Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

15 yêu cầu tính toán phổ biến trong báo cáo tài chính

Tham khảo ví dụ và phân tích bảng cân đối kế toán từ bài: http://vneconomics.com/vi-du-va-phan-tich-bang-can-doi-ke-toan-balance-sheet/

1/ Tài sản lưu động (Tài sản ngắn hạn) – Current Asset, Working Capital
Working Capital = Tiền mặt + Hàng Tồn Kho + Khoản thu của KH
Ở ví dụ này Working Capital = 10 + 375 + 615 = 1000$
2/ Vốn lưu động thuần (Net Working Capital)
Net Working Capital = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn (Nợ lưu động)
Đo lường khả năng thanh toán của Cty.
Ở ví dụ này: Networking Capital = 1000 – 310 = 690$
3/ Tính Lãi Ròng
Lãi Ròng = EBT – T (Lãi trước thuế – Thuế)
Lợi nhuận trước thuế: EBT = EBIT – I (Lãi trước thuế, lãi vay – Lãi vay)
Lợi nhuận trước thuế, lãi vay: EBIT = EBITDA – DA (Lãi trước thuế, lãi vay, khấu hao – Khấu hao)
Lợi nhuận trước thuế, lãi vay, khấu hao: EBITDA = Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động SXKD chưa gồm khấu hao)
4/ Tính tổng giá trị vốn chủ sở hữu
Tổng giá trị vốn chủ sở hữu = Tổng giá trị cổ phiếu thường + Lợi nhuận giữ lại = 130 + 810 =  940$
5/ Tính BVPS (Book Value Per Share)
BVPS = Tổng giá trị vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
BVPS = 940/50 = 18.8
6/ EPS – Earning Per Share – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu
EPS = Lãi ròng / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành = Thu nhập ròng / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành.
Thông thường lãi ròng sẽ có được ở bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. còn bài toán chỉ cho bảng cân đối kế toán thì phải cho thêm số liệu về Lãi ròng hay thu nhập ròng.
Ví dụ bài này lãi ròng là 117,5$ (Bài toán phải cho thêm số liệu này nếu chỉ cho bảng cân đối kế toán)
EPS = 117,5/50 = 2.35
7/ DPS – Dividens Per Share – Cổ tức trên mỗi cổ phần
DPS = Cổ tức trả cho cổ đông thường / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Tương tự như tính EPS, DPS cũng phải có được số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement)
Giả sử cổ tức cổ phần thường là 57.5
DPS = 57.5 / 50 = 1.15
8/ CFPS – Cash Flow Per Share – Dòng tiền trên mỗi cổ phần
CFPS = (Lãi ròng + Khấu hao TSCĐ HH&VH) / Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Số liệu lãi ròng và khấu hao cũng không nằm trên bảng cân đối kế toán mà nằm trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (income statement) nen số liệu trong trường hợp này cần cho thêm.
Giả sử: lãi ròng (thu nhập thuần) = 117.5; Khấu hao = 100
CFPS = (117.5 + 100)/50 = 4.35$
9/ NOWC (Net Operating Working Capital) Vốn lưu động hoạt động thuần
NOWC = Working Capital – Tổng nợ ngắn hạn không chịu lãi
NOWC = (Tiền + Khoản phải thu của KH + Hàng tồn kho) – (Khoản phải trả cho KH + Khoản phải trả khác)
Số liệu này có thể tính toán được từ bảng cân đối kế toán
NOWC = 10 + 375 + 615 – (60+140) = 800$
10/ Tổng vốn hoạt động
Tổng vốn hoạt động = Vốn lưu động hoạt động thuần + Tài sản cố định thuần
= NOWC + TSCĐ thuần
NOWC tính từ bảng cân đối kế toán
TSCĐ thuần tính từ bảng cân đối kế toán
=> Tổng vốn hoạt động = (10+375+615) – (60+140) + 1000 = 1800$
11/ Dòng tiền hoạt động OCF (Operating Cash Flow)
OCF = EBIT(1-T) + Khấu hao
EBIT phải có từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
EBIT = EBITDA – DA
EBITDA= Doanh thu thuần – Chi phí hoạt động SXKD chưa tính khấu hao
Nhắc lại EBIT là lợi nhuận của cty đã trừ khấu hao TSCĐ HH&VH nhưng chưa trừ ra lãi vay và thuế.
