Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Chuyên án 027Z và những sự hy sinh thầm lặng
Hoàng Quân

(ANTĐ) - 12 năm qua, có một tập hồ sơ dày được cất trang trọng trong chiếc tủ gỗ lưu tài liệu của Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CAQ Hai Bà Trưng. Từng ấy thời gian, “027Z”, bí số của tập tài liệu - chuyên án - ấy có thể nhiều người không biết, không nhớ; song chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các lực lượng CAQ Hai Bà Trưng lập và phá chuyên án thì không ai có thể quên.
Chuyên án 027Z và những sự hy sinh thầm lặng
(ANTĐ) - 12 năm qua, có một tập hồ sơ dày được cất trang trọng trong chiếc tủ gỗ lưu tài liệu của Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CAQ Hai Bà Trưng. Từng ấy thời gian, “027Z”, bí số của tập tài liệu - chuyên án - ấy có thể nhiều người không biết, không nhớ; song chiến công và sự hy sinh thầm lặng của các lực lượng CAQ Hai Bà Trưng lập và phá chuyên án thì không ai có thể quên.
Món hàng “chết người”
Đối tượng Hùng và cục xạ hiếm bị thu giữ

Những ngày trung tuần tháng 6-1995, trinh sát hình sự Trạm Cảnh sát bến xe phía Nam thu thập được nguồn tin hết sức quan trọng, có một đối tượng về khu vực bến xe chào bán… 1 cục xạ hiếm trọng lượng 4,6kg. Trinh sát được chỉ đạo nhanh chóng tiếp cận với nguồn “hàng”.
 Kẻ rao bán chất xạ hiếm là Lê Danh Đ (SN 1940), quê Yên Phong, Bắc Ninh. Khách hàng có nhu cầu được Đ cho xem tấm ảnh cục xạ hiếm có hình thang cân, một chiều 9,5cm, một chiều 11cm, hai cạnh bên là 7,2cm.
Ông Vũ Đăng Ninh- Chánh văn phòng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam
“Chất xạ hiếm thường gây  ung thư và những bệnh về máu”
Hiện tượng đồng loạt các chiến sỹ Công an bị suy giảm hồng cầu, ung thư, u... là điều không bình thường.
Có 3 yếu tố đồng bộ để đánh giá sự ảnh hưởng của chất xạ hiếm, là hoạt độ phóng xạ của nguồn phóng xạ mạnh hay yếu? khoảng cách từ nguồn đến người bị chiếu xa hay gần? và thời gian bị chiếu dài hay ngắn? Cần xác định chính xác 3 yếu tố này để có cơ chế điều trị tích cực.
Theo tôi được biết, có những nguồn phóng xạ mạnh có thể gây tử vong ngay lập tức, nhưng cũng có trường hợp ủ bệnh, đến khi sức khoẻ giảm sẽ phát tác. Biểu hiện thường thấy do ảnh hưởng của chất xạ hiếm là gây ung thư và những bệnh về máu.
Tuy nhiên, Đ không phải là chủ nhân của món “hàng” này. Người đang giữ cục xạ hiếm là một đối tượng không nghề, nhà ở thành phố Thái Nguyên. Ngày 29-6-1995, Trưởng trạm CS bến xe phía Nam, đồng chí Đặng Xuân Bích, hiện là Phó trưởng Trung đoàn CSCĐ CATP Hà Nội đã làm báo cáo gửi BCH CAQ Hai Bà Trưng. Ngay sau đó, BCH CAQ đã cử đội Cảnh sát kinh tế vào cuộc cùng Trạm CS bến xe phía Nam. Chuyên án 027Z được xác lập.
2 trinh sát Lương Hoàng Dũng (hiện đang công tác ở Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV CAQ Hai Bà Trưng) và Trần Trùng Dương (nay là Đội phó Đội Tham mưu Phòng CSTT - CATP Hà Nội) được tung vào cuộc. Trong vai dân buôn kim loại ở Đồng Mỏ, Lạng Sơn, trinh sát đã lên Thái Nguyên gặp được chủ “hàng”. Y là Nguyễn Anh Hùng  (SN 1936), nhà ở phường Phan Đình Phùng.
Sau khi thăm dò, Hùng đồng ý bán “hàng” với giá 25.000USD, nhưng sẽ về Hà Nội giao dịch. Khoảng 10h ngày 3-7-1995, tên Hùng cùng các đối tượng Nguyễn Hữu Tình, Hoàng Sỹ Ngọc dùng xe máy Simson vận chuyển một hộp kim loại về Hà Nội. Đến ngã tư Tô Hiến Thành - Mai Hắc Đế, chúng bị các trinh sát Lê Văn Hưng, Trần Quang Tuấn, Phạm Văn Hùng, Lương Hoàng Dũng bất ngờ khống chế, đưa về trụ sở CAQ Hai Bà Trưng. Bên trong hộp kim loại đựng một khối chì hình thang to gần bằng bàn tay, sau đó được cơ quan chức năng xác định là chất xạ hiếm với cường độ phóng xạ mạnh.
