Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013


Nhân quả báo ứng: Con người phải hoàn trả nợ nghiệp mà họ đã mắc

[Chanhkien.org] Vào triều đại nhà Minh, Wang Yanxu, là một thuyền nhân từ Taiyuan, đã mượn một lạng tám quan bạc từ một người giàu có. Wang đã chết nhưng chưa trả tiền lại cho người kia.
Một hôm, người nhà giàu nhìn thấy Wang Yanxu với chiếc khăn trắng quấn ngang bụng, đi vào một chuồng thú. Một lát sau, có người nói với người giàu có là con bò của ông sanh một con nghé (bò con). Người giàu có tới xem và thấy con bò nghé có một đường lông trắng quấn ngang bụng.
Khi con nghé bò lớn lên, người nhà giàu bảo đem bán, và lò mổ đã mua với giá một lạng tám quan.
Sau một thời gian, một nông dân thấy con bò lớn lên rất tốt bèn trả 2 lạng 6 quan để mua về. Nó cày rất tốt và không cần chăm sóc. Nhưng một hôm người nông dân buồn bả vì thấy con bò đã chết.
Sau này người nông dân mới biết được con bò này là do người nhà giàu bán chỉ có 1 lạng 8 quan. Ông bèn hỏi người đàn ông nhà giàu kia vì sao lại bán con bò rẽ như vậy. Ông trả lời: “Bởi vì Wang Yanxu chỉ nợ tôi 1 lạng 8 quan thôi.”
Nghe sự việc này người mổ bò sựt nhớ: “Wang Yanxu nợ mình 8 quan. Cho nên tại sao tôi lại bán con bò hơn 8 quan nữa.”
Sau đó, người nông dân cũng lập tức nhớ ra là ông đã nợ Wang Yanxu một số tiền. Bây giờ ông phải trả lại.
Trời cân bằng mọi thứ, không có một sai sót nhỏ nào cả trong vấn đề nhân quả. Khi một người dường như nhận được một điều tốt gì đó của người khác, thì sau này phải hoàn trả. Khi một người làm tổn hại người khác, thì sẽ trả lại y như vậy.
Dịch từ:
http://www.minghui.org/mh/articles/2006/2/5/120175p.html
http://pureinsight.org/pi/index.php?news=4730
http://chanhkien.org/2007/08/phong-tuc-co-truyen-con-nguoi-phai-hoang-tra-no-nghiep-ma-ho-da-mac.html

Phát hiện dấu tích của lục địa Atlantis huyền thoại

Tàu ngầm Nhật Bản vừa phát hiện khối đá granite khổng lồ ở Đại Tây Dương và các nhà khoa học cho rằng nó có thể là tàn tích của lục địa Atlantis mà các nhà triết học cổ đại từng đề cập.
Gần 2.600 năm trước đây, Atlatis được triết gia Hy Lạp cổ đại Plato mô tả là một thiên đường trên mặt đất trong tác phẩm Timaeus và Critias. Triết gia này đã mô tả lục địa Atlantis nằm trong biển Thái Bình Dương, phía tây Gibraltar, đã bị hủy diệt do sự đồi bại và độc ác của con người.
lục địa, Atlantis, huyền thoại, Plato, bí ẩn, phát hiện
Thành phố Atlantis qua mô tả của Plato.
Hàng ngàn năm nay Atlantis đã làm điên đầu các nhà thám hiểm và các học giả trên thế giới, làm họ phải bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và tìm kiếm tàn tích của nó.
Tuy nhiên, ngày 7/5, manh mối đã mở ra khi Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hải dương Nhật Bản (JAMSTEC) cho biết, tàu thăm dò nước này đã phát hiện ra đá granite ở đáy Đại Tây Dương, cách bờ biển Rio de Janeiro khoảng 900 dặm.
Giới chuyên gia cho biết, loại đá này thông thường được tìm thấy ở các vùng đất khô, và phát hiện đó cho thấy có một lục địa đã từng tồn tại trong khu vực này bởi một giả thuyết cho rằng khi Nam Mỹ và châu Phi tách khỏi nhau cách đây hơn 100 triệu năm, chúng để lại một lục địa và khối đá granite là một phần của nó.
Dựa vào những mẫu hóa thạch trong thềm lục địa gần khối đá và các dữ liệu khác, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hải dương Nhật Bản dự đoán lục địa ấy chìm xuống biển khoảng 50 triệu năm trước, nhưng quá trình chìm của nó kéo dài tới vài triệu năm.
Giả thuyết này giống như câu chuyện mà triết gia vĩ đại Plato đã từng mô tả, tờ The Japan Times nhận định.
Tờ Telegraph dẫn lời Santos, một quan chức có liên quan cho biết: “Tất nhiên, chúng tôi không hy vọng tìm thấy một thành phố mất tích giữa Đại Tây Dương. Tuy nhiên, nếu đó là một lục địa, thì đây là một phát hiện rất lớn”.
Phát hiện ra “lục địa đã mất của Plato” được nhận định là điều vô cùng linh thiêng và có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nhà nghiên cứu, tạo điều kiện cho những khám phá mới.
Theo Infonet