Nhà đầu tư quan tâm đến dòng thu nhập sau khi trừ thuế ta tính EBIT(1-T).
Chúng ta cộng lại Khấu hao bởi vì đây là chi phí không phải là tiền.
EBIT(1-T) = NOPAT – Net Operating Profit After Tax – Lợi nhuận hoạt động SXKD thuần sau thế.
Hay OCF = NOPAT + Khấu hao.
12/ Tính Dòng tiền tự do FCF (Free Cash Flow)
Dòng tiền tự do là dòng tiền thực tế có thể được phân bổ cho các nhà đầu tư. Nhà đầu tư đây là cổ đông và các chủ nợ nắm tài sản. Đây là dòng tiền có được sau khi mua TSCĐ, Sản phẩm mới, vốn lưu động cần thiết để duy trì hoạt động của cty.
FCF = OCF – Đầu tư vào vốn hoạt động
= NOPAT – (Chi phí vốn + Chênh lệch vốn hoạt động thuần)
= EBIT(1-T) + Khấu hao – (Chi phí vốn + Chênh lệch vốn hoạt động thuần)
EBIT lấy từ báo cáo thu nhập income statement
Khấu hao lấy từ bảng cân đối kế toán.
NOPAT = EBIT(1-T)= 283.8(1-0.4) = 170.28
Chi phí vốn = Chi tiêu vốn đầu tư = Mua TSCĐ trong năm tăng lên bao nhiêu + Khấu hao
Mua TSCĐ trong năm tăng bao nhiêu => Phải có số liệu mua TSCĐ 2 năm kề nhau, trừ đi.
Ở DN này TSCĐ mua năm 2005 là 1000, mua năm 2004 là 870 => Trong năm 2005 đã mua thêm 130$ TSCĐ.
130$ này là TSCĐ thuần, phải cộng thêm 100$ Khấu hao nữa => Chi tiêu vốn đầu tư =  130+100 = 230
Vốn lưu động hoạt động thuần NOWC (Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn không do vay mượn)
Muốn tính chênh lệch vốn lưu động hoạt động thuần ta tính NOWC2005 so với NOWC2004
NOWC 2005 = 10 + 375 + 615 – 60 – 140 = 800$
NOWC 2004 = 80 + 315 + 415 – 30-130 = 650$
Delta NOWC = 800 – 650 = 150$
=> FCF = NOPAT + Khấu hao – Chi phí vốn – Chênh lệch NOWC = 170.28 +100+ – 230 – 150 = -110.28 < 0
Mặc dù dòng tiền hoạt động OCF của cty là dương, nhưng FCF lại âm. Bởi vì FCF là dòng tiền khả dụng phân bổ cho các nhà đầu tư => ta thấy cty không có gì để trả cho nhà đầu tư.
13/ MVA và EVA
( Market Value Added & Economics Value Added)
Có một vấn đề với báo cáo tài chính nói chung là số liệu phản ánh trong quá khứ, và so với hiện tại sẽ có sự chênh lệch lớn.
Ví dụ Cty khởi nghiệp với 1 triệu đô, trong giá trị sổ sách này gồm 0,5 triệu từ cổ đông và 0,5 triệu từ phát hành trái phiếu.
Cty phát hành vói 50000 cổ phiếu => mỗi cổ phiếu trị giá khoảng 10$
Cty hoạt động thành công tạo ra lợi nhuận 2 triệu mỗi năm.
Nhà phân tích chiết khấu dòng tiền với tỷ lệ chiết khấu 10% biết được giá trị cty là 20 triệu.
Trừ đi 0.5 triệu nợ vay, giá cổ phiếu cty là 19.5 triệu / 50 ngàn = 390$ mỗi cổ phiếu.
Các báo cáo tài chính không thể hiện được giá trị thị trường của DN, do đó không thể đánh giá được hoạt động của ban quản lý.