Và những điều không ghi trong chuyên án
Chuyên án 027Z kết thúc nhanh gọn, từ lúc nhận tin báo đến khi bắt được đối tượng, thu tang vật chỉ trong vòng 1 tuần. Song có một chi tiết không thể hiện trong hồ sơ chuyên án, đó là quá trình trinh sát, bắt giữ đối tượng và thu giữ cục xạ hiếm, không CBCS nào biết khối kim loại ấy đã bị rò rỉ.
Thời điểm giấu “hàng” ở nhà, trong một lần sơ sẩy, tên Hùng đã chém phạt mất một góc của lớp vỏ chì bên ngoài. “Sau này trong quá trình khám xét nơi ở của tên Hùng, chúng tôi được cán bộ Viện Năng lượng nguyên tử thông báo, toàn bộ đồ đạc bằng kim loại trong nhà đối tượng đều nhiễm  xạ”, Thượng tá Lê Quý Dương, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ CATP, nguyên Phó trưởng CAQ Hai Bà Trưng thời điểm chuyên án 027Z được phá, kể lại. Trước đó, khối kim loại rò rỉ đã gần 40 tiếng đồng hồ “nằm” tại trụ sở đội Cảnh sát kinh tế CAQ Hai Bà Trưng.
 Khi chuyên gia của Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia được mời đến, máy đo phóng xạ vừa khởi động đã phát ngay tín hiệu cảnh báo... phòng làm việc của Đội Cảnh sát kinh tế nhiễm xạ. “Ban đầu chúng tôi không băn khoăn nhiều bởi nghĩ rằng chất xạ hiếm thường được bảo vệ bằng lớp vỏ kim loại, đảm bảo độ an toàn lớn.
 Vì vậy, chúng tôi vẫn tiếp xúc bình thường với khối kim loại dù không có phương tiện bảo hộ. Ngoài ra, một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng khác mà chúng tôi ý thức được là, phải quyết tâm hoàn thành sớm chuyên án, đưa cục xạ hiếm về nơi an toàn để đảm bảo an toàn cho người dân.  Nhiệm vụ ấy khiến chúng tôi không còn thời gian để nghĩ ngợi”, đồng chí Lương Hoàng Dũng, cán bộ Đội CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CAQ Hai Bà Trưng tâm sự.
Nhiệm vụ hoàn thành, khối kim loại bọc chất xạ hiếm được chuyển đi. Mấy tháng sau, CATP Hà Nội tổ chức cho 40 CBCS CAQ Hai Bà Trưng đi kiểm tra, đánh giá sức khỏe. Kết quả kiểm tra lần đầu tiên ấy diễn ra bình thường và duy trì được 4,5 năm sau. Đều đặn sau đó từ năm 1996, những CBCS ấy được Bộ Công an tổ chức cho đi điều dưỡng - chữa bệnh mỗi năm một tháng.
 Song 12 năm qua, chất xạ hiếm ấy chưa chịu nằm yên. Nó âm ỉ gặm nhấm từng tế bào những CBCS Công an đã tiếp xúc với nó ngày nào. Từ năm 2006, kết quả kiểm tra sức khỏe 39 đồng chí tham gia chuyên án 027Z và những CBCS tiếp xúc với cục xạ hiếm (1 đồng chí đã mất) đã cho thấy dấu hiệu bất thường như suy giảm hồng cầu, mắc bệnh về tim mạch, đường hô hấp.
Thượng tá Lê Quý Dương kể, “Năm 2006 đi kiểm tra sức khỏe, tôi được bác sỹ thông báo tỷ lệ hồng cầu chỉ còn 1/2 so với mức bình thường. Ban đầu chẩn đoán tôi bị giun móc trong gan hoặc chảy máu dạ dày. Sau gần 2 tháng xét nghiệm nhiều nơi, đến khi vào Viện Huyết học truyền máu Trung ương tôi mới được xác định là bị suy tủy và ung thư máu. Hiện, tôi đang phải điều trị bằng chiếu xạ”. Ngoài Thượng tá Lê Quý Dương, các đồng chí Lê Quý Hùng cũng bị u não; đồng chí Doãn Văn Hoàn bị u phổi; trinh sát Lương Hoàng Dũng, người tiếp cận tên Hùng suốt quá trình bắt giữ, thu tang vật bị giảm mạnh tỷ lệ hồng cầu...