H7N9 biến đổi nhanh gấp 8 lần virus cúm thường

Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (Hong Kong) ngày 10/4, loại virus cúm gia cầm mới xuất hiện ở Trung Quốc mang tên H7N9 có thể biến đổi nhanh hơn tới 8 lần so với loại virus cúm thông thường ở người.
Kết luận trên đã được đưa ra bởi một nhóm các chuyên gia khoa học tại Thâm Quyến.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Kiến Khôi thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Nam Trung Quốc ngày 9/4 cho biết, nhà chức trách nên được cảnh bảo bởi kết quả nghiên cứu của ông cùng các cộng sự, và đẩy mạnh việc giám sát cũng nhưng các nỗ lực kiểm soát nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra dịch cúm gia cầm H7N9 trên diện rộng.
cúm H7N9, virus, biến đổi, 8 lần, Trung Quốc, nghiên cứu
Sự biến đổi nhanh chóng của virus H7N9 vô cùng nguy hiểm.
Qua xét nghiệm mã gen virus H7N9 từ các mẫu có được của nhà chức trách Trung Quốc Đại lục, đội chuyên gia nghiên cứu của Phó Giáo sư Hà Kiến Khôi đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng chất gây nên sự đông máu trong virus H7N9, một protêin đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình lây nhiễm của loại virus nguy hiểm này.
Loại protein này gắn kết virus H7N9 với một tế bào động vật, như các tế bào hô hấp ở con người, và gây ra một lỗ thủng ở màng tế bào để cho phép virus xâm nhập.
Theo Phó Giáo sư Hà Kiến Khôi, các nhà nghiên cứu ở Thâm Quyến đã phát hiện sự biến đổi nhanh chóng của chất gây đông máu ở một trong 4 dòng virus cúm do chính quyền trung ương cung cấp. Chín trong số 560 axít amin của protêin này đã biến đổi. Ở một loại virus điển hình, chỉ có một hoặc hai axít amin có thể biến đổi trong một thời gian ngắn như vậy.
Chuyên gia này nhấn mạnh: “Điều đó xảy ra chỉ trong một hoặc hai tuần. Tốc độ này có thể chưa theo kịp tốc độ biến đổi của virus HIV, nhưng đó là một tốc độ khá bất bình thường đối với một virus cúm. Sự biến đổi nhanh chóng khiến cho diễn biến tiến hóa của loại virus này rất khó tiên đoán được”.
“Chúng tôi không rõ liệu nó có tiến hóa thành loại virus nào đó không gây nguy hiểm hoặc gây nguy hiểm hay không. Các mẫu của chúng tôi quá hạn chế. Tuy nhiên, chính quyền nên được cảnh báo rõ ràng và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”
Nguồn gốc của loại virus H7N9 đã gây bối rối cho các nhà khoa học bởi sự mới lạ của nó, nhưng nghiên cứu của Phó Giáo sư Hà Kiến Khôi và các cộng sự cho thấy một số manh mối khác với những ý kiến của nhà chức trách đại lục.
Các chuyên gia Thâm Quyến đã so sánh chủng virus mới đối với tất cả các chủng virus H7N9 đã được xác định ở châu Âu và các quốc gia châu Á khác và phát hiện ra rằng chúng rất khác nhau.
Trên thực tế, loại virus mới khá giống với một số loại virus đã biết ở Trung Quốc, như H9N2, H11N9 và H7N3 được tìm thấy ở hai tỉnh Chiết Giang cũng như Giang Tô. Phó Giáo sư Hà Kiến Khôi nói rằng các chuyên gia nghiên cứu không thể loại trừ khả năng rằng loại virus mới được đưa vào Trung Quốc do những con chim hoang dã, nhưng nhiều khả năng là nó có nguồn gốc ở Trung Quốc.
Theo Tin tức

Virus lạ ở Trung Đông sắp gây đại dịch SARS mới?

Các chuyên gia y tế cảnh báo, một loại coronavirus bí ẩn, xuất hiện ở Trung Đông hồi năm ngoái có thể đã bắt đầu lây lan từ người sang người, đe dọa tạo ra một đại dịch SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) mới.
coronavirus, bí ẩn, virus lạ, SARS, đại dịch mới 
Nhà chức trách y tế ở Arập Xê-út trong tuần này đã hé lộ, một loạt trường hợp nhiễm virus lạ, hiện được gọi là MERS, ở miền đông nước này đều liên quan đến một bệnh viện duy nhất. Sự tương đồng trong việc bùng phát bệnh mới với dịch SARS cách đây một thập niên đang khiến các chuyên gia y tế khắp thế giới lo lắng.
Phát biểu trên ProMed - diễn đàn về căn bệnh mới nổi, Thứ trưởng Bộ Y tế của Arập Xê-út Ziad Memish, cho hay, chỉ trong nửa cuối tháng 4 đã có 13 công dân nước này bị nhiễm virus MERS. Tuổi trung bình của những bệnh nhân này là 50 tuổi và họ còn mắc các chứng bệnh khác như tim mạch, bệnh thận và tiểu đường. Tất cả trong số họ đều đã thăm khám tại bệnh viện Al-Moosa ở thị trấn Hofuf ngay trước khi xuất hiện các triệu chứng như sốt cao và khó thở.
Ông Memish cũng thông báo trước một cuộc họp báo tại Riyadh trong tuần này rằng, virus MERS có 3 đột biến mới so với chuỗi gen ban đầu của virus. Quan chức này nhấn mạnh: "Cho tới hiện tại vẫn chưa có sự truyền nhiễm rõ ràng trong cộng đồng. Việc lây lan virus MERS dường như chỉ liên quan đến một cơ sở y tế".
Các ca nhiễm bệnh mới ám chỉ, virus MERS có thể đang trải qua quá trình lây lan từ người sang người trong phạm vi giới hạn. Các trường hợp nhiễm virus trước đây thường rải rác khắp Arập Xê-út và có hình thái thường là lan truyền từ động vật sang người.
Dù lây lan theo cách nào, việc nhiễm MERS hiện vẫn tập trung trên bán đảo Arập. 24 trong số 30 ca nhiễm bệnh cho tới hiện tại đều là những người đang sinh sống hoặc từng viếng thăm Arập Xê-út.
Tuấn Anh(Theo New Scienctist)

