Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Địa ngục mà tôi biết

Bài viết của Đường Sỹ
[MINH HUỆ 09-12-2013] Hiện giờ là thời điểm tối hậu vô cùng cấp bách để các học viên Đại Pháp làm tốt ba việc, nhưng vẫn còn rất nhiều các học viên Đại Pháp không tinh tấn, còn hoang phí thời gian, mê tại nhân gian, quan thời gian lâu không trừ bỏ đi chấp trước mà còn tìm lý do bao biện cho trạng thái không tốt của mình. Tại thời khắc tối hậu biến đổi cự đại của lịch sử này, là một học viên tôi không nhẫn tâm nhìn thấy đệ tử Chính Pháp đã mạo hiểm sinh mệnh vượt qua bao khổ nạn lại mê tại nhân gian, không thể trở về nhà, cho nên tôi viết ra những tình huống tại địa ngục mà tôi biết được qua thần thông của mình. Hy vọng mọi người lấy đó làm lời cảnh báo, đừng để lỡ mất thời cơ quý báu này.
Tình hình địa ngục vô cùng phức tạp, cẩn mật, không thể nói rõ chỉ qua đôi lời, trước tiên bắt đầu từ việc bắt vong hồn như thế nào.
Trước tiên muốn bắt vong hồn cần phải khiến chủ nguyên thần và thân thể tại nhân gian phân khai ra. Vong hồn do hai quan viên địa ngục áp tải, tháp tùng còn có 6 đến 9 quan viên địa ngục phổ thông. Hai người là quan viên địa ngục dẫn đầu: một người mặt đỏ, mặt mũi dữ tợn, tướng mạo hung ác, nhe nanh ngoác miệng, mình mặc quan phục hai lớp màu đen, đầu đội mũ quan màu đỏ. Người còn lại mặt đen, mặc quan phục màu đen, đầu đội mũ quan cao có hai màu đen trắng xen lẫn, mặt mũi ôn hòa hơn một chút.
Hai vị quan cho vong hồn vào một cái gông, không khác so với cái gông thời cổ đại là bao, nhưng không có cách nào để tháo gông từ bên trong, khi dùng gông thì do quan viên biến hóa ra, khi muốn tháo gông thì gông tự nhiên biến mất. Sau đó họ xích chân linh hồn lại, dây xích chân đó cũng không khác mấy so với dây xích tại nhân gian. Hai vị quan viên mỗi người một tay dùng một sợi dây thừng lần lượt cột vào hai bên cánh tay trái, tay phải của linh hồn, dẫn nó đi về phía trước, thường thì khoảng 6 đến 9 binh tốt không có việc làm có thể theo sau áp tải để phòng biến cố xảy ra trên đường tới hoàng tuyền.
Đợi đến địa phủ thì trước tiên tạm thời nhốt vong hồn vào một gian mật thất, để chờ Diêm Vương xử lý xong việc sẽ cho gọi nó đến đại sảnh phán xét phạm nhân tại âm gian, vẫn là hai quan viên đó sẽ áp tải vong hồn tới đại sảnh. Địa ngục quy định vong hồn do ai phụ trách thì người đó cần phụ trách đến cùng, không được thay người giữa chừng, hơn nữa quan viên bắt vong hồn chỉ có thể là hai vị quan viên vừa rồi, hai vị quan viên dùng phân thân xử lý rất nhiều công việc.
Đến đại sảnh, đại sảnh rất lớn, rất rộng. Đối diện cửa đại sảnh là chỗ ngồi của Diêm Vương, chỉ nhìn thấy chính giữa bức tường phía sau chỗ ngồi của Diêm Vương nhô ra cái mặt hình con báo, dữ tợn uy nghiêm, xung quanh mặt con báo là những câu đối. Từ trái qua phải là:
“Thiên đạo luân lý nhất thông giang
Vạn ác thị phi nhất tịnh trường”
(Luân lý đạo trời như một dòng sông chảy suốt
Vạn ác ắt chẳng thể bền lâu)
Hoành phi ghi câu: Tự tác tự thụ (Tự làm tự chịu)
Chỗ ngồi của Diêm Vương là một cái thùng gỗ màu đen, phía trên trải đệm mềm, phía trước ghế ngồi là một cái bàn gỗ dài màu đen, hai bên ghế cuốn lên trên, trên bàn chất đầy văn thư, thẻ sách cao chừng một thước, còn có giấy, dấu đỏ, mực đen và dấu quan. Có hai viên quan binh quỳ trên bậc thềm rộng phía dưới, đảm nhiệm việc hầu hạ Diêm Vương.
Cửa địa ngục và chỗ ngồi của Diêm Vương đối nhau, phía trái địa ngục có khoảng hơn 300 các vị Thần Tiên ngồi trên sàn nhà. Những vị Thần Tiên này thân mặc áo trắng, đầu đội mũ trắng, trước mặt mỗi vị Thần Tiên đều có bàn thư án, trên bàn có rất nhiều thẻ sách. Những vị Thần Tiên này hàng ngày quan sát hành vi của con người trên nhân gian, ghi chép lại từng phút từng giây.
Bên phải cửa địa ngục có khoảng hơn 400 Võ tướng ngồi tại đó, trước mặt Võ tướng cũng có bàn thư án, có giấy bút, còn có một thứ giống với màn hình ti vi. Các vị Võ tướng luôn luôn theo dõi từng hành vi của con người trên màn hình, khi có kẻ hành ác tại nhân gian, Võ tướng sẽ vẽ một ô vuông lên trên màn hình và thảo văn thư trừng phạt trình Diêm Vương phê chuẩn. Sau khi Diêm Vương phê chuẩn hạ lệnh, Võ tướng sẽ phái quan viên tiến hành trừng phạt với kẻ phạm lỗi tại nhân gian tùy theo mức độ khác nhau.