Trong câu chuyện với chúng tôi hôm nay, chuyên án 027Z được các chiến sỹ CAQ Hai Bà Trưng đề cập đến như mọi chuyên án đấu tranh với tội phạm mà các anh đã khám phá.
Không ai nhắc đến sự hy sinh thầm lặng, ý chí quyết tâm, dũng cảm ngăn chặn kẻ xấu phát tán loại chất “chết người” ra cộng đồng; đặc biệt là những tác động nguy hại của phóng xạ đến sức khỏe, tính mạng con người, để lại hậu quả lâu dài đối với những đồng chí tham gia vụ án và trực tiếp tiếp xúc với tang vật. 12 năm, “hậu” chuyên án 027Z, rất cần các cơ quan chức năng nghiên cứu, tạo điều kiện, chế độ quan tâm hơn nữa với 39 CBCS đang công tác, cũng như sớm bổ sung quy định về tiêu chuẩn Thương binh - bệnh binh - liệt sỹ đối với lực lượng công an trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm mới, đặc biệt là tội phạm buôn bán chất phóng xạ.
Hoàng Quân
(H2N2)-Bạn biết gì về sự tiếp xúc (còn gọi là phơi nhiễm) phóng xạ. Nếu xảy ra sự cố rò rỉ phóng xạ gần nơi ở, bạn cần làm gì để sống sót.
Nỗi lo lắng của những người đang trú ẩn ở Fukushima (Nhật Bản), nơi vừa xảy ra 3 vụ nổ tại ba lò phản ứng hạt nhân đang tăng lên. Dưới đây là 5 sự thực sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc phơi nhiễm phóng xạ, do tiến sĩ Richard Besser đưa ra trên ABC:
Khi có tình huống khẩn cấp về phóng xạ, bạn nên ẩn náu ở sâu, kín nhất có thể, chẳng hạn dưới hầm, trong phòng kín, chất nhiều đồ đạc bên ngoài. Với mỗi centimet dày hơn, lớp chắn này sẽ bảo vệ bạn tốt hơn khỏi nguy cơ chết người. Ảnh: ki4u. com.
- Phóng xạ vẫn phát sinh trong môi trường tự nhiên, và gần như có mặt ở khắp nơi trên trái đất. Nhiệt độ, ánh sáng và vi sóng đều giải phóng ra một vài dạng bức xạ. Urani, thori và radi vẫn thường phát xạ tự nhiên trong lớp đất trên bề mặt. Chúng ta hàng ngày vẫn tiếp xúc với dạng phóng xạ này song nó thường không bị xem là nguy hiểm.
- Cơ thể chúng ta luôn phải tiếp xúc với một lượng nhỏ phóng xạ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh dịch Mỹ, khoảng 80% sự tiếp xúc này đến từ các nguồn tự nhiên, và 20% còn lại từ các nguồn phát xạ nhân tạo, chủ yếu là chụp X quang. Nhìn chung, các nhà khoa học không tìm thấy lượng phóng xạ mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày gây ra nguy hiểm gì.
- Trong một vụ nổ hạt nhân, mọi người tiếp xúc với một lượng lớn phóng xạ trong một thời gian ngắn và có thể xuất hiện hội chứng nhiễm xạ cấp tính (ARS). Trong vòng vài tiếng đầu sau khi tiếp xúc, người nhiễm xạ có thể thấy buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và da bị xạm đen. Qua thời gian, phóng xạ có thể gây hủy hoại tủy xương và gây ra chảy máu trong cũng như các bệnh nhiễm trùng khác. Hầu hết những người không hồi phục được sau cơn ARS sẽ chết trong vòng vài tháng.
- Chính quyền địa phương nên có kế hoạch trong trường hợp có sự cố khẩn cấp về phóng xạ. Hãy tìm đọc để hiểu kỹ kế hoạch chuẩn bị khẩn cấp này và có lộ trình sơ tán hợp lý.
- Trong tình huống khẩn cấp về phóng xạ, chẳng hạn lo ngại sẽ có một vụ nổ hạt nhân, bạn được khuyến cáo nên tạo ra "nơi trú ẩn tại chỗ". Điều đó có nghĩa là bạn nên ở trong nhà hoặc công sở, hoặc một khu vực phòng kín. Để giúp cho nơi trú ẩn của mình an toàn hơn, bạn nên: Đóng và khóa tất cả các cửa ra vào và cửa sổ; Tắt quạt, điều hòa không khí hoặc bất kỳ thiết bị nào làm cuộn khí từ ngoài vào; Chui xuống hầm hoặc vào phòng hẹp; Bật radio để nghe xem các bản tin mình phải làm gì.
Thuận An