Nếu ong tuyệt chủng, cả thế giới sẽ bị đói

Các nhà khoa học cho rằng nếu những loài ong sống trên Trái đất bị chết hàng loạt thì có thể là một thảm họa đối với nhân loại.
Theo Chủ tịch Hội nghị quốc tế của Liên đoàn các Hiệp hội nuôi ong thế giới Apimondia là Gilles Ratia, thì hiện nay mức độ tử vong của ong lên tới một con số rất lớn: từ 20 đến 40%/năm.
ong, tuyệt chủng, thế giới, bị đói 
Ong là một loài côn trùng rất có giá trị đối với con người. Không chỉ vì chúng cho mật ong, một thực phẩm đồng thời là một dược phẩm quý báu mà chúng còn thụ phấn cho hoa, khi chúng bay từ bông hoa này tới bông hoa khác để hút nhuỵ về “luyện” thành mật.
Ong có thể khai thác mật ở hầu hết các loại hoa, nhờ vậy, tỷ lệ đậu quả tăng lên. Kết quả là ong đóng góp vô giá vào sự tăng năng suất cho tất cả các loại cây.
Tổng kết lại, riêng đối với cây trồng, ong đã hỗ trợ cho khoảng 80% các loại thực vật phục vụ cho đời sống của loài người, chiếm 1/3 khẩu phần ăn của dân số toàn hành tinh. Nếu như bỗng nhiên toàn bộ loài ong trên thế giới biến mất, thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng thiếu nghiêm trọng các sản phẩm thịt và sữa, rau xanh và trái cây.
Vậy mà sự tồn tại của loài côn trùng mang lại lợi ích đến như vậy lại đang bị đe doạ bởi rất nhiều yếu tố do chính con người gây ra: sử dụng thuốc trừ dịch hại hoá học một cách bừa bãi, không chọn lọc, không đúng quy định; tập trung vào việc chuyên môn hoá trong việc trồng trọt (chỉ chú trọng canh tác một loại cây theo kiểu độc canh để mang lại lợi ích nhất thời); duy trì các kỹ thuật nuôi ong theo cách cổ truyền, chưa quan tâm đúng mức đến việc cải tiến, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong.
Một lý do khác nữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn ong là xuất hiện các loại ký sinh trùng gây bệnh cho chúng, đặc biệt là bệnh do loài ve bét có tên khoa học là Varroa Oudemans, làm chúng chết hàng loạt mà các nhà khoa học chưa giúp được bao nhiêu trong việc diệt trừ loài ký sinh trùng này.
Nếu không có những biện pháp kịp thời cứu lấy loài ong thì sẽ mang lại những tổn thất nghiêm trọng, thậm chí nạn đói trên quy mô toàn cầu.
Bảo Châu (Theo Pravda.ru)

Pháp: Thêm hai ca nghi bị nhiễm virus giống SARS

Nhà chức trách Pháp ngày 9/5/2013 cho biết đã có thêm hai bệnh nhân nữa ở nước này nghi nhiễm virus corona (CoV) gần giống với virus gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS).
Trong khi đó, tình hình sức khỏe bệnh nhân đầu tiên tại Pháp được xác định là nhiễm CoV vẫn rất trầm trọng và đang được cách ly.
coronavirus, SARS, virus giống SARS, bệnh hô hấp
Ảnh minh họa: thetimes.co.uk
Nhà chức trách vùng Nord/Pas-de-Calais thông báo có thêm hai bệnh nhân nữa được đưa đi xét nghiệm sau khi xuất hiện những triệu trứng của loại virus CoV. Một trong hai người này từng nằm cùng phòng bệnh viện với nam bệnh nhân 65 tuổi nói trên, trong khi người thứ hai chính là bác sĩ điều trị cho ông ta.
Hiện giới chức y tế Pháp chưa công bố tên của bệnh nhân đầu tiên, song cho biết ông này đã được chuyển viện vào rạng sáng 9/5 đến Lille, và lập tức được đưa vào phòng cách ly đặc biệt, có đội ngũ bác sĩ riêng chăm sóc. Trước đó, người bệnh từng có mặt ở Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất) từ ngày 9 đến 17/4.
Trường hợp đầu tiên tại Pháp nhiễm CoV xảy ra 10 năm sau nạn dịch SARS xuất xứ từ Trung Quốc và đã làm cho hơn 800 người chết trên toàn thế giới. Trước khi xuất hiện tại Pháp, các ca nhiễm CoV khác cũng đã được phát hiện tại Arập Xêút, Jordan, Anh và Đức.
Tính từ tháng 9/2012 đến nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận có 30 trường hợp xác định bị nhiễm loại virus corona mới trên toàn cầu, trong đó có 18 người đã chết. Tại Arập Xêút có 22 ca (trong đó có 13 tử vong), Jordan 2 ca (đều tử vong), Anh 4 ca (2 tử vong) và Đức có 2 trường hợp (1 tử vong).
CoV có thể gây ra nhiều loại bệnh khác nhau cho con người, từ triệu chứng cảm thông thường cho đến hội chứng SARS. Loại virus này được phát hiện lần đầu vào giữa năm 2012 và đến nay vẫn chưa nhận dạng được trên người hay loài vật. Bệnh nhân có các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng như sốt, ho, khó thở và kiệt sức.
Theo TTXVN

Bản đồ 1919 của TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa

Chiều 3/1, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng cho hay vừa nhận được 43 tờ bản đồ cổ và cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản tại Nam Kinh năm 1919 có liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
TS Trần Đức Anh Sơn trao đổi tối 3/1 về số bản đồ cổ và atlas quý mà anh Trần Thắng vừa chuyển tặng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng vào buổi sáng cùng ngày.