Lúc này giá trị MVA ra đời để phản ánh thông số này, MVA là khoản chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của DN.
MVA = 19.5 – 0.5 = 19 triệu.
Ở ví dụ ở phần đầu tiên bảng cân đối kế toán của DN ta có giá trị sổ sách của DN là vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (sổ sách) = Giá trị cổ phiếu thường + Lợi nhuận giữ lại = 810 + 130 = 940$
Giá trị của DN thị trường là:
50 triệu cổ phiếu * Giá cổ phiếu là 23$ = 1150$
MVA = 1150 – 940 = 210$
MVA càng cao thì có nghĩa là BGĐ đang ngày càng làm giàu cho cty. Hội đồng quản trị thường nhìn vào giá trị MVA để khen thưởng cho BGĐ.
Tuy thế có thể do tình hình chứng khoán tốt khiến MVA tăng lên, do đó MVA cũng chưa chắc đánh giá đúng thực lực của BGĐ.
MVA = Số cổ phiếu thường đang phát hành * Giá cổ phiếu niêm yết – Vốn chủ sở hữu.
Có một chỉ số nữa cũng thường liên quan tới MVA là EVA (Economic Value Added)
EVA chính là phần chênh lệch giữa NOPAT và chi phí vốn.
Như trên ta đã biết chi phí vốn chính là chi tiêu trong đầu tư. là phần chênh lệch TSCĐ giữa 2 năm gần nhất + Khấu hao.
14/ P/E (Price Earning Ratio)
P/E = Market Price / EPS
Ví dụ này ta có Market Price = 23$ từ Income Statement
EPS = Lãi ròng / Số cổ phiếu = 117.5 / 50 = 2.35$
=> P/E = 23/2.35 = 9.79
Ý nghĩa P/E: Số tiền cổ đông phải chi trả để có một đồng lợi nhuận của DN.
Nghịch đảo lại P/E là tỷ suất sinh lời tương đối so với vốn đầu tư của DN.
15/ P/B (Price to Book Ratio)
Chỉ số P/B so sánh giá của một cổ phiếu với giá ghi sổ sách của nó.
P/B càng lớn hơn 1 phản ánh giá trị thị trường đã vượt quá giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.
Ta có Vốn chủ sở hữu = Tài Sản – Nợ phải trả
Giá trị Sổ sách BVPS = Vốn chủ sở hữu / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Chỉ số P/B rất quan trọng trong nhận định đầu tư loại cổ phiếu nào. Giả sử P/B < 1 sẽ có 2 suy nghĩ từ phía nhà đầu tư.
+ P/B < 1 có nghĩa là thị trường chưa đánh giá đúng giá trị của loại cổ phiếu này.
+ P/B < 1 có nghĩa nữa là giá trị cổ phiếu sổ sách đã bị cty này thổi phồng quá mức.
Nếu điều thứ 2 xảy ra thì nhà đầu tư phải tránh xa loại cổ phiếu trên bởi vì thị trường sẽ có cơ chế điều chỉnh về đúng giá trị thật.
Nếu điều thứ 1 xảy ra có nghĩa đây sẽ là loại cổ phiếu rất tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Nếu một cty có P/B lớn hơn 1 có nghĩa là cty này hoạt động tốt, kinh doanh đạt kết quả khả quan.
Vì một số tiêu chuẩn kế toán mà trên báo cáo tài chính không thể hiện phần giá trị thương hiệu, uy tín, bằng sáng chế, tài sản trí tuệ khác mà cty tạo ra nên bảng cân đối kế toán không phản ánh hết được giá trị thật của cty, do đó thường có sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị thị trường.
Điều này rất đúng đối với các cty dịch vụ khi mà tài sản hữu hình của họ có rất ít => giá trị ghi sổ của những đơn vị này không ý nghĩa lắm.
Chỉ phản ánh tốt nhất DN nào chứa đựng nhiều tài sản hữu hình.
Thân!
hocmba@gmail.com
- See more at: http://vneconomics.com/yeu-cau-tinh-toan-pho-bien-trong-bao-cao-tai-chinh/#sthash.2oM66Pmp.dpuf