Nhận biết Nhiễm Xạ ARS

Cách nhận biết bị nhiễm phóng xạ

Một liều lượng đồng vị phóng xạ rất nhỏ đã xuất hiện ở nhiều nơi tại Hà Nội, TP HCM, Đà Lạt, Ninh Thuận..., song, theo các chuyên gia, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
 
Nghiên cứu dưới đây từ trang WikiHow (http://www.wikihow.com/), chỉ ra, mỗi năm, một người bình thường nhận được khoảng 3 đến 4 μSv từ các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo (1 μSv = 1 / 1000 Sv).

Bức xạ được đo bằng đơn vị: Roentgen (R), grey (Gy), và Sievert (Sv). Gy và Sv tương tự nhau.

Một người thường sẽ bị vô sinh khi nhận một liều 3 Gy (300 rad) đến tinh hoàn và Gy 2 (200 rad) vào buồng trứng (1 Gy = 100 rad). Đối với một người sống sót khi tiếp xúc với bức xạ, các tế bào máu sẽ bắt đầu tự bổ sung sau 4 - 5 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ mệt mỏi, thờ ơ và yếu trong một số tháng tiếp sau.                             
 
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho ngày 4/4. (Ảnh: CTBTO)
Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho ngày 4/4. (Ảnh: CTBTO)
 
Làm thế nào để nhận biết bệnh bức xạ?
Bệnh bức xạ, theo y khoa được gọi là hội chứng phóng xạ cấp tính (ARS) và thường được gọi là ngộ độc phóng xạ hoặc độc tính phóng xạ, là một tập hợp các triệu chứng xảy ra sau khi tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ ion hóa trong một thời gian ngắn. Bệnh bức xạ thường được kết hợp với phơi nhiễm cấp tính và có một loạt triệu chứng xuất hiện có trật tự.
Nguyên nhân gây bệnh bức xạ
Bệnh bức xạ gây ra bởi bức xạ ion hóa. Đây là loại bức xạ có thể dưới dạng tia X, tia gamma và bắn phá hạt (nơtron chùm, chùm electron, proton, meson, và những loại khác). Bức xạ ion hóa gây ra các hiệu ứng hóa học ngay trên mô của người. Có hai loại phơi nhiễm là chiếu xạ và nhiễm xạ. Chiếu xạ liên quan đến việc tiếp xúc với các sóng bức xạ theo chỉ định, trong khi nhiễm xạ liên quan đến việc tiếp xúc với bụi hay chất lỏng phóng xạ. Bệnh cấp tính bức xạ chỉ xảy ra với chiếu xạ, trong khi nhiễm xạ đến từ sự hấp thụ chất phóng xạ xuyên qua da và chuyển đến tủy xương, nơi có thể dẫn đến ung thư.