3 cuốn atlas quý
Số atlas và bản đồ quý này do anh Trần Đình Thắng (thường gọi là Trần Thắng), Chủ tịch Viện Văn hóa & Giáo dục Việt Nam (IVCE) tại Hoa Kỳ chuyển tặng và vừa về đến Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội (KT-XH) Đà Nẵng sáng 3/1. Tối cùng ngày, TS Trần Đức Anh Sơn đã có cuộc trao đổi về số bản đồ này.
Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (kích thước 61 x 71cm) do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa Dân Quốc xuất bản lần đầu năm 1919 ở Nam Kinh bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp. Trong đó gồm 1 Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc lúc bấy giờ.
"Đây là cuốn atlas rất quý, vì theo lời giới thiệu in trong đó thì đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Hoa Dân Quốc chính thức xuất bản atlas và chỉ in với số lượng hạn chế", TS Trần Đức Anh Sơn nói.
Ông cho hay, cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" năm 1919 được Trần Thắng phát hiện từ tháng 11/2012 nhưng lúc đó một người chơi đồ cổ ở Ba Lan đang sở hữu nó ra giá đến 9.000 USD mới chịu bán. Do không đủ tiền nên anh vận động một số cơ quan chính thức của Việt Nam bỏ tiền ra mua, nhưng vì lý do nào đó hầu như chưa nơi nào hưởng ứng.
"Sau đó tôi có đề nghị một cán bộ Sở VH-TT-DL Khánh Hoà đang được cấp kinh phí 1,5 tỉ đồng làm đề tài "Văn hoá biển đảo Khánh Hoà" dùng số tiền đó mua cuốn atlas kể trên. Sau khi ông này báo cáo lãnh đạo Sở VH-TT-DL và tỉnh Khánh Hoà thì được trả lời là không có kinh phí. Mặc dù vậy, Trần Thắng vẫn cố gắng mặc cả với bên bán và nhờ bạn bè quyên góp. Cuối cùng bên bán đồng ý hạ giá còn 5.000 USD và anh đã quyên góp đủ số tiền để mua cuốn atlas này", TS Trần Đức Anh Sơn cho hay.
Trước đó, ngày 23/11/2012, Trần Thắng đã trao tặng Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng cuốn atlas "Trung Quốc địa đồ" xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh do anh mua được từ một nhà sưu tập sách cũ ở Anh. Cuốn atlas này (kích thước 31 x 41cm) do phái bộ The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melburn biên soạn và phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh. Atlas này gồm 1 Index map (bản đồ tổng thể) vẽ toàn bộ lãnh thổ và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc.
"Đây là bản đồ đầu tiên của Trung Quốc được nhà Thanh in theo kiểu Phương Tây, rất là quý. Trong đó hoàn toàn không thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc", TS Trần Đức Anh Sơn cho hay.
Tấm bản đồ lãnh địa Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa trong atlas “Trung Hoa bưu chính dư đồ” do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh.

Cũng trong ngày 23/11/2012, Trần Thắng đã chuyển nhượng cho UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" (kích thước 61 x 71cm), do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933, cũng in bằng 3 thứ tiếng Trung - Anh - Pháp, gồm 1 Index map và 29 bản đồ các tỉnh. Chủ sở hữu atlas 1933 là một người Đài Loan có gốc từ Trung Quốc đại lục. Tháng 9/2012, atlas này vừa được chuyển đến New York thì Trần Thắng phát hiện và chỉ sau 2 tuần anh đã mua được với giá 3.000 USD.
"Cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1933 cũng tương tự cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1919 nhưng đây là lần tái bản và nội dung có một số điều chỉnh cho phù hợp với địa lý hành chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong đó có có điều chỉnh địa dư từ 46 tỉnh ở thời kỳ trước xuống còn 29 tỉnh, bao gồm cả Tây Tạng và Mông Cổ.
Đặc biệt tấm bản đồ số 23 trong atlas này là bản đồ tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả đảo Hải Nam. Vì không thể in đảo Hải Nam nằm trọn trong tờ bản đồ tỉnh Quảng Đông nên người ta đã in riêng bản đồ đảo Hải Nam nằm ở góc trái tờ bản đồ này, và trong đó cũng không có Hoàng Sa và Trường Sa", TS Trần Đức Anh Sơn cho hay.
Bản đồ tỉnh Quảng Đông (tỉ lệ 1:900000) trong atlas “Trung Hoa bưu chính dư đồ” do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh, vẽ đảo Hải Nam là điểm cực nam của lãnh thổ Trung Hoa.

Theo TS Trần Đức Anh Sơn, điểm rất thú vị của cả 3 cuốn atlas này là phần Index phía bên trong, tức là phần tổng chỉ mục liệt kê hết tất cả các địa danh thuộc Trung Quốc lúc bấy giờ nhưng hoàn toàn không có địa danh nào ghi chữ "Xisha" và "Nansha" (tức Hoàng Sa và Trường Sa). Các bản đồ in trong 3 cuốn atlas này chỉ giới hạn cương vực Trung Quốc đến đảo Hải Nam, không hề đả động gì đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Các tập atlas này được đặt tên "Trung Hoa bưu chính dư đồ" vì đây là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh (1644 - 1912) vạch ra năm 1906 và được Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc kế tục. Các bản đồ trong atlas được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Vì thế, nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì họ không đưa vào atlas.
"Như vậy không những họ không ghi trên bản đồ mà cũng không ghi trong các trang Index ở cuối các tập atlas. Điều đó chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc Trung Quốc. Một điểm đáng chú ý nữa là các bản đồ này được điều chỉnh liên tục, các địa danh hành chính thay đổi thì họ điều chỉnh. Bản đồ in lần đầu năm 1908 có 22 tỉnh, in lần thứ 2 năm 1919 có 46 tỉnh, đến lần in thứ 3 năm 1933 còn 29 tỉnh; Index map ở bên trong cũng được điều chỉnh liên tục. Nghĩa là họ luôn luôn cập nhật chứ không phải bản đồ cũ, nhưng hoàn toàn không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Hai trang giới thiệu bằng các ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp trong atlas “Trung Hoa bưu chính dư đồ” do Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1919 tại Nam Kinh.

Đây là những tài liệu chính thống do hai triều đại nối tiếp nhau của nhà nước Trung Quốc (là nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc) phát hành vào nhiều thời điểm lịch sử khác nhau, thể hiện rằng Trung Quốc luôn thừa nhận cương vực phía Nam của họ chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, còn Hoàng Sa và Trường Sa thì chưa bao giờ thuộc về chủ quyền của họ. Điều này khẳng định những tuyên bố Trung Quốc về việc có "chủ quyền lịch sử" hay "vùng nước lịch sử" đối với Hoàng Sa, Trường Sa là hoàn toàn không có cơ sở" - TS Trần Đức Anh Sơn nhấn mạnh.
Và 150 bản đồ cổ
Như vậy với cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" năm 1919 và 43 tờ bản đồ mà Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng vừa nhận được ngày 3/1, đến nay anh Trần Thắng đã tặng Viện này 150 bản đồ (gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản). Trong đó, cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" 1919 là quan trọng nhất, giá trị nhất và cũng đắt tiền nhất. Trước đó, ngày 23/11/2012, Viện Nghiên cứu Phát triển KT-XH Đà Nẵng phối hợp với UBND huyện Hoàng Sa cũng đã tiếp nhận từ anh Trần Thắng 2 cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" năm 1908 và 1933 cùng 92 tờ bản đồ.
Số bản đồ này xuất bản ở các nước Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong giai đoạn 1626 - 1980. Trong đó có 80 bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; 10 bản đồ hàng hải và 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.
Hai trang sách bằng chữ Hán và chữ Anh, liệt kê danh mục bản đồ 29 tỉnh thành của Trung Quốc in trong cuốn Postal Atlas of China xuất bản năm 1933.

Ngoài ra, trong ngày 3/1, Trần Thắng gửi email cho TS Trần Đức Anh Sơn cho biết anh có 32 file bản đồ và Hoàng Sa và Trường Sa mới tìm ra. "Trần Thắng sẽ mail số bản đồ này cho tôi để chuyển thẳng cho UBND huyện Hoàng Sa in ra trưng bày. Số bản đồ này nằm ngoài các bản đồ giấy bản gốc đã chuyển cho Đà Nẵng, do Trần Thắng tranh thủ tìm được trên mạng", TS Trần Đức Anh Sơn cho hay.
Ông kể thêm: "Tâm sự với tôi, Trần Thắng cho biết, tổng chi phí sưu tầm bản đồ đến nay là 13.000 USD. Trong đó UBND TP Đà Nẵng đã chi 3.000 USD mua lại cuốn atlas "Trung Hoa bưu chính dư đồ" xuất bản năm 1933, bạn bè của Trần Thắng ở trong và ngoài nước đóng góp 5.000 USD, còn lại là tiền túi của anh. Sau khi mua được bản đồ, anh còn bỏ tiền mua bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều thời gian để “sửa sang” những tờ bản đồ riêng lẻ, thậm chí cũ nát, thành những “sản phẩm” hoàn chỉnh, sẵn sàng cho việc trưng bày, giới thiệu sưu tập bản đồ này với công chúng.
Sau đó anh tiến hành phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự tay đóng gói và tìm người tin cậy nhờ mang những tư liệu quý này về nước trao tặng cho Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng. Anh cũng scan toàn bộ số bản đồ và atlas này, tạo một thư mục riêng trên website của IVCE và tải toàn bộ hình ảnh bản đồ lên đó để giới thiệu với độc giả trong và ngoài nước (tại địa chỉ: http://www.ivce.org/map/map.html)".
Anh Trần Thắng, người đã tặng TP Đà Nẵng 150 bản đồ cổ và 3 cuốn atlas quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Rồi TS Trần Đức Anh Sơn dẫn đánh giá của GS. Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Úc) trả lời phỏng vấn của một ký giả ở Hoa Kỳ trong bài "China Sea: Chinese Maps Omit Modern Claims" (Tóm tắt căn bản: Biển Đông: Bản đồ Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố hiện đại) đăng ngày 28/11/2012 (công bố trên Internet ở tệp tin: “Thayer Consultancy ABN # 65 648 097 123” về bộ sưu tập bản đồ quý giá mà Trần Thắng đã dày công sưu tầm để trao tặng cho đất nước:
“Những tấm bản đồ, chẳng hạn như sưu tập bản đồ của Trần Thắng đã cung cấp những hiểu biết mới về lịch sử hình thành những tuyên bố về chủ quyền hiện nay. Những bản đồ này đã chứng tỏ mâu thuẫn của Trung Quốc trong việc tuyên bố ‘chủ quyền không thể tranh cãi’ của họ”.
Theo Infonet

Những câu chuyện kỳ lạ về đồng tiền

Tiền bạc bao giờ cũng là vấn đề nóng. Các bạn hãy thử nghe vài câu chuyện kỳ lạ xung quanh đồng tiền.
1. Vào năm 1865 khoảng 1/3 số tiền lưu hành ở Mỹ là tiền giả.
2. Mãi đến thế kỷ XVIII tại Thuỵ Điển, người ta còn sử dụng tiền bằng đồng, khối lượng lên tới 20kg.
3. Mệnh giá của đồng đôla Mỹ đã có thời lên đến 10.000 USD.
đồng tiên, đô la, Mỹ, kỳ lạ, chuyện, phát hiện
4. Thẻ tín dụng đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào năm 1937. Còn máy rút tiền đầu tiên cũng ra đời ở Mỹ năm 1939. 
5. Đồng tiền bán được giá cao nhất là đồng decadramax cổ Hy lạp, bán đấu giá ở Zurich với giá 314.000 đôla.
6. Đơn vị của tiền Nga lúc đầu là côpêch (hiện nay là rúp bằng 100 côpêch). Xuất xứ của nó là đồng tiền này do Sa hoàng là Ivan Bạo chúa (Ivan Grozny) đặt ra, trên đó có hình ông và một ngọn giáo, tiếng Nga là côpiô). Người ta nhân đó đặt đông tiền là côpêch luôn. Lúc đầu, đơn vị nhỏ hơn của nó là 1/4 côpêch, thuộc loại nhẹ nhất thế giới, bằng đồng nặng 0,17g.
7. Thời Nữ hoàng Nga Ekatherina I (1725), người ta đúc đồng Rúp bằng đồng, nặng 1,636kg.
8. Đồng tiền Nga lớn nhất hiện nay đúc bằng bạc, nặng 3kg. Vì không để tiêu nên nhiều người chẳng trông thấy bao giờ.
9. Đồng tiền có mệnh giá cao nhất của Nga do Ngân hàng Trung ương phát hành, nặng 1 kg bằng vàng ròng và mệnh giá là 10.000 rúp.
10. Vào thế kỷ XIX, tại Alasca đồng tiền còn làm bằng da hải cẩu, hiện có giá bằng khối lượng vàng tương ứng.
11. Ở Nga có một đồng tiền vừa đúc thì lập tức bị thu hồi là đồng tiền đúc sau khi Sa hoàng Alexander I chết, truyền ngôi cho thái tử Constantin nên khắc hình tân vương. Nhưng ông này không thích làm vua, nhường ngôi cho Nicôlai. Thế là tiền vừa đúc xong phải quay trở lại lò để đúc lại.
12. Tiến giấy đầu tiên ở Mỹ bắt đầu lưu hành từ Thời nội chiến, in trên gác thượng của một Toà nhà kho bạc, bằng phương pháp thủ công.
13. Cho đến giữa thế kỷ XX ở một số vùng thuộc Lục địa đen dân chúng vẫn dùng gia súc làm đơn vị tiền tệ.
14. Vào cuối thể kỷ XX tại Bỉ trên đồng tiền còn in thêm cả quảng cáo
15. Trong một cuộc điều tra rộng rãi, 92% số người được hỏi coi trọng tiền hơn là một tình yêu hạnh phúc kéo dài suốt đời.
16. Tại Trung Quốc cổ đại, người dân lấy tiền bằng đồng để đúc lại thành công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình vì đồng thuộc sự quản lý nghiêm ngặt của nhà nước.
17. Trung bình một tờ tiền giấy chứa khoảng 26.000 vi khuẩn, một con số đủ lớn để bạn cảm thấy buồn nôn và thậm chí có thể gây bệnh.
18. Một nghiên cứu cho thấy một số tế bào virus cúm có thể tồn tại tới 17 ngày trên tờ tiền giấy của Thụy Sĩ.
19. Với kích thước hơn khổ giấy A4, tờ 100.000 peso của Philippines phát hành năm 1988 là tờ tiền giấy lớn nhất thế giới nhưng chỉ dành cho các nhà sưu tập, với giá 180.000 peso (3.700 đôla Mỹ).
20.Vì sao đôla lại ký hiệu là $. Cơ quan chịu trách nhiệm vẽ và in đồng đôla giải thích ký hiệu "P S" từng được dùng để chỉ đồng peso Tây Ban Nha và Mexico, dần dần chữ S được đè lên chữ P, thành ký hiệu của đôla.
21.Đồng tiền nào cũng phải cũ đi. Giá trị càng nhỏ, càng được sử dụng nhiều thì vòng đời của nó càng ngắn. Đồng 1 đôla chỉ tồn tại được có 21 tháng trong khi đồng 100 đôla có thể tồn tại được hơn 7 năm.
22.Chân dung Nữ hoàng Elizabeth II xuất hiện trên đồng tiền của 33 quốc gia khác nhau, nhiều hơn bất kỳ người nào khác. Canada và Australia lại thích vẽ chân dung bà mặc quần áo thường dân, một số nước vẽ bà khi đã già, số khác lại luôn giữ chân dung của bà thời trẻ, như Belize chọn chân dung Nữ hoàng khi mới 20 tuổi.
Bảo Châu (st)

Cây phát sáng sẽ thay đèn chiếu sáng đô thị?

Cây phát sáng trong bóng tối có thể sớm thay thế các bóng điện thắp sáng trên đường phố.
Các nhà khoa học thuộc Dự án cây phát sáng ở California (Mỹ) đã chuyển thành công gen phát sáng trong đom đóm vào các loại cây giúp chúng cũng có thể tự phát sáng trong bóng tối. Nhóm nghiên cứu hy vọng có thể áp dụng công nghệ này với những loại cây lớn, để sử dụng chúng thay thế ánh sáng điện trên đường phố.
cây phát sáng, đô thị, đom đóm, bóng đèn, đèn điện
Dự án cây phát sáng được lấy cảm hứng từ đom đóm và những loại sâu có khả năng phát sáng bởi vì chúng có khả năng sản sinh ra một loại chất được gọi là phát quang sinh học. Chất này khiến có thể chúng có thể phát sáng tự nhiên trong bóng tối.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tách các enzim protein phát sáng có tên là Luciferase từ gen của đom đóm hay từ vi khuẩn phát sáng. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng phần mềm có tên là  Genome Compiler để giúp các loại thực vật có thể đọc được những gen này.
Tiến sĩ Antony Evans và các cộng sự sau đó tạo ra các gen mới mà cây có thể đọc được trong phòng thí nghiệm trước khi đưa chúng vào dung dịch agrobacteria lỏng. Đây là loại dung dịch có khả năng chuyển gen vào cây.
Các nhà khoa học đã tạo thành công những loại cây nhỏ có khả năng phát sáng và hiện họ đang tìm kiếm thêm nguồn vốn đầu từ thông qua trang web Kickstarter, để sử dụng công nghệ mới này trên những loại cây lớn hơn.
Cho đến nay, Dự án cây phát sáng đã nhận được sự ủng hộ của hơn 5.000 với tổng số tiền lên tới 284.000 USD. Chiến dịch quyên góp qua kênh Kickstarter sẽ kết thúc vào ngày 7/6 tới.
Cây phát sáng trong bóng tối có thể sớm thay thế các bóng điện thắp sáng trên đường phố.
Hà Hương (Theo Daily Mail)

Người tàng hình nhìn xuyên cả… bê tông

Satyanarayana Raju có thể dùng tay không lấy ra từ không khí những đồ vật một cách dễ dàng như: chén đĩa, vải vóc, thức ăn, sách vở đến cả cái gối, tổ chim, rễ câỵ hay bông hoa… Raju còn có thể đi xuyên qua vách tường, nhìn xuyên qua sắt,gỗ, đất, đá mà không hề hấn gì.
Người đàn ông với quyền năng siêu thường
Thời gian gần đây, tờ Indian Express của Ấn Độ có ghi chép lại một trường hợp lạ về một người đàn ông có nhiều khả năng kỳ diệu. Ngay sau đó câu chuyện kỳ lạ này được đăng tải trực tiếp trên Naturalcureforall, Imovies4you và Youtube. Nhân vật chính trong câu chuyện này là Satyanarayana Raju (Ấn Độ).
Anh có thể dùng tay không lấy ra từ không khí những đồ vật một cách hết sức tự nhiên, dễ dàng. Thoạt nghe ai cũng nghĩ đó chỉ là trò lừa bịp, một trò diễn xiếc, ảo thuật không hơn không kém. Raju chỉ cười: “Rồi mọi người sẽ nhanh chóng bị thuyết phục. Nào ông bà, anh chị, các bạn muốn tôi lấy vật gì nào?”. Trước hàng nghìn người, Satyanarayana Raju đã làm theo lời yêu cầu của bất cứ ai muốn lấy trong không khí thứ đồ vật gì.
Những thứ mà nhiều người yêu cầu anh lấy ra rất đa dạng, có vật dễ nhưng có khi là những vật mà vào thời gian đó khó tìm thấy. Không chút khó khăn, Raju vẫn dễ dàng lấy ra được trước sự ngạc nhiên, thán phục của những ai tận mắt chứng kiến.
Khán giả cầm trên tay vật mà họ yêu cầuRaju lấy ra từ không khí, tỏ rõ thái độ sửng sốt: “Ồ không! Điều này khó có thể tin được. Nhưng anh Raju đã chứng minh khả năng đó là có thật”. Theo các tài liệu trình bày về các khả năng phi thường đầy biến hóa của Raju thì từ ngày bộc lộ tài năng, anh đã lấy được từ không khí ra hàng vạn đồ vật khác nhau như: từ bát đĩa, xoong nồi, bông hoa, vải vóc, thức ăn, sách vở, dép guốc và cả những thứ ít người nghĩ đến như cái gối, tổ chim, rễ câỵ, bông hoa…
Ngoài ra, Raju còn có thể nhìn xuyên qua sắt, gỗ, đất, đá mà không hề hấn gì. Các nhà khoa học từng nghiên cứu thừa nhận rằng, Raju có đôi mắt như tia X có thể nhìn xuyên qua lớp bê tông dày, két sắt, những tấm nguyên liệu dày bằng gỗ nhựa, giấy trong đó bao gồm cả cuốn danh bạ điện thoại. Raju thậm chí có thể ngồi ở vị trí A và để đi đến vị trí B, rồi trở lại mô tả tất cả những gì đang xảy ra tại vị trí B, tỷ lệ thông tin chính xác tới hơn 90%.
Kỳ lạ, tất cả những cuộc kiểm tra mắt của Raju đều cho kết quả bình thường, không có bất cứ biểu hiện khác thường. Có lần, trước sự chứng kiến của một đám đông đến mấy nghìn người, Raju bước xuyên qua một tấm gương chắn trước mặt, nhanh, gương không một mảnh vỡ, nứt và bản thân anh cũng không một vết xước nào. Raju có khả năng tàng hình hay chăng giống như những nhân vật trong thế gới của khoa học viễn tưởng, người ngoài hành tinh?
Là hiện thân của vị thánh sống Sudeih Babu?
Tại Ấn Ðộ vào năm 1910 có ghi nhận một nhân vật có khả năng phân thân và tàng hình. Nhân vật đó chính là Sudeih Babu có tài liệu gọi là Sai Baba. Sudeih Babu có rất nhiều khả năng lạ lùng như có thể lấy những đồ vật ở xa, nhìn xuyên qua các vật cản bằng chính đôi mắt của mình mà không cần bất cứ một sự hỗ trợ nào.
Người dân nơi đây truyền tai nhau về khả năng của Sudeih Babu. Và họ cũng rủ nhau đi xem tài năng biểu diễn của ông mỗi lần ông trổ tài của mình. Dĩ nhiên, ngoài sự thán phục, mắt tròn mắt dẹt, họ cũng không nói thêm được điều gì.Năm 1918, không hiểu nguyên nhân vì sao, Sudeih Babu đã mất. Tám năm sau vào ngày 23 tháng 11 năm 1926, tại một tỉnh ở Ấn Độ có một đứa trẻ ra đời tên là Satyanarayana Raju. Theo lời mẹ của Raju, từ khi thụ thai, mang thai tới khi sinh ra Raju tất cả đều bình thường, diễn ra tự nhiên như bao đứa trẻ khác.
Đến khi đứa bé Raju biết nói, cậu đã tự nhận mình là hiện thân của vị thánh sống Sudeih Babu. Người trong làng và ngay cả cha mẹ của cậu bé cũng không hiểu cậu ta nói gì vì quả thật ít người còn nhớ lại vị thánh sống Sudeih Babu. Thời gian sau có một ông lão đi qua làng nghe chuyện lạ mới tìm đến gia đình của cậu bé, sau khi hỏi ngày sinh tháng đẻ của cậu bé, ông lão gật gù nói: Trước đây, tại Ấn có một người tên là Sudeih Babu, người này có nhiều phép lạ và được người Ấn trong vùng gọi là thánh sống. Trước khi qua đời, vị thánh sống này đã trối trăn lại rằng, tám năm sau, đúng vào ngày 23 tháng 11 - ngày ông sinh ra, ông ta sẽ lại tái sinh. Cháu bé này chính là hiện thân của Sudeih Babu.
Tuy nhiên, mặc dù khả năng kỳ lạ của Raju sau này không thua kém Sukeih Babu, người mà Raju tự nhận là tiền thân của mình nhưng vẫn còn nhiều người không tin anh chính là vị thánh sống ngày xưa của xứ Ấn. Để chứng minh lời của ông lão trên và của Raju, dân làng đã quyết định đưa ra những lần thử.
Trước mặt các chức sắc, người dân trong làng đến rất đông, nhiều người đã thi nhau yêu cầu Raju chứng minh qua tài năng mình là hiện thân của Sudeih Babu. Raju đã mỉm cười, đồng ý. Không chút do dự, Raju đưa cao 2 tay lấy từ trong không khí hai nắm lớn hoa trắng rồi thả hoa rơi xuống sàn sân khấu.
Kỳ lạ thay, các hoa trắng này đã tức thì nối kết lại thành một dòng chữ. Đó là tên của vị thánh sống Ấn Độ ngày xưa Sudeih Babu. Sự việc diễn ra trước sự theo dõi trực tiếp của hàng nghìn đôi mắt. Đến lúc này, không ai là không tin.
Ngoài ra, các tư liệu đề cập đến Satyanarayana Raju còn có nhiều chi tiết rất lạ. Ngay lúc còn bé, Raju không chịu ăn thịt mà chỉ thích ăn chay. Thường ngày nhìn những người đói khổ đi ăn xin bằng đôi mắt thương xót, cậu bé đầy lòng từ tâm đã luôn mang gạo và thức ăn trong nhà cho những người này.
Tồn tại “giác quan liên đới” đặc biệt?
Theo những ghi chép thì từ xưa đến nay, không hiếm những con người kỳ lạ có khả năng nhìn thấy hoặc nghe rõ ở những khoảng cách xa đến hàng vạn dặm. Điều đó chứng tỏ: Năng lực con người là không giới hạn. Và điều kỳ lạ là càng ngày trên thế giới càng xuất hiện nhiều những con người có khả năng siêu đẳng lạ lùng vượt xa hẳn những khả năng mà con người thường có được.
Những con người ấy không phải là những vị cao tăng, những vị đạo sư, những người sống trên núi non hay rừng rậm hoang vu dày công tu luyện. Những người ấy đang ở ngay trên thành phố văn minh hiện đại hay trên những đất nước mà những gì được gọi là “siêu linh huyền bí” đều bị coi là mê tín dị đoan, nhảm nhí.
Những con người kỳ lạ ấy có khả năng tạo ra những nguồn điện lực mạnh mẽ phát sinh từ cơ thể, từ đôi mắt, từ đôi bàn tay hay cả thân mình. Có người có thể dùng năng lực điện trường của mình để sưởi ấm người khác hay làm cho tuyết tan. Có người dùng nhân điện ấy để chữa bệnh hay có thể đốt cháy những vật mà họ chạm vào…
Vào thời kỳ khoa học chưa phát triển để có thể lý giải được hiện tượng đó thì nhiều người coi họ như thể những nhân vật thần thoại từng được miêu tả trong truyện cổ tích, những câu chuyện về thần tiên, ngay cả trong truyện “Tây Du Ký” với những con người có thiên lý nhĩ (nghe từ xa nghìn dặm) và thiên lý nhãn (nhìn từ xa nghìn dặm)...
Trở lại trường hợp của Satyanarayana Raju, các nhà khoa học đã đến quan sát và tìm hiểu. Khi được hỏi rằng do đâu mà Raju có thể lấy được các đồ vật trong không khí? Họ mới chỉ đưa ra giả thuyết rằng: Sự thật chẳng có gì là khó khăn khi ta biết rằng trong vũ trụ không gian tích trữ các chất cấu tạo nên mọi vật.
Chúng ta được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ, các nguyên tử và phân tử. Xa hơn, nguyên tử bao gồm lớp vỏ điện tử và các quark tạo nên hạt nhân. Tác dụng hút hấp dẫn sẽ làm cho chúng tiến lại gần nhau, đến mức, tất cả sẽ thu hẹp dần trở thành một viên kẹo và cứ thế nhỏ mãi. Một hình ảnh ví von sinh động như, thay cho các ngôi sao trong một không gian hầu như trống rỗng là một bát súp nóng, nhung nhúc các hạt cơ bản như điện tử, nơ-tri-nô, các quark, photon.
Vì thế muốn có được chúng,ta chỉ cần lấy từ trong không khí, sự việc tự nhiên như ta thò tay lấy vật dụng trong tủ vậy thôi. Đây là giả thuyết dựa trên các nguyên lý của khoa học vật lý. Điều đặc biệt là, chính bản thân Raju cũng rất đồng tình với lời giải thích trên của các nhà khoa học.
Còn theo quan điểm của các chuyên gia y tế cảm thấy vô cùng hiếu kỳ trước khả năng siêu phàm của Satyanarayana Raju, nhưng lại không có cách nào lý giải được hiện tượng kì lạ này. Chỉ có một phán đoán cho rằng, Raju mang trong mình một loại “giác quan liên đới” đặc biệt.
Thông thường thì những người có giác quan này sẽ cảm nhận được những điều hoàn toàn kì diệu sau khi trải qua những tác động kích thích từ bên ngoài ví như: ngửi hoặc nếm mùi vị hay nghe thấy một điệu nhạc… sẽ cảm giác như mình đang nhìn thấy một màu sắc, sự chuyển động của vật đó.
Như vậy, nếu bất kỳ ai không tận mắt chứng kiến những gì Raju đã làm mà chỉ nghe qua lời kể lại thì chắc chắn sẽ cho đó là chuyện vô lý, huyễn hoặc, không thể nào tin được, câu chuyện chỉ thấy ở những nhân vật viễn tưởng, những màn ảo thuật sau cánh gà.
Nhưng ngay cả các nhà khoa học từ Nga, Ðức, Pháp, Hoa Kỳ… đến Ấn Ðộ và tận mắt xem qua những gì mà Raju đã làm thì đều phải kinh ngạc. Họ thừa nhận rằng quả thật Raju là một người hoàn toàn bình thường, nhưng những khả năng hiện tại của anh thì chưa thể lý giải được. Nó vẫn còn là bí ẩn, thách thức các nhà khoa học.
Theo ANTĐ