Phía trong đại sảnh là ba tấm thảm cùng kích cỡ, tấm thảm đó không có tác dụng với những người làm việc tại địa ngục, nhưng lại có thể cố định nguyên vị hai chân của phạm nhân, cho nên khi thẩm vấn không cần quan binh phải trông chừng.
Hai vị quan viên dẫn vong hồn tới đại sảnh liền rời đi, vong hồn quỳ trên mặt đất nghe tra hỏi.
Diêm Vương phán xét tình trạng đời sau của hồn phách theo phương pháp cơ bản sau, gồm 10 điều:
1. Nguyên nhân của tất cả các hành vi mà vong hồn đời này đã làm, địa ngục rất coi trọng nhân tâm, tra xét ngọn ngành nguồn cơn mọi việc trong cả cuộc đời người này.
2. Xem tình huống duyên phận của vong hồn và các sinh mệnh khác.
3. Xem ảnh hưởng và hậu quả những việc vong hồn đã làm trong cả một đời gây nên tại nhân gian.
4. Xem nghiệp lực cả một đời của vong hồn nhiều bao nhiêu.
5. Xem đức cả một đời của vong hồn nhiều bao nhiêu.
6. Xem thiện niệm của vong hồn nhiều bao nhiêu, nhiều thiện niệm đời sau nhiều hạnh phúc, ít thiện niệm đời sau nhiều đau khổ.
7. Xem sứ mệnh của vong hồn tại nhân gian làm được đến đâu.
8. Xem vong hồn có tin Phật, tin Đạo, tin vào tu luyện hay không. Nếu tin thì đời sau tăng phúc lộc, nếu không thì đời sau giảm phúc phận.
9. Xem chí hướng của vong hồn tại nơi nào. Nếu chí hướng cao thượng, đời sau tài vận phú quý nhiều, nếu chí hướng ngang bướng ích kỷ thì đời sau thống khổ nhiều, tiền tài ít.
10. Xem thái độ của vong hồn với Pháp Luân Đại Pháp. Nếu công nhận và tin tưởng Đại Pháp được hưởng đại phú quý, đồng thời tiêu trừ được vô số tội nghiệp. Những kẻ không tin lại còn bất kính với Đại Pháp sẽ trực tiếp bị đưa vào nhà giam và chịu hình phạt dày vò.
Thời gian Diêm vương xử lý tình hình chuyển kiếp của một vong hồn khoảng 60 đến 80 phút.  Do con người trên thế gian làm việc tốt hay xấu đều liên quan đến an bài của các vị Thần nơi cao tầng, nên không thể qua loa, cẩu thả. Bên cạnh Diêm vương có một vị Thần tầng thứ cao hơn một chút. Vị Thần này toàn thân trắng ngần, cốt cách phi phàm. Vị Thần này chuyên sửa chữa những chỗ chưa hợp lý bằng cách thêm hoặc bớt những vấn đề mà Diêm Vương suy xét chưa thấu đáo. Vì Diêm Vương là Thần nơi cảnh giới tầng thấp, đôi khi cũng không thể thấy hết được tình hình phức tạp liên quan đến an bài của các vị Thần nơi cao tầng, nên cần có Thần nơi cao tầng trợ giúp.
Mỗi lần xử lý việc chuyển thế Diêm Vương đều phải không ngừng lật giở các loại điển tích, quy tắc, các điều khoản và giới lệnh tại địa ngục để đối chứng. Quy định và thư tịch nơi địa ngục nhiều vô cùng, mỗi khi trong sách có chỗ mơ hồ không rõ và khó nắm rõ cách phân biệt tình huống, Diêm Vương đều phải lên Thượng giới hỏi.
Cho nên sách tại địa ngục bị sửa chữa rất nhiều lần, được dùng bút đỏ đánh dấu ngoặc giải thích chi tiết rõ ràng. Khi Diêm Vương hạ lệnh cho con người đầu thai kiếp sau, nếu lệnh thích hợp thì sẽ được tiến hành một cách bình thường. Nếu có sơ xuất hoặc sai sót thì không thể tiến hành được, điều này cũng là do các vị Thần ở tầng cao hơn điểm hóa và chỉ dẫn.
Khi Diêm Vương chuẩn bị tuyên bố tình trạng chuyển sinh, phía sau vong hồn sẽ xuất hiện rất nhiều quan viên tay cầm đủ loại vật dụng. Có người cầm cây phất trần tượng trưng cho việc được thành Tiên, có người cầm mũ quan, còn có cả da của các loại động vật, rất nhiều chủng loại.
Tuyên bố xong chỉ lệnh, vong hồn sẽ nhận lấy đồ vật tương ứng trong đại sảnh, hoặc là mặc lớp da động vật và biến thành động vật, đi theo hai vị quan viên bước ra nơi vòng ngoài cõi âm gian của địa phủ, bước vào chỗ trống ở vòng ngoài là có thể được chuyển sinh.
Nếu những vong hồn phải lưu lại địa ngục chịu trừng phạt, sẽ bị hai quan viên dẫn tới mật thất thụ hình, trường kỳ chịu đủ các loại dày vò, đến hạn mới được tiếp tục chuyển sinh.
Nhà giam tại địa ngục không chỉ có 18 tầng, hiện giờ đã có 4.000 tầng, tầng sau lại thống khổ khủng khiếp hơn tầng trước. Trước kia khi các Đệ tử Đại Pháp chưa bị bức hại thì không có nhiều tầng như vậy. Sau này do những người bức hại các đệ tử Đại Pháp tội nghiệp nghiêm trọng, nên số tầng nhà giam trong chớp mắt đã tăng lên 2.000 tầng. Hiện giờ nhà giam trong địa ngục không còn giới hạn. Trong vũ trụ có những tội ác to lớn như vậy, số tầng nhà giam cũng ngày càng nhiều hơn. Mỗi tầng nhà giam có rất nhiều những phòng giam độc lập, mỗi phòng giam lại được gọi bằng những cái tên li kỳ cổ quái khác nhau. Phạm nhân trong các phòng giam không được cho cơm ăn cũng không bị đói chết, nhưng từng giây từng phút đều có thể cảm nhận được cảm giác đói khát.