(Bức xạ không ion hóa ở dạng ánh sáng, sóng radio, sóng vi ba, và radar, không gây thiệt hại cho cơ thể).
Sự phát triển của bệnh bức xạ. Bệnh bức xạ thường bắt đầu khi cả cơ thể (hay phần lớn cơ thể) tiếp xúc với một liều lượng rất cao bức xạ khiến nó thâm nhập vào người, đến cơ quan nội tạng, trong một khoảng thời gian ngắn (thường là trong vòng vài phút).
- Liều cao (> 8 Gy hoặc 800 rad) bức xạ toàn bộ cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn, xảy đến tử vong sau một vài ngày đến vài tuần.
- Liều vừa phải (1 - 4 Gy hoặc 100 – 400 rad) bức xạ có thể gây ra các triệu chứng xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc. Các triệu chứng sẽ phát triển một cách khá dễ dự đoán và có cơ hội sống, đặc biệt khi được chăm sóc y tế kịp thời. Tuy nhiên những người tiếp xúc với liều lượng như trên có thể làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư.
- Liều thấp (<0,05 Gy hoặc 5 rad) bức xạ, không bị bệnh bức xạ và có thể không ảnh hưởng sức khỏe sau này, mặc dù có thể nguy cơ cao bị ung thư (so với mức trung bình dân số).
Khi cơ thể tiếp xúc nhanh với một liều duy lớn duy nhất có thể gây tử vong, nhưng cũng với liều lượng tương tự nhiễm trong khoảng thời gian vài tuần hoặc một tháng thì cơ thể ít bị ảnh hưởng hơn nhiều.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm phóng xạ cấp tính.
Các triệu chứng sau đây là khá chuẩn trong chẩn đoán một người bị bệnh phóng xạ cấp tính:
- Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy có thể xảy ra trong vòng vài phút đến vài ngày sau khi tiếp xúc với bức xạ; chúng được gọi là "tiền triệu chứng". Những triệu chứng này có xu hướng xảy ra 2 - 12 giờ sau khi tiếp xúc với một lượng 2 Gy hoặc nhiều hơn bức xạ (hội chứng tạo máu).
- Trong khoảng 24 đến 36 giờ, các triệu chứng có thể đến và đi và một giai đoạn “miễn triệu chứng” có thể xảy ra trong một tuần, được gọi là "giai đoạn ủ bệnh". Người nhiễm bệnh thường trông khỏe mạnh và cảm thấy khỏe trong một thời gian ngắn, sau đó họ sẽ bị bệnh lại với các triệu chứng: chán ăn, mệt mỏi, khó thở, yếu toàn thân, tái da, sốt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, và thậm chí có thể co giật và hôn mê. Trong tuần lễ "khỏe mạnh", các tế bào máu của bệnh nhân trong lá lách, xương, tủy và các hạch bạch huyết mất đi mà không được thay thế, gây suy giảm nghiêm trọng về số lượng tế bào bạch cầu, tiểu cầu và tế bào hồng cầu.
- Các tổn hại về da cũng có thể xảy ra với các biểu hiện như sưng, ngứa và đỏ (như vết cháy nắng). Da đỏ thường xảy ra với khoảng một liều Gy 2. Có thể có rụng tóc. Cũng giống như các triệu chứng tiêu hóa được đề cập ở trên, các biểu hiện về da xuất hiện rồi biến mất, da dường như khỏe lại trong một thời gian ngắn, và sau đó các biến chứng xuất hiện trở lại.
- Khi máu từ một người tiếp xúc với bức xạ được kiểm tra, thường thấy sự suy giảm các tế bào máu, gây nguy cơ lớn cho các bệnh nhiễm trùng do các tế bào bạch cầu thấp, chảy máu do tiểu cầu thấp, và thiếu máu do các tế bào hồng cầu thấp.
- Tiếp xúc với một lượng 4 Gy hoặc nhiều hơn bức xạ sẽ gây ra hội chứng tiêu hóa, khi đó, người bệnh trở nên mất nước nghiêm trọng trong 2 ngày đầu tiên, 4 đến 5 ngày sau, bệnh nhân "cảm thấy khỏe", nhưng sau đó lại bị mất nước, tiêu chảy ra máu khi vi khuẩn từ đường tiêu hóa bắt đầu xâm nhập tất cả các của cơ thể, tạo ra nhiễm trùng.
- Một người bị hội chứng mạch máu não (não) là kết quả của việc tiếp xúc với lượng bức xạ cao 20-30 Gy một liều duy nhất, có thể sẽ trải qua cảm giác bối rối, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy ra máu, và sốc. Huyết áp giảm xuống trong vài giờ và cuối cùng, không chịu nổi, bệnh nhân co giật và hôn mê và chết trong vòng vài giờ đến vài ngày.

Bức xạ cấp tính không lây nhiễm hoặc chuyển sang chỗ khác.

(Tìm sự chăm sóc y tế lập tức nếu bạn tin rằng bạn hoặc người khác đã tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ. Ngay cả khi bạn chưa trải qua các triệu chứng trên, luôn là khôn ngoan nếu đi xét nghiệm càng sớm càng tốt).
Cách chữa bệnh nhiễm xạ
Không có cách chữa bệnh nhiễm xạ,  với liều lượng xác định, khoảng 6 Gy hoặc nhiều hơn, thường bệnh nhân sẽ chết. Đối với một người bị ngộ độc bức xạ nghiêm trọng, thường phải điều trị hỗ trợ. Có nghĩa, người chăm sóc y tế sẽ kê toa thuốc hoặc thực hiện các phương pháp làm giảm triệu chứng. Trong trường hợp tiếp xúc với bức xạ nghiêm trọng mà cái chết gần như chắc chắn, gia đình và bạn bè cần phải được chuẩn bị để dành thời gian cho bệnh nhân (nếu được phép) và thực hiện bất cứ hỗ trợ nào nhằm giảm cơn đau của bệnh nhân.
- Việc điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm máu, các nhân tố kích thích nội tại, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc nếu khám lâm sàng chỉ định. Những người đang được điều trị thường sẽ được cách ly để tránh lây nhiễm các tác nhân gây nhiễm xạ  (thậm chí không được ngồi cạnh giường ngủ). Thuốc có thể được cấp khi có các cơn động kinh và làm giảm bớt sự lo lắng để các bệnh nhân cảm thấy thoải mái.
- Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân tử vong do bệnh bức xạ là xuất huyết trong và nhiễm trùng.
- Đối với một người sống sót khi tiếp xúc với bức xạ, các tế bào máu sẽ bắt đầu tự bổ sung sau 4 - 5 tuần. Tuy nhiên, người bệnh sẽ mệt mỏi, thờ ơ và yếu trong một số tháng tiếp sau.
- Số lượng tế bào bạch huyết của một người 48 giờ sau khi tiếp xúc với bức xạ càng thấp, thì các cơ hội sống sót càng ít.
Khả năng nhiễm xạ mãn tính, ảnh hưởng của phơi nhiễm bức xạ
Ngay cả sống sót sau khi bị bệnh bức xạ cấp tính, một người vẫn có thể bị bệnh mãn tính như ung thư. Nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng bức xạ nghiêm trọng có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh gây ra bởi các tế bào chiếu xạ sinh sản, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh trên người.
 Tế bào bị phá hỏng bởi bức xạ ion hóa tương tự như sự hư hỏng nhiễm sắc thể (AND), gây ra bởi các quá trình trao đổi chất hàng ngày (các gốc tự do gây tổn hại các tế bào và chất chống oxy hóa có thể giúp khắc phục những hư hại này). Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra cho đến nay, có một số sự phá hủy do bức xạ phức tạp hơn so với những tổn thương ADN hằng ngày, và do đó, cơ thể chúng ta không dễ dàng phục hồi.
Bức xạ được đo bằng các đơn vị: Roentgen (R), grey (Gy), và Sievert (Sv). Trong đó, Gy và Sv tương tự nhau.
Mỗi năm, một người bình thường nhận được khoảng 3 đến 4 mSv từ các nguồn bức xạ tự nhiên và nhân tạo (1 μSv = 1 / 1000 Sv).
Một số bộ phận của cơ thể dễ bị bức xạ hơn những bộ phận khác. Đây là lý do tại sao các khu vực nhất định của cơ thể, chẳng hạn như khu vực sinh sản, được che chắn khi điều trị phóng xạ cho bệnh ung thư… Các cơ quan sinh sản, các mô và cơ quan trong đó các tế bào nhân lên nhanh chóng thì dễ bị tổn thương bức xạ hơn so với các phần khác của cơ thể.
Một người thường sẽ bị vô sinh với một liều 3 Gy (300 rad) đến tinh hoàn và Gy 2 (200 rad) vào buồng trứng (1 Gy = 100 rad.).
Giai đoạn ủ bệnh càng ngắn, lượng bức xạ nhận được càng cao.                                      
Tại trạm Hà Nội, tính đến ngày 4/4, đã đo được các đồng vị I-131, Cs-137 và Cs-134 trong không khí nhưng hàm lượng rất nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Hoạt độ các đồng vị phóng xạ trong mẫu son khí (đo tại trạm Hà Nội)
Loại đồng vị
Hàm lượng (mBq/m3)
Mức phông /
Ngưỡng phát hiện
I-131
45,7±3,8
10-6 Bq/m3
Cs-137
10,0±1,1
10-6 Bq/m3
Cs-134
7,7±0,7
10-6 Bq/m3
K-40
19,3±12,3
30- 91 μBq/m3
Be-7
3306,2±259,6
500-5000 μBq/m3
U-238
3,8±1,5
1,8-10 μBq/m3
Th-232
4,6±2,3
0,3- 10 μBq/m3
(Nguồn Website Bộ Khoa học và Công nghệ)

Hoạt độ đồng vị phóng xạ I-131 đo được trong mẫu son khí tại Đà Lạt, Ninh Thuận và TP HCM lần lượt là 75,6±27,3; 47,4±17,1; và 68,5±12,7 μBq một m3. Các thông số này, theo Tổ công tác xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, là rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Theo kết quả đo được tại trạm quan trắc của Viện Khoa học và Ký thuật hạt nhân, xuất liều gamma đo được trong không khí tại trạm Hà Nội trung bình là 0,15 μSv.

Các ngày tới tại vùng Đông Nam Á có thể vẫn ghi nhận được hạt nhân phóng xạ trong không khí nhưng với nồng độ rất thấp, không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tại Nhật Bản, ngày 2/4, lượng phóng xạ I-131 đo được trong đất tại 7 tỉnh dao động từ 4-95 Bq/m2 và Cs-137 tại 6 tỉnh dao động từ 15-47 Bq/m2. Tại 7 điểm cách nhà máy Fukushima I từ 32-62km về phía Bắc và Tây Bắc, IAEA đã đo được suất liều dao động từ 0,6-4,5 μSv/h; nhiễm bẩn bêta-gamma từ 0,09-0,46 MBq/m2.
Đến 2/4, hầu hết các khuyến cáo hạn chế sử dụng nước uống đã được dỡ bỏ, chỉ còn khuyến cáo việc hạn chế dùng nước uống cho trẻ sơ sinh tại một làng ở tỉnh Fukushima, mặc dù nồng độ I-131 trong nước uống tại đây đã giảm xuống dưới 100 Bq/l.
 
 
Theo Hiền Minh
Đất Việt