chủ nhiệm Phòng 610 Thành phố Lai Vu tỉnh Sơn Đông bị ‘song khai’”. Hàn Khắc Cường là Phó chủ nhiệm 610 đầu tiên bị ngã ngựa.  Những trang mạng vốn quen bưng bít tin tức ở Trung Quốc đại lục bỗng dưng đưa tin ồ ạt, khiến cho dư luận lúc ấy dấy lên một làn sóng tranh luận sôi nổi. Còn có một tài khoản Weibo VIP lên tiếng (tức những tài khoản Weibo được chính phủ chống lưng), đó là những tin tức chấn động nhất trong năm qua. Ngày 24 tháng 4 năm nay, Phó Phòng Công an đồng thời cũng là Ủy viên Đảng ủy phòng Công an thành phố Liên Vân Cảng tỉnh Giang Tô Công Phương Tài bị điều tra vì tình nghi “trái kỷ luật và vi phạm pháp luật. Truyền thông ở đại lục còn đưa tin, người này trước kia từng nhậm chức Chủ nhiệm Phòng 610 cấp Thị ủy.
Ngày 20 tháng 12 năm 2013, Thứ trưởng bộ Công an Lý Đông Sinh ngã ngựa, đó là lần đầu tiên các kênh truyền thông của chính phủ đưa lên một bảng tin hiếm thấy, ngoài ra còn nhấn mạnh thân phận “Tổ trưởng Tổ Phòng chống và Xử lý các vấn đề liên quan đến Tà giáo Trung ương”, Chủ nhiệm phòng 610. Đồng thời, họ còn cố ý đặt chức vụ cao nhất của ông này trong thời gian bức hại Pháp Luân Công ra đằng trước.

Phân tích: cuộc công kích vào Giang đã phá vỡ nhiều điều cấm kỵ

Ngày 6 tháng 6, Tiến sĩ Lý Thiên Tiếu, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc đến từ khoa Chính trị học Đại học Columbia bình luận. Xem xét đường lối của hai ông Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn trong cuộc chiến chống tham nhũng từ hai năm trở lại đây, các phần tử sa lưới đa phần đều là các nhân vật trong hệ thống Giang phái. Chống tham nhũng không có số lượng, hay hạn chế chức vị lớn nhỏ chi cả, “thượng bất phong đỉnh” (ý nói không nể quan lớn đến đâu) đánh đến cấp cao nhất ở Thường ủy và kẻ đầu têu là Giang Trạch Dân, điều này chắc đã đột phá một số điều cấm kỵ cơ bản. Sau khi hai họ Tập, Vương dọn sạch Chu Vĩnh Khang, họ đã không thể thối lui trên con đường này được nữa. Trước mắt, vòng vây đã thắt chặt đến bản thân của Tăng Khánh Hồng và Giang Trạch Dân. Tập Cận Bình đã đột phá giới tuyến của “cuộc vận động chống tham nhũng”, mục tiêu “trừng trị họ Giang theo luật pháp” là điều có thể trông thấy được.
Ông Lý Thiên Tiếu còn phân tích, Tòa án Tối cao còn công bố Định mức bồi thường cho những người bị xâm phạm tự do thân thể năm 2015 là 219.72 tệ, điều này đã đặt định cơ sở cho các nạn nhân chịu bức hại từ tập đoàn của Giang Trạch Dân. Ngày 1 tháng 5, trên cả nước thực thi toàn diện cơ chế đăng ký “có án là lập hồ sơ” đã thuận ứng với ý dân, khiến cho người dân thấp cổ bé họng có thể tham gia vào công cuộc “đả Giang” thông qua con đường pháp luật. Sau đó, làn sóng “tố Giang” đã xuất hiện. Một là, từ việc đánh tham nhũng chuyển trọng tâm sang tội ác của Giang Trạch Dân; hai là, kết hợp giữa việc “đả Giang” với sức mạnh từ ý kiến quần chúng; ba là, để cho các cơ quan pháp luật có con đường khả thi để xử lý Giang.
Ông Lý Thiên Tiếu nhận định, trong phiên hop toàn thể lần thứ 4 của nhiệm kỳ thứ 18 đã xác định “quyết sách trọng đại là truy cứu trách nhiệm cả đời” và “cơ chế điều tra trách nhiệm”, thực tế đó chính là chiếc gông được chế tạo để phục vụ cho công cuộc “đả Giang”. Sau đó vào ngày tưởng niệm cuộc tàn sát Nam Kinh vào tháng 12, Tập Cận Bình một lần nữa nhắc lại “tội phản nhân loại”, điều này cũng giống như các nước trên thế giới cùng nhất trí khởi tố Giang.
Ngoài ra, trước mắt hệ thống bức hại Pháp Luân Công Phòng 610 đã xuất hiện tình trạng không người tiếp quản. Kênh truyền thông chính phủ đã ba lần điểm mặt qua các quan chức đã ngã ngựa từng có lý lịch phụ trách trong hệ thống 610. Những động thái này đã cho thấy, trên thực tế các cơ quan dưới quyền Tập Cận Bình đang hóa giải thể chế bức hại do Giang Trạch Dân lập ra, là tín sẽ hiệu chỉnh đốn hoặc phế trừ hệ thống 610.
Ông Lý Thiên Tiếu bày tỏ, “đả Giang” là một ván cờ toàn cục. Cuộc thanh lý đối với hệ thống Giang Trạch Dân được tiến hành đồng loạt ở tất cả các cơ cấu như quân đội, Chính Pháp Ủy, Bộ An ninh Quốc gia cho đến Mặt trận Thống nhất. Từ bước vây ráp sào huyệt của Giang, xử lý Giang theo Pháp luật, phế trừ hệ thống bức hại do Giang lập ra cho đến mở rộng cửa cho toàn dân khởi tố Giang. Nhìn qua các phương diện, việc “đả Giang” đã phá vỡ một vài cấm kỵ cơ bản, điều này có một ý nghĩa trọng đại đối với những biến đổi của Trung Quốc trong tương lai.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Bậc đại trí giống kẻ khờ: Câu chuyện lịch sử và bài học

Chia sẻ bài viết này
(Ảnh: Epochtimes)
(Ảnh: Epochtimes)
Hơn 10 năm trước, tại một huyện ở miền Bắc Trung Quốc, có một sự cố xảy ra. Trên phố, một nhóm côn đồ địa phương thay phiên nhau đánh đấm một người đàn ông trung niên cao to và khỏe mạnh. Sau khi im lặng chịu đựng trận đòn man rợ, mũi và miệng người đàn ông trung niên đã rớm máu. Tuy nhiên, điều lạ là ông không đánh lại, cũng không tránh những cú đấm và cú đá. Người xem đều cho rằng người đàn ông này thật khờ dại. Một cụ già không thể đứng xem cảnh này lâu hơn được nữa. Sau khi đám du côn rời đi, cụ già tới lau vết máu trên mặt người đàn ông trung niên. Cụ ngạc nhiên khi nhìn kỹ và nhận ra rằng đây là một huấn luyện viên trường võ thuật chuyên nghiệp ở một huyện gần đó. Thêm nữa, người đàn ông này đã đoạt giải quán quân trong một cuộc thi võ thuật danh tiếng!
Quá kinh ngạc, cụ già hỏi ông: “Với công phu của mình, ông thừa sức khuất phục mấy tên lưu manh đó. Tại sao ông không đánh lại khi bị đánh như vậy?”. Người đàn ông trung niên điềm tĩnh đáp: “Những người luyện võ giảng về võ đức. Bị họ đánh vài lần không thể gây ra vết thương lớn nào đối với tôi. Còn nếu động thủ, tôi có thể làm chết người ấy chứ. Ngoài ra, đánh nhau với đám du côn không biết võ đó có thể làm bẩn tay tôi”. Sau khi nghe điều này, một số người xem tỏ vẻ kính phục, trong khi những người khác chỉ thầm cười khẩy khi người đàn ông bước đi.
Câu chuyện này khiến tôi liên tưởng đến điển cố “Hàn Tín chịu nhục chui háng”. Nếu khi ấy Hàn Tín lấy đầu kẻ vô lại bằng thanh bảo kiếm của mình, ông sẽ không phải chịu nỗi nhục chui dưới háng của hắn. Nhưng ông đã nhẫn chịu nỗi nhục này để tránh lấy đi một mạng người. Ngoài ra, ông làm vậy là bởi vì ông không còn đường lui. Bò dưới hai chân kẻ vô lại không phải hèn nhát, cũng không phải ngu ngốc. Đó là biểu hiện cao thượng của tâm đại nhẫn và đại trí. Sau này, Hàn Tín trở thành đại tướng quân của Hán Cao Tổ Lưu Bang và giúp ông sáng lập triều Hán. Công lao vĩ đại của Hàn Tín đối với triều Hán đã chứng minh ông là một bậc đại trí.
Một số người chỉ trích tư tưởng “tinh trung báo quốc” của Nhạc Phi triều Tống là “ngu trung”. Cũng có người coi hành vi của những bậc đại trí tuệ là “điên” và “khờ”. Tuy nhiên, sự thực hoàn toàn ngược lại. Trong lịch sử Trung Quốc có cố sự gọi là “phong tăng tảo Tần” (tăng điên quét Tần Cối). Vị “tăng điên” này không phải điên thật, mà ông chỉ dùng trí tuệ của mình để bỡn cợt một đại gian thần làm Tể tướng đương triều, kẻ đã giết hại trung thần Nhạc Phi. Tần Cối, kẻ tự đóng mình lên cây cột sỉ nhục muôn đời mới là kẻ “điên” và “khờ” thật sự.
Theo đuổi sảng khoái và lợi ích nhất thời trong những việc nhỏ nhặt chỉ là sự khôn vặt của người đời. Bậc đại trí trông như kẻ khờ, bởi vậy người bình thường khó mà luận được anh hùng dựa trên được – mất ở thế gian. Chỉ người dùng tâm đại nhẫn mà thiện đãi thiên hạ mới đúng là biểu hiện của đại trí tuệ.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Vì sao Gia Cát Lượng không chọn giai nhân làm vợ?

Chia sẻ bài viết này
Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Ảnh: Baike)
Tranh vẽ Gia Cát Lượng. (Ảnh: Baike)
Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, đã chọn một người phụ nữ xấu làm vợ. Câu chuyện được lưu truyền qua nhiều thế hệ, và người ta vẫn thích nghe. Có nhiều truyền thuyết thú vị về Khổng Minh, và chiếc quạt lông của ông là một trong số đó.
Khi còn nhỏ, Khổng Minh được một cao nhân chỉ dạy ông về binh thư chiến pháp và biến hoá của trời đất. Khi đi tham quan trên những ngọn núi, ông thấy một túp lều. Đột nhiên, một cô gái vô cùng xinh đẹp bước ra cửa. Cô ta vẫy gọi Khổng Minh và mời ông dùng trà và chơi cờ.
Cô ta nói: “Từ giờ khi nào nhàn không bận gì, tiện qua chỗ tôi và chơi cờ nhé”. Khổng Minh đã đến túp lều mỗi ngày và thấy rất thoải mái vui vẻ. Tuy nhiên, ông không còn để tâm học hành và không thể nhớ những điều trong sách, thậm chí sau khi đọc một đoạn văn nhiều lần. Sư phụ của ông đã nhận ra điều này.
Sư phụ nói: “Phá cây thì dễ, nhưng trồng cây thì khó! Sắc đẹp của nó làm con mê muội và con đã bị cám dỗ. Con có biết rằng nó vốn là một con hạc tiên trên trời? Và nó thường hay đến thế gian để dụ dỗ con người?”.
Khổng Minh rất hối hận và xấu hổ, liền hỏi sư phụ biện pháp. Sư phụ trao cho ông một cây gậy chống và nói: “Mỗi ngày nó đều đi tắm trong hồ trên núi. Đây là cơ hội để giấu quần áo của nó. Nó sẽ tìm con để lấy lại khi không tìm thấy quần áo. Sau đó hãy dùng cây gậy này để đánh nó!”.
Khổng Minh liền làm theo lời sư phụ. Khi con hạc không thể tìm thấy quần áo, nó hiện nguyên hình và mổ vào mắt Khổng Minh. Ông tránh né, nắm lấy đuôi của nó và đánh mạnh bằng cây gậy.
Khi con hạc thấy tình hình bất lợi, nó đã vùng vẫy và bay đi. Nhưng Khổng Minh vẫn giữ lông đuôi của nó trong tay mình, nên nó không thể quay về trời. Để cảnh tỉnh về sự dại dột thời trẻ của mình, ông đã làm một chiếc quạt bằng lông đuôi như một lời nhắc nhở liên tục.
Người ta khen ông là “người mệnh danh trí tuyệt, lại càng đủ phẩm đức, tĩnh lặng đến thâm sâu, đạm bạc chí sáng suốt, lấy vợ tuyển người xấu, thật ra chọn vợ hiền, người đời sau kính ngưỡng, truyền thuyết có rất nhiều”.
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè

Bài học về “thiện ác báo ứng” từ câu chuyện dân gian “cây tre trăm đốt”

Chia sẻ bài viết này
(Ảnh: Pixabay)
(Ảnh: Pixabay)
Việt Nam có một kho tàng truyện cổ dân gian khá phong phú. Các đề tài thường được khai thác trực tiếp từ những sinh hoạt thường nhật của người Việt xưa. Mỗi câu chuyện thường chứa đựng trong nó một hoặc nhiều thông điệp tâm linh sâu sắc. Trong đó những giá trị nhân văn căn bản như đề cao sự chân thật, hướng đến điều thiện, bài trừ sự gian trá ,xảo quyệt, tiêu diệt cái ác…thường được lấy làm trọng tâm.
Một câu chuyện được nhiều người Việt biết đến đã thể hiện được cách nhìn nhận của người Việt xưa về “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo” (*). Câu chuyện với tên gọi truyện “Cây tre trăm đốt” kể về một chàng nông dân nghèo tên Khoai. Ngay từ khi còn nhỏ, do nhà nghèo Khoai đã phải chịu làm thuê cho một địa chủ giàu có trong vùng. Tính Khoai ngay thẳng, thật thà lại làm việc chăm chỉ, siêng năng, không ngại khó ngại khổ nên anh được nhiều người quý mến. Tay địa chủ thuê anh vốn là một kẻ nham hiểm, xảo quyệt. Biết anh Khoai được nhiều người để ý, có thể bị một địa chủ khác mời chào nên hắn nghĩ ra một kế để giữ chân anh Khoai ở lại lâu dài với hắn. Hắn nói với anh Khoai rằng hắn hứa sẽ gả cô con gái út của hắn cho anh khi cô con gái đến tuổi lấy chồng nếu như anh đồng ý làm việc chăm chỉ cho hắn trong mấy  năm tới. Anh Khoai thật thà tin tưởng lời hứa đó và mỗi ngày đều cố gắng làm hết mọi việc thật tốt cho tên địa chủ.
Nhiều năm qua đi, đến khi con gái út của địa chủ đến tuổi lấy chồng , tên địa chủ đã tráo trở hứa hôn con gái lão với một tên công tử giàu có khác ở làng bên. Khi Khoai tìm đến hỏi lão về lời hứa năm xưa, bụng dạ thâm độc của tên địa chủ lại nghĩ ra một mưu kế khác để lừa anh Khoai. Hắn vờ vỗ về Khoai và đặt ra một điều kiện thử thách, yêu cầu anh Khoai vào rừng chặt về cho hắn một cây tre có một trăm đốt tre để làm lễ cưới. Chàng Khoai ngây thơ và cả tin lại một lần nữa xách dao vào rừng tìm đốn cây tre trăm đốt.
Nhiều ngày trôi qua lùng sục khắp núi rừng ,Khoai vẫn chưa tìm được cây tre nào có đủ trăm đốt để chặt về cho tên địa chủ. Đến lúc này Khoai mới sực tỉnh ngộ và nhận ra rằng mình đã bị tay địa chủ lừa vào rừng đốn cây tre mà tên địa chủ vốn đã biết trước là không thể nào có. Cay đắng và buồn tủi sau nhiều năm chịu khổ nhục mà chẳng được gì, Khoai chỉ còn biết ôm mặt mà ngồi khóc.
Ngay khi đó, một ông lão dáng người phúc hậu đi đến và hỏi thăm anh Khoai vì sao anh lại khóc. Khoai thành thật kể rõ sự tình. Ông lão nghe xong khẽ mỉm cười và bảo anh Khoai “Con hãy chặt về đây cho ta một trăm đốt tre rồi ta sẽ giúp con”. Nhanh nhẹn và tháo vát, Khoai chặt một loáng về đủ một trăm đốt tre cho ông lão. Lúc này ông lão khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” (**) thì kì diệu thay một trăm đốt tre rời gắn liền lại với nhau thành một cây tre có đủ một trăm đốt. Ông lão đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất” (***) thì ngay lập tức một trăm đốt của cây tre tự tách rời nhau ra. “Con là một người lương thiện, ta tặng con hai câu thần chú này”, ông lão nói với Khoai. Anh Khoai khi đó mới nhận ra ông lão kia là một bậc thần tiên hiện ra giúp đỡ, anh chân thành dập đầu tạ ơn ,sau đó bó một trăm đốt tre mang về.
Anh Khoai về đến sân nhà tên địa chủ thì đúng ngay lúc tên địa chủ đang cho hai họ tổ chức lễ ăn hỏi giữa con gái út của lão và công tử giàu có làng bên. Khoai đi thẳng đến trước mặt tên địa chủ và nói anh đã tìm được cây tre trăm đốt, đang để ngoài sân, anh muốn tên địa chủ thực hiện lời hứa. Tên địa chủ xảo quyệt cười khinh khỉnh không tin và sau khi ra sân nhìn thấy bó tre hắn càng khoái trá cười lăn lộn. “Tao bảo mày tìm cây tre trăm đốt chứ có bảo mày chặt một trăm đốt tre đâu”, hắn cười nhạo báng Khoai. Nhiều người họ hàng tham dự, cùng bọn nhà giàu làng bên trước tình cảnh đó cũng hùa theo tên địa chủ mà thay nhau nhục mạ Khoai. Thay vì phải tỏ ra bất bình trước sự trí trá lật lọng của tên địa chủ, một số còn ủng hộ và lấy Khoai ra để làm một tên hề mà nhạo báng.
Khoai khi đó mới khẽ đọc “khắc nhập, khắc nhập” và liền tức thì một trăm đốt tre gắn liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Điều kì lạ hơn là cả tên địa chủ và rất nhiều người lúc nãy vây quanh bó tre mà thay nhau cười nhạo anh Khoai cũng đều bị dính liền chung với một trăm đốt tre kia. Cả một đám người bấy giờ chuyển sang kêu la, than khóc van xin anh Khoai thả xuống khi mà cây tre dựng đứng lên cao vót. Vẻ mặt tên địa chủ cùng đám người hùa theo tái mét kinh hãi. Cả đám bị treo lủng lẳng trên thân tre một lúc lâu. Khoai khi đó hỏi lại tên địa chủ về lời hứa gả con gái cho Khoai. Tên địa chủ sợ hãi xin tha và nói sẽ lập tức thực thi lời hứa. Anh Khoai khẽ đọc tiếp “khắc xuất, khắc xuất”, cây tre tách rời ra một trăm đốt và đám người kia được thả lại xuống đất. Khoai cuối cùng cũng đã cưới được cô gái út đúng như những gì anh xứng đáng được hưởng.
Câu truyện trên đã có một kết thúc tốt đẹp. Người lương thiện sẽ nhận lại được sự hạnh phúc sau khi trải qua nhiều khổ nạn. Kẻ ác tâm cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh sự trừng phạt. Tên địa chủ tượng trưng cho điều bất hảo. Chúng ta ,ngay trong chính xã hội hiện đại văn minh này, thường xuyên cũng bắt gặp khá nhiều kẻ giống như tên địa chủ trong truyện, và cũng không lạ khi chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều người dù biết là điều xấu ác nhưng vẫn hùa theo ủng hộ mà hắt hủi lại những con người lương thiện. Tuy nhiên mọi việc chúng ta chọn lực và thực hiện hôm nay đều sẽ phải nhận lại báo ứng trong ngày mai. Chúng ta đứng về lẽ phải, về điều thiện, về sự nhẫn nại vươn lên thì chúng ta sẽ có được tương lai hạnh phúc. Chúng ta chọn cái xấu ác hay đứng sang ủng hộ cho cái xấu ác mà làm hại người lương thiện thì chúng ta sẽ nhận lại điều bất hạnh cho chính mình trong tương lai.
Tuy vậy, như trong đoạn kết câu chuyện, anh Khoai vẫn đọc câu thần chú “khắc xuất, khắc xuất” để giải phóng những kẻ xấu bị treo trên cây tre trăm đốt sau khi họ đã tỏ ra hối cải. Lúc nào cũng vậy, luôn vẫn còn có một lựa chọn mang tính thiện giải cho mọi sự. Nhưng điều này cũng chỉ có thể xảy đến cho những ai biết ăn năn hối cải kịp lúc trước khi quá muộn.
(*) thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo : người làm điều thiện sẽ nhận lại được điều thiện, người làm điều ác sẽ nhận lại được cái ác.
(**) khắc nhập, khắc nhập : nhập lại ngay tức khắc, nhập lại ngay tức khắc
(***) khắc xuất, khắc xuất : xuất ra ngay tức khắc, xuất ra ngay tức khắc
Nếu bạn thấy bài viết hay, hãy chia sẻ nó với bạn bè