Các biện pháp tiến hành hình phạt ở địa ngục là phần quan trọng nhất.
Dưới đây tôi xin giới thiệu một phần các hình phạt trong địa ngục.
Mọi người ai cũng biết Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là những nhân tố thiết yếu cấu thành vật chất. Có người bản mệnh thuộc Thủy, thuộc Mộc. Nguyên lý trừng phạt cơ bản trong địa ngục chính là dùng các phương pháp tương khắc trừng phạt trong mật thất. Ví như nếu phạm nhân mệnh Hỏa thì sẽ dày vò bằng cách dùng Thủy.
Sự trừng phạt trong địa ngục không chỉ đơn thuần là để vong hồn trả nghiệp, mà chính là còn khiến vong hồn tự thay đổi bản thân.
Ví dụ, một thương nhân tham tiền vì tư lợi mà dùng những cách thức không chính đáng tích cóp tiền tài thì sau khi xuống địa ngục, hàng ngày trước mặt y sẽ hiện ra rất nhiều đồ ăn mỹ vị, thơm ngon, lại có thể dùng tay bắt lấy, có thể ăn nhưng ăn vào lại chẳng thấy mùi vị gì, hơn nữa trong bụng vẫn có cảm giác trống rỗng. Loại đồ ăn ảo giác này khiến người ta muốn vồ lấy và nuốt chửng nhưng lại không thể thực hiện được. Lúc này xung quanh vị thương nhân sẽ có từng sấp từng sấp tiền. Vị thương nhân sẽ mất đi chấp trước mãnh liệt vào tiền tài trong sự dày vò của cơn đói khát.
Giam ngục thống khổ nhất trong địa ngục chính là “vô gián địa ngục”. Vô gián địa ngục thời thời khắc khắc đều dày vò phạm nhân, vĩnh viễn không ngừng nghỉ. Ví như, một cảnh sát bức hại chết một đệ tử Đại Pháp sau khi xuống địa ngục, đầu tiên sẽ bị tước bỏ hết Đức, sau đó tống vào vô gián địa ngục.
Cảnh sát đã gây ra bất kỳ đau khổ nào cho học viên Đại Pháp thì sẽ phải gánh chịu sự đau khổ dày vò thể xác gấp vô số lần như vậy. Từng tế bào trong mỗi sinh mệnh tại tất cả các tầng của người cảnh sát đó đều đồng thời phải chịu nỗi đau đớn tột cùng do bị lột da, bị dùng dao chặt xương thành vô số mảnh, sau đó nấu trong một cái nồi lớn. Đây chỉ là một loại phương pháp mà thôi, còn từng thân thể trong mỗi tế bào trên cơ thể người cảnh sát đó dều bị hàng vạn mũi tên xuyên thấu tim, trên mũi tên có chất kịch độc, trên cung tên có ngọn lửa cháy, hơn nữa ngọn lửa này không tắt. Cảnh sát sẽ bị đốt cháy lớp da trên bề mặt, thân thể y vô cùng đau đớn, hoặc đặt cả thân thể của cảnh sát vào trong hầm phân hoặc trong nước tiểu khiến y bị ngạt và bị dày vò thống khổ.
Đây là những cách làm của Diêm Vương tại địa ngục. Sự cao quý của các đệ tử Đại Pháp tỏa sáng ngay trong quá trình các đệ tử Đại Pháp gặp nạn, đại nạn này đã khiến Thiên Thần phẫn nộ. Các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng cứu người tại nhân gian sẽ can hệ đến sinh mệnh của vô số Thần trên Thiên thượng nên đệ tử Đại Pháp bị bức hại chết thì vô số các vị Thần trên thiên thượng đều lâm vào tình cảnh nguy hiểm ngàn cân treo sợi tóc; cho nên các Chính Thần trên Thiên thượng căm phẫn khôn nguôi đối với những kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp. Cho nên người cảnh sát này khi bị hành hình tại nhà ngục kéo dài, lần lượt từng nhóm, từng nhóm các Chính Thần, ba người, năm người, hoặc tám người, mười người sẽ tới địa ngục truyền đạt những biện pháp trừng phạt người cảnh sát này. Mỗi cảnh sát bức hại chết đệ tử Đại Pháp hầu như mỗi ngày trong địa ngục đều có những vị Thần nơi cao tầng tới tuyên bố các biện pháp trừng phạt y. Những cách thức mà các vị Thần nơi cao tầng trừng phạt những tên cảnh sát kiểu này vô cùng đa dạng.
Từ sau khi đệ tử Đại Pháp bắt đầu bị bức hại, các Chính Thần trên thiên thượng đều nhất trí là: Dù cho con người làm bất kỳ việc xấu nào đối với các đệ tử Đại Pháp thì đều phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: đó chính là hình thần toàn diệt. Sự trừng phạt này nhằm vào hành vi trước nay chưa từng có trong vũ trụ nhằm vào một quần thể lớn như vậy. Do các Chính Thần trên Thiên thượng đều cảm thấy các Đệ tử Đại Pháp vốn là những người tốt, lương thiện, cái tâm giảng chân tướng cứu người trong gian khổ của họ đã cảm động thấu cả vũ trụ. Với những người có nghĩa cử vĩ đại như vậy, những kẻ không những không biết tôn kính mà ngược lại còn bức hại, những kẻ này nhất định không thể cứu vớt, cho nên các vị Thần đều đồng thuận sẽ khiến y hình thần toàn diệt.
Những Chính Thần nơi cao tầng chia những kẻ bức hại các đệ tử Đại Pháp làm hai loại:
Một loại là bức hại đệ tử Đại Pháp nhẹ hơn một chút, Thần ở tầng thứ cao sẽ cố gắng kéo dài nhất thời gian chịu đựng đau khổ của tất cả sinh mệnh của người này trong không gian khác. Do sinh mệnh không thể chịu đựng được thống khổ sẽ tự diệt vong, và nới rộng diện tích thân thể y khiến y chịu đựng sự dày vò nhiều hơn.
Loại nữa là những kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp rất nghiêm trọng, Chính Thần kéo dài thời gian mà thân thể của những người này tại không gian khác phải chịu đựng sự thống khổ là vĩnh viễn.
Trong các hình phạt đối với những kẻ bức hại đệ tử Đại Pháp kinh khủng nhất là dùng kim châm.
Các huyệt vị của con người đều quản các bộ phận trong cơ thể, có huyệt vị quản việc điều tiết thân thể, có huyệt vị quản việc bài tiết. Nếu những huyệt vị then chốt bị ấn nhầm thì sẽ vô cùng đau đớn.
Trong địa ngục, quan viên dùng những thứ có hình như cây nấm và các hình thức điểm trúng vào những huyệt trọng yếu trên thân thể phạm nhân – những kẻ đã bức hại đệ tử Đại Pháp. Trên vật có hình cây nấm này có ngọn lửa bất diệt, người thường chịu đau khổ thấu tim khắc cốt cùng cực như vậy, sống cũng chẳng bằng chết, đúng thực là cảm thấy cái chết mới là lựa chọn tốt nhất.
Còn có hình phạt dùng cái chết. Con người sống trên đời điều dày vò đáng sợ nhất là tâm sợ chết. Với những kẻ ác bức hại đệ tử Đại Pháp, sẽ dùng ngọn lửa trong một đám lửa đuổi cho y chạy, nhưng vẫn luôn chừa lại đường cho y chạy. Lúc này nỗi sợ và sự kinh hoàng từng phút từng giây và nỗi đau khổ bị ngọn lửa thiêu đốt có thể dày vò con người đến mức suy sụp.
Những điều tôi biết đại khái là như vậy. Do các cảnh giới khác nhau sẽ nhìn thấy những cảnh tượng khác nhau trong vũ trụ, nên điều tôi nhìn thấy không chắc chắn đều là sự thực, nhưng cũng không nhất định là giả.


Đăng ngày 17-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Hoàng đế Khang Hy dạy con đọc thuộc sách 120 lần


Tranh vẽ Hoàng đế Khang Hy. (Ảnh: Internet)
Tranh vẽ Hoàng đế Khang Hy. (Ảnh: Internet)
Vào đầu triều đại nhà Thanh, Hoàng đế Khang Hy có một phương pháp giáo dục con cháu của ngài vô cùng đặc biệt. Vị Hoàng đế có tất cả 35 người con trai, 20 người con gái và 97 người cháu.
Vậy bằng cách nào mà Khang Hy giáo dục các hoàng tử hoàng tôn của ông? Ông sử dụng nhiều phương pháp để dạy các con cháu của mình. Lấy phương pháp sau làm ví dụ. Ông thường đưa các hoàng tử hoàng tôn đi cùng ông trong những cuộc đi săn bắn, thị sát, hay thậm chí là cả những trận tác chiến. Chỉ qua những kinh nghiệm thực tiễn như vậy, ông mới có thể nuôi nấng và giáo dục con cháu của mình. Ngoài ra ông cũng sử dụng các lớp học để dạy dỗ chúng.
“Thượng thư phòng” là nơi mà Hoàng đế dạy học cho con cháu Hoàng tộc. Trong thời Hoàng đế Khang Hy, Thượng thư phòng được đặt tại “Vô Dật Trai” (Phòng học không có sự an dật) ở Trường Xuân Viên. Việc đưa trẻ con vào những lớp học này sẽ khiến chúng không trở nên ham chơi đùa, cầu an dật, ưa thoải mái hay lười biếng. Chi tiết về việc dạy học của Hoàng đế được mô tả trong tác phẩm “Khang Hy khởi cư chú” và một số tác phẩm khác.
Hãy lấy một ngày điển hình để khám phá xem con cháu của Hoàng đế đã học tập như thế nào.
Quảng cáo
Vào ngày đặc biệt này, từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng, các hoàng tử phải ôn lại bài học ngày hôm trước. Hoàng thái tử, lúc đó mới 13 tuổi, thậm chí còn dậy sớm hơn để chuẩn bị bài học. Từ 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng, các lão sư tới Vô Dật Trai. Lão sư dạy Mãn văn (tiếng Mãn châu) Đạt Cáp Tháp và lão sư dạy Hán văn Phó Thang Bân cùng kiểm tra bài tập về nhà của các hoàng tử sau khi lễ quy bái hoàn tất. Sau đó, các hoàng tử phải ghi nhớ bài học, đọc to bài, và phải thật cẩn thận để không đọc sai chữ nào. Và rồi vị lão sư dạy Hán văn giao cho chúng đoạn kinh thư kế tiếp để học thuộc.
Từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, Hoàng đế Khang Hy rời khỏi Hoàng cung để kiểm tra việc học tập của con trẻ. Khang Hy chọn ngẫu nhiên một đoạn kinh thư để bọn trẻ đọc thuộc lòng. Chúng phải đọc một cách hoàn hảo và không có lỗi nào. Khang Hy nói: “Khi ta còn trẻ ta có thể đọc to một cuốn sách 120 lần, và sau đó là đọc thuộc lòng nó 120 lần. Không phải ta đọc thuộc một đoạn rồi chuyển sang đoạn khác mà ta đọc tất cả cùng một lúc”. Một đại thần hỏi: “Liệu đọc thuộc 100 lần có khả dĩ không ạ?”. Khang Hy trả lời rằng phải đúng 120 lần. Rồi ông hỏi các lão sư về tình hình học tập của các hoàng tử. Vài lão sư nói rằng thái tử rất thông minh và học thuộc bài rất tốt. Khang Hy nói: “Các ngươi không nên biểu dương chúng như vậy mà hãy phê bình chúng nhiều hơn nữa. Có như vậy chúng mới không tỏ ra kiêu ngạo”, và rồi Hoàng đế rời đi để xử lý việc chính sự.
Vì lúc ấy là mùa hè nên thời tiết khá nóng. Những đứa trẻ không được phép cầm quạt tay hay là tự quạt, chúng vẫn phải ngồi thẳng lưng. Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng, chúng luyện tập thư pháp, và được yêu cầu viết mỗi chữ 100 lần. Bữa trưa bắt đầu vào lúc 11 giờ trưa và kết thúc vào lúc 1 giờ chiều. Sau bữa trưa, chúng tiếp tục việc học tập. Từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều, chúng đi ra ngoài sân để luyện tập các kỹ năng như cưỡi ngựa và bắn cung.
Từ 3 giờ chiều đến 5 giờ chiều, Khang Hy lại tới Vô Dật Trai để kiểm tra việc học tập của con trẻ lần nữa. Ông lại nghe chúng đọc thuộc các bài học. Các hoàng tử xếp thành một hàng và thay phiên nhau đọc thuộc cho Hoàng đế nghe. Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ chiều, mọi người ra ngoài sân tập bắn cung. Các hoàng tử đi trước, và từng người một bắn tên vào mục tiêu. Rồi tới lượt các lão sư. Cuối cùng, đích thân Hoàng đế Khang Hy bắn vào mục tiêu. Theo các ghi chép lịch sử, hết lần này tới lần khác, Khang Hy đều “bách phát bách trúng.” Bài tập bắn cung là bài học cuối cùng trong ngày. Mỗi ngày, theo lịch, việc học tập đều bắt đầu từ 3 giờ sáng đến tận 7 giờ chiều và không ngừng nghỉ trong suốt cả mùa hè và mùa đông.
Chúng ta có thể thấy rằng Hoàng đế Khang Hy giáo dục trẻ nhỏ hết sức nghiêm khắc. Dưới sự giám hộ của ông, các hoàng tử hoàng tôn đều phát triển rất nhiều loại tài năng. Tài năng hàng đầu là chính trị. Con của Khang Hy là Ung Chính đã trở thành vị Hoàng đế kế tiếp. Cháu của ông, Càn Long sau này cũng trở thành Hoàng đế. Cả Ung Chính và Càn Long đều là những Hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc. Từ đó người ta có thể thấy phương pháp giáo dục của Khang Hy đã rất thành công như thế nào.
Tài năng kiệt xuất thứ hai là khả năng về học giả. Hoàng tam tử của Khang Hy, Dận Chỉ là một khoa học gia xuất chúng. Ông là người biên tập bộ sách “Cổ kim đồ thư tập thành” gồm 10.000 cuốn.
Tài năng kiệt xuất thứ ba được phát triển là các kỹ năng nghệ thuật. Một số hoàng tử tỏ ra rất xuất sắc về thư pháp và hội họa.
Tài năng kiệt xuất thứ tư đó là “kỹ năng sống”. Mẫu thân của một số hoàng tử có địa vị không cao trong hậu cung, do đó họ không có khả năng tranh giành ngôi vị Hoàng đế. Tuy nhiên họ vẫn chấp nhận một cuộc sống bình an và hữu ích.
Nhờ phương pháp giáo dục vô cùng thành công của Khang Hy mà con cháu của ông không bao giờ trở thành một kẻ lười biếng, ham chơi hay xấu ác.
Chia sẻ bài viết này
2007-4-11-kangxi
2007-4-11-kangxi
Tranh vẽ Hoàng đế Khang Hy (Ảnh: Minghui.org)
Thánh Tổ của triều Thanh là Khang Hy hoàng đế Ái Tân Giác La – Huyền Diệp, tám tuổi lên ngôi, làm vua 61 năm. Khang Hy luôn lo lắng làm sao để cho dân chúng luôn được an khang, thiên hạ luôn được thịnh vượng. Tấm lòng bao la nhân ái đối với dân chúng, hết lòng vì việc nước của ông đã khiến Trung Quốc trở thành quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất, dân cư đông đúc nhất, kinh tế giàu có nhất, văn hóa phồn thịnh nhất, thực lực quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Ông đã kiến lập được một lãnh thổ rất thịnh suy gọi là  “Khang Càn thịnh thế”, và là một vị minh quân từ xưa tới nay hiếm có.

Tấm lòng bao dung, thống nhất thiên hạ

Khi Khang Hy lên ngôi, thù trong giặc ngoài, dân chúng lầm than, sự nghiệp thống nhất đất nước chưa hoàn thành, dân chúng đối với triều đình có mâu thuẫn rất lớn. Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang hỏi ông nghĩ gì, Khang Hy đáp: “Chỉ có người nhân từ là không có kẻ thù“. Ông nói với các đại thần: “Phương cách để dẹp loạn, chỉ có duy trì lòng khoan dung, tấm lòng rộng rãi ắt được lòng dân. Đạo lý trị vì thiên hạ, lấy khoan dung làm căn bản”. Năm ông 16 tuổi, với trí tuệ siêu phàm và dũng khí hơn người, ông đã sắp xếp kế hoạch diệt trừ được quyền thần Ngao Bái chuyên quyền bạo ngược. Sau đó ông bình định loạn Tam phiên, bình định Đài Loan, 2 lần thân chinh Chuẩn Cát Nhĩ, phía Bắc chống nước Nga Sa hoàng, nắm được thiên hạ, hoàn thành xong sự nghiệp thống nhất toàn dân tộc Trung Hoa.
Đối với loạn Tam Phiên, Khang Hy từng nhiều lần nói rõ quyết tâm bảo vệ biên giới quốc gia, cũng hy vọng bọn họ lấy lợi ích quốc gia làm trọng, nếu như bọn họ không làm loạn nữa thì triều đình sẽ không nhắc lại chuyện cũ. Sau khi thành công cũng yêu cầu: “Xử lý phải khoan dung, không can thiệp ảnh hưởng quá nhiều người”.
Quan đề đốc Thiểm Tây tên là Vương Phụ Thần, bị Bình Tây Vương Ngô Tam Quế lung lạc mua chuộc, khởi binh nổi loạn. Lúc ấy cả nhà của con trai Vương Phụ Thần là Vương Kế Trinh đều đang ở tại kinh thành, các quan đại thần đều đề nghị lập tức bắt giữ họ vì tội mưu phản. Khang Hy tuy rất sốt ruột, nhưng ông vẫn bình tĩnh để cho Vương Kế Trinh đưa tin cho cha, kể rõ rằng triều đình châm chước vì ông ta mưu phản không phải là bản ý, chỉ vì lầm lạc nhất thời nên sẽ không truy cứu trách nhiệm. Vương Phụ Thần rất cảm động, chỉ huy binh sỹ hướng về triều đình bái lạy, bởi vì trong lòng vẫn còn có điều trăn trở nên vẫn chưa đầu hàng. Khang Hy bổ nhiệm Đồ Hải làm Phủ viễn Đại tướng quân, Đồ Hải nói với tướng sỹ: “Noi theo tấm gương nhân nghĩa, thể theo đức lớn của Hoàng thượng, trước tiên chiêu hàng họ, nếu không được mới thảo phạt. Không được lạm sát người vô tội!”. Đạo quân lớn của Đồ Hải đánh đâu thắng đấy, Vương Phụ Thần bị ép phải đầu hàng. Khang Hy lại phong cho ông ta làm Tĩnh Khấu tướng quân, ra lệnh cho ông ta và Đồ Hải cùng nhau trấn thủ Hán Trung. Vương Phụ Thần vô cùng xấu hổ, Khang Hy nhiều lần sai Đồ Hải an ủi ông ta.
Đối với việc quản lý Mông Cổ, Khang Hy chọn dùng chính sách chiêu an, vỗ về. Khách Nhĩ Khách là thủ lĩnh Mông Cổ bị một thuộc hạ là Tạ Đồ Hãn kích động tranh chấp bên trong, khiến Cát Nhĩ Đan ở bên ngoài thừa cơ xâm lấn biên giới phía Đông, bức bách Khách Nhĩ Khách phải chạy về phía Nam. Khang Hy thân chinh đến phía Bắc Trường Thành, chủ trì liên kết đồng minh. Lúc họp mặt đồng minh, Khang Hy khiển trách lỗi lầm của Tạ Đồ Hãn, sau đó nói nếu như xử phạt nặng Tạ Đồ Hãn trong một hội nghị đồng minh như thế này thì thật sự không đành lòng, thế là trước mặt mọi người tha tội cho Tạ Đồ Hãn. Khang Hy thông qua những lời khuyên bảo và giáo huấn đã hóa giải được mẫu thuẫn giữa các bộ lạc khác nhau, đem lại sự thống nhất cho nội bộ của Khách Nhĩ Khách. Họ hoàn toàn bái phục, cùng vái lạy Khang Hy. Khang Hy chính thức tiếp nhận sự thần phục của toàn bộ Mông Cổ Khách Nhĩ Khách.
Khi chinh phục Cát Nhĩ Đan, Khang Hy nói với các đại thần: “Cần phải dùng lòng nhân từ để cảm hóa Thiên hạ, không thể dùng quyền uy để khuất phục. Cát Nhĩ Đan hung bạo, Trẫm khoan dung với dân chúng, Cát Nhĩ Đan gian xảo, Trẫm lấy thành tín để đối đãi với dân chúng”. Quần thần xin Hoàng đế đặt tôn hào, Khang Hy kiên quyết cự tuyệt, nói: “Trải qua ngọn lửa chiến tranh, dân chúng đã khốn khổ lầm than, cần phải thiết thực, tránh chạy theo hư danh”.

Nhân dân là gốc rễ của quốc gia, chỉ chọn người hiền tài

Khang Hy lấy dân làm gốc. Trong những năm tháng ông trị vì đất nước, ông luôn thương dân, vì dân, quan sát lòng dân, làm phúc cho dân ở khắp nơi nơi. Khang Hy chú trọng khôi phục và phát triển sản xuất, cùng dân nghỉ ngơi dưỡng sức. Nhiều lần ông hạ lệnh đình chỉ việc khoanh vùng lãnh thổ, còn bãi bỏ thuế ruộng 545 lượt, kế ngân 1.500.000 lạng bạc. Ông tuyên bố “Sinh thêm nhân khẩu, vĩnh viễn không tăng thuế”, khiến thuế nhân khẩu cả nước giảm xuống, đỡ gánh nặng cho nông dân. Ông coi trọng quản lý sông Hoàng Hà, tự mình giám sát việc trị thủy suốt hơn 10 năm để nhân dân đỡ khổ vì nạn lũ lụt.
Đương thời khu vực cửa Bắc Trường Thành bị nghiêng lún rất nhiều, công bộ và nha môn xin xây dựng tu bổ lại. Khang Hy nói với các đại học sỹ: “Việc Đế vương trị vì thiên hạ là tự có căn nguyên của nó, không phụ thuộc vào việc thành quách hiểm trở hay không. Khi nhà Tần xây dựng Trường Thành tới nay, các triều Hán, Đường, Tống cũng đã thường sửa chữa, rồi lúc ấy thật sự không gặp tai họa biên cương nào nữa ư? Cuối đời nhà Minh, đại quân của Thái Tổ tiến quân thần tốc, tỏa đi mọi hướng, đều không có ai dám đương đầu. Có thể thấy rằng Đạo lý giữ nước, chỉ có tu Đức an dân, hợp lòng dân mới chắc chắn sẽ giữ được đất nước, vùng biên cương tự nhiên vững chắc, đây cũng là điều mà người ta gọi là “Chúng chí thành thành” (ý chí của muôn dân tạo nên bức tường thành vững chắc)”.
Một lần, Khang Hy đang đi thị sát tại khu vực phía Bắc Trường Thành, phát hiện thấy một người nằm bất động bên đường. Ông tự mình hỏi thăm, biết người này tên là Vương Tứ Hải, là một người làm thuê trên đường về nhà bị đói quỵ xuống không dậy nổi nữa. Khang Hy lập tức sai người cho ông ta ăn chút cháo nóng. Khi Vương Tứ Hải tỉnh táo lại rồi, nhà vua mang ông ta về hành cung, rồi cho tiền lộ phí và phái người đưa ông ta về nhà.
Khang Hy thi hành chính sách giảm bớt hình phạt. Năm thứ 22 thời Khang Hy, toàn bộ số phạm nhân bị phán quyết án tử hình trong cả nước chỉ có “chưa tới 40 người”.
Khang Hy chẳng những quan tâm chăm sóc trăm họ, mà còn yêu cầu quan lại cũng yêu dân như con. Ông mặc dù không hạn chế chỉ một cách tuyển chọn nhân tài, nhưng đối với tiêu chuẩn lựa chọn thì yêu cầu hết sức nghiêm khắc. Ông dùng người trước sau nhất quán một tiêu chuẩn là: “Quốc gia dùng người, lấy đức làm căn bản, tài nghệ là thứ yếu”. “Tài đức đều cao thì tốt, nếu có tài mà không có đức, thì cũng không bằng người có đức mà không có tài”. Ông còn nói: “Xét tài năng thì phải lấy đức làm căn bản, đức hơn tài là người quân tử, tài hơn đức là kẻ tiểu nhân”.
Để trấn an quan lại dân tộc Hán, Khang Hy nhiều lần lặp đi lặp lại: “Mãn hay Hán đều là bề tôi của Trẫm”, “Mãn Hán là một thể thống nhất”, “Quan lại lớn nhỏ trong triều đều là những người mà Trẫm tín nhiệm, các quan đều cần phải khuyên can, dâng sớ, không được thoái thác trách nhiệm”. Một số sỹ phu ở ẩn trong rừng núi liên tục ra làm quan, bức tường ngăn cách giữa dân tộc Mãn với dân tộc Hán cùng các dân tộc khác dần dần tan biến, rồi hòa hợp với nhau.
Để hình thành nên nếp sống tốt đẹp và thanh liêm cho quan lại, Khang Hy nhiều lần hạ chiếu để cho các quan lại triều đình tiến cử thanh quan. Ông cũng đích thân tuyên dương nhiều quan lại thanh liêm. Quan thanh liêm dưới triều đại Khang Hy xuất hiện rất nhiều, như Thang Bân, Lý Quang Địa, Trương Bá Hành đều là những vị quan thanh liêm nổi tiếng một thời. Họ nhậm chức ở huyện nào thì dân ở huyện ấy được hưởng ân huệ, nhậm chức ở tỉnh nào thì dân chúng tỉnh ấy đều được lợi ích.
Vu Thành Long ở Sơn Tây phụng sự việc công, tuy làm quan Tướng soái địa vị tôn quý nhưng không hề mưu cầu tư lợi chút nào. Ông mỗi ngày 2 bữa chỉ ăn cơm thô và rau xanh, biệt hiệu là “Vu rau xanh”. Ông lấy mình làm gương, ra mệnh lệnh cấm quan lại đút lót và nhận hối lộ, được dân chúng rất ủng hộ và yêu mến. Khi ông qua đời, các vị tướng quân và quan lại dưới quyền ông đến thăm hỏi chia buồn, họ mới thấy trong cái rương bằng trúc trong nhà ông chỉ có một bộ áo bào bằng vải sồi, đầu giường của ông chỉ có một ít muối ăn và hũ đựng chao đậu phụ, ai cũng cảm động rơi nước mắt. Dân chúng nhà nhà đều treo chân dung của ông và tưởng nhớ về ông, Khang Hy cũng ca ngợi ông là “Đệ nhất thanh quan đương thời”.
Khang Hy vô cùng chú ý nghiêm trị tham quan ô lại. Ông nói, quan tham cần phải bị trừng trị nghiêm khắc hơn nữa, tội lỗi của quan tham không thể so với tội khác, tuyệt đối không thể tha thứ được, nếu không sẽ không có tác dụng răn đe. Trong một lần thẩm tra, ông tự mình răn đe cảnh cáo một loạt các tội phạm tham ô lớn. Đối với các quan lại vùng biên giới, ông yêu cầu càng nghiêm khắc. Ví dụ quan Tuần phủ Thiểm Tây tên là Mục Nhĩ Tái ăn hối lộ làm trái pháp luật, Khang Hy nói: “Đối với tội phạm quan trọng có thành tích nhơ nhuốc rõ ràng như thế, nếu không dùng hình phạt nặng thì không thể được, cho nên lập tức xử tử”. Từ năm 1681 kéo dài trong suốt 25 năm, cuối cùng chính sách ấy đã có tác dụng rất tốt trong việc ngăn chặn những hành vi tham ô hối lộ.

Đạo đức cao thượng, tự kiểm điểm và tu thân

Khang Hy tuân theo chính sách “Sùng Nho trọng Đạo”. Năm ông 14 tuổi đã tự mình chấp chính, chấp thuận kiến nghị của quan lại người Hán, dẫn đầu trăm quan tại trường Thái học cử hành lễ tế Khổng Tử một cách long trọng. Ông lần đầu đi thanh tra miền Nam thì đến miếu Khổng Tử ở Khúc Phụ, Sơn Đông để tế lễ. Ông làm đại lễ 3 quỳ 9 lạy, đích thân viết 4 chữ “Vạn thế sư biểu”(“Gương sáng ngàn đời”) treo ở chính điện, cho thấy quyết tâm lấy học thuyết nhà Nho làm căn bản để quản lý quốc gia. Sau này ông còn khen ngợi Chu Hy đã có công phát huy đạo lý Khổng Mạnh. Các sỹ đại phu người Hán và các nho sinh trong thiên hạ vô cùng cảm động, họ khóc ròng nói: “Hoàng thượng tôn thờ Khổng thánh nhân làm thầy, cho thấy rõ Hoàng thượng anh minh sáng suốt, lòng dạ bao la, so với Hoàng đế người Hán không có gì khác biệt, chẳng phải cái gì là phương Bắc dị tộc, hoàng đế man di nào cả, mà chính thật sự là chân mệnh thiên tử rồi! Chúng ta những kẻ khổ công đọc sách Thánh hiền, giờ đây phải nỗ lực đền đáp ân huệ quốc gia”.
Khang Hy rất nghiêm khắc với bản thân. Lúc ông mới 5 tuổi vào thư phòng đọc sách, công phu cả ngày lẫn đêm, bất luận là thời tiết giá lạnh hay nóng bức, đến mức quên ăn quên ngủ. Ông còn rất thích thư pháp “Mỗi ngày viết hơn ngàn chữ, chưa bao giờ gián đoạn”. Ông đọc bộ sách “Tứ thư” – “Đại học”, “Trung dung”, “Luận ngữ”, “Mạnh tử”, ông nói “Nhất định bắt bản thân phải thuộc lòng từng chữ, không bao giờ tự lừa dối mình”. Ông trên đường thanh tra, đêm khuya đi thuyền, hoặc ở hành cung, đều thường xuyên đọc sách, phú, thơ, văn. Cho đến khi đã ở độ tuổi 60, ông thường vẫn tay không rời sách. Ông tinh thông rất nhiều ngành học như văn học, lịch sử, địa lý, toán học, y học, vv… học thức phong phú đến mức rất nhiều vị học giả cũng khó lòng sánh kịp. Ông tổ chức biên soạn các bộ “Minh sử”, “Toàn Đường thi”, “Khang Hy tự điển”, lưu lại cho hậu thế nhiều tài nguyên văn hóa quý giá. Từ khi tự mình chấp chính cho đến trước lúc băng hà, mỗi ngày ông đều kiên trì ngự điện nghe chính sự, một năm 4 mùa, không kể là giá lạnh hay nóng bức, chưa bao giờ gián đoạn. Chỉ trừ những lúc bị bệnh, gặp chuyện quốc gia đại sự hoặc biến cố trọng đại, ngoài ra hầu như không có ngày nào là không lên điện để lắng nghe chính sự.
Khang Hy chủ trương tiết kiệm. Ông nói về quần áo của bản thân: “Ta từ khi lên ngôi tới nay, làm việc gì cũng đều đề xướng tiết kiệm. Ta đang mặc trên người là quần áo bình thường, trên chân đang mang tất vải thông thường”. Sự thực đúng là như thế. Một người Pháp đến Trung Quốc, sau đó viết thư về báo cáo với Hoàng đế nước Pháp như thế này: “Khang Hy thuộc loại người điềm đạm giản dị đến mức chưa từng thấy. Mỗi ngày ông ấy ăn chỉ có 2 bữa với thức ăn rất bình thường, chưa bao giờ quá độ. Quần áo ông ấy mặc là loại trang phục bình thường nhất tại Trung Quốc. Vào ngày mưa, người ta có khi thấy ông ấy mặc một cái áo nỉ khoác ngoài, là một loại quần áo thô ở Trung Quốc. Mùa hè chúng tôi thấy ông ấy mặc áo khoác ngắn bằng vải gai, đó cũng là quần áo bình dân mà người dân thường mặc. Chỉ ngoại trừ vào những ngày tết, ngày lễ lớn, còn bình thường chúng tôi thấy trên người ông ấy chỉ có một thứ đẹp đẽ, đó là một viên trân châu lớn. Viên Trân châu này được đính trên vương miện của ông ấy theo truyền thống phong tục của dân tộc Mãn Châu. Ông ấy không cầu kỳ xa hoa chút nào cả, mà đạm bạc vượt quá khấy”.
Khang Hy cả đời là người rất có đạo hiếu. Ông đối với bà nội và mẹ đều rất tôn kính, không những hàng ngày trước tiên là đến cung Từ Ninh để thăm hỏi mà những lúc Thái hoàng thái hậu Hiếu Trang bị ốm, ông có mấy lần tự mình đi bộ tới đàn tế Trời cầu nguyện cho bà, nói rằng sẵn sàng lấy bớt tuổi thọ của mình để cho bà nội được sống lâu. Sau khi Thái hoàng thái hậu qua đời, Khang Hy vô cùng đau buồn, ở mãi trong một căn phòng nhỏ ngoài cung Từ Ninh. Ngay cả lúc giao thừa, ngày hội ngày lễ, quần thần xin ông trở về cung, ông cũng không về. Sau khi trở về cung rồi ông vẫn mỗi ngày đến cung Từ Ninh, nhìn vật nhớ người. Khang Hy đã ban hành “16 điều Thánh dụ” nổi tiếng để làm chuẩn mực hành vi cho quan lại và dân chúng. Trong 16 điều đó thì Hiếu đạo là quan trọng.
Từ xưa đến nay những người nắm giữ đất nước hầu hết đều trương bảng hiệu là lấy nhân nghĩa và hiếu đạo để trị vì thiên hạ, nhưng có mấy ai thực sự là “Nhân” và “Hiếu”? Nếu như miệng đầy lễ nghĩa liêm sỷ, mà trong lòng toàn rơm rác như kiểu vua Kiệt của nhà Hạ, vua Trụ của nhà Thương thì cái gọi là “Đức trị” đó chỉ là nói dối động Trời thôi. Khang Hy một lòng vì dân, nỗ lực làm việc nước, trong tất cả các việc trị nước, quản lý quan lại và dân chúng, quản lý việc trị thủy thì lời nói và việc làm đều đi đôi với nhau. Ông nhân đức như Trời, công lao như biển, danh thơm muôn thuở, rực rỡ ngàn thu! Ông thực sự đúng như lời người đời sau ca ngợi: “Đức cao Đạo trọng, dân chúng không thể nào quên